Affichage des articles dont le libellé est Tranh cãi. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tranh cãi. Afficher tous les articles

mercredi 31 juillet 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Vài cảm nhận về những tranh cãi xung quanh Lễ Khai mạc Thế vận hội mùa hè Paris 2024

Tối thứ Sáu xem Lễ Khai mạc Thế vận hội mùa hè Paris 2024 ở nhà. Xem xong, một cảm giác lạ lùng xâm chiếm tâm hồn. Một sự thú vị và cả thán phục sau một màn trình diễn đậm màu sắc, âm thanh, giai điệu, hội họa và lịch sử.

Dĩ nhiên, hơn 4 giờ ngồi tại nhà, mát mẻ, xem trực tiếp trên tivi vẫn có cái hay khi không bị mưa gió hành hạ như hơn 300 ngàn khán giả phải đội mưa xem trực tiếp bên hai bờ sông Seine, dài 6 cây số!

Có thể nói, chương trình mang tên Grande Seine (Seine to lớn) có ý tưởng táo bạo: lấy sông Seine, biểu tượng của thủ đô Paris, làm một sân khấu to lớn cho cuộc diễu hành của các đoàn vận động viên đến từ hơn 200 quốc gia.

vendredi 1 mars 2024

Tiểu Vũ - Khi người Quảng cãi với người Quảng

Từ xưa tới nay, cãi đã trở thành "đặc sản" của người Quảng. Đó là sự thật hiển nhiên không cần phải bàn cãi thêm. Khi cãi đã đời với thiên hạ thì người Quảng cũng lại cãi với người Quảng. Trường hợp này thì quả rất ác liệt.

Và dưới đây là một vụ cãi mà người viết đã chứng kiến từ đầu đến cuối.

Số là gần đây, nhạc sĩ Trần Quế Sơn vào Sài Gòn tổ chức họp báo giới thiệu liveshow "Cõi quê" - chương trình âm nhạc gồm những sáng tác của anh lấy cảm hứng từ thơ Bùi Giáng (cả hai đều là người Quảng). Đây cũng là dịp để Trần Quế Sơn tranh thủ cãi với thiên hạ về bài hát "Thưa các em miền Nam". Anh nói "Bài hát này tôi chỉ lấy cảm hứng từ một tứ thơ của ông Bùi Giáng chứ không phải phổ thơ của ông.  Vậy mà người ta viết: "Nhạc Trần Quế Sơn - Thơ Bùi Giáng là chưa chính xác, nay tôi xin đính chính lại lần nữa".

samedi 6 janvier 2024

Nguyễn Thông - Cãi

 

Trưởng phòng điều tra Hoàng Văn Hưng (Bộ Công an) cãi sống cãi chết rằng chiếc cặp khóa số xịn đặc biệt chỉ đựng 4 chai rượu vang.

Tay bộ trưởng chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh khai chiếc vali nhỏ đựng quà của Việt Á nhưng không mở ra coi nên cứ vứt lăn lóc chỗ này chỗ kia, không biết trong đó có gì.

Và cả hai cái cặp/vali ấy đều bị vứt đi, giờ chả biết nằm ở đâu, thì chúng nói thế chứ ai mà tin.

dimanche 22 octobre 2023

Tuấn Khanh - “Lưỡng” và “Chôm”

 

Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.

“Chôm” là một hành động trộm cắp, một cách qua mặt và lấy đi trong một bối cảnh nào đó có tính thủ thuật. Còn “lưỡng”, được mô tả như một hành động gian trá trộm cắp, nhưng có tính toán và thủ đoạn. Và thậm chí là có vẻ “điếm đàng” trong đó.

Câu chuyện bộ phim Đất Rừng Phương Nam gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam về nội dung là một chuyện. Nhưng bên cạnh đó, một nội dung khác cần phải được nhắc tới. Đó là chuyện giới trí thức lãnh đạo học đường nhiều nơi, lại tìm cách “lưỡng” tiền của phụ huynh, bằng chuyện ra công văn tổ chức cho học sinh phải đi coi bộ phim này, mà theo ngôn từ của các công văn thông báo là chuyện học tập quan trọng.

mercredi 18 octobre 2023

Cù Mai Công - Phim “Đất rừng phương Nam”: Cuộc chiến không hồi kết, trường học nhảy vô làm gì, dính miểng

 

Suốt mấy ngày nay, cuộc đại chiến trên (phim) “Đất rừng phương Nam” coi bộ bất phân thắng bại. Thú thật là nghe các bên trình bày, tôi thấy bên nào từ góc nhìn của bên mình, cũng có lý.

Một bên nghĩ rằng dù điện ảnh cũng phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng văn hóa, quần áo, ăn nói, đi đứng… của cư dân một thời kỳ lịch sử. Thậm chí phim thiếu tính chính trị (!). Bên này nêu ra những chi tiết, nhân vật không đúng thực tế thời điểm ấy, từ nút áo, phục trang, nội dung, ăn nói… đến khung cảnh như Tàu. Tức là tập trung vô tính ĐÚNG/SAI.

Thực tế thì đoàn phim đã phải chỉnh sửa vài chi tiết trong phim dù sửa cũng lèm nhèm. Tìm cách thể hiện chất Nam bộ xưa thì đã sửa phải sửa  là “Chánh nghĩa hội” chớ ai lại “Chính nghĩa hội”. Nghe hơi khó lọt lỗ tai.

dimanche 17 juillet 2022

Tiểu Vũ - Khi người Quảng cãi với người Quảng


Từ xưa nay "cãi" đã trở thành đặc sản của người Quảng, vì vậy chuyện này không cần phân tích bàn cãi sâu thêm nữa.

Nếu để ý bạn sẽ thấy, trong các cuộc thi hoa hậu không ai dám mời hai ông người Quảng cùng làm giám khảo, bởi chắc chắn hai ông sẽ cãi nhau đến sáng vì trái quan điểm với nhau khi đưa ra nhận xét về thí sinh.

Về ẩm thực các vùng miền, chúng ta thường thấy những cuộc thi về phở của người Bắc, bún bò của người Huế, hủ tiếu của người miền Tây nhưng tuyệt nhiên không có cuộc thi nào về mì Quảng. Vì người ta biết chắc chắn nếu tổ chức thì sẽ có cãi lộn giữa thí sinh với thí sinh, giám khảo với giám khảo về vụ "mì cá và mì gà mì nào ngon hơn".

samedi 12 mars 2022

Lưu Trọng Văn - Vì sao có không ít người Việt đang ủng hộ Putin

 

Việt Nam đang rộ đấu võ mồm... mạng. Chuyện nhiều người lên án Putin xâm lược Ukraina thì đã rõ, vì chả có lý do gì để biện minh cho hành động ấy. Zelensky không phải Pôn Pốt, trùm Khmer đỏ diệt chủng với quan thầy là bè lũ Hán đỏ.

Khác nhau về bản chất. Điều đó thể hiện khi quân Việt Nam tấn công vào Phnom Penh thì dân Campuchia chào đón gọi là Phật sống. Trong khi đó quân của Putin bị toàn dân Ukraina chống lại đến cùng.

Nhưng vì sao có không ít người có vai vế đàng hoàng lại ủng hộ Putin?

mercredi 5 mai 2021

Một văn bản đã đươc lưu giữ 30 năm: Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 2


(...) Tôi, Minh, Mẫn, anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh. Tôi và Minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài. Sau nhiều đêm mất ngủ, người thấm mệt, tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi, nghĩ : “chết mẹ, nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy to vì mình phải chịu trách nhiệm“. Tôi  liền quay sang Minh nói : “Anh tuyên bố đầu hàng không điều kiện là phải theo những điều kiện của chúng tôi‘. Minh nói : ‘Thưa ông, ông muốn những điều kiện như thế nào xin ghi cho“.

Tôi lại phải vắt óc suy nghĩ cách mạng sống chết chỉ có hai vấn đề cơ bản là quân đội và chính quyền, lúc này không được dài dòng. Sẵn tập pơ-luya xanh nhạt trên bàn tôi lấy một tờ thảo chữ viết bằng bút máy bi to và rõ. Thảo xong (2) tôi đưa cho Minh. Minh xem xong và nói : “Thưa ông, đề nghị ông bỏ hai chữ tổng thống“. Tôi hỏi lại : “Anh lấy cương vị gì để ra lệnh cho sĩ quan và binh sĩ anh hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện và anh đứng cương vị nào để giải tán được chính quyền của anh từ trung ương đến địa phương, phải là người cầm đầu của chính quyền này chứ, mà theo tôi biết người cầm đầu của chính quyền này là tổng thống ?“.

Một văn bản được lưu giữ 30 năm : Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 1


Đôi lời : Đây là tài liệu được tác giả Le Dao đăng trên trang Facebook Lính Xe Tăng ngày 03/05/2021. Nội dung này đã được đăng vào ngày 30/04/2020, nay được « ghim » lại, TM chỉ chỉnh sửa chấm phẩy và chính tả. Bên cạnh vấn đề công trạng, sự thật lịch sử, còn cho thấy sự chiến đấu kiên cường của những người lính VNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

LEDAO : Phát hiện trong thư viện gia đình của Ông ĐÀO VĂN XUÂN (nguyên phó Chính ủy Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp có một bản báo cáo của Chính ủy BÙI VĂN TÙNG đề ngày 30/5/1990. Văn bản này được đánh máy chữ gồm 08 trang giấy pơluya (loại giấy sử dụng cho đánh máy chữ, dùng giấy than vào thời điểm 1990).

Qua nội dung thư tay của Chính ủy Bùi Văn Tùng gửi Ông Đào Văn Xuân (kèm theo văn bản) thì được biết văn bản này là của Chính ủy Bùi Văn Tùng và chỉ có hai bản. Một bản gửi Viện Lịch sử Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng và một bản gửi ông Đào Văn Xuân - có tính chất thông báo, xin ý kiến và để ông Đào Văn Xuân lưu giữ. Đây chính là văn bản mà ông Đào Văn Xuân đã nhắc đến trong thư gửi ban Biên tập báo "Xưa và nay" năm 2006.

mardi 4 mai 2021

Ngọc Vinh - Tranh công

Bỗng dưng 30-4 năm nay, thiên hạ lại ồn ào cái vụ Dinh Độc Lập, về việc ai là người thảo bản tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh sáng ngày 30-4-1975, dù vấn đề này đã sáng rõ từ lâu,

Tháng 4-1995, trong cuộc hội ngộ sau 20 năm của những người lính chiếm Dinh Độc Lập tại Sài gòn, tôi có dịp gặp trung tá Bùi Tùng, người treo cờ chiến thắng lên nóc Dinh Độc Lập Bùi Quang Thận. Và những người lính chiếm dinh ngày 30-4-1975, trong đó có ba người lính trong tổ lái chiếc xe tăng 390 là Vũ Đăng Toàn, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập.

Sau đó, tôi về tòa soạn viết bài: "Gặp lại những người lính chiếm Dinh Độc Lập" đăng báo Tuổi Trẻ. Trong bài tôi có nói rất rõ rằng, chính ủy Bùi Tùng là người thảo lời đầu hàng cho tổng thống Minh.

dimanche 2 mai 2021

Cù Mai Công - Lịch sử phải được chính thức trả lại sự thật !


Như vậy, một sự kiện lịch sử là ai đã viết và tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Dương Văn Minh đã rõ: trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng chứ không phải đại úy Phạm Xuân Thệ (theo chức danh lúc đó).

Sự thật lịch sử này là cuộc đấu tranh kiên trì của không ít báo, trong đó, Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo đầu tiên nêu ra từ 2007 với loạt bài ba kỳ.

Trước đó, năm 2005, Viện Lịch sử Quân sự đã tổ chức một cuộc "hội thảo khoa học" ồn ào để công nhận trung tướng Phạm Xuân Thệ, tư lệnh Quân khu. In sách hẳn hoi.

vendredi 29 janvier 2021

Nguyễn Quang Duy - Quanh chuyện cờ Việt Nam Cộng Hòa trong bão tố chính trị Hoa Kỳ


Chuyện bầu cử ở Mỹ đã xong nhưng còn nhiều chuyện khác về chính trị nước Mỹ mà người Việt chúng ta cần suy nghĩ và bàn luận. Trong đó việc lá cờ Việt Nam Cộng Hòa còn gọi là cờ Vàng đã xuất hiện trong cuộc biểu tình tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 6/1/2021 vừa qua.

Đây không phải là lần đầu tiên việc sử dụng lá cờ Vàng được mang ra tranh luận, mà ngay sau ngày 30/4/1975 một số người Việt ở Mỹ đã cho rằng thể chế Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, vì thế nên tìm một biểu tượng khác cho người Việt sống ở hải ngoại.

Sau cuộc tranh luận lá cờ Vàng bắt đầu được nhìn nhận như một biểu tượng cho tự do, cho miền Nam tự do, cho thuyền nhân vượt biển tìm tự do và cho hải ngoại tự do.

vendredi 25 décembre 2020

Trần Đức Anh Sơn - Một năm có mấy mùa ?


Một ngày nọ, Khổng Tử đang đọc sách ở nhà trước thì nghe tiếng tranh cãi ồn ào ở ngoài sân, mỗi lúc một to hơn. Thấy vậy, Khổng Tử bèn đi ra xem, mới biết là đang có tranh luận giữa một học trò của ông với một vị khách lạ.

Vị khách ăn vận rất khác thường: trang phục toàn một màu xanh lá, sắc mặt cũng xanh.

Lúc này, vị khách đang chất vấn người học trò của Khổng Tử. “Nghe nói ngài là học trò của Khổng Tử, chắc là học vấn của ngài phải cao lắm. Vậy thì ngài cho ta hỏi: một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài. Còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta”.

mardi 4 août 2020

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về bài 'dậy sóng dư luận' của ông Vũ Ngọc Hoàng



Ông Vũ Ngọc Hoàng (Ảnh internet)
(MTG 04/08/2020) Ông Hoàng đặt câu hỏi: Khi có “sự mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính chính trị” thì “nên giải quyết như thế nào?”.

Ông đề nghị “Phải dựa vào khoa học để làm căn cứ xác định và điều chỉnh các yêu cầu chính trị, chứ không phải ngược lại”, vì nếu “lấy chính trị để bắt khoa học phải tuân theo” thì “nhiệm vụ chính trị không còn đứng vững và chính trị chắc chắn sẽ bị chông chênh”.

Bài của ông Vũ Ngọc Hoàng, đăng trên tờ Thanh Niên ngày 1.8.2020, có tên 90 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo: Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho dân tộc thu hút sự chú ý của dư luận.

dimanche 2 août 2020

Larry de King - Ký ninh chiến sự



Bài này mình tổng hợp lại những gì mình tìm hiểu vài ngày qua, thấy khá thú vị nên chia sẻ với mấy cụ đọc cho biết. 

Thời buổi media đệ tứ quyền muốn nắm quyền sinh sát, bịt mắt bịt miệng thường dân thì mỗi người phải tự làm người đọc thận trọng và khôn ngoan, tìm hiểu nhiều nguồn rồi tự kết luận cho riêng mình thôi. Và dĩ nhiên bài này cũng chỉ để tham khảo, không có ý khuyên bảo ai. Bác sĩ còn chưa dám khuyên ai, còn tui tuổi gì chớ.

Nói trước là tui chỉ nói dìa HCQ thôi nha, mấy mợ "thù châm" làm ơn đừng có theo đuổi tui nữa, tui vừa già vừa xấu chứ có đẹp chi mô. 

Trịnh Hồng Thọ - Nỗi oan Hydroxychlroquine



Hydroxychloroquine là thuốc trị sốt rét, thấp khớp và bệnh Lupus đỏ, được nhiều bác sĩ ở khắp nơi trên thế giới sử dụng thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona hồi tháng 3 năm nay. 

Đã từng được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (và sau đó thu hồi). Được Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa vào website hướng dẫn liều dùng (và sau đó bị gỡ bỏ). Được tổng thống Trump ủng hộ và bị phản ứng. Hydroxychloroquine đã trãi qua lắm nỗi truân chuyên. 

“Án oan” lớn nhất của Hydroxychloroquine là bài đăng trên The Lancet, tạp chí y khoa uy tín nhất, nhì thế giới, cho rằng thuốc này không có tác dụng chữa bệnh COVID-19 và có thể làm chết bệnh nhân, về cuộc nghiên cứu khổng lồ của một bệnh viện ở Boston, dựa trên dữ liệu của hơn 96.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó The Lancet đã xin lỗi và gỡ bài vì công ty cung cấp dữ liệu của cuộc nghiên cứu từ chối cung cấp thông tin cho bên thứ ba để kiểm chứng. 

samedi 18 avril 2020

‘Con virus đáng sợ’ của Trung Quốc, bài viết cũ làm người Pháp lo ngại

Đăng ngày:

vendredi 19 avril 2019

Nhà thờ Đức Bà bị cháy, dân Paris mới tiếc nuối viên ngọc quý

Tín đồ Công giáo dự Chặng Đàng Thánh Giá nhân lễ Phục Sinh dọc theo bờ sông Seine (Paris) gần Nhà Thờ Đức Bà, ngày 19/04/2019.

Nhà thờ Đức Bà vẫn là chủ đề lớn nhất của các báo Paris hôm nay 19/04/2019. Bên cạnh đó là việc công bố báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Muller về nghi vấn ê-kíp tranh cử Donald Trump thông đồng với Nga, và việc Bắc Triều Tiên lại thử hỏa tiễn.

Giữ lại hồn xưa hay hiện đại hóa ?

Trên trang nhất của Le Figaro là bức hình Nhà thờ Đức Bà Paris chụp từ trên cao, chạy tựa « Nhà thờ Đức Bà : Câu hỏi về tái thiết ». Xây dựng lại y như cũ hoặc mạnh dạn có sáng tạo về kiến trúc ? Trong khi vấn đề dựng lại tháp mũi tên đang gây tranh luận, các chuyên gia nhắc nhở rằng trước hết cần giữ an toàn khu vực hỏa hoạn.

samedi 30 juin 2018

Ứng viên Mỹ tại Tổ chức Di dân Thế giới gây tranh cãi

Ông Ken Isaacs, ứng viên Mỹ vào chiếc ghế tổng giám đốc Tổ chức Di dân Thế giới (OIM). Ảnh chụp tại Genève ngày 28/06/2018.


Tổ chức Di dân Thế giới (OIM) hôm 29/06/2018 bầu chọn ra tân tổng giám đốc, và một ứng cử viên công khai bài Hồi giáo, kỳ thị người đồng tính luyến ái, không quan tâm đến bảo vệ môi trường có thể giành được chức vụ này. Chính quyền Trump đã giới thiệu ông Ken Isaacs, cựu phó chủ tịch một tổ chức nhân đạo Cơ Đốc giáo, một nhân vật gây nhiều tranh cãi.

Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết :