Affichage des articles dont le libellé est Trường Sa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trường Sa. Afficher tous les articles

dimanche 23 juin 2024

Lưu Trọng Văn - 1.500.000 cây xanh cho biển đảo

 

Sáng qua, tại một vườn ươm cây ở Đồng Nai xuất hiện nhiều xe tải nhà binh và nhiều chàng lính thủy.

Các chàng lính thủy “đêm nay khi trăng lặn tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi, tạm biệt em yêu” ấy đến đây nhận hàng chục ngàn cây phi lao giống để đem ra đảo, trong đó có các đảo ở Trường Sa.

Dự lễ trao tặng hàng trăm ngàn cây trong con số kế hoạch 1.500.000 cây xanh cho biển đảo này là các doanh nhân theo lời kêu gọi của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP HCM tặng cây cho Biển đảo và Trường Sa.

samedi 20 janvier 2024

Nguyễn Thông - Hoàng Sa

 

Cứ phải nói hẳn thế này: Nỗi đau bị mất Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa là nỗi đau mất nước. Cứ kiểu "đấu tranh" như vừa qua và bây giờ, có khi mất vĩnh viễn.

Thời nào cũng vậy, tổ quốc là quê hương, "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc" là nỗi đau của người tử tế. Không được cầm thanh gươm nghìn cân ra trận để đòi vùng đất vùng biển bị mất về thì chí ít cũng bày tỏ niềm đau ấy, tỏ thái độ rõ ràng.

Nhưng người dân chỉ làm được thế thôi, chứ có muốn đòi, quyết đòi, quyết giành lại hay không thì phải do nhà cầm quyền. Những văn mẫu phát ngôn hết sức chung chung mơ hồ của người phát ngôn, nói thẳng ra, đối với kẻ xâm lược, không có giá trị gì cả.

lundi 10 avril 2023

Cù Mai Công - « Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử » chìm trong vô vọng, vì sao ?

 

Tập sách lịch sử "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" của những người tâm huyết thực hiện trong 5 năm đã được hội đồng thẩm định cấp Quốc gia duyệt in.

Sách phát hành được 30 ngày bị 12 lỗi đính chính nên phải thu hồi để sửa. Trí Việt đồng ý sửa. Đích thân Thượng Tướng Võ Tiến Trung chỉnh sửa từng dòng lần cuối cùng.

Vậy mà ba năm sau tập sách này vẫn nằm ở Nhà xuất bản Văn Học, không được cấp phép tái bản sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu?

vendredi 17 mars 2023

Dương Quốc Chính - So sánh hoàn cảnh mất Hoàng Sa và Gạc Ma

 

Các cháu bê hường cần biết là hoàn cảnh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mất Hoàng Sa rất khác với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (VN) mất Gạc Ma nhé.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó rất yếu và đã bị Mỹ bỏ rơi sau Hiệp định Paris, cắt giảm viện trợ rất nhiều và quân Bắc Việt đe dọa, chiếm cỡ 50% lãnh thổ theo kiểu da beo rồi. Nhà còn sắp mất, tiếc gì cái cột hàng rào? Tập trung mà giữ nhà còn không ăn thua đó.

Mỹ lúc đó mới ký Hiệp định Paris nên không được phép can thiệp quân sự vào VNCH, Mỹ và VNCH cũng không hề có hiệp ước tương trợ quân sự nào cả (kể cả trước Hiệp định Paris). Vì thế Mỹ không được phép và không có trách nhiệm cứu VNCH trong trận Hoàng Sa. Họ chỉ có thể hỗ trợ thông tin mà thôi và họ cũng chỉ làm thế.

Chu Vĩnh Hải - Quán phở Gạc Ma-Trường Sa

 

Có lẽ người Việt Nam nào cũng thích phở. Việt Nam có nhiều quán phở ngon rải đều trên khắp cả nước.

Tôi đã thưởng thức gần trọn các tô phở danh bất hư truyền trên đất nước, nhưng tôi vẫn ao ước được đến ăn phở của quán phở Gạc Ma-Trường Sa nằm trên đường Tăng Bạt Hổ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chủ quán phở này là ông Lê Minh Thoa, năm nay 55 tuổi. Ông là cựu binh quân đội nhân dân Việt Nam, là nhân chứng sống của sự kiện quân đội Trung Cộng thảm sát 64 chiến sĩ Việt Nam ở Gạc Ma vào ngày 14-03-1988.

mardi 15 mars 2022

Huy Đức - Gạc Ma & Chiến tranh

 

Tối qua, 13-3-2022, tại biển Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, 27 cựu binh sống sót trong cuộc thảm sát Gạc Ma đã làm lễ thả đèn hoa đăng tưởng nhớ 64 đồng đội của mình hy sinh 34 năm trước. Thân nhân của 12 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng có mặt. Sáng nay, 14-3-2022, lễ dâng hương tưởng niệm đã diễn ra trang trọng bên biển Thiên Cầm.

Gạc Ma là một thực thể địa lý bao gồm các rạn san hô nằm trong quần đảo Trường Sa, phần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nửa đêm về sáng ngày 14-3-1988, tổ cắm cờ 5 người cùng khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ tại khu vực này thì 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến, chĩa súng uy hiếp. Những người lính của chúng ta đã không rời vị trí dù họ gần như tay không.

Rạng sáng, Trung Quốc cho khoảng 50 lính có vũ trang đổ bộ, Chỉ huy cụm đảo ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 xuống đảo hỗ trợ, họ cũng chỉ có xà beng, cuốc xẻng… Lính Trung Quốc nổ súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương và bắn bị thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh trước khi rút đi để sử dụng súng máy từ các tàu, thảm sát những người lính Việt Nam giữ đảo… Chỉ có 39 người sống sót bao gồm cả 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

samedi 20 novembre 2021

Lê Huyền Ái Mỹ - Sau đêm tưởng niệm…

 

Đêm tưởng niệm đồng bào mất vì Covid-19, có lẽ cái giây phút tắt đèn, thắp nhang, gõ một hồi chuông và hồi hướng về những người đã khuất rồi qua màn hình, chấp chóa những con tàu nằm nơi bến cảng, tiếng còi kéo liên hồi; với tôi, đó là hai giây khắc lòng mình lắng lại.

Những con đường hoang vắng, những đứa trẻ mồ côi, những giọt nước mắt lặng rơi và những đoàn người đổ về thành phố, trợ lực, san sẻ… cùng âm thanh của tiếng chuông trôi theo dòng hoa đăng.

Và tiếng còi tàu từ bến cảng.

vendredi 15 octobre 2021

Nguyễn Công Khế - Vũng Tàu cát cứ, chận cả người ra thay ca ở đảo Trường Sa!

 

Hôm 13-10, tức hai ngày sau khi Chính phủ ra Nghị quyết mới về chống dịch, các tỉnh, thành tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19. Đoàn công tác của một đơn vị thuộc Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải đóng tại thành phố Vũng Tàu, đưa 12 cán bộ nhân viên ra thay ca ở đảo Trường Sa.

Họ bị Trạm kiểm soát Phú Mỹ trên quốc lộ 51 chặn  lại từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối. Với cách giải thích cố hữu, muốn qua đây phải có ý kiến của chủ tịch Tỉnh.

Nhờ một người quen giải cứu mới qua được Trạm này.

vendredi 10 septembre 2021

Đặng Sơn Duân - Hải cảnh Trung Quốc hội quân ở Trường Sa

 

Trung Quốc dường như đang tập hợp lực lượng hải cảnh ở quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hoặc một chiến dịch nào đó ở phía nam Biển Đông.

I. Biển Đông, chuyển động quân sự

1. Chuyển động của tàu hải cảnh Trung Quốc

Ngày 9 và ngày 10.9 ghi nhận một số chuyển động của tàu hải cảnh Trung Quốc mà theo tôi là khá bất thường ở khu vực phía nam Biển Đông. Cụ thể:

mercredi 14 juillet 2021

Biển Đông: Nước thải từ tàu cá Trung Quốc hủy hoại các rạn san hô


Đăng ngày:

Công ty Mỹ chuyên phân tích hình ảnh vệ tinh đã theo dõi trên 200 tàu đánh cá Trung Quốc tập trung từ nhiều tháng qua tại Đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, mà Việt Nam và Philippines đều đòi hỏi chủ quyền.

Hồi tháng Tư, cựu thuyền trưởng Mỹ Carl Schuster nay là giáo sư đại học Pacific ở Hawai tố cáo trên 200 tàu cá Trung Quốc ở Đá Ba Đầu xả 1.000 tấn nước thải hàng tháng, gây tác hại lâu dài.

mercredi 9 juin 2021

Biển Đông : Chuyên gia khuyên Philippines đặt tên các đảo nhỏ và xác định ranh giới biển


Đăng ngày:

Theo South China Morning Post hôm nay, 08/06/2021, trong lá thư gởi cho ông Duterte ngày thứ Bảy 05/06, Francis Jardeleza, thẩm phán Tòa án Tối cao đã về hưu, cùng với hai chuyên gia khác, cho biết đã soạn thảo một dự luật nhằm giúp chính phủ khẳng định yêu sách chủ quyền đối với trên 100 thực thể ở Biển Đông.

Lá thư bày tỏ sự thất vọng, vì năm năm sau chiến thắng ở Tòa Trọng tài, Philippines vẫn chia rẽ về việc áp dụng phán quyết. Ông Jardeleza, người đã tham gia cuộc chiến pháp lý năm 2016, cho rằng việc ra luật là phương cách hiệu quả nhất.

mardi 11 mai 2021

Biển Đông: Quân đội Philippines muốn lập trung tâm hậu cần trên đảo Thị Tứ


Đăng ngày:

Ngoài đề nghị lập trung tâm hậu cần, tướng Cirilito Sobejana, tổng tư lệnh quân đội, còn dự định cho bố trí một hệ thống camera có độ phân giải cao có thể giám sát cả ban đêm, để theo dõi các hoạt động xung quanh các đảo do Philippines đòi hỏi chủ quyền. Trả lời CNN ngày 10/05, ông Sobejana cho biết mục tiêu là đuổi lực lượng dân quân biển và các tàu khác của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. 

Được hỏi về kế hoạch của quân đội Philippines trong cuộc họp báo thường xuyên hôm 10/05, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh có thể giải quyết bất đồng với Manila thông qua « sự đồng thuận chung để đối thoại và tham vấn ». Bà cho là « một số người đang khuấy động vấn đề ».

dimanche 13 mai 2012

Mỹ - Trung đối đầu tại Đông Nam Á

Lính Mỹ và Philippines tập trận chung tại Ternate, ngoại ô Manila ngày 19/04/2012.
Bài đăng : Chủ nhật 13 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 13 Tháng Năm 2012 
 
Le Monde nhận định, việc Bắc Kinh yêu sách chủ quyền tại Biển Đông làm cho các nước trong khu vực hết sức lo ngại. Các quốc gia này tăng cường hợp tác quân sự với Washington, đúng lúc đại cường này đang lại hướng về châu Á. Việc Hoa Kỳ quay về với khu vực, đặc biệt là trong quan hệ với Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản, được Trung Quốc coi là một dấu hiệu báo động. Thế là Bắc Kinh bèn đẩy nhanh những quân cờ, như đã hành động tại bãi Scarborough.

Phụ trang địa chính trị của báo Le Monde số ra cuối tuần này được dành cho hồ sơ mang tựa đề « Đông Nam Á : Trung Quốc và Hoa Kỳ mặt đối mặt ». Hồ sơ trên hai trang lớn bên trong mang tên « Biển Đông, một khu vực nguy cơ cao mới » với các bài viết công phu « Chiến lược việc đã rồi của Trung Quốc », « Hoa Kỳ tái cam kết lâu dài tại châu Á » « Philippines đang ở tuyến đầu » của các thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh, Washington và Thái Lan.

Hoa Kỳ tái cam kết lâu dài tại châu Á