Hôm
nay Chúa Nhật ngày 15 tháng 11, ngày mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Nơi
chôn nhau cắt rốn của tôi từng có một cuộc khởi nghĩa chống Pháp để hưởng ứng
phong trào Cần Vương hào hùng và bi thảm.
Hồi
nhỏ tôi từng nghe cha tôi kể các thủ lĩnh nghĩa quân đồng hóa người Công Giáo
với quân xâm lược. Và nhiều lần họ tấn công các họ đạo, vây làng, phóng hỏa.
Những người lớn có đức tin mạnh mẽ họ vẫn quỳ cầu nguyện cho đến khi ngọn lửa
giết họ, còn các cháu bé sợ hãi leo ra thì nghĩa quân dùng giáo dài hất trở vô !
Các linh mục đồng tế trong thánh lễ ở Giáo xứ Việt
Nam tại Paris, kỷ niệm 30 năm phong thánh cho 117 thánh tử đạo Việt
Nam, ngày 17/11/2018. Ảnh François Nguyễn Ngọc Huy
Lần đầu tiên những bài thánh ca bằng tiếng
Việt được xướng lên tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, trước 30.000
người dự thánh lễ trong đó có trên 8.000 giáo dân Việt Nam đến từ nhiều
nước trên thế giới. Đó là ngày 19 tháng Sáu năm 1988, cách đây đúng 30
năm, ngày 117 vị Chân phước tử đạo Việt Nam được Giáo hội Công giáo La
Mã phong thánh. Đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử 2.000 năm
của Giáo hội.
Trong số 117 thánh tử đạo Việt Nam, có
11 vị gốc Tây Ban Nha là giám mục và linh mục dòng Đa Minh ; 10 vị gốc
Pháp là giám mục và linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris ; 96 thánh tử đạo
người Việt gồm 37 linh mục và 59 giáo dân. Các vị này đã bị sát hại
trong khoảng thời gian từ 1745 đến 1862, vào thời chúa Trịnh Doanh,
Trịnh Sâm, đời vua Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ; nhiều nhất
là dưới thời Minh Mạng và Tự Đức.
Trả lời RFI Việt ngữ, Đức ông
Giuse Mai Đức Vinh, nguyên giám đốc giáo xứ Việt Nam tại Paris cho biết
Vatican chưa bao giờ có việc phong một lần 117 vị thánh như vậy. Ở Đại
Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào có phong thánh tập thể nhưng số lượng ít
hơn. Ngày xưa giáo hội La Mã cũng từng bị bách hại một thời gian rất
dài, nhưng số tuyên phong tập thể có danh tính đàng hoàng vẫn không bằng Giáo Hội Việt Nam.