Máy bay huấn luyện T-6C Texan II, của Mỹ đã về tới Tân Sơn Nhất.
Những bước đi đầu tiên để đổi mới hệ vũ khí phòng thủ đất nước đã bắt đầu.
Tôi đã từng viết nhiều lần, chiến lược quốc phòng của chúng ta phải làm rõ hai điều sau:
Máy bay huấn luyện T-6C Texan II, của Mỹ đã về tới Tân Sơn Nhất.
Những bước đi đầu tiên để đổi mới hệ vũ khí phòng thủ đất nước đã bắt đầu.
Tôi đã từng viết nhiều lần, chiến lược quốc phòng của chúng ta phải làm rõ hai điều sau:
Tập Cận Bình vẫn coi Kim Jong Un như một chư hầu. Khi họ Kim gửi quân sang giúp Vladimir Putin đánh quân Ukraine, chắc đã được Tập ưng thuận. Vì Tập cũng không muốn Putin thất bại.
Quân Ukraine đã đánh thẳng sang Nga, chiếm một vùng tỉnh Kursk, Putin không muốn rút quân từ Ukraine về chống đỡ, Kim Jong Un bèn giúp một tay.
Tuy bị ràng buộc mật thiết với Trung Cộng, Kim Jong Un tỏ ra đang ngả về phía Nga. Lần cuối cùng Kim Jong Un gặp Tập Cận Bình là từ năm 2019; nhưng trong năm 2023 Kim Jong Un đã gặp Putin hai lần. Trong dịp lễ hội kỷ niệm 75 năm chế độ cộng sản chiếm được chính quyền ở Trung Quốc, Kim Jong Un chỉ gửi một bản văn chúc mừng khô khan; nhưng nhân ngày sinh nhật Putin, Kim Jong Un đã gọi ông ta là “đồng chí thân yêu nhất!” theo Colin Demarest, trên mạng Axios.
Là "mạ thủ". Danh từ này xuất phát từ thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc Chí bên Tàu.
Một cách đơn giản, mạ thủ là những kẻ chửi mướn. Họ chỉ có một việc đơn giản là chửi bới và nhục mạ đối phương của người mướn họ.
Thời Hán Sở tranh hùng, nhà cầm quyền huy động những người có lá phổi lớn, tiếng nói vang, và có cách chửi độc địa để làm "mạ thủ". Họ có khi trong tư thế trần truồng, xông lên phía trước, sát cổng thành của đối phương, và phun ra những lời chửi bới tục tĩu và dơ bẩn nhứt nhắm vào đối phương. Mục đích là hạ nhục và khiêu khích bằng cách thóa mạ ông bà tổ tiên của đối phương, sao cho họ mở cửa thành để lính xông vào.
Lúc 13 giờ 50 ngày 06-11 (theo giờ Việt Nam), Đài Fox News (Mỹ) dự đoán ông Trump sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Ông Trump giành được 277 phiếu đại cử tri sau khi thắng thêm tại nhiều bang chiến trường như Pennsylvania, vượt ngưỡng 270 phiếu cần thiết để đắc cử tổng thống. Trong khi đó bà Harris mới đang giành được 226 phiếu.
Xin chia buồn cùng người đẹp Kamala Harris, em mới 60 tròn giáp, lần sau nghen, đâu có muộn chi!
Trong vài ngày nữa thế giới sẽ biết ai là Tổng thống Mỹ cho bốn năm tới. Cho tới bây giờ, các cuộc thăm dò chưa cho thấy “mèo nào cắn mỉu nào”, nghĩa là chưa cho người ta biết được ai có xác suất thắng cử cao hơn, Trump hay Harris.
Chắc chắn người viết bài này có cảm tình hơn với một người, nhưng bài được viết trong tâm trạng bình thản đón nhận kết quả.
Là công dân quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ, tác giả hiểu rằng có thể có sự khác biệt chính sách ngoại giao và cách thực thi các chính sách đó giữa hai vị Trump hay Harris.
Trưa, tôi đang ngồi ăn trưa ở một nơi xa lắm, nước ngoài, thì tức thì nhận được một tin nhắn có vẻ thảng thốt. Cô cháu gái của tôi nhắn gấp một tin nóng:
- Cháu vừa nhận được quyết định nghỉ việc, 70% nhân viên cty nghỉ việc đồng lọat dì ơi.
Hả... Tôi hơi rùng mình, hỏi ngay:
- Các nhân viên cũng bị nghỉ việc có phải cùng bộ phận thương mại như cháu hay sao ?
Trung Quốc vừa trả lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện các tàu hải cảnh nước này đã tấn công tàu cá ngư dân Việt ở gần Hoàng Sa, đánh đập, bắt cóc, giam thuyền và người.
Theo đó, Trung Quốc nói rất trịch thượng là "Việt Nam cần giáo dục ngư dân của mình không xâm phạm vùng biển của nước khác".
Trước đó Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã "giao thiệp nghiêm khắc" với tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội về sự kiện này. Và câu trả lời này của phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, rõ ràng cũng là một cách "giao thiệp nghiêm khắc", không ngần ngại đáp trả công khai với Việt Nam, ngoài ra còn thể hiện thái độ anh cả trong tuyên bố.
Sau Ấn Độ, Brazil đã thông báo quyết định không tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Thông báo được đưa ra bởi cố vấn đặc biệt của Tổng thống Brazil về các vấn đề quốc tế Celso Amorim hôm 28/10.
Quan chức Bộ Kế hoạch và Ngoại giao Brazil trước đó đã kịch liệt phản đối ý tưởng này. Và chỉ ra việc tham gia dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Trung Quốc không chỉ không mang lại bất kỳ lợi ích thiết thực nào cho Brazil trong ngắn hạn, mà về dài hạn còn là nguy cơ, có thể gây khó khăn cho mối quan hệ với chính quyền Mỹ trong tương lai nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử.
Ngày 26/10, trên trang cá nhân này, tôi viết bài "Lời ai điếu cho thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam’’, đưa tin thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thừa nhận: "Mạng TMĐT Temu đã vào Việt Nam không xin phép, bán hàng với giá rẻ không ngờ được"!
Từ đó, tôi đề nghị xem lại năng lực tiên liệu và ứng phó của Bộ Công Thương đối với 14 mạng TMĐT đổ bộ vào Việt Nam nhấn chìm hàng hóa trong nước ra sao, khi mà Bộ Công Thương có đủ các cục, vụ, thương vụ, ủy ban cạnh tranh quốc gia để bảo vệ hàng hóa trong nước?
Đồng thời, tôi cũng đặt vấn đề, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng hứa với Quốc hội: Năm 2020: 90 triệu người sẽ dùng mạng xã hội Việt Nam và mạng TMĐT của Việt Nam đã sẵn sàng để bà còn ship nải chuối, buồng cau! Từ đó, tôi kết luận "Thôi đành khóc cho phần số hẩm hiu hiu của hàng Việt Nam chất đống cao".
Hoa Kỳ là đồng minh không chính thức có thực lực quân sự mạnh nhất của Đài Loan, và luật pháp của nước này cũng ràng buộc Hoa Kỳ phải cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ.
Ngày 1 tháng 1 năm 1979, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đại lục thiết lập quan hệ ngoại giao, từ đó giữa Hoa Kỳ và Đài Loan không tồn tại quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, Hoa Kỳ thông qua "Luật Quan hệ Đài Loan", thiết lập "Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan" để duy trì quan hệ phi chính thức với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, bao gồm chính sách "bảo vệ bạn hàng".
Số vũ khí trị giá 2 tỉ đô la bán cho Đài Loan, bao gồm lần đầu tiên hệ thống phòng thủ phi tiễn đất đối không tiên tiến nhất NASAMS được chuyển giao cho hòn đảo tự trị này, đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Jamie Dimon, MBA từ đại học Harvard, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) công ty tài chánh và ngân hàng lớn nhất thế giới JPMorgan Chase là người được cho có triển vọng trở thành Bộ trưởng Tài Chánh dưới thời tổng thống Mỹ 2024-2028, dù là cựu Tổng thống (TT) Donald Trump hay Phó Tổng thống Kamala Harris.
Mặc dù là nhà tài chánh nổi tiếng thế giới, quan tâm trước mắt của Tổng Giám Đốc Jamie Dimon hiện nay là Thế chiến Thứ Ba.
Thứ Năm tuần trước, 24 tháng 10, 2024, tại hội nghị hàng năm của Viện Tài Chánh Quốc Tế, Jamie Dimon cho rằng các đối thủ của Mỹ trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn, đang tìm cách tháo dỡ hệ thống kinh tế tài chính của Mỹ và Tây Phương đã được thiết lập từ sau Thế chiến Thứ Hai. Ông cảnh cáo “Thế chiến Thứ Ba đã bắt đầu” và “chúng ta đang phải đối phó với nhiều mặt trận được phối hợp bởi nhiều quốc gia”.
Nói gì thì nói, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thật khủng khiếp.
Một trong những nhà bán lẻ của nó là Temu vừa được phép hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Chỉ trong thời gian rất ngắn, nó làm mưa làm gió, đánh bạt cả những "ông lớn" vốn đã thống trị xứ này như Lazada, Shopee. Không phải bởi nó mưu mẹo mánh lới gì, mà là giá rẻ, có khi chỉ bằng 1/5, 1/10 mấy ông lớn kia.
Một cuộc xâm lăng về kinh tế, quyền lực mềm. Tất nhiên người tiêu dùng Việt được lợi, nhưng nền kinh tế bản xứ sẽ lụn bại.
Hôm rày, tôi định viết bài "Vắng hàng Việt Nam trong các chợ Việt tại Úc" (Footscray, Inala), trong khi đó chợ Campuchia ở Úc có nhiều hàng Miên! Hôm nay, các báo Việt Nam đồng viết bài: "Temu đại náo (thao túng) thị trường Việt Nam khi chưa có phép".
Riêng, Tạp chí Công thương "kể công" cho bộ cùng tên bằng tựa "Sau phản ảnh, Temu xin cấp phép hoạt động ở Việt Nam". Ý nói: Chiều 23/10, trong cuộc họp báo thường kỳ, thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết "Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam, và Bộ giao cho Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS) và Tổng cục Quản lý Thị trường đánh giá tác động của Temu". Chỉ nửa ngày sau (24/10), Temu vội vàng đăng ký với Bộ!
Tôi xin viết lời ai điếu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng "ma-de in Vietnam". Xin coi lại năng lực 'tiên liệu và ứng phó của Bộ Công Thương với "cơn sóng thần thương mại điện tử" nhấn chìm hàng hóa trong nước như thế nào?'
1. Hôm rồi trên đường về nhà, con đường đông đúc đúng giờ tan tầm. Chợt để ý thấy có tiếng rên như của cháu bé nào đó, nó cứ rền rĩ ra trong khi môi trường xung quanh thật là ồn ào, gây tò mò kinh khủng.
Mãi đến một chỗ xe cộ dồn hết cả lại tôi mới nhận ra, tiếng rên phát ra từ một chiếc xe tay ga 50cc do hai cháu gái học sinh đang đi. Chiếc xe còn khá mới, và chắc chắn là một sản phẩm của Trung Quốc.
Tiếng rên này phát ra từ một hệ bánh răng phía sau pulley thứ cấp (driven pulley – trong hình) tiếng Anh gọi là “gear train.” Tùy từng xe thiết kế có thể khác nhau đôi chút, nhưng về cơ bản thì giống nhau. Hầu hết các xe scooter phổ thông đều thiết kế hệ bánh răng này là răng thẳng, do yêu cầu giảm giá thành sản phẩm, nhưng điều đó sẽ dẫn đến tiếng kêu rền rĩ.
Ông Tô Lâm phát biểu trong phiên họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV có đoạn nói về "điểm nghẽn" và "thể chế". Nguyên văn:
"Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn"...
Tôi thấy nhiều người hiểu sai nội hàm của từ "thể chế". Vì vậy có những suy diễn khá xa so với những gì ông Tô Lâm muốn nói. Thể chế ở đây là "institution", hoàn toàn khác biệt với "chế độ".
Mao Trạch Đông từng được coi là « Bạo chúa đỏ ». Ông ta chỉ dùng chủ nghĩa Marx-Lenin như một bức bình phong để bảo vệ quyền lực. Ông ta chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa Marx và cũng chẳng hề muốn áp dụng nó ở Trung Quốc. Ông ta chỉ biết và chỉ muốn cai trị xứ sở như các hoàng đế tiền bối. Ngay cả Stalin phải coi Mao là « củ cải đỏ » (đỏ vỏ trắng lòng).
Mao chẳng coi sinh mạng con người là gì và đã gây ra hàng chục triệu cái chết qua các chiến dịch « Đại nhảy vọt » và « Cách mạng Văn hóa ». Về mức độ tàn bạo, có thể xếp Mao ngang hàng với Hitler và Stalin.
Vì vậy nhân loại cần phải cẩn thận với những gì đang xảy ra. Tập đang trên con đường trở thành « Bạo chúa đỏ » thứ hai ở Trung Quốc. Khi đó sự tàn phá của ông ta sẽ khác xa Mao. Thời Mao thì Trung Quốc đang ngập trong đói nghèo, phải ngửa tay xin ăn khắp nơi, nội bộ thì tanh bành vì đấu tranh phe phái.
Trung Quốc của Tập hiện đã leo lên vị trí siêu cường kinh tế thứ hai và đang phấn đấu đến năm 2050 chiếm ngôi cường quốc quân sự hàng đầu. Những gì hoàng đế Mao đã gieo rắc ở Trung Quốc sẽ có nguy cơ xảy ra trên thế giới, ít ra thì cũng trên vài khu vực. Giờ đây thông qua các liên minh mới như BRICS hay khối Thượng Hải, Tập đang tạo ra một trật tự thế giới mới theo cách nghĩ của mình.
Ngoài tiền tuyến Ukraine, một cuộc chiến tranh toàn cầu chưa được tuyên bố đang diễn ra khi mạng lưới đại diện rộng lớn của Trung Quốc kích động xung đột trên toàn thế giới để làm suy yếu Hoa Kỳ.
Liên minh Nga-Trung Quốc-Triều Tiên-Iran đang phát triển trao đổi vũ khí, công nghệ, tiền bạc, nhân lực và đưa công nghệ chết người vào tay các quốc gia bất hảo.
Chuyên gia quốc phòng Ukraine, Mykhailo Samus cho biết Ukraine là chìa khóa để phá vỡ "trục ma quỷ" đang nổi lên này. Nếu Ukraine sụp đổ, cuộc chiến không tuyên bố này có thể leo thang ngoài tầm kiểm soát một cách nguy hiểm.
Mỗi năm Cộng sản Trung Quốc thường kỷ niệm ngày 1 tháng 10 bằng những cuộc diễn binh rầm rộ. Năm nay họ chỉ biểu diễn một lễ chào cờ trước Thiên An Môn.
Trong bữa đại yến trước ngày “quốc khánh” Chủ tịch Tập Cận Bình còn báo động: “Con đường trước mặt sẽ không dễ dàng, sẽ rất nhiều khó khăn, chướng ngại, và chúng ta sẽ phải đối phó với những thử thách lớn như (con thuyền) trước sơn gió mạnh, sóng lớn, kể cả giông bão.” Ông kêu gọi toàn dân phải “cảnh giác…, định kế hoạch đối phó, hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, vào quân đội, và nhân dân …”
Theo tin AP, hệ thống tuyên truyền của Trung Cộng vẫn tiếp tục thông báo các tin tức kinh tế phấn khởi mà không nhắc đến những khó khăn như dân chúng bớt tiêu tiền gây mối lo giảm phát, kinh tế trì trệ ảnh hưởng xấu ngay tới ngành xuất cảng; trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gắt gao với các nước khác cũng đua nhau xuất cảng.
Mấy hôm nay bệnh, không ra khỏi nhà, ti vi Pháp mở lên thì chỉ thấy chiến tranh Ukraine, bắn nhau ở Gaza nên cũng nản, xem thử phim Việt Nam ra sao ?
Buồn quá nên "zap" tới "zap" lui mấy video trên YouTube mà không biết nên xem cái gì. Tình cờ thấy một phim nhiều tập của đài truyền hình Vĩnh Long. Tôi rất ít khi xem phim Việt Nam, nhưng hôm nay tò mò bấm thử vào xem ra sao?
Phim này có tựa đề cũng rất lạ: "Con dâu mâm dưới"!
Ngày Quốc Khánh Đài Loan (The Republic of China) là ngày 10 tháng 10, còn được gọi là ngày Song Thập, đánh dấu cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra tại Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ngày cách mạng bùng nổ, Tôn Trung Sơn, tức Tôn Dật Tiên hay Tôn Văn, không có mặt. Ông đang ở Hoa Kỳ để kêu gọi Hoa kiều ủng hộ cuộc vận động cách mạng lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh. Tôn Trung Sơn về nước tháng 12 và được bầu làm tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc.
Dựa theo cách lý luận “năm hình thái” trong duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, Trung Cộng công nhân ngày cách mạng mang tính tư sản này nhưng không tổ chức rình rang. Trước đó, Lênin công nhận cách mạng tư sản Nga 1905 và sau đó tương tự cộng sản Việt Nam cũng dựa theo lý luận Mác để công nhận cuộc khởi nghĩa Yên Bái, 1930, có khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.