Affichage des articles dont le libellé est Đỗ Duy Ngọc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đỗ Duy Ngọc. Afficher tous les articles

lundi 26 août 2024

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện ở bệnh viện K


Hãy dạo vòng quanh các bệnh viện nhà nước, nhất là các bệnh viện Ung bướu, ta sẽ có nhận định đa số bệnh nhân là người nghèo, thậm chí rất nghèo.

Họ đến từ những xóm lao động, từ những vùng quê. Chắt bóp từng đồng tiền nhỏ nhoi từ vay mượn, bán trâu bán bò, bán cả đất đai, ruộng vườn. Cứu người là trên hết. Mạng sống là quý nhất. Do vậy họ sẵn sàng chi đồng bạc cuối cùng.

Những gia đình cán bộ, những người giàu có khi có bệnh họ đi nước ngoài hay vào bệnh viện tư đễ chữa trị với giá cao ngất ngưởng. Người nghèo đành bám bệnh viện công.

dimanche 4 août 2024

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn không còn nơi trú mưa

 

Sài Gòn đang vào mùa mưa. Mưa Sài Gòn bất chợt và đỏng đảnh như cô gái mới lớn. Chẳng có lịch trình, không một báo trước, muốn là làm cái ào, rồi tạnh, nắng lại lên.

Cho nên nhiều khi khách đi đường thường quên mang theo áo. Mà nhiều khi có áo cũng chẳng muốn ngừng lại để mặc. Chỉ cần trú đâu đó một lát, tạnh mưa lại tiếp tục đi.

Sài Gòn có những hàng hiên đụt mưa dễ thương. Mưa rớt ào xuống, chạy tấp vào. Nhìn mưa, nghe gió tạt, đốt điếu thuốc, nhìn người xe lướt thướt giữa giòng nước cũng là điều thú vị. Đứng được chỗ mái hiên có gốc cây già, nghe mưa tí tách rơi trên lá, buổi chiều đẹp hơn một chút, đời lãng mạn hơn một tí cho quên buồn của thực tại.

dimanche 21 juillet 2024

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện chú chim họa mi còi cọc

 

Linh bắt gặp nó rất tình cờ, khi một buổi sáng rảnh rỗi ghé chơi gian hàng của người bạn bán chim cảnh. Nó như một miếng thịt bèo nhèo, tai tái. Hai khóe mỏ còn vàng ươm, hai mắt chưa mở, chỉ là hai đốm đen.

Cái cổ ngẳng, quẹo một bên, thỉnh thoảng lại cố vươn lên, ngáp ngáp như người khó thở. Hai cái cánh bé xíu, cặp chân cũng nhỏ tí, co quắp lâu lâu lại giật giật như người mắc bệnh kinh phong. Cả thân hình trơ trụi, lông chưa lún phún.

Nó nằm trong thùng giấy, trên mấy cọng rơm khoanh vội, rải thêm mấy giấy vụn. Lại gần nghe mùi thum thủm của phân. Có cảm tưởng như nó đang đói, cái mỏ cứ mở ra, nhưng chắc không thấy gì, khép lại sau cái giẫy. Bỗng dưng Linh thấy nó tội quá, anh quay qua hỏi tay chủ tiệm:

Đỗ Duy Ngọc - Di cư 1954

 

Ngày này cách đây 70 năm, gia đình tôi chuẩn bị di cư vào Nam. Hồi đó nhà tôi ở Đồng Hới, di cư bằng máy bay chứ không đi tàu há mồm như những người ở miền Bắc.

Trong trí nhớ của tôi, chẳng có một hình ảnh nào của chuyến bay đó vì lúc đấy tôi còn nhỏ, chỉ mới có mấy tuổi. Bay vào Quảng Trị, sau đó vào Huế rồi vào Đà Nẵng ở đó mấy chục năm.

Hồi mới lớn, tôi thấy trong tủ sách của Ba tôi có một tờ báo với một bài phóng sự của một phóng viên người Pháp, trong đó có một đoạn phỏng vấn ba tôi kèm hình chụp gia đình tôi cạnh chiếc phi cơ. Ba tôi mặc veste trắng, anh tôi và tôi đội chiếc mũ phớt, mặc áo khoác màu sáng. Mẹ tôi mặc áo dài và chị tôi mặc đầm chân mang sandale. Hình ảnh đó chứng tỏ chuyến đi được chuẩn bị rất chu đáo chứ không có gì gấp gáp.

samedi 13 juillet 2024

Đỗ Duy Ngọc - Sư Minh Tuệ và nhân quả

Tôi vốn không tin thần linh, cũng không quan tâm đến quả báo, tạo nghiệp, oan gia, ân oán. Thế nhưng khi sư Minh Tuệ trở thành một hiện tượng xã hội với nhiều tranh cãi thì tôi nhận ra một điều kỳ lạ.

Có thể là trùng hợp tình cờ, cũng có thể ngẫu nhiên. Nhưng tôi thấy những ai khích bác, chửi rủa, châm chọc sư Minh Tuệ đều bị nhận cái kết đắng.

Thích Chân Quang gọi sư Minh Tuệ là thằng ba trợn, sau đó bị phanh phui những điều xấu xa mà ông thầy tu này đã làm trong quá khứ, cái bằng tiến sĩ biến thành trò cười và người ta phát hiện ra bằng tốt nghiệp cấp 3 của ông là bằng giả.

mercredi 3 juillet 2024

Đỗ Duy Ngọc - Lương hưu


Gần đây, gặp bạn bè ai cũng bàn về lương hưu từ 1 tháng Bảy sẽ tăng 15 %. Tui ngồi ngơ ngác nghe, mới chợt nghĩ sao mình không có lương hưu?

Tui bắt đầu đi dạy học trong chế độ mới sau 1975, chính xác là từ năm 1976. Như vậy tui hành nghề giáo viên 22 năm. Sao lại không có lương hưu ta?

Tui nghỉ dạy năm 1998, sau khi đụng độ một trận ra trò với tay hiệu trưởng vừa mới nhậm chức. Sau đó là nghỉ việc có giấy tờ, quyết định của Sở Giáo Dục nghiêm chỉnh. Cũng chẳng lãnh một cục tiền trợ cấp nghỉ việc.

mardi 11 juin 2024

Đỗ Duy Ngọc - Sư Minh Tuệ

Cho đến thời điểm này, sự kiện Sư Minh Tuệ không chỉ là hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng xã hội, và đã bắt đầu mang màu sắc chính trị.

Đã có quá nhiều bài viết và ý kiến về việc hành đạo của Sư. Đồng tình ca ngợi có, phản đối, phỉ báng có. Nhưng không thể ngăn chận được sự quý trọng và tôn sùng của rất nhiều người. Người theo đạo Phật, người không tôn giáo kể cả những người theo các tôn giáo khác cũng tán thán và tôn thờ sự tu tập của Sư.

Trong bài viết ngắn này, không bàn đến phương pháp tu tập của Sư Minh Tuệ nữa mà chỉ nói thêm một chút về cách xử sự thông minh, bản lĩnh, trí tuệ, sự hòa nhã và tinh tế của Sư trước mọi tình huống trong quá trình hành đạo trên đường.

mercredi 1 mai 2024

Đỗ Duy Ngọc - Biết tin ai !

 

Chiều nay đi thăm một cụ ông 96 tuổi. Ông cụ là bạn học với ba tui. Hồi xưa ông học bên Tây, chức phận cũng danh giá lắm, nghe theo lời Cụ Hồ bỏ hết về nước tham gia kháng chiến.

Sau 1954, về tiếp quản Thủ đô, phân công về quản lý một trường đại học lớn ở Hà Nội, rồi không biết làm sao đường hoạn lộ cứ tuột dần. Có lẽ vì cái khí khách ngang tàng của kẻ sĩ ngày xưa, khó chung chiếu với đám dốt nát và xu nịnh. Tui nghĩ thế. Không biết có đúng không?

Từ ban giám hiệu, rớt xuống làm giảng viên, rồi từ giảng viên rơi xuống làm nhân viên văn phòng, cuối cùng thì đi tù không rõ lý do, đương nhiên cũng chẳng có tòa nào xử và tước đảng tịch. Ở tù đâu hơn chục năm.

lundi 29 avril 2024

Đỗ Duy Ngọc - Vẫn còn nước mắt


(Cứ đến 30.4 hàng năm, tôi lại đăng bài viết này dù nó đã cũ).

Tháng Tư. Khi cái nóng miền Nam lên đến đỉnh điểm và cờ đỏ giăng đầy lối phố, là đến ngày kỷ niệm. Ngày mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: Triệu người vui cũng có triệu người buồn.

Người bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hòa lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ.

Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ.

dimanche 10 mars 2024

Đỗ Duy Ngọc - Một chuyện ở Xóm Cụt

 

(Để nhớ mùa đại dịch Covid ở Sài Gòn 2021)

Khu dân cư đó người ta gọi tên là Xóm Cụt. Nó cách đường lộ khoảng cây số, đi vào bốn cái xuyệt thì mới đến xóm.

Xóm Cụt nằm mép bờ kinh, đây đó vẫn còn những bụi cây xơ xác không lớn nổi vì nắng và vì nước kênh đầy ô nhiễm. Xóm có khoảng hơn hai ba chục nóc nhà, toàn nghèo.

Từ lộ vào, đầu đường có dãy nhà lầu hai ba tầng, đi vô nữa là những căn nhà trệt, qua ba bốn đường vòng chỉ thấy mấy nhà tôn và khi đến xóm cụt thì toàn nhà lá, nhà tạm bợ như những cái lều chăn vịt đắp bằng bìa, bằng bạt nhựa, bằng những tấm thép han rỉ. Người không quen lọt vào đây sẽ ngửi thấy mùi thum thủm của những vũng nước tù đọng, mùi thối khẳm của mấy đống rác trộn lẫn mùi hôi của dòng nước đen kịt từ bờ kinh xông lên.

mercredi 6 mars 2024

Đỗ Duy Ngọc - Facebook

 

Đêm 05.03 lúc 10:20 giờ Việt Nam, Facebook bị sập toàn cầu. Lúc đó nhiều người tưởng trang của mình bị hacker xâm nhập nên điện thoại, nhắn tin hỏi nhau và có chút lo lắng.

Và cũng ngay lúc đó người ta thấy rõ Facebook đã gắn liền với cuộc sống của hàng tỉ người trên trái đất này như thế nào. Những tư liệu, hình ảnh, trao đổi, bài viết, suy nghĩ, tâm tình chứa đựng trong trang mạng ấy, nếu mất đi sẽ có nhiều tiếc nuối.

Và sẽ có người đặt câu hỏi nếu Facebook không còn nữa, khoảng trống ấy sẽ được thay thế ra sao?

mardi 27 février 2024

Đỗ Duy Ngọc - Về quê

"Tết nhìn thiên hạ trở về quê

Tôi chẳng có quê để được về"

Nói thế cũng hơi ngoa chăng, ai lại không có quê. Thật ra, tôi cũng có quê, nơi giòng họ nhà tôi đã qua hơn mười đời ở đó, gia phả ghi rõ vậy. Tôi thuộc đời thứ chín. Như thế, tôi cũng có quê chứ. Vùng đất đó có nhiều thắng cảnh, nhiều hang động nổi tiếng thế giới. Cũng là nơi sản sinh nhiều danh nhân đất Việt. Miền quê ấy có tên là Quảng Bình.

Đó là nơi ông nội tôi được sinh ra và lớn lên. Thời trai trẻ, ông nội đi Tây, lúc trở về lại Việt Nam, mới sinh ra ba tôi. Sau đó, ông nội tôi qua Lào làm ăn, mất ở Paksé, cho đến giờ cũng chưa tìm thấy mộ.

vendredi 23 février 2024

Đỗ Duy Ngọc – Ghi vội buổi trưa : Họp bạn cũ thời sinh viên 50 năm trước

 

C đám vào quán gi con gà chi làm ba món

Ngi ch ung gn hết chai rượu và mt thùng bia

Nhng cô gái phc v m

Nói năng lượn lo đa nghĩa

Nghĩa nào cũng đng chiếu giường

Mt liếc vào túi sc như gươm

jeudi 15 février 2024

Đỗ Duy Ngọc - Khoảng sân tuổi nhỏ

Hồi nhỏ, nhà tôi có một khoảng sân lớn trước nhà. Ba tôi xây một cái hồ nổi khá rộng, chủ yếu ban đầu là để hứng nước mưa. Ba tôi nghiện trà nhưng lại không thích pha trà bằng nước giếng. Hồi đó làm như không khí, môi trường tốt hơn bây giờ, nước mưa trong veo, để lâu cũng không thấy lắng cặn.

Một thời gian sau không hiểu lý do gì, Ba tôi lại không pha trà bằng nước mưa nữa, tôi bèn dùng hồ để để nuôi cá cảnh. Những con cá đuôi cờ đẻ cả bầy, cá Hắc ma lị đen thui, cá Hồng kiếm, cá đầu lân, cá mắt lồi đuôi phướng uốn éo rất đẹp.

Tới giờ tôi không nhớ cho chúng ăn bằng thức ăn gì vì hồi ấy hình như chưa có những gói thức ăn cho cá sẵn như bây giờ, chỉ có rong rêu, thế mà chúng vẫn sinh sôi nẩy nở đầy đặc. Tôi còn thả bèo và mấy cây sen, nhìn thanh cảnh lắm. Chỉ sợ mùa mưa. Mưa miền Trung mỗi tháng có hai lần, mỗi lần dầm dề cả chục ngày. Nước tràn, cá bơi theo. Cứ mỗi lần mưa, tôi lại chạy lấy bạt che, lúng túng nên lần nào cũng ướt nhem, bị ba tôi đánh đòn te tua vì dầm mưa.

samedi 27 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Lãng mạn như tác giả « Thơ tình viết trên bao thuốc lá »

(Đỗ Duy Ngọc viết về tập thơ của nhà thơ Trần Dzạ Lữ)

Trần Dzạ Lữ làm thơ đã lâu. Thơ anh xuất hiện các tạp chí ở miền Nam từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Thơ anh hiền lành như con người anh. Trần Dzạ Lữ là nhà thơ lầm lũi và lận đận. Anh đã có ba tập thơ ra đời trong nhiều khốn khó.

Đó là các tập: Hát dạo bên trời (NXB Trẻ. 1995), Gọi tình bên sông (NXB Trẻ. 1997) và mới đây nhất Thơ tình viết trên bao thuốc lá (NXB Hội Nhà Văn 2014).

Trần Dzạ Lữ gốc Huế. Và là người mang đậm nét Huế từ giọng nói cho đến dáng đi. Khoan thai, chậm rãi và hiền từ. Và dĩ nhiên Huế đậm đặc trong cách nói năng.

dimanche 21 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Mùi của Tết

 

Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì.

Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não.

lundi 25 décembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Chán như con gián !

 

Theo dõi báo chí chính thống của nhà nước, không ngày nào không có tin quan chức bị bắt. Hôm là Chủ tịch tỉnh, bữa khác là bí thư, bữa nọ là Bộ trưởng, Thứ trưởng.

Ngày xưa nhà tù thường chỉ chứa dân đen phạm tội, người ít học không thông luật pháp, đám lưu manh hiếp dâm, cướp của giết người, mua gian bán lận, lừa đảo, phản động…

Giờ nhung nhúc toàn cán bộ, quan chức lãnh đạo nhiều bằng cấp, đa số là Tiến sĩ, Cao cấp lý luận, từng dưới vài người và trên triệu người, quyền uy một cõi.

lundi 18 décembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Khốn nạn !

 

Tình trạng ăn chặn khẩu phần ăn của học sinh vùng cao rất phổ biến chứ không riêng gì ở trường Hoàng Thu Phố 1 Lào Cai.

Tiêu chuẩn nhà nước hỗ trợ cho các cháu học sinh vùng cao là 125 triệu.

Nhưng theo phóng sự: “Bất thường bữa ăn bán trú trong ngôi trường khang trang tại Lào Cai” được phát sóng trong chương trình “Chuyển động 24h” ngày 16.12 cho thấy 11 học sinh chia nhau 2 gói mì tôm chan với cơm và rau đã hư thối.

mardi 12 décembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện trái cam

 

Hôm trước ngồi quán nước với mấy người bạn, gọi một ly cam vắt. Anh bạn xem menu thấy ghi giá 45.000 đồng, anh giật mình bảo ở miền Tây của anh giờ 1 kg cam bán một, hai ngàn đồng mà không có người mua. Cam rụng đầy vườn không ai thèm lượm. Tui không tin cãi với anh ta làm gì có giá đó.

Sáng nay đi đường thấy có nhiều xe bán trái cây để giá 10.000/1 kg. Giá bán ở Sài Gòn sau khi tốn tiền chuyên chở, thuế má, khấu hao hư hỏng cộng với tiền lời mà bán giá đấy chứng tỏ ở nhà vườn bán 1.000/1 kg là chính xác.

Trong khi đó bình quân giá thành sản xuất gần 8.000 đồng/kg, tương đương trên 350 triệu đồng/ha, chưa tính chi phí thuê đất từ 50-80 triệu đồng/ha/năm. Công trồng trọt, phân bón, chăm sóc cả năm thế là lỗ, là trắng tay, là nghèo lại hoàn nghèo. Hèn chi người nông dân không ngóc đầu lên nổi.

lundi 11 décembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Giản dị và đua đòi

 

Mấy hôm nay trên báo chính thống và mạng xã hội râm ran chuyện ông Jensen Huang - CEO Tập đoàn Nvidia có giá trị vốn hóa thị trường hơn 1.000 tỉ USD và tài sản cá nhân hàng chục tỉ USD của Mỹ - ngồi ăn phở vỉa hè, uống cà phê bình dân ở Hà Nội, Việt Nam.

Thật ra ở các nước trên thế giới, chuyện ấy là bình thường. Đã từng thấy Thủ tướng đi xe đạp, Bill Gates xếp hàng mua thức ăn, Tổng thống ngồi bệt ở tam cấp nghe diễn thuyết. Rất bình thường. Có chi mà bàn tán lắm thế?

Ở nước ta, không nói đến cấp lãnh đạo, chỉ mới là tên hề mới nổi đã thuê 10 vệ sĩ, đi đâu cũng đeo kính đen kè kè như phim Hồng Kông. Ca sĩ chưa tiếng tăm gì cũng cư xử như quý tộc, đại gia, đi đến đâu cũng có kẻ mở đường. Tất cả chỉ là làm trò, làm bộ làm tịch.