Affichage des articles dont le libellé est Tác quyền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tác quyền. Afficher tous les articles

mardi 14 novembre 2023

Phạm Việt Thắng - Cục Di sản là Hùng Vương thứ mấy ?

 

Hùng Vương thứ 18 có con gái tên là Mỵ Nương. Vua kén rể rất chi là không công bằng, toàn đòi đồ rừng. Trong lúc Thủy Tinh lại ở dưới nước, thế là Sơn Tinh ẵm được Mỵ Nương.

Nói theo ngôn ngữ đấu thầu là cạnh tranh không lành mạnh.

Chuyện đó nói sau. Chuyện nóng hôi hổi vừa thổi vừa hóng là Nhà làm phim Sơn Tinh, Thủy Tinh phải nộp phí tác quyền cho Cục Di sản Văn hóa - theo đề xuất (lại) của một phó giáo sư, tiến sĩ nào đó.

samedi 14 octobre 2023

Đặng Chương Ngạn - Các nhà văn thơ có tác phẩm vào sách giáo khoa nên đòi nhuận bút

 

Thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân là:

"Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông"

Vào sách giáo khoa, ban biên soạn biến thành:

jeudi 19 janvier 2023

Nguyễn Hồng Vũ - Sở Hữu Trí Tuệ, tại sao lại quan trọng?

 

Lee Sangsoo, một nghệ nhân người Hàn sinh năm 1983, vừa cho hay rằng “anh đã rất xấu hổ và cảm thấy bị xúc phạm” (I am terribly embarrassed and offended) khi biết rằng thiết kế chú mèo xoắn cuộn của mình đã bị nhái ở Đà Nẵng. Và khẳng định không có bất cứ sự đồng ý nào từ anh!

“Sở hữu trí tuệ” (intellectual property) là một thứ nghe có vẻ như mông lung, huyền ảo. Nhưng thật ra nó được định nghĩa rất rõ ràng trong thế giới hiện nay, nó đang đóng góp sức mạnh to lớn cho xã hội phát triển, và thậm chí còn được bảo vệ bởi luật pháp.

Nói cho dễ hiểu, đó là sự tôn trọng “ý tưởng” của người tạo ra chúng. Việc sử dụng “ý tưởng đã được sở hữu” cần được sự đồng ý của tác giả hoặc những người đang nắm quyền sở hữu chúng. Trong nhiều trường hợp việc trả tiền bản quyền là cần thiết, đặc biệt là khi sử dụng vào những mục đích thương mại (kiếm tiền từ việc sử dụng các ý tưởng này).

mardi 1 septembre 2020

Nguyễn Thông - Làm người là khó



Bốn chữ nói trên không phải tôi nghĩ ra, mà của cụ Đoàn Duy Thành, một nhân vật kỳ lạ trong kịch sử Việt Nam hiện đại. Cụ Thành từng là bí thư Hải Phòng quê tôi, vị tổng quản được nhất của đất Phòng từ xưa tới giờ. Chuyện về cụ hẵng gác lại, có dịp kể sau.

Ở Hà Nội đang diễn ra cái triển lãm nho nho nhưng ý nghĩa về lịch sử của tấm quốc huy Việt Nam, thực ra là về họa sĩ sáng tạo nó, cụ Bùi Trang Chước. Một cái tên nghe vừa lạ vừa quen.

Rất nhiều người không biết cụ Chước. Ngay thế hệ chúng tôi sinh giữa thập niên 1950 cũng ít tỏ về cụ. Càng về sau lại càng mờ mịt. Cụ như vầng sáng bị che phủ bởi đám mây đời u tối.