Affichage des articles dont le libellé est Vương Trí Nhàn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Vương Trí Nhàn. Afficher tous les articles

lundi 11 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1981

(Nhật ký hậu chiến)

17/1

Ý Nhi kể con ốm nhiều ngày vì thiếu ăn. Ban ngày, cả nhà muốn bán ti vi, ban đêm, lại muốn giữ lại để xem. Ân thì đau bụng đi ngoài. Sau hai tháng ăn rau, giờ mua được 2 cân cá dầu bé tí để ăn – có thể đó là lý do chăng?

Ông Kiên kể vợ vừa phải mang bán mảnh vải định may quần.

Ông Nhị Ca bảo đời phải có ân oán chứ. Mấy chục năm nay, dân cán bộ khinh dân buôn bán, bây giờ đến lúc bọn buôn bán nhỏ nó khinh lại.

mercredi 6 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (2)

 

Phần 2 : Những cô bộ đội và thanh niên xung phong ở binh trạm 12

Trích “Nhật ký chiến tranh” ghi trong những ngày giữa năm 1969 khi tôi theo Phạm Tiến Duật vào Đoàn 500 - một binh đoàn tách ra rồi lại nhập vào 559. Lòng người lúc này còn trong sáng, không ai cảm thấy chiến tranh là cả một gánh nặng nhất là quãng 1972 trở đi như tôi ghi hôm trước, bản thân tôi cũng còn nhiều non dại.

20/5/1969                                                                                                       

Nghe Duật giới thiệu Binh Trạm 12.5 năm nay, lứa thanh niên xung phong (TNXP) thứ hai lại gần hết hạn. Năm năm trước, một số cô gái ấy thích chuyển sang bộ đội, bây giờ lại cứ ở TNXP. Một cái cầu độc mộc mà ai cũng phải qua, trước khi bước vào cuộc đời chăng?

Nghe kể về những chuyến xe vượt khẩu và chuyện thường ngày ở binh trạm. Lính bạ cái gì cũng lấy lưỡi lê chọc thử, xem có gì ngon thì ăn, ăn chán thôi. Lấy thuốc lá sợi chống lầy. Duật gặp mấy cậu khoe em có thứ giấy này làm phong bì, mịn mặt lắm, chỉ tội hơi cưng cứng. Hỏi ra thì là giấy ảnh. Có ai biết đâu? Ở hai đầu mọi thứ đều quý. Chỉ ở giữa lúc vận tải trên vai người lính, nó là một cái gì lẫn đi giữa cát bụi.

mardi 5 mars 2024

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (1)

 

Phần 1 :  Những nữ dân công Thanh Hóa 

(Trích Nhật ký chiến tranh Hà Nội - Quảng Trị - Hà Nội 1972 – 1975)

1972

14/7

Về T.70.  Có lệnh quay ra. Từ vương quốc của hoang dại, bọn tôi sẽ trở lại vương quốc của sự nhân tạo, cấy trồng. Những chán ngán trong gia đình, những lúng túng trong công việc, và sự không phương hướng trong tình thế chung – sẽ lại đối mặt tất cả. Sau chuyến đi này liệu mình có khác được chút nào?

Lo đường ra. Nghe người ta nói đường ra mà sợ. Địch đánh liên miên. Ngoài kia, cách chỗ tôi đang ngồi viết không xa, những người dân Thanh Hóa, dân công đang ngồi bệt xuống đất nói chuyện. Thanh Hóa, cái tỉnh bè bè ra đó, người đông quá xá, người nào tiếng cũng bè bè, dáng dấp cũng bè bè. Đàn ông, có người 47- 48, thuộc loại đã đi dân công từ cuộc kháng chiến lần trước, đi từ Điện Biên Phủ, và bây giờ họ lại đi. 

mercredi 28 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

lundi 26 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

dimanche 25 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

mercredi 29 mai 2019

Vương Trí Nhàn - Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người



Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. 

Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó. Lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết, nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.

Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền Bắc, từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi. Trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác, có những niềm tin khác, bị những quy luật khác chi phối, và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. 

Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay, những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai, là niềm hy vọng của cả xã hội.