Hai quả lựu đạn trưa qua đã được ném vào đám đông đang quay về sau cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, phản đối « Lực lượng Phòng vệ Nhân dân » - các dân quân thường xuyên có những hoạt động du kích nhắm vào quân đội.
Vụ
tấn công xảy ra vào lúc nhiều người Miến Điện âm thầm ngưng hoạt động
để phản đối chính quyền. AFP ghi nhận vào lúc 16 giờ (9 giờ rưỡi giờ
quốc tế), những tràng pháo tay nổ vang khắp Rangoon để kết thúc cuộc « đình công lặng lẽ », với nhiều cửa hàng đóng cửa, thành phố vắng lặng suốt ngày.
Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách
dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp
tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành
những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người
thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng
đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.
Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước »,
và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật,
văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank
độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan
trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».
Khi
Daw Aung San Suu Kyi xuất hiện sau nhiều năm bị quản thúc tại gia cách đây một
thập niên, tại văn phòng làm việc của bà, chồng hồ sơ báo cáo nhân quyền nằm
trên sàn nhà ghi lại nhiều thập niên Myanmar sống trong u ám vẫn còn bốc lên
mùi ẩm mốc.
Không
có gì khác trong tay ngoài bộ sưu tập các giải thưởng quốc tế, bà cài hoa tươi
trên tóc, ngồi mỉm cười và hứa với thế giới hai điều: bà sẽ đảm bảo các tù nhân
chính trị Myanmar được trả tự do và sẽ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc dai dẳng
kéo dài bảy thập niên.
Mười
năm qua, Aung San Suu Kyi đã mang lại hết thất vọng này đến thất vọng khác…
Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) vừa kết thúc
phiên họp đầu tiên, hôm kia 13-12-2019, do Gambia yêu cầu "những biện pháp
phòng ngừa - provisional measures", chống lại Miến Điện vì tội "diệt
chủng" người Rohingya.
Như thường lệ, các phiên tòa quốc tế mở
dưới lý do yêu cầu của một bên về (những) "biện pháp phòng ngừa" được
nhóm họp rất nhanh chóng, thời gian trung bình một tháng. Gambia nộp đơn kiện
lên tòa ICJ vào ngày 11 tháng 11. Đến nay Tòa vẫn chưa có phán quyết (về yêu cầu
biện pháp phòng ngừa). Nhưng việc này sẽ không trì trệ quá một tháng. Trong khi
vụ kiện, về "nội dung nền tảng", có thể kéo dài nhiều năm.
Các chuyên gia luật quốc tế có những tiên
đoán khá bi quan, bởi vì khó có thể có một giải pháp "có thể thực hiện được"
để hồi hương dân Rohingya về nơi chôn nhao cắt rún của họ một cách thỏa đáng
cho tất cả các bên.
Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước Tòa án Công lý Quốc
tế (CIJ) tại La Haye ngày 10/12/2019 vì vụ kiện diệt chủng người
Rohingya.
Le Monde số đề ngày hôm nay 13/12/2019 chú ý đến việc « Aung San Suu Kyi chối bỏ nạn diệt chủng người Rohingya », còn Le Figaro nhận định « Ở La Haye, cuộc chiến đấu cuối cùng của bà Aung San Suu Kyi ».
Giải Nobel hòa bình 1991 không nối gót Mandela và Gandhi
Khi
bước vào phòng xử án của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ theo tiếng Pháp,
ICJ theo tiếng Anh), bà Aung San Suu Kyi phải đi ngang qua bức tượng bán
thân bằng cẩm thạch của Nelson Mandela và Gandhi. Nhưng giải Nobel Hòa
bình 1991 chừng như không đi theo con đường của hai vĩ nhân này.
Le Figaro
mô tả nhà lãnh đạo Miến Điện trong trang phục và phong cách quý phái,
như đi dự một buổi tiệc trà. Tuy nhiên tại Cung Hòa Bình, bà lại ngồi ở
hàng ghế bị cáo, và bên ngoài, một đám đông tò mò đến xem mặt thần tượng
dân chủ mất ngôi. « Điều duy nhất khiến cái ác lên ngôi là sự bất động của những người thiện lành »
- Abubacar Tambadou, bộ trưởng tư pháp Gambia nhấn mạnh trước tòa. Được
sự ủy nhiệm của 57 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI),
Gambia tố cáo Miến Điện vi phạm công ước về diệt chủng năm 1948.
Bà Aung San Suu Kyi trong lễ khai trương Trung tâm Phát minh Sáng chế Rangoon, Miến Điện, ngày 17/07/2019.
Liệu bà Aung San Suu Kyi có phải chịu trách nhiệm
về các tội ác đối với người Rohingya ? Các nhà điều tra của Liên Hiệp
Quốc hôm 17/09/2019 khẳng định vai trò của bà, vốn là người đứng đầu
chính phủ trên thực tế, là một vấn đề đang được để ngỏ.
Sáu
trăm ngàn người Rohingya sống tại Miến Điện đang bị đe dọa diệt chủng,
và Liên Hiệp Quốc cảnh báo các quan chức dân sự không còn có thể trốn
tránh trách nhiệm. Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche gởi về bài tường trình :
«
Chỉ trong vòng một năm, danh sách những người bị nghi ngờ là tội phạm
chiến tranh, tội phạm chống nhân loại, tội phạm diệt chủng đã nhanh
chóng tăng lên. Trong báo cáo gần đây nhất của ủy ban có tên của sáu
người, nhưng hôm nay đã lên đến cả trăm. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội
và các tướng lãnh, nhưng mối nghi ngờ ngày càng đè nặng lên bà Aung San
Suu Kyi.
Tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing. Ảnh chụp ngày 19/07/2018.
Hải quân Miến Điện sẽ tham gia cuộc tập trận chung
trên biển giữa Hoa Kỳ và khối ASEAN, tuy nhiều tướng lãnh của nước này
đang bị Mỹ trừng phạt. Một phát ngôn viên quân đội Miến Điện hôm nay
28/08/2019 thông báo như trên.
Phát ngôn viên Zaw Min Tun của Bộ Tổng tham mưu quân đội Miến Điện cho biết : « Chúng tôi được mời tham dự với tư cách một quốc gia ASEAN. Các lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ nhắm vào cá nhân ».
Hồi tháng Bảy, Hoa Kỳ loan báo trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing và ba tướng lãnh khác vì « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya. Cả bốn tướng lãnh trên và gia đình bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Biểu tình ủng hộ quân đội tại Rangoon ngày 03/08/2019, phản đối Mỹ trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing.
Thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình từ Rangoon :
«
Hai bức chân dung của tổng tư lệnh quân đội đối diện với đám đông. « Mỹ
hãy tránh ra ! » - người biểu tình hô vang. Tại đất nước này, người
thiểu số Hồi giáo Rohingya ít được cảm tình.
Người dân bang Arakan (hoặc Rakhine) trở về làng sau khi xung đột
giữa quân đội Miến Điện và phiến quân "Quân đội Arakan" suy giảm bớt.
Ảnh chụp cuối tháng 01/2019.
Việc cắt internet tại một phần lãnh thổ Miến Điện có thể coi là « vi phạm nhân quyền trầm trọng »,
ở khu vực mà các chiến dịch của quân đội đã làm cho hàng trăm ngàn
người Rohingya phải di tản. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc
Yanghee Lee hôm nay 25/06/2019 cảnh báo như trên.
Bà
Yanghee Lee bày tỏ sự lo ngại cho các thường dân tại đây, và kêu gọi
tái lập internet ngay lập tức. Theo báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp
Quốc, được AFP trích dẫn, các « hoạt động truy quét của quân đội có thể là cái cớ cho việc vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với thường dân », nêu ra các tội ác đã phạm với người Rohingya năm 2017.
Bộ
Giao thông và Thông tin Miến Điện từ thứ Sáu 21/6 đã ra lệnh cho tất cả
các nhà mạng phải cắt liên lạc điện thoại di động tại 9 vùng thành thị
của bang Rakhine và bang Chin láng giềng, trong thời gian vô hạn định.
Chính quyền nêu lý do « rối loạn trật tự xã hội và sự phối hợp các hoạt động bất hợp pháp ».
Thân nhân hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo chờ đợi trước Tòa án Tối cao Miến Điện ngày 26/03/2019.
Phát thanh ngày 10.04.2019
Hai nhà
báo của hãng tin Reuters, Wa Lone và Kyaw Soe Oo, bị lãnh án bảy năm tù tại Miến
Điện vì cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, sẽ được trao giải tự do báo chí năm
2019 của UNESCO, theo thông cáo hôm nay 10/04/2019 của tổ chức Liên Hiệp Quốc
có trụ sở tại Paris.
Ông Wojciech
Tochman, chủ tịch hội đồng giải thưởng UNESCO cho biết : « Wa Lone
và Kyaw Soe Oo là biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước Miến Điện sau nhiều
thập niên cô lập. Hai nhà báo này bị bắt chỉ vì đưa tin về một chủ đề cấm kỵ :
các tội ác đối với người Rohingya ».
Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về tình hình
tại bang Rakhine, nơi người Rohingya bị đàn áp, Naypyitaw, 19/09/2017.
Một trong những tổ chức bảo vệ
nhân quyền lớn nhất Hàn Quốc, Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm, hôm nay
18/12/2018 loan báo rút lại giải thưởng Gwangju đã trao cho nhà lãnh đạo
Miến Điện Aung San Suu Kyi năm 2004, vì sự « dửng dưng » của bà trước thảm cảnh của người thiểu số Rohingya.
Vào
thời đó, nhà ly khai được thế giới ngưỡng mộ đã không thể đến nhận giải
thưởng nhân quyền danh giá này, vì bị tập đoàn quân sự quản thúc. Nay
đảng của bà đã lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi trở thành người lãnh đạo
Miến Điện, nhưng bà lại bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì từ chối lên án
bạo lực đối với người Rohingya, không hề tỏ sự cảm thông.
Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi dự thượng đỉnh ASEAN, Singapore, 15/11/2018.
Tòa Đô chính Paris hôm qua
30/11/2018 loan báo rút lại danh hiệu công dân danh dự đã trao tặng cho
bà Aung San Suu Kyi năm 2004. Đây là hành động chưa có tiền lệ, do sự im
lặng của nhà lãnh đạo Miến Điện trước tình trạng bạo lực đối với người
thiểu số Rohingya.
Phát ngôn viên Tòa Đô chính Paris cho biết : «
Do xảy ra rất nhiều vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện, và lực lượng
an ninh dùng bạo lực đàn áp người Rohingya, mà Liên Hiệp Quốc đã gọi là «
diệt chủng », đô trưởng Paris đề nghị rút lại danh hiệu công dân danh
dự của thành phố đã tặng cho bà Aung San Suu Kyi vào năm 2004 ». Quyết định này sẽ trở thành chính thức trong cuộc họp của Hội đồng Paris ngày 10/12/2018.
Ảnh tư liệu: Người tị nạn Rohingya vượt sông Naf chạy sang Banladesh, ngày 12/11/2017.
Chính quyền Miến Điện và
Bangladesh hôm qua 30/10/2018 khẳng định người Rohingya sẽ được hồi
hương, kể từ tháng 11. Từ cuối tháng 8 năm ngoái đến nay, đã có trên
700.000 người Rohingya chạy trốn nạn bạo động ở Miến Điện, mà Liên Hiệp
Quốc gọi là « diệt chủng ».
Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm chi tiết :
Ba thành viên của ủy ban quốc tế điều tra về Miến Điện họp báo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève ngày 18/09/2018.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm qua 18/09/2018
loan báo bắt đầu xem xét sơ khởi về cáo buộc Miến Điện xua đuổi người
Rohingya sang Bangladesh.
Công
tố viên Fatou Bensouda trong thông cáo cho biết đã quyết định như trên.
Đây là giai đoạn đầu tiên của tiến trình có thể dẫn đến một cuộc điều
tra chính thức của tòa án quốc tế có trụ sở tại La Haye, và cuối cùng là
kết án.
Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội Miến Điện, bị Liên Hiệp Quốc đòi truy tố. Ảnh chụp ngày 19/07/2018 tại Rangoon.
Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc hôm nay 18/09/2018
cổ vũ chính quyền dân sự Miến Điện loại quân đội nước này ra khỏi chính
trường, do liên can đến việc « diệt chủng » người Rohingya. Báo cáo chung cuộc của phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về Miến Điện kết luận: chính quyền Miến Điện cần « tiếp tục tiến trình nhằm đưa quân đội ra khỏi chính trường », và sửa đổi Hiến pháp theo hướng này.
Mặc
dù chính quyền dân sự của giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi đã lên
nắm quyền từ năm 2016, nhưng quân đội vẫn giữ vị trí trung tâm trong đời
sống chính trị Miến Điện. Quân đội nắm ba bộ quan trọng là Quốc phòng,
Nội vụ, Biên giới, và giới quân nhân chiếm một phần tư trong Quốc hội,
có thể ngăn chận mọi sửa đổi Hiến pháp.
Người tị nạn Rohingya ngã quỵ trên bãi biển Shah Porir Dwip, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh 1/10/2017.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa
Miến Điện và Liên Hiệp Quốc, Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI hay ICC theo
tiếng Anh) hôm qua 06/09/2018 cho biết sẵn sàng điều tra về vụ người
thiểu số Rohingya bị xua đuổi, bức hại, có thể coi là tội ác chống nhân
loại.
Thông
báo trên đây của tòa án có trụ sở tại La Haye được đưa ra sau khi các
nhà điều tra Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Tám đã đề nghị khởi tố tổng
tham mưu trưởng quân đội Miến Điện và năm sĩ quan cao cấp khác về tội « diệt chủng », « tội ác chống nhân loại », « tội ác chiến tranh ». Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cho rằng quyết định của CPI mang lại « một tia hy vọng mong manh » cho người tị nạn Rohingya.
Hai phóng viên Reuters trong vòng vây báo chí sau khi tòa tuyên án ngày 03/09/2018.
Hôm nay 03/09/2018 tòa án Miến Điện tuyên án bảy
năm tù đối với hai nhà báo của hãng tin Reuters. Hai ông Wa Lone, 32
tuổi và Kyaw Soe Oo, 28 tuổi bị bắt tháng 12/2017, trong lúc tiến hành
điều tra về một vụ thảm sát người Rohingya.
Hai nhà báo của hãng tin Reuters bị cáo buộc « làm phương hại đến bí mật Nhà nước » do sở hữu các tài liệu mật. Cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao vụ xét xử này.
Có mặt tại tòa án Insein ở Rangoon sáng nay, thông tín viên Eliza Hunt gởi về bài tường trình:
Một phụ nữ Rohingya tại trại tị nạn Kutupalong ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 19/01/2018.
Một quan chức cao cấp Miến Điện ngày 08/03/2018 tại Genève đã bác bỏ cáo buộc về « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya, do Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra, đòi hỏi phải có bằng chứng.
Cố vấn an ninh quốc gia Miến Điện, ông Thaung Tun tuyên bố : «
Chúng tôi đã nghe nhiều lời cáo buộc về thanh lọc chủng tộc, thậm chí
diệt chủng. Đây không phải là chính sách của chính phủ Miến Điện. Chúng
tôi mong có được những bằng chứng rõ ràng ».
Những người Rohingya bị bắt ở làng Inn Din ngày 01/09/2017. Cả 10 người này sau đó đã bị bắn chết.
Theo nhận định của tổ chức
Amnesty International công bố hôm nay 22/02/2018, cuộc khủng hoảng ở
Miến Điện và các vụ thảm sát người Rohingya theo đạo Hồi, là hậu quả của
một xã hội khuyến khích lòng thù hận, và sự thiếu vắng lãnh đạo toàn
cầu về mặt nhân quyền.
Tổ chức bảo vệ quyền con người, trong báo cáo thường niên về 159 nước cho rằng « những luận điệu chất chứa thù hận » của
một số nhà lãnh đạo đã làm cho nạn kỳ thị người thiểu số trở nên bình
thường. Theo ông Salil Shetty, tổng thư ký Amnesty, tình trạng này được
chứng minh qua « các chiến dịch quân sự tàn bạo nhằm thanh lọc chủng tộc đối với người Rohingya ở Miến Điện ».
Đức giáo hoàng Phanxicô và bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw ngày 28/11/2017.
Hôm nay, 28/11/2017, tại Naypyidaw, Đức giáo hoàng Phanxicô tuyên bố tương lai của Miến Điện thông qua nền hòa bình, dựa trên « sự tôn trọng mọi nhóm sắc tộc thiểu số », hàm ý nói đến người Rohingya tuy ngài không nêu tên.
Trong
bài phát biểu trước chính quyền dân sự Miến Điện và các nhà ngoại giao,
Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tôn trọng tư pháp và nhân quyền. Ngài
hoan nghênh « những nỗ lực của chính phủ », trong đó có giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, trong việc khởi động tiến trình đối thoại với nhiều sắc tộc khác nhau, để «
cố gắng chấm dứt bạo động, tạo dựng lòng tin và bảo đảm tôn trọng quyền
lợi của tất cả những ai coi mảnh đất này là ngôi nhà của mình ».