Nhân
Giáo hội Công giáo chuẩn bị cho Năm 2025- kỷ niệm Năm Thánh, Vatican vừa tiết
lộ biểu trưng chính thức của mình cho sự kiện này. Tên của biểu trưng này là
Luce, có nghĩa là “ánh sáng” trong tiếng Latinh.
Người
ta bắt gặp sự quen thuộc và dễ thương của hình ảnh nhân vật biểu trưng này,
ngay từ lúc nó được giới thiệu.
Tuy
vậy, cũng có nhiều tranh cãi xung quanh nhân vật nhỏ bé với vẻ ngoài lấy cảm
hứng từ vũ trụ manga này. Trong khi một số người rất thích thú, coi đó là một
biểu tượng hiện đại, phù hợp với thế hệ trẻ, thì những người khác lại cho rằng
đây là một biểu tượng được coi là khác xa với truyền thống Cơ đốc giáo.
Sự kiện giáo hoàng Phanxico kêu gọi Ukraina
can đảm “giương cờ trắng”, đang được diễn
giải theo nhiều cách khác nhau.
Những người thân Nga thì hoan nghênh và
coi đề nghị của Giáo hoàng là đúng đắn, sáng suốt. Trong khi đó, đang có cả một
làn sóng phẫn nộ hướng về Vatican, cho rằng Giáo hoàng “hồ đồ”, thiếu thực tế.
Tòa Thánh đã chính thức lên tiếng thanh
minh rằng, ý của Giáo hoàng bị hiểu sai. Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, thì Giáo
hoàng chỉ mượn hình ảnh “cờ trắng” (vốn của người hỏi) để kêu gọi cả hai bên
dũng cảm ngồi xuống đàm phán, chứ không hàm ý "đầu hàng”.
Kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm phát, và
Country Garden, từng là công ty bất động sản lớn nhất nước, có nguy cơ vỡ nợ.
Bóng ma u ám của kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc mật thiết với kinh tế
Trung Quốc. Rủi ro của thị trường bất động sản cũng sẽ tương tự, độ trễ vài
năm.
Từ đợt dịch mình đã dự báo việc chống dịch
cực đoan sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế. Tây nó không cực đoan thì kinh tế
sẽ chóng phục hồi hơn, chống dịch kiểu Việt Nam và Trung Quốc sẽ dẫn tới giảm
phát. Chắc mọi người còn nhớ status Tương lai kinh tế hậu Covid mình viết
hồi mới chớm dịch.
Hôm
05.01, cộng đồng Thiên chúa giáo thế giới nói chung, và Tòa thánh Vatican (đất
nước của Chúa) nói riêng, tổ chức tang lễ cho đức cựu Giáo hoàng Benedict 16.
Tang lễ trọng thể, người từ khắp nơi trên thế giới đến viếng ngài.
Giáo
hoàng là đấng bậc như thế nào, quyền năng thế nào, được cả tỉ giáo dân trên địa
cầu kính trọng thế nào, có nhẽ không cần phải giải thích gì thêm.
Nhưng
hãy nhìn chiếc quan tài dành cho ngài, thực giản dị, chỉ là gỗ bình thường,
không kiểu cách, không trang trí, chẳng chạm trổ cầu kỳ. Đó là chiếc áo quan
của mọi người dân bình thường. Nó cũng chỉ được đặt trên chiếc cáng đơn giản có
mấy người khiêng, không cần xe này xe nọ.
Một
thánh lễ an tángvới 100 Hồng y, 420
giám mục, gần 4.000 linh mục đồng tế và khoảng50.000tín hữu tham dự... Tưởng
là long trọng, nhưng lạithiếu quá nhiều
thứ.
-
Đầu thánh lễ lại đi ê a lần hạt Mân côi. Ở Tây mà chẳng có lấy một đội kèn Tây
nào tấu nhạc cho long trời lở đất. Thật buồn tẻ!
-
Đức Giáo hoàng Francis mở đầu thánh lễ quá đơn giản, y hệt mấy thánh lễ ngày
thường ở các xứ đạo: Làm dấu thánh giá, sám hối, Kinh thương xót... Không có
bài mở lễ hoành tráng của vị chủ tế như thường thấy ở Việt Nam.
Nhiều nhà quan sát lo ngại về tình trạng sức khỏe của người đứng đầu
Giáo hội Công giáo. Bị đau đầu gối, vị giáo hoàng người Achentina lần
đầu tiên xuất hiện trước công chúng trong chiếc xe lăn vào đầu tháng
Năm.
Mới đây, ngài có quyết định bất ngờ là triệu tập hội nghị
Hồng y vào ngày 27/08 để bổ nhiệm các tân Hồng y, trong đó có một số đủ
tư cách để bầu ra vị Giáo hoàng kế nhiệm trong Mật nghị Hồng y kỳ tới.
Ông Robert Mickens, tổng biên tập mảng tiếng Anh của nhật báo Công giáo
La Croix, nhận xét việc tổ chức hội nghị trước ba tháng là điều bất
thường.
« Từ hơn
hai năm qua, chức giám mục Hồng Kông đã bị bỏ trống. Việc phong giám mục
cho cha Chu Thủ Nhân diễn ra sau một thời gian dài Vatican chơi trò
thăng bằng. Việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát Hồng Kông và sự xích gần
lại giữa Trung Quốc và Tòa Thánh gần đây có ảnh hưởng lên việc bổ nhiệm
này, nhưng vị tu sĩ Dòng Tên chừng như là ứng viên của một sự thỏa hiệp.
Các linh mục đồng tế trong thánh lễ ở Giáo xứ Việt
Nam tại Paris, kỷ niệm 30 năm phong thánh cho 117 thánh tử đạo Việt
Nam, ngày 17/11/2018. Ảnh François Nguyễn Ngọc Huy
Lần đầu tiên những bài thánh ca bằng tiếng
Việt được xướng lên tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, trước 30.000
người dự thánh lễ trong đó có trên 8.000 giáo dân Việt Nam đến từ nhiều
nước trên thế giới. Đó là ngày 19 tháng Sáu năm 1988, cách đây đúng 30
năm, ngày 117 vị Chân phước tử đạo Việt Nam được Giáo hội Công giáo La
Mã phong thánh. Đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử 2.000 năm
của Giáo hội.
Trong số 117 thánh tử đạo Việt Nam, có
11 vị gốc Tây Ban Nha là giám mục và linh mục dòng Đa Minh ; 10 vị gốc
Pháp là giám mục và linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris ; 96 thánh tử đạo
người Việt gồm 37 linh mục và 59 giáo dân. Các vị này đã bị sát hại
trong khoảng thời gian từ 1745 đến 1862, vào thời chúa Trịnh Doanh,
Trịnh Sâm, đời vua Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ; nhiều nhất
là dưới thời Minh Mạng và Tự Đức.
Trả lời RFI Việt ngữ, Đức ông
Giuse Mai Đức Vinh, nguyên giám đốc giáo xứ Việt Nam tại Paris cho biết
Vatican chưa bao giờ có việc phong một lần 117 vị thánh như vậy. Ở Đại
Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào có phong thánh tập thể nhưng số lượng ít
hơn. Ngày xưa giáo hội La Mã cũng từng bị bách hại một thời gian rất
dài, nhưng số tuyên phong tập thể có danh tính đàng hoàng vẫn không bằng Giáo Hội Việt Nam.
Đức giáo hoàng Phanxicô, lãnh đạo Vatican, 12/09/2018.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay
13/09/2018 nhận định một thỏa thuận lịch sử giữa Bắc Kinh và Vatican
sắp được ký kết, đồng thời tin tưởng là Đài Bắc vẫn giữ được đồng minh
ngoại giao duy nhất tại châu Âu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Andrew Lee cho biết đã có được những thông tin « từ nhiều nguồn », theo đó một thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về « các vấn đề tôn giáo » sẽ được ký kết trong khoảng tháng Chín hay tháng Mười.
Đức giáo hoàng Phanxico (T) tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Vatican, ngày 26/06/2018.
Sáng nay 26/06/2018 tổng thống
Pháp Emmanuel Macron lần đầu tiên được Đức giáo hoàng Phanxicô tiếp tại
Vatican trong gần một tiếng đồng hồ.
Sau
đó ông Macron trao đổi với quốc vụ khanh Vatican, hồng y Parolin và
ngoại trưởng Paul Gallagher. Tuy nhiên trước đó, ngày làm việc của tổng
thống Macron lại bắt đầu tại đại sứ quán Pháp ở Roma, gặp gỡ cộng đồng
Sant’ Egidio vốn rất tích cực trong vấn đề nhập cư. Đây cũng là chủ đề
không thể tránh khỏi trong cuộc hội đàm với Đức giáo hoàng.
Từ Vatican, thông tín viên Eric Sénanque gởi về bài tường trình :
« Đức giáo hoàng Phanxicô đóng vai trò như thế
nào trước Donald Trump, Erdogan, Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Emmanuel
Macron… » . Đó là chủ đề của tuần báo Le Point kỳ này. Tờ báo
đặt vấn đề, ảnh hưởng của người đứng đầu giáo hội Công giáo không ngừng
tăng lên, trước các nhà lãnh đạo cá tính, phải chăng ngài đang trở
thành lãnh tụ của thế giới tự do ?
« Tôi sẽ nhớ những gì ngài nói ! ».
Khi rời văn phòng Vatican hôm 24/05/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã
quay trở lại, nói nhỏ vào tai Đức giáo hoàng Phanxicô như thế - theo
lời kể của Hồng y Jean-Louis Tauran. « Đức giáo hoàng để lại dấu ấn nơi tất cả các vị khách, thế nên ai cũng muốn gặp ngài ».
Cảnh rước lễ tại một nhà thờ bí mật dưới hầm ngầm ở Hà Bắc. Ảnh Kevin Frayer/Getty Images
Le Figaro có bài phóng sự « Tại Phúc Kiến, các tín đồ trung thành với Roma phải trốn tránh để cầu nguyện ».
Trong lúc Bắc Kinh và Vatican đang xích gần lại với nhau, những người
Công giáo lâu nay từ chối quy phục đảng Cộng Sản lo ngại phải hành đạo
theo Giáo hội « chính thức » dưới sự điều khiển của Nhà nước Trung Quốc.
Đặc phái viên Le Figaro
ở Lạc Giang (Luojiang) cho biết bốn thế kỷ qua, từ khi các sư huynh
dòng Đa Minh đến vùng Mân Đông ở phía bắc tỉnh Phúc Kiến, Công giáo đã
bám rễ tại khu vực ngư nghiệp này. Các nhà truyền giáo bị cấm đoán trong
hơn 100 năm vào triều đại nhà Thanh, cho đến khi phương Tây chiến thắng
trong cuộc chiến tranh nha phiến thế kỷ 19. Sau đó cộng đồng Công giáo
tiếp tục bị bách hại dưới thời Mao Trạch Đông, đặc biệt trong giai đoạn
Cách mạng Văn hóa.
Đức giáo hoàng Phanxicô đọc thông điệp Urbi Orbi nhân lễ Phục Sinh, Vatican, ngày 01/04/2018.
Đức giáo hoàng Phanxicô hôm nay 01/04/2018 tại Vatican đã kêu gọi chấm dứt « chiến tranh hủy diệt » ở Syria, và « hòa giải trên vùng đất thánh »,
cổ vũ đối thoại trên bán đảo Triều Tiên. Thông điệp lễ Phục Sinh của
ngài được đưa ra trước khi làm thủ tục ban phép lành cho thành phố Roma
và toàn thế giới (Urbi et Orbi).
Trước
hàng chục ngàn tín đồ tại khu vực quảng trường Thánh Phêrô được giữ an
ninh cao độ, người đứng đầu giáo hội Công giáo nêu ra «cuộc chiến tranh bất tận » ở Syria đã làm trên 350.000 người chết và hàng triệu người phải di tản. Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ hy vọng « ánh sáng từ Chúa Giêsu phục sinh soi rọi lương tâm các lãnh đạo chính trị và quân sự, để cuộc thảm sát nhanh chóng kết thúc ».
Đức giáo hoàng Phanxicô và bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw ngày 28/11/2017.
Hôm nay, 28/11/2017, tại Naypyidaw, Đức giáo hoàng Phanxicô tuyên bố tương lai của Miến Điện thông qua nền hòa bình, dựa trên « sự tôn trọng mọi nhóm sắc tộc thiểu số », hàm ý nói đến người Rohingya tuy ngài không nêu tên.
Trong
bài phát biểu trước chính quyền dân sự Miến Điện và các nhà ngoại giao,
Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tôn trọng tư pháp và nhân quyền. Ngài
hoan nghênh « những nỗ lực của chính phủ », trong đó có giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, trong việc khởi động tiến trình đối thoại với nhiều sắc tộc khác nhau, để «
cố gắng chấm dứt bạo động, tạo dựng lòng tin và bảo đảm tôn trọng quyền
lợi của tất cả những ai coi mảnh đất này là ngôi nhà của mình ».
Đức giáo hoàng Phanxicô và các trẻ em Miến Điện tại phi trường quốc tế Răngun, ngày 27/11/2017.
Chuyến tông du Miến Điện của Đức giáo hoàng Phanxicô được hầu hết các báo Paris hôm nay 27/11/2017 quan tâm. Trong bài « Chuyến đi gian truân của Đức giáo hoàng đến Miến Điện và Bangladesh », Le Figaro nhận định đây là sự kiện ngoại giao hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Rohingya.
Còn
không đầy một tháng nữa là đến sinh nhật 81 tuổi, người đứng đầu Giáo
hội Công giáo, trung thành với truyền thống Dòng Tên, tối qua đã lên
đường sang châu Á. Ngài thăm Miến Điện, đất nước mà từ trước đến nay
chưa hề có Giáo hoàng nào đặt chân đến, và sau đó là Bangladesh. Bối
cảnh căng thẳng giữa Miến Điện Phật giáo và Bangladesh Hồi giáo sẽ đè
nặng lên chuyến đi, bên cạnh đó là hồ sơ Rohingya.
Đức giáo hoàng Phanxicô được tiếp đón tại đền thờ
Đức Mẹ Fatima bởi đông đảo tín đồ đầy xúc động, đến cùng cầu nguyện với
ngài, một trăm năm sau khi ba trẻ mục đồng trông thấy Thánh Mẫu Đồng
Trinh Maria hiện ra. Hôm nay 13/05/2017, ngày thứ hai của chuyến tông
du Fatima, Đức giáo hoàng chủ tế buổi lễ trước khoảng nửa triệu người, và
phong thánh cho hai trẻ chăn cừu.
AFP
ghi nhận nhiều người hành hương đã phải ngủ đêm ngoài trời. Số khác đã
đổ đến từ sáng sớm, mang theo những chiếc ghế xếp hoặc những lá cờ của
nước mình : Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Chilê, Nam Phi…
Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Vatican ngày 23/11/2016.
(AFP 23/11/2016)Đức Giáo hoàng Phanxicô ôm nay 23/11/2016 đã tiếp
chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Vatican. Theo thông cáo của Tòa Thánh, đây
là bước mới xích gần lại với nhau giữa hai Nhà nước.
Thông
cáo cho biết trong cuộc hội đàm hữu nghị kéo dài khoảng mười lăm phút, hai bên
đã nêu ra mối quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa Tòa Thánh và Việt nam, được tăng
cường bởi tinh thần đối thoại. Hai Nhà nước cũng thường xuyên tìm kiếm các công
cụ giúp cho mối quan hệ này tiến triển tốt đẹp hơn. Tuy nhiên không thấy
Vatican đề cập đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tổng thống Venezuela Maduro và cựu thủ tướng Tây Ban Nha Zapatero (thứ 2 từ trái) và cựu tổng thống CH Dominica Fernandez (phải) tại Caracas, 21/07/2016.
Chính phủ Venezuela đã chấp nhận Vatican tham gia
hòa giải để đối thoại với phe đối lập. Tổng thư ký Liên hiệp các quốc
gia Nam Mỹ (UNASUR), ông Ernesto Samper ngày 21/07/2016 thông báo như
trên.
Theo ông Samper, người ủng
hộ đối thoại giữa chính phủ của ông Nicolas Maduro và đảng trung hữu
MUD (Bàn tròn vì đoàn kết dân chủ), thì đây là một « tin vui », có thể làm phong phú thêm tiến trình tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế hiện nay ở Venezuela.
Kể từ hôm nay 04/07/2016, phiên tòa Vatileaks -xét
xử hành vi tiết lộ thông tin - sẽ diễn ra trong ba ngày với việc đọc
cáo trạng và biện hộ. Chưa có thông tin về thời điểm ra phán quyết. Vụ
kiện gây bối rối cho Tòa Thánh bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái, từ việc
tiết lộ tài liệu mật về một vụ thâm lạm công quỹ.
Vụ
này bắt đầu với việc bắt giữ giám mục Angel Vallejo Balda người Tây Ban
Nha, thư ký cơ quan tài chính của Vatican – một tổ chức gây tranh cãi
vì những bí mật bao quanh, các phương tiện tài chính và ảnh hưởng chính
trị. Vị giám mục Tây Ban Nha bị nghi ngờ là đã chuyển cho hai nhà báo
các tài liệu mật về vấn đề tài chính của Vatican.