Thẩm phán là một nghề đặc biệt. Đó là những người cầm cán cân công lý, có thẩm
quyền xét xử các vụ án và quyết định hình phạt, mà hình phạt cao nhất là tước
đoạt mạng sống đối với những người vi phạm pháp luật, bị Viện Kiểm
sát Nhân dân (VKSND) truy tố và bị kết luận là có tội sau quá trình xét
xử.
Vì vậy, theo quy
định tại khoản 1 điều 67 luật tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND), thì thẩm phán
phải là những người “trung thành với tổ
quốc và hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm
khiết và trung thực”.
Có rất nhiều tiêu
chuẩn mà một cử nhân luật phải đáp ứng để được trở thành thẩm phán. Nhưng điều
quan trọng nhất, theo quy định tại khoản 1 điều 65 luật tổ chức TAND, là “phải được chủ
tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử”. Không được chủ tịch nước
bổ nhiệm, không thể trở thành thẩm phán và không được phép xét xử các vụ án,
bất kể là vụ án thuộc loại nào, ở cấp tòa nào.