Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :
Những
video được chia sẻ trên ứng dụng WeChat và mạng Vi Bác từ chiều hôm
qua. Hai oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc và hai pháo đài bay mang hỏa
tiễn Tu-95MS của Nga, cùng với các phi cơ tiêm kích Sukhoi, đã chinh phục
phe dân tộc chủ nghĩa và những người yêu thích những gì liên quan đến
quân sự tại Hoa lục.
Tin
tức của AP hôm nay cho biết hai oanh tạc cơ TU-22M3 của Nga có khả năng mang vũ
khí nguyên tử, và hai máy bay hộ tống SU-27 bay gần vùng biển Baltic của Thuỵ
Điển. Báo hại các phi cơ chiến đấu (fighter) của Đan Mạch và Ý trong khối NATO
đồn trú ở Lithuania bay lên nghênh chiến.
Sự
kiện máy bay Nga bay hù dọa gần các nước NATO và Alaska của Hoa Kỳ rất bình
thường, và phe đồng minh cũng dùng đó để thực tập hệ thống phòng không của
mình.
Nhưng
lần này Bộ Trưởng Ngoại Giao Thụy Điển Margot Wallström lớn tiếng chỉ trích lề
lối bay của phi cơ Nga là "không thể chấp nhận được".
Khi
tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để
khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách
chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang
Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm
West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).
Đáp
lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng.
Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng
được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần
tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không
quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32
tiếng đồng hồ trên Biển Đông.
Trung Quốc đã nâng cao năng
lực không quân và tập luyện oanh kích các mục tiêu rất có thể là của Mỹ ở
Thái Bình Dương, trong đó có đảo Guam. Báo cáo thường niên của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho Quốc hội được công bố hôm qua 16/08/2018 cảnh báo như
trên.
Theo báo cáo, trong ba năm qua, quân đội Trung Quốc « đã
nhanh chóng mở rộng các vùng hoạt động của oanh tạc cơ (…) và huấn
luyện để tấn công vào các mục tiêu rất có thể là của Mỹ hoặc các đồng
minh Mỹ ». Năm ngoái, lần đầu tiên các máy bay ném bom H-6K của
Trung Quốc đã bay sát đảo Okinawa của Nhật, nơi đồn trú của phân nửa
trong số 47.000 quân Mỹ tại Nhật Bản.
Một chiếc F-16 của Đài Loan bay cạnh máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc. Ảnh của bộ Quốc phòng Đài Loan.
Hoạt động nhộn nhịp của các máy bay ném bom Trung
Quốc trên quần đảo Hoàng Sa cho thấy hành động thô bạo của Bắc Kinh,
nhằm tìm cách xác quyết chủ quyền tại Biển Đông, trước các láng giềng
đang chia rẽ và Hoa Kỳ thì đang bị ám ảnh bởi Bắc Triều Tiên.
Chế
độ cộng sản Trung Quốc đã bị nhiều nước lên tiếng phản đối, đặc biệt là
Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines, khi tổ chức tập trận trên Biển Đông
hôm thứ Sáu 18/05/2018. Các oanh tạc cơ tầm xa H-6K có thê mang theo đầu
đạn nguyên tử đã thực hiện một loạt các cuộc cất cánh và hạ cánh, trên
vùng biển mà một phần ba lượng hàng hóa giao thương quốc tế phải đi qua.
Chiến đấu cơ đa nhiệm Sukhoi Su-35. Ảnh chụp nhân Triển lãm hàng
không không gian MAKS 2017 tại Zhukovsky, ngoại ô Matxcơva, ngày
21/07/2017.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm
qua 11/05/2018 đã bày tỏ quan ngại về sự thiếu minh bạch của Trung Quốc,
và một lần nữa phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng tại eo biển Đài
Loan. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bắc Kinh cho oanh tạc cơ và chiến
đấu cơ tập trận bao vây Đài Loan, trong đó có Su-35 hiện đại lần đầu
tham gia.
Theo CNA, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi trả lời báo chí Đài Bắc cho biết : «
Hoa Kỳ luôn quan ngại vì sự thiếu minh bạch về khả năng quân sự đang
tăng lên của Trung Quốc, cùng với các ý đồ chiến lược liên quan. Hoa Kỳ
phản đối các hành động đơn phương của bất kỳ bên nào nhằm thay đổi hiện
trạng, kể cả việc dùng vũ lực hoặc bất cứ hình thức cưỡng bức nào khác
».