Affichage des articles dont le libellé est Ganh tị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ganh tị. Afficher tous les articles

mardi 15 octobre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Lồng lộn ghen tức với thầy Minh Tuệ


Đừng nghĩ rằng, một người không nhà không cửa, nhặt tấm vải bỏ khâu lại che thân và đi xin ăn thì không có gì cho người ta ghen ghét và sinh lòng đố kỵ.

Người ta không có gì, người ta trong như nước, lại được sự tôn kính mến yêu của hàng triệu con người tử tế, cũng chẳng phải vô tình mà trở thành cái gai trong mắt của những kẻ tị hiềm?

Những kẻ đó sẽ nhìn thấy thầy Minh Tuệ như một nguy cơ, bởi dòng nước trong sẽ dễ tìm ra vết bẩn mà kẻ khác ném xuống; dễ soi ra những khuôn mặt nhân gian với đầy những xảo quyệt tinh ranh.

lundi 19 juin 2023

Dạ Ngân - Khoe để khoe

Thập niên 90, bắt đầu chuẩn bị làm cư dân Hà Nội, tôi chú ý hai đô thị lớn nhất nước khác nhau nhiều nhất ở điểm nào. Sự khác nhau ở thời điểm 1975 như là hai thế giới, nhưng 20 năm sau thì Sài Gòn chững lại và Hà Nội bứt lên. Ấy là một câu chuyện lịch sử dài kỳ, phạm vi bài này xin được không đề cập.

Sự khác ở Sài Gòn hiển hiện qua “lũ” xe máy người dân đã được sở hữu từ đời tám hoánh. Vespa, Peugeot, Honda 67, Honda Cup, Suzuki…Nếu chú ý kỹ, vào thập niên ấy sẽ thấy xe thưa thớt đi, do xăng nhớt khan hiếm, người ta phải tính từng đồng tiền eo ngặt, hoặc là số gia đình từng phong lưu âm thầm bán tống bán tháo chúng để làm sở phí vượt biển. 

Hà Nội bắt đầu những bước chạy “tự cứu mình chứ không chờ trời cứu”. Nguồn xe cũ buôn từ miền Nam ra, nguồn từ Đông Âu do những người đi học hoặc đi lao động mang về, những Babetta, Simson, Minsk, Mokick…Cũng bắt đầu có xe bãi Nhật về từ cảng Hải Phòng. Ngoảnh đi mỗi năm mỗi thấy giật mình ở sự khác ấy. Cũng phải thôi, độ nén càng khắc nghiệt thì sức bung càng ghê gớm, không gì ngăn nổi, quy luật lò xo.

mercredi 21 octobre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Ganh tị trong khoa bảng


(Cảm ơn giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã phân tích một thực tế, mà có lẽ ở người Việt còn nặng nề hơn, dù ở ngành nghề nào và sống ở đâu. Bạn đọc cũng đừng ngạc nhiên khi lúc này Thụy My viết it hơn.)

Hôm qua một bạn đọc hỏi tôi rằng trong giới khoa học có ganh tị không, và câu trả lời đơn giản là "có".

Ngành y được xép vào nhóm có tánh ganh tị đầu bảng. Tất cả những đề bạt, bổ nhiệm, xin 'grant', danh dự, và giải thưởng đều sản sinh ra ganh tị. Ganh tị trong khoa học có những đặc điểm khác với ganh tị trong y khoa.

Ganh tị là một đề tài mang tính tôn giáo và đạo đức. Phật giáo gọi ganh tị là "tật đố", có nghĩa là thù ghét những ai hơn mình về quyền thế và chuyên môn. Người đố kỵ sẽ không thể nào giác ngộ và lúc nào cũng tự làm khổ mình. Trong Công giáo có Thánh Thomas d'Aquino xem ganh tị là một trong những tội chết người của nhân loại. Chữ envy (ganh tị) do đó có nguồn từ tiếng Latin, 'invidere', có nghĩa là nhìn người khác với tà tâm và thù ghét.