Affichage des articles dont le libellé est Đệ nhị Thế chiến. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đệ nhị Thế chiến. Afficher tous les articles

jeudi 31 octobre 2024

Bông Lau - Hồng quân và đế chế Liên Xô

Có một con Hồng ngưu mê Hồng quân Liên Xô chui vào Facebook tui nói năng hách dịch kiêu ngạo bất lịch sự. Nên tui viết riêng bài này về Hồng Quân và Đế chế Liên Xô.

Cái link về bài “Not Even Past” của tác giả Charters Wynn viết rất giáo điều và không am tường nhiều về yếu tố quân sự. Liên Xô thắng Đức Quốc Xã ở mặt trận miền đông vì kế hoạch hành quân của Đức Quốc Xã có nhiều sơ hở.

Đức chỉ có kế hoạch ngắn hạn và không chuẩn bị cho mùa đông tàn khốc ở Liên Xô. Cùng lúc đó Mỹ và đồng minh oanh tạc ồ ạt các cơ sở hậu cần các nhà máy chế tạo võ khí của Đức ngay trên nước Đức. Khởi đầu là Không quân Anh sau đó là Không quân Mỹ, khiến đường dây tiếp liệu hậu cần cho quân Đức ở mặt trận miền đông càng thêm khó khăn.

dimanche 27 octobre 2024

Bông Lau - Chiến trận của người quân tử

 

Hình một tiểu đội của binh sĩ Anh ở chiến trường Boxtel Hòa Lan, vào ngày 25 tháng 10 năm 1944.

Tiểu đội này thuộc Sư Đoàn 51, do một viên Trung sĩ dẫn đầu cầm súng lục P38 chiến lợi phẩm tịch thu của Đức. Phía sau viên Trung sĩ tiểu đội trưởng là một binh sĩ đeo máy truyền tin có ăng ten chĩa lên trời.

Nếu có một lính bắn tỉa của Đức Quốc Xã trong khu vực thì viên Trung sĩ sẽ là người đầu tiên hy sinh.

dimanche 16 juin 2024

Hoàng Quốc Dũng - Hãy chấm dứt hậu quả của tuyên truyền độc hại

 

Nước Pháp năm nay long trọng kỷ niệm 80 năm ngày quân đồng minh đổ bộ lên Normandie (Bắc Pháp), mở mặt trận thứ hai dẫn đến sự vỡ trận của quân đội Đức ở phía tây.

Đây thực sự là một lễ kỷ niệm quốc tế với sự tham gia của tất cả các nguyên thủ các nước lớn : Anh Pháp, Mỹ, Đức… tổng cộng trên 20 người. Điểm đặc biệt về các nguyên thủ là Putin không được mời. Thay vào đó là tổng thống Ukraina, Zelensky.

Nhưng các khách mời đặc biệt nhất, danh giá nhất là vài chục cựu chiến binh trực tiếp tham gia đổ bộ với tuổi đời gần hoặc trên 100. Trong số các cụ này có cụ Harold Terens 100 tuổi, người Mỹ, đã làm lễ cưới tại chỗ cụ bà 96 tuổi. Hai cụ vẫn đi lại nói cười bình thường và rất hạnh phúc. Cụ ông còn nói : « Đây là khoảnh khắc tốt nhất của đời tôi trong 100 trên trái đất », « Tôi trở lại đây cũng để mời 9.836 người lính đã hy sinh và nằm tại bãi biển Omaha Beach dự đám cưới của tôi. Tôi tin tâm linh. Tất cả họ đều chấp nhận lời mời của tôi. Điều đó làm cho tôi rất hạnh phúc ».

vendredi 7 juin 2024

Lê Xuân Nghĩa - Kỹ năng chính khách thiên phú của Tổng thống Ukraine

Một tình huống bất ngờ diễn ra ở Lễ 80 năm D-Day hôm qua tại Pháp.

Khi vợ chồng Tổng thống Zelensky đang trên đường đến khán đài kỷ niệm, thì bất ngờ gặp một cựu binh D-Day đang được người khác đẩy trên chiếc xe lăn. Một pha xử lý cực chuẩn được các đại biểu cũng như dân mạng đánh giá cao và hào hứng.

Diễn biến:

Ông Zelensky đưa tay ra để bắt tay thì vị cựu binh nắm lấy tay ông.

jeudi 6 juin 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Từ La Cambe nghĩ về 30 tháng Tư

LBDN : Kỷ niệm 80 năm D-Day (6/6/1944). Một trong những bài viết tâm đắc nhất, khiến tôi luôn cảm động và suy tư nhiều mỗi khi đọc lại.

(NCTG) “Sử sách ghi lại những sự kiện đã xảy ra không nhằm khơi dậy lòng thù hận giữa các dân tộc. Họ cố gắng nhiều để loại bỏ những sai lầm trong quá khứ. Họ không khẩu hiệu, kêu gọi hay khích động lòng tự tôn dân tộc hay cổ súy cho chủ nghĩa dân túy. Họ nhìn vào tương lai. Họ Lớn khi họ biết Tha thứ”.

Mùa hè năm 2018, vợ chồng tôi lái xe từ Thụy Sĩ sang vùng Normandie (Pháp), để đi dọc theo các bãi biển nổi tiếng từng là vết tích bi hùng trong Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng tôi chọn Cabourg làm nơi nghỉ. Đây là một thành phố nhỏ, nằm giữa Deauville thơ mộng và Caen nơi có Đài Tưởng niệm Đệ Nhị Thế Chiến và cuộc Đổ bộ Normandie giàu cảm xúc.

Đặng Tuấn Trung - Nghĩa trang nào cho "bên thua cuộc" và dân thường chết oan ?

La Cambe German War Cemetery là nghĩa trang chôn cất và đài tưởng niệm hơn 21.200 lính Đức Quốc Xã thiệt mạng trong cuộc đổ bộ tại Normandy (Pháp) do người Pháp xây dựng.

Họ là tử thù trong Thế chiến 2. Kết thúc chiến tranh họ cùng nhau hàn gắn xây dựng lại đất nước họ và tạo động lực phát triển chung cho châu Âu (trừ phần Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội).

Con người văn minh họ hành xử văn minh tử tế. Dù là kẻ thù nhưng khi hạ vũ khí vãn hồi hòa bình thì họ trân trọng nhau. Bởi đều là con người, ít nhất là vậy.

dimanche 10 mars 2024

Bông Lau - Phòng thủ từ xa

 

Tại sao sau thời gian né tránh, cuối cùng Hoa Kỳ phải nhảy vào Đệ Nhị Thế Chiến? Lý do là vì Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ ngày 7 tháng 12 năm 1941.

Tại sao Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng? Tại vì Hoa Kỳ cấm vận Nhật Bản. Hoa Kỳ cấm không cho Nhật dùng kinh đào Panama để chuyển vận nguyên liệu về nước. Phong tỏa đường biển ở Á Châu không cho Nhật chuyên chở hàng về nước, cấm Nhật không được mua các loại kim loại v.v...Nhật Bản bị dồn vào đường cùng nên phải xuống tay quánh trước.

Nhật Bản hy zọng kết thúc cuộc chiến mau lẹ sau khi gây thiệt hại lớn cho Hải Quân Mỹ. Rất tiếc là tình cờ các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đã không có mặt ở Trân Châu Cảng khi Nhật oanh kích. Con hổ Hiệp Chủng Quốc bị đánh thức và đứng dậy.

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

mardi 15 août 2023

Dương Quốc Chính - Ngày trọng đại

 

Hôm nay là một ngày kỷ niệm trọng đại đối với Việt Nam. Tất nhiên Tuyên giáo không nói vậy.

Vì là ngày mà Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh, mà bản chất là đầu hàng Mỹ, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến 2 cũng như đế quốc Nhật Bản và khối Đại Đông Á. Quân đội Nhật ở Đông Dương gần như không suy suyển gì nhưng cũng được nhận lệnh đầu hàng. Vì thế nên họ cũng không muốn can thiệp vào tranh chấp của người Việt.

Nhân cơ hội đó, dựa vào điện tín của đội Con Nai (OSS - tiền thân của CIA) đang ở bên cạnh, Việt Minh cũng tổ chức Đại hội quốc dân ở Tân Trào vào ngày 16/08, quyết định Tổng khởi nghĩa, lập nên Chính phủ Lâm thời. Ngày 17/08, Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức ở quảng trường Nhà hát lớn để tuyên truyền cách mạng. Ngày 19/08, cách mạng ở Hà Nội chính thức nổ ra sau hai ngày biểu tình mà không bị đàn áp.

mercredi 10 mai 2023

Bông Lau - Diễn hành “Chiến Thắng” ngày 9 tháng Năm

 

Cuộc diễn hành “Chiến Thắng” ngày 9 tháng Năm ở Mạc Tư Khoa năm nay chỉ có trần xì một chiếc xe tăng T-34 lăn xích sắt trên Quảng Trường Đỏ. Cũng hỏng có chiếc máy bay nào bay phi diễn chào mừng trong vòm trời tổ quốc Liên Xô zĩ đại.

Bài diễn văn của ngài Vladimir Putin cũng chỉ kéo dài có 10 phút. Phải chăng đứng lâu ngoài trời cũng hỏng an toàn cho lắm. Hoặc là “còn zì nữa đâu mà khóc zới cười”.  Cuộc diễn hành chỉ kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ.

Hàng ngàn con cua tối tân như T-72, T-80, T-90 v.v ... đã bị rang muối trên chiến địa Ukraine. Hàng ngàn máy bay tối tân SU, MIG, KA-52 v.v … rớt như mít rụng trong cuộc “hành quân đặc biệt” để giải phóng một quốc gia đang bị Đức Quốc Xã kềm kẹp.

dimanche 24 juillet 2022

Phúc Lai - Từ chiến tranh Nga-Nhật đến chiến tranh Nga-Ukraine

 

1. Chiến tranh Nga-Nhật

Ngày 2 Tháng Giêng 1905; cả thế giới kinh ngạc khi nghe tin hải quân Nga ở Viễn Đông đầu hàng quân Nhật, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), được coi là cuộc chiến tranh lớn đầu tiên của thế kỷ 20.

Đến thời điểm này, Nga mất toàn bộ lực lượng hải quân của mình ở Viễn Đông bằng sự kiện cuối cùng là chiến hạm Sevastopol bị quân Nhật dùng trọng pháo 208 mm trên đồi cao bắn chìm.

Để cứu vãn tình hình, triều đình Nga hoàng vội vàng điều hạm đội Baltic lúc đó vẫn còn ở Bắc Phi, bơi qua mũi Hảo Vọng về Viễn Đông để tiếp tục cuộc chiến. Trên đường đi, hạm đội này còn bắn nhầm một tàu cá của Anh quốc và phải bồi thường 66 ngàn bảng Anh. Chưa hết, sau đó cũng trong điều kiện sương mù, hai tàu Nga bắn nhầm vào nhau vì tưởng là tàu Nhật làm chết mấy thủy thủ.

dimanche 8 mai 2022

Lê Hồng Anh - Diễn văn 9 tháng Năm và logic của Putin

 

Ngày mai là kỷ niệm chiến thắng 09/05 tại nước Nga, một lần kỷ niệm hy vọng là duy nhất không lặp lại, khi chính nước Nga hiện lại đang thay vai và tai tiếng với kẻ thù của họ ngày đó 77 năm trước.

Tò mò rằng logic nào sẽ được nguyên thủ Nga sử dụng trong diễn văn kỷ niệm, bởi khái niệm về phát xít và diệt chủng – bạn và thù đã bị họ đảo lộn bằng hành động phi logic trong suốt 75 ngày qua!

Nhưng tại sao tổng thống Putin chọn thời điểm cuộc chiến này là năm 2022? Và có phải ngày đó Phát xít Đức là kẻ thù của Nga-Liên Xô ?

dimanche 17 avril 2022

Lê Quang - Mất soái hạm là sự kiện thảm khốc

 

Khi còn nhỏ tôi rất say mê tìm hiểu chiến tranh Thái Bình Dương chứ không mấy hứng thú với mặt trận phía Tây. Vì thế khi đi học, thành thực mà nói tôi không mặn mà với diễn biến Stalingrad hay Kursk, mà quan tâm hơn tới Okinawa hoặc Iwo Jima.

Chiến tranh không-hải quân trên biển khi đó dường như là cả một thế giới mới của kỹ thuật và phương tiện chiến tranh. Nước Nhật đã phải trả giá đắt vì biên chế và chiến thuật cũ ở nửa cuối của chiến tranh, cũng hơi giống nước Nga của Putin bây giờ. 

Có thể thấy rằng lúc đó Nhật vẫn theo đuổi thuyết ''thuyền to giáp nặng'' với biểu tượng là siêu thiết giáp hạm không thể đánh bại Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử.

dimanche 29 novembre 2020

Trần Trung Đạo - Mảnh giấy lộn của Churchill và số phận bảy nước Đông Âu


Hôm đó là ngày 9 tháng 10, 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Moscow gặp Joseph Stalin để bàn về tương lai của các quốc gia vùng Balkan.

Bán đảo Balkan là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia ở phía nam Châu Âu giữa Biển Adriatic và Địa Trung Hải, trong đó có những quốc gia nằm hẳn hay nằm một phần trong bán đảo như Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ v.v...

Chuyến viếng thăm lịch sử này được ghi lại trong cuốn thứ sáu của bộ sách về Thế Chiến Thứ Hai của Winston Churchill (The Second World War. Volume VI, Triumph and Tragedy by Winston Churchill).

samedi 26 septembre 2020

Bông Lau - Trung đoàn 422


Khi Nhật Bản đánh lén oanh tạc Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941 tuyên chiến với Hoa Kỳ, đã gây phẫn nộ nơi quần chúng Mỹ. Sự kỳ thị chủng tộc không ít thì nhiều vốn đã có vào thời càng gia tăng. Người Mỹ bản xứ nghi ngờ người Nhật sống ở Hoa Kỳ nối giáo cho kẻ thù.

Tổng Thống Hoa Kỳ lúc ấy là Franklin D. Roosevelt đã ra lịnh bắt tất cả người Mỹ gốc Nhật đưa vào các trại giam hay trại tập trung (internment camp) ở miền Tây Nam Hoa Kỳ. Có khoảng 120 ngàn người thiểu số gốc Nhật sống rải rác ở miền Tây Hoa Kỳ phải bán nhà cửa và tài sản của họ để dọn vào ở trong các trại tập trung.

Trong Thế Chiến Thứ Hai dân số của người Mỹ gốc Đức và Ý nhiều hơn người Mỹ gốc Nhật, nhưng chỉ khoảng hơn 10 ngàn người bị lùa vào các trại tập trung. Lý do là vì người Đức và Ý ít bị kỳ thị hơn và bị nghi ngờ như người Nhật. Một lý do khác nữa là vì kinh tế; giới kinh doanh tài phiệt Mỹ cần công nhân gốc Đức và Ý làm việc trong các xí nghiệp nên đã vận động chính giới không cho bắt giữ người Đức và Ý đưa vào trại tập trung.

dimanche 9 août 2020

Tài liệu giải mật Hiroshima : Tokyo suýt lãnh quả bom nguyên tử thứ ba

Hiroshima thành bình địa.
Đăng ngày:


Vì sao phải dùng đến bom nguyên tử đối với Nhật ?

Tại sao Hiroshima, một thành phố loại trung bình lại được chọn để làm mục tiêu của quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử ? Liệu có cần thả thêm quả bom thứ hai xuống Nagasaki để buộc Nhật phải đầu hàng hay không ? Phải chăng tổng thống Mỹ Truman trước hết muốn gây ấn tượng với Stalin ? Từ cuối Đệ nhị Thế chiến, những câu hỏi này luôn ám ảnh các nhà sử học và những người sống sót.

jeudi 4 juillet 2019

Hàn Quốc có thể trả đũa việc Nhật hạn chế xuất nguyên liệu

Thương hiệu của Samsung Electronics tại trụ sở của tập đoàn tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/03/2018.

Seoul hôm nay 04/07/2019 cảnh báo có thể trả đũa, nếu Tokyo nhất quyết hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu cần thiết cho các công ty công nghệ cao Hàn Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Hong Nam Ki hôm nay tuyên bố « không loại trừ việc áp đặt các biện pháp tương ứng chống lại Nhật », vì Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Ông cũng cho rằng xung đột thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.

Tập đoàn Samsung Electronics Co và SK Hynix Inc, đứng đầu thế giới về chip điện tử và là các nhà cung ứng cho Apple cũng như Hoa Vi, có thể bị thiếu nguyên liệu nếu các hóa chất cần thiết cho việc sản xuất chip và màn hình điện thoại thông minh bị giới hạn bởi các thủ tục phức tạp của Nhật.

jeudi 29 novembre 2018

Hàn Quốc buộc Mitsubishi bồi thường cho lao động cưỡng bức thời chiến


Tối cao Pháp viện Hàn Quốc ngày 29/11/2018 buộc tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries phải bồi thường cho 28 người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến. Tokyo lập tức phản đối bản án.

Tòa án Tối cao đồng ý với phán quyết của Tòa Phúc thẩm năm 2013, buộc Mitsubishi bồi thường 80 triệu won (62.800 euro) cho từng người trong nhóm 23 nguyên đơn khiếu kiện. Ngoài ra, tập đoàn Nhật còn phải bồi thường 150 triệu won (117.750 euro) cho mỗi thành viên của một nhóm 5 nguyên đơn khác. 

jeudi 2 juin 2016

Mitsubishi sẽ bồi thường cho ba tù nhân chiến tranh Trung Quốc


Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Materials Corporation lần đầu tiên sẽ bồi thường cho ba cựu tù nhân chiến tranh người Trung Quốc bị buộc phải làm việc cho hãng này trong Đệ nhị Thế chiến. Trên 3.000 cựu tù nhân khác cũng có thể được bồi thường tương tự.
Thông cáo của tập đoàn cho biết : « Mitsubishi Materials bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất đối với những người lao động cũ, và nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của mình ». Theo thỏa thuận, ba công nhân hầm mỏ Trung Quốc sẽ nhận được số tiền bồi thường 100.000 nhân dân tệ (13.600 euro) cho mỗi người.

jeudi 3 septembre 2015

Bóp méo lịch sử, Trung Quốc diễn binh để xưng tụng « đảng cộng sản thắng Nhật »

Tập Cận Bình và lãnh đạo các nước trên khán đài danh dự chứng kiến diễn binh, 03/09/2015


Các tài liệu chính thức phân phát cho báo chí nhân dịp diễn binh mô tả đảng Cộng sản là tổ chức « lãnh đạo » phong trào kháng chiến Trung Hoa, và cuộc du kích chiến mà đảng tiến hành chính là « cuộc chiến chủ yếu chống lại quân Nhật ». Nhưng thực ra đại đa số các trận đánh quy ước lớn là do các lực lượng liên minh Quốc dân đảng của Thống chế Tưởng Giới Thạch - kẻ thù không đội trời chung của phe cộng sản - tổ chức.
Tuy gia đình mình từng tích cực tham gia cuộc chiến đẩy lùi quân Nhật ra khỏi Trung Quốc trong Đệ nhị Thế chiến, nhưng khi nhắc đến cuộc diễn binh vĩ đại ngày hôm nay 03/09/2015 tại Bắc Kinh, TT Chen, người thợ làm bánh ngọt lại cảm thấy nghẹn lời.