Affichage des articles dont le libellé est Thời sự và suy ngẫm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thời sự và suy ngẫm. Afficher tous les articles

mercredi 20 août 2014

Sát hại nhà báo Mỹ James Foley: Tận cùng tội ác


Phóng viên tự do James Foley tại Syria năm 2012.
Một lần nữa, thế giới lại rùng mình kinh tởm, khi quân Nhà nước Hồi giáo tung ra đoạn video cảnh phóng viên Mỹ James Foley bị chặt đầu ngày 19/08/2014. Xin miễn tả lại ở đây hành động phi nhân tính này, cũng như xin miễn đưa link bản chính không bị cắt xén, vì vượt quá sức chịu đựng của con người.

Còn phải nói thêm gì nữa không, hay là lời kể của những người tị nạn cũng đã đủ để hình dung: trẻ con bị chặt đầu, phụ nữ bị mổ bụng, các thiếu nữ đẹp bị bán đi như súc vật với cái giá từ 15 đến 25 đô la mỗi cô. Như lời cựu chủ tịch Phóng viên Không biên giới: “Nhà nước Hồi giáo là Trung cổ cộng với truyền thông” – những hành động như trong đêm trường Trung cổ, nhưng được tuyên truyền với những phương tiện của thế kỷ 21.

jeudi 2 août 2012

Trung Quốc : Khi bí thư thành ủy bị người biểu tình lột áo

Công an và người biểu tình đối đầu (Vui lòng bấm vào ảnh để phóng to)

Biển người tràn ngập trụ sở cơ quan hành chính, lật xe công an, quăng hồ sơ giấy tờ ra sân, lột áo bí thư thành ủy…Đó là sự kiện đã xảy ra hôm 28/07/2012 tại thành phố Khải Đông (Qidong) thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Nguyên nhân ? Người dân biểu tình để phản đối một dự án xây dựng đường ống dẫn nước thải từ một nhà máy giấy, đổ ra cảng biển của họ (đọc tại đây).


Link video: http://www.youtube.com/watch?v=870xoyoViBk

Sân ủy ban đen nghịt người biểu tình
Phong trào Nimby (viết tắt của Not In My Back Yard, tạm dịch : Không ở cạnh tôi) gần đây được biết đến với những hoạt động của người dân nhằm phản đối các dự án được xem là có hại cho môi trường hoặc dân cư xung quanh. Đó thường là các dự án xây dựng những công trình lớn, nhà máy hóa chất, bãi xử lý rác thải, ăng-ten truyền tín hiệu điện thoại di động, nhà tù, căn cứ quân sự…hoặc các quy hoạch đường sắt, phi cảng lớn. 
Lực lượng an ninh đông đảo, nhưng người biểu tình còn đông hơn.

Xe công an bị người biểu tình lật ngửa
Nhưng các cuộc biểu tình Nimby tại Trung Quốc có khi mang tính bạo động, và có khả năng chiến thắng ! Đó cũng là trường hợp của Khải Đông, cho dù nhà máy giấy trên đây ở cách thành phố này hàng trăm cây số.

Bí thư thành ủy Tôn Kiến Hoa bị lột áo...
Con số người tham gia biểu tình khó thể xác định được : 20, 50 hay 100 ngàn người. Nhưng rõ ràng là một rừng người, và lực lượng an ninh chắc chắn trở thành thiểu số. Các hình ảnh trên mạng cho thấy bí thư thành ủy Tôn Kiến Hoa (Sun Jianhua) đã bị người biểu tình lột mất áo. Họ lôi ông ra đường, định mặc cho ông này một chiếc áo thun đã chuẩn bị sẵn cho chiến dịch, nhưng sau đó ông bí thư đã được công an giải cứu.

...mất cả oai phong!
Mặc cho sự hiện diện đông đảo của công an, những người biểu tình đã tràn ngập trụ sở ủy ban thành phố. Họ lật ngửa năm chiếc xe công vụ, quẳng giấy tờ, hồ sơ ra sân, trưng bày các « chiếc lợi phẩm » là những chai rượu đắt tiền, những cây thuốc lá…mà các cán bộ thường ăn hối lộ của dân. Thậm chí trong ngăn kéo bàn làm việc của các vị « đầy tớ nhân dân » này, người ta còn tìm thấy cả…bao cao su !

Một trong các bao cao su tìm thấy tại văn phòng ủy ban thành phố Khải Đông
Các hình ảnh của vụ biểu tình quy mô trên đây nhanh chóng tràn ngập các mạng xã hội Trung Quốc, cho dù từ khóa « Khải Đông » sau đó đã bị kiểm duyệt. 
Trước trụ sở ủy ban Khải Đông...
...và trên các balcon đều dày đặc người.

Truyền hình địa phương đã loan đi thông báo của Phó thị trưởng Trương Kiến Tân  (Zhang Jianxin), nhấn mạnh là dự án đã bị ngưng để xem xét lại tác động đối với môi trường, và sẽ không được thực hiện nếu người dân không tán thành. Thông điệp này cũng được chạy trên bảng điện tử lớn nằm ở khu trung tâm, để thuyết phục người dân giải tán. Sau đó, chính quyền thành phố loan báo, dự án đã bị xếp xó vĩnh viễn.
Nhân dân đã thắng!

Poster kêu gọi người dân hãy tỉnh thức
Những poster đã được chuẩn bị chu đáo cho thấy vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm lớn của người dân Trung Quốc. Cho dù có thể hiện tượng khí hậu bị hâm nóng còn có vẻ xa vời, nhưng những vấn đề sát sườn như chất lượng không khí xuống cấp, thực phẩm ô nhiễm…nay đã trở nên cấp thiết.

Không môi trường, không có tương lai!
Sau đây là một số lời kêu gọi biểu tình :

Người dân các nước phát triển có quyền và có trách nhiệm bảo vệ môi trường và đại dương. Còn chúng ta, dân các nước đang phát triển cũng thế !
Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mao chủ tịch khuyên chúng ta hướng về phát triển công bằng, hiệu quả và bền vững. Đặng Tiểu Bình khuyên bám chặt vào phát triển lâu bền. Hồ Cẩm Đào khuyên nghiên cứu phát triển một cách khoa học. Nhưng còn các vị cán bộ địa phương, các vị chẳng học được gì từ những lời khuyên đó hay sao ?
Hãy phản kháng một cách văn minh, hợp lý. Hãy bảo vệ đại dương, bảo vệ gia đình chúng ta.

Một poster theo phong cách thủy mặc
Các nhà quan sát nhận định, những cuộc biểu tình như ở Khải Đông thường do giai cấp trung lưu mới nổi tiến hành. Những người dân Trung Quốc có mức sống được cải thiện nhiều trong thập kỷ vừa qua, không muốn các thành quả này bị phá hủy, không muốn sức khỏe con em mình bị đe dọa.

Lời bình : Trông người mà ngẫm đến ta. Biểu tình vì môi trường có vẻ… sang trọng quá, quý tộc quá, so với những người dân Việt bị mất đất, bị các công ty xả nước thải làm chết cá, chết cây trồng…mà không biết kêu vào đâu. Không có một lực lượng nào ngăn nổi đoàn biểu tình hừng hực khí thế « người đi như nước qua đê » trong thành phố Khải Đông, trong khi các « biểu tình viên » của ta có vẻ lẻ loi quá, cho dù vì một lý tưởng thiêng liêng : bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. « Bạn » khuyên ta đừng Tây hóa, thế thì nếu ta theo gương phong trào Nimby của « bạn » liệu có nên không nhỉ.

vendredi 8 juin 2012

«Nguyễn Xuân Diện» Tây ? Chuyện viễn tưởng!


(Thư Paris 1)

Anh à,

Trước hết, nhà nước bên Tây không rỗi việc để đi kiểm soát blog. Mà nếu có ai đó lập blog để đả kích nhà nước thì chắc ế ẩm lắm, chẳng ma nào vào đâu ! Đã có báo chí các loại và các nhà báo chuyên nghiệp làm công việc đó rồi, mà họ được đào tạo, và nói có sách mách có chứng hẳn hoi. Trừ phi anh lập blog để hướng dẫn cách chế tạo bom cho các vị kamikaze khủng bố thì lại khác.

Hồi đó khi ông Nicolas Sarkozy – nổi tiếng cứng rắn khi ông làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ - vừa đắc cử Tổng thống, tờ báo cánh tả Libération đăng ngay chân dung ông lên trang nhất và chạy tựa thật to : « Sarkozy ? Cóc sợ ! ». Thậm chí tuần báo Marianne số ra ngày 07/08/2010 còn vượt quá giới hạn bằng cách đăng ảnh đương kim Tổng thống với hàng tít "Tên côn đồ của nước Cộng hòa Pháp"!

jeudi 12 janvier 2012

Từ Ô Khảm nghĩ về Tiên Lãng

Dân làng Ô Khảm đang lắng nghe đại diện thành phố nói chuyện, ngày 21/12/2011.

(LND) Bài viết « Ô Khảm, biểu tượng mới của phản kháng tại Trung Quốc » của đặc phái viên báo Le Figaro, nhận định về tầm cỡ ảnh hưởng của cuộc nổi dậy Ô Khảm, Quảng Đông. Bị tịch thu đất đai, người dân đã đồng lòng nổi dậy chống lại các cán bộ địa phương tham nhũng.

Ô Khảm, biểu tượng mới của phản kháng tại Trung Quốc

« Cách đây vài hôm, khi các cựu quân nhân trong cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 phản đối lại số tiền trợ cấp quá tệ hại, họ đã kêu gọi đến « tinh thần Ô Khảm ». Khắp nơi trên mạng internet Trung Quốc, cho dù bị kiểm duyệt, tên của ngôi làng phản kháng nhỏ bé này lại được nêu ra, mỗi khi có đấu tranh chống lại bất công, hoặc để bảo vệ quyền lợi.

Tình hình đã trở nên hòa dịu tại Ô Khảm. Nhưng từ nay, ngôi làng nhỏ ở Quảng Đông đã trở thành biểu tượng đấu tranh của những người dân thấp cổ bé miệng chống lại áp bức. Dân làng nổi dậy chống đối việc chính quyền địa phương tịch thu đất đai bừa bãi và chỉ đền bù một cách chiếu lệ. Sự việc đã bùng nổ sau cái chết của một người biểu tình vào giữa tháng 12 - ông Tiết Kim Ba - lúc đang bị giam tại trụ sở công an, với lý do chính thức là « đau tim ». Dân chúng lên án công an đã đánh đập nạn nhân đến chết.

mardi 3 janvier 2012

Chiếc cà-vạt của ông Chirac và chính sách « ngoại giao hợp đồng » của Bắc Kinh

Tháng 2/2002 nhân chuyến viếng thăm Pháp của ông Giang Trạch Dân, Tổng thống Pháp lúc đó là Jacques Chirac đã hứa không đề cập đến vấn đề nhân quyền để tránh làm bẽ mặt Chủ tịch nước Trung Quốc. Tuy nhiên khi tiếp vị quốc khách, ông Chirac diện chiếc cà-vạt có in dòng chữ « Liberté, Egalité, Fraternité » (Tự do, Bình đẳng, Bác ái – biểu trưng của nước Pháp, có nguồn gốc từ cuộc cách mạng Pháp 1789).

Trong thời gian lưu lại Pháp, ông Giang Trạch Dân có đủ thời giờ để hỏi phiên dịch xem dòng chữ ấy có nghĩa là gì.

Trước hôm lên đường về Bắc Kinh, Giang Trạch Dân nói với ông Chirac :

« Thưa ngài Tổng thống, như ngài thấy đấy, chúng tôi đã đặt mua 24 chiếc máy bay Airbus. Lần sau đừng đeo chiếc cà-vạt này nữa, chúng tôi sẽ mua bốn chục chiếc ! ».

Khi kể lại câu chuyện trên đây, tác giả Roger Faligot trong cuốn sách « Les services secrets chinois de Mao aux JO » (Cơ quan tình báo Trung Quốc, từ thời Mao Trạch Đông cho đến Thế vận hội Bắc Kinh) ghi nhận, Trung Quốc sử dụng các hợp đồng lớn để « nhử » rất hiệu quả lãnh đạo các nước phương Tây. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn có những lá bài khác.

…Mùa xuân năm 2007, cuộc chạy đua vào điện Elysée đang sôi nổi, thì tại đại sứ quán Trung Quốc ở đại lộ George-V, thủ đô Paris cũng có những cuộc họp khẩn. Từ nhiều tháng trước, đại sứ đã nhận được lệnh phải theo dõi chặt cuộc song đấu giữa hai ứng cử viên Ségolène Royal và Nicolas Sarkozy. Bà Ségolène Royal, cũng như ứng viên cánh trung François Bayrou đều đã nói rõ quan điểm là sẽ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Họ chịu ảnh hưởng của ông Jack Lang, qua chuyến đi Trung Quốc ông đã đánh hơi thấy những khía cạnh không mấy lành mạnh của Olympic này.

Bầu cử Tổng thống Pháp vừa xong, hai chuyên gia tình báo của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris vẫn phải làm việc không ngơi nghỉ. Tân Tổng thống có thái độ thân hữu với Bắc Kinh như người tiền nhiệm hay không ? Có tin đồn là ông Nicolas Sarkozy ủng hộ Đài Loan độc lập ? Hồi đầu năm ông Sarkozy đã gặp gỡ một số nhà ly khai, qua trung gian của các nhà Trung Quốc học ở Paris ?

Và nhất là, việc ông Bernard Kouchner được giao chức Ngoại trưởng phải chăng là một dấu hiệu tiêu cực, đối với hồ sơ Tây Tạng, cũng như lệnh cấm vận vũ khí từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn ?

Tuy nhiên tại Bắc Kinh, có hai nhân vật chính đã giúp cho Hồ Cẩm Đào hiểu rằng, cho dù tân Tổng thống Pháp có nhiều điểm tương đồng với ông George Bush, vẫn có thể tin rằng một thời kỳ mới đã mở ra.

Người thứ nhất là Đới Bỉnh Quốc, Phó thủ tướng đồng thời là người đứng đầu nhóm lãnh đạo công tác Ngoại sự Trung ương, và nhóm An ninh Quốc gia của Trung ương Đảng. Ông ta luôn theo dõi rất chặt những cuộc thương lượng với tập đoàn EADS về việc mua máy bay Airbus, và biết rất rõ là có thể quyến rũ Tổng thống, bằng cách giúp vị nguyên thủ xênh xang về nước sau chuyến công du với một hợp đồng khổng lồ (Cho dù một phần của hợp đồng đó đã được hứa hẹn từ thời ông Chirac, có rất nhiều điều khoản phụ, và luôn không phải là cam kết đặt hàng chính thức).

Người thứ hai là Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, sau đó trở thành ủy viên chính thức Bộ Chính trị, đã có quen ông Sarkozy khi ông còn là Bộ trưởng Nội vụ Pháp. Tháng 7/2006, ông Chu Vĩnh Khang đã đến thăm Paris và đề nghị sẽ siết chặt đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố « trong khuôn khổ công tác chuẩn bị cho Thế vận hội 2008 », đồng thời trấn áp nạn nhập cư lậu.

Xưa nay vấn nạn người Trung Quốc nhập cư lậu vào Pháp vẫn là vấn đề hết sức nhức nhối đối với Paris. Theo tình báo Pháp, thì Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng lá bài nhập cư. Họ có thể làm ngơ cho luồng người nhập cư lậu tràn ngập, còn đối với các quốc gia được xem là « bạn bè » thì họ sẽ trấn áp để giảm bớt gánh nặng cho các nước này.

Kết quả là theo lời khuyên của các cố vấn, trái với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ George Bush, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy không tiếp Đạt Lai Lạt Ma. Ông công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, và đặc biệt là ông sẽ hiện diện trong buổi lễ khai mạc Olympic ngày 08/08/2008. Đổi lại, Trung Nam Hải cũng để cho ông nói lên một số bất đồng như là việc tái định giá đồng nhân dân tệ chẳng hạn, bla bla… Ông Sarkozy ra về với các hợp đồng đầy hứa hẹn cho Airbus và Areva trong tay.

Sau « ngoại giao bóng bàn », « ngoại giao gấu trúc »… «ngoại giao hợp đồng » quả là một thế võ vô cùng lợi hại của Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh châu Âu, Hoa Kỳ đang chao đảo vì nợ công !



dimanche 1 janvier 2012

Hoàng hôn của những tên bạo chúa


Cuối năm, dân mạng (bên Tây) kháo nhau, « dưới ấy » năm nay chật chỗ quá nhỉ. Nào Ben Laden, rồi Kadhafi, rồi mới đây lại có Kim Jong Il xuống nhập bọn.

Đại diện xứng đáng nhất của chủ nghĩa khủng bố là Oussama Ben Laden đã ra đi hết sức bất ngờ, rất « Hollywood », vào tháng 5/2011, gây kinh ngạc cho toàn thế giới, khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ bỗng nhiên « từ trên trời rơi xuống » diệt gọn. Tháng 10/2011 đến lượt Mouammar Kadhafi, cũng không kém phần ly kỳ (*). Nhưng đình đám nhất là khuôn mặt (đen) từ châu Á, Kim Jong Il của Bắc Triều Tiên, như chúng ta đã biết.

vendredi 23 décembre 2011

Kim Jong Il : Hai triệu người chết đói và một phút mặc niệm tại Liên Hiệp Quốc

Một phút mặc niệm dành cho Kim Jong Il tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc !!! Dù Chủ tịch Đại hội đồng cho biết chỉ là vấn đề nghi thức, nhưng người ta cũng không khỏi ngậm ngùi khi nhớ đến số phận của hai triệu người dân Bắc Triều Tiên đã chết đói.

Nhà báo, nhà văn Pháp Hugus Serraf và cũng là một blogger đã rất ngạc nhiên, khi hoài công tìm kiếm trên báo chí Pháp - cả báo in lẫn báo mạng – không hề thấy được một dòng nào nói tốt về ông Kim Jong Il ! Thật đáng kinh ngạc, vì xưa nay hiếm có một nhà độc tài nào bị « bạc đãi » như thế.

Lấy ví dụ trường hợp của đồng chí Fidel Castro. Sau bốn thập kỷ ngự trị, Fidel cuối cùng cũng đã giao quyền lại cho ông em, và không ít người cũng đã nhìn nhận một số mặt tốt của cựu lãnh tụ Cuba. Ngay cả đối với Saddam Hussein của Irak hay Mouammar Kadhafi của Libya, cũng có những ý kiến biện hộ cho rằng ừ thì các nhà độc tài này có tàn bạo thật, nhưng dù sao cũng có làm được việc này, việc nọ…

(Đối với người viết bài này, thì Kadhafi so ra cũng vẫn còn « khiêm tốn » hơn ông Kim Jong Il. Trong cuộc đảo chánh năm 1969, đại úy Kadhafi đã tự thăng cấp cho mình lên thẳng đại tá…nhưng sau đó vẫn ở chức này cho đến cuối đời, không thèm tự nhảy lên cấp tướng làm gì. Còn Kim Jong Il thản nhiên phong cho ông con mới hăm mấy tuổi, chưa hề xông pha chiến trận, thành đại tướng bốn sao. Thế mới oách !)

Phút mặc niệm bị tẩy chay

Tối 22/12 (theo giờ Paris) Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc dành một phút mặc niệm cho cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il, qua đời hôm thứ Bảy 17/12 ở tuổi 69. Ông Nassir Abdulaziz Al Nasser, Chủ tịch Đại hội đồng cho biết đó là do yêu cầu của phái bộ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc và ông đã chấp nhận, nói rằng, đây chỉ là vấn đề nghi thức.

Vào lúc 15 giờ - giờ địa phương New York (tức 20 giờ GMT ngày 22/12, hay 3 giờ sáng ngày 23/12 nếu tính theo giờ Việt Nam) ông Nasser tuyên bố : « Nhiệm vụ đáng buồn của tôi là tưởng niệm ông Kim Jong Il », sau đó kể ra những chức vụ của cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên, rồi yêu cầu các đại biểu đứng dậy mặc niệm.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, nói chung là tất cả các nước Liên hiệp châu Âu đã tẩy chay phút mặc niệm này. Các nhà ngoại giao của những nước này nói rõ, Hội đồng Bảo an đã từ chối phút thủ tục trên, và họ cho rằng đây là một hành động không phù hợp, đối với một nhân vật đã gây ra cái chết cho hàng triệu đồng bào mình. Theo ghi nhận của AFP, có chưa đến một phần ba trong số 193 quốc gia thành viên tham dự. Một nhà ngoại giao châu Á thổ lộ, phút mặc niệm này là giây phút khó chịu nhất mà họ phải chịu đựng. Mỗi người đến ký vào sổ phân ưu của phái bộ Bắc Triều Tiên đều bị quay phim, do đó một số nhà ngoại giao và nhà báo đã từ chối ký để tránh việc hình ảnh của họ sau đó bị lợi dụng để tuyên truyền.

Cũng xin nói thêm, trước đó vào ngày 19/12, như thường lệ hàng năm, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án tình hình nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, chỉ vài giờ sau khi tin tức về cái chết của ông Kim Jong Il được công bố. Có đến 123/193 phiếu thuận, 51 vắng mặt, và chỉ có 16 phiếu chống - trong đó có lá phiếu của Trung Quốc.

Liên Hiệp Quốc đã cố gắng kêu gọi viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng, nhưng chỉ tìm kiếm được có 20% trong số 218 triệu đô la cần huy động mà thôi. Các nước lo ngại thực phẩm viện trợ rơi vào tay các viên chức tham nhũng, dành để nuôi quân đội, hoặc tích trữ cho dịp mừng 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Il Sung (cha của Kim Jong Il) vào năm 2012 sắp tới.

Hai triệu người chết vì nạn đói kinh hoàng

Ai đã xem qua những hình ảnh người dân Bắc Triều Tiên chết đói, thì khó thể quên được những ấn tượng kinh hoàng ấy. Người viết bài đã có dịp coi một phim tài liệu chiếu trên truyền hình Pháp - một bộ phim hiếm hoi được những người cộng sự tại chỗ quay lén, những người này phải trả giá bằng tính mạng của họ nếu bị phát hiện.

Vì phim xem đã lâu, không còn nhớ rõ chi tiết, nhưng đầy dẫy trong phim là hình ảnh những con người gầy còm đói kém, đói trơ cả hốc mắt, còn trong các trại tập trung thì chỉ thấy những bộ xương vật vờ đi lại…Ở nông thôn, người ta phải ăn cả cỏ, cả rễ cây để mong sống sót, thậm chí – chuyện khó tin nhưng có thật, cả thịt người !

Ống kính quay phim chiếu thẳng vào bức vẽ của một em bé gái Bắc Triều Tiên, vẽ một mẹt hàng ngoài chợ cóc, trên đó bày bán những tảng thịt đã thâm tím, những cánh tay người chết. Người còn sống phải tồn tại cái đã ! Trẻ thơ không biết nói dối, trong các tác phẩm của em bé này có những cảnh bạo lực giữa người với người, cảnh xử tử…và tất cả các nhân vật trong tranh đều là những con người chỉ còn da bọc xương, không có ai phốp pháp như người kế tục của lãnh tụ kính yêu cả.

Có bao nhiêu người dân Bắc Triều Tiên đã chết đói trong thời kỳ từ 1994 đến 1998 ? Con số chính thức chỉ là 220.000, nhưng theo nhiều tổ chức phi chính phủ thì lên đến trên ba triệu người. Nhiều người chọn con số khiêm tốn hơn là hai triệu. Nạn đói không chỉ do một loạt thiên tai như lụt lội, hạn hán, nhưng chủ yếu là do bị đứt nguồn viện trợ khi Liên Xô bị sụp đổ, và Bắc Kinh bình thường hóa quan hệ với Seoul. Đất đai bị thâm canh quá lố cần nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, trong khi nguồn hàng này cũng như nguồn dầu lửa được hai nước anh em bán với giá hữu nghị không còn nữa.

Vào năm 2005, Chương trình Lương thực Thế giới (PAM) ước lượng phân nửa dân số Bắc Triều Tiên đói ăn, và hơn một phần ba dân số bị suy dinh dưỡng, gần 40% số trẻ em chậm lớn. Từ năm 1993 đến 2008, tỉ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh tử vong tăng vọt lên 30%.

Một em bé suy dinh dưỡng tại bênh viện ở Haeju
Kim Jong Il số đỏ

Lại một lần nữa so sánh với cái chết thê thảm của hai nhà độc tài Saddam Hussein và Mouammar Kadhafi, thì Kim Jong Il quả thật là có « chân mệnh đế vương » như các truyền thuyết mà Bình Nhưỡng đã vẽ ra. Chỉ trong vòng 24 giờ, năm triệu người dân đã đến viếng (trên tổng dân số 24 triệu), xác được đặt trong quan tài kính, bao quanh là một rừng hoa thu hải đường và cũng có thể được ướp xác để nhân dân được chiêm ngưỡng như các nhà độc tài cộng sản khác…Chưa nói đến phút mặc niệm tại Liên Hiệp Quốc !

Cũng theo « truyền thuyết » do hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA đưa ra, thì khi lãnh tụ qua đời, bão tuyết đã nổi lên trên đỉnh núi thiêng. Một con hạc Mãn Châu đã bay quanh bức tượng của Kim Jong Il ba vòng, sau đó đậu lại trên một nhành cây, đầu cúi xuống thật lâu, rồi mới bay về hướng Bình Nhưỡng…

Ông Kim Jong Il « đang sống bỗng chuyển sang từ trần » vào thời điểm các tuần báo Pháp ra số đúp để nghỉ lễ nên không kịp đề cập, chỉ đưa tin trên mạng. Sau Tết dương lịch, thì sự kiện đã qua, có thể ông sẽ được yên ổn ở nơi chín suối, ít ai « bới móc » chăng.

Nhưng linh hồn ông liệu có yên ổn ? Là nhà sưu tập xe hơi Mercedes và rượu ngon các loại, ông mang theo được gì về « bên ấy » ? Con người chỉ xơi những hạt gạo đồng nhất về kích cỡ và màu sắc được lựa từng hạt, nấu bằng nước suối nguồn và củi chọn lọc, có bao giờ nghĩ đến những người dân đen khốn khổ phải chết vì đói, hoặc phải ăn thịt người chết để sống sót ?

Không biết nói gì thêm, chỉ có thể nghĩ đến một từ : « phi nhân » !

mardi 1 novembre 2011

Nàng Alice ở xứ sở Kadhafi

Khuôn mặt nàng Alice không xa lạ gì với người Pháp, Ý và Đức sử dụng internet. Đây là một trong những hãng cung cấp dịch vụ internet ADSL và điện thoại có cái giá khá dễ chịu, có đường dây nóng hoạt động 24/24, tuy đôi khi cũng có những trục trặc về đường truyền. Trên trang chủ, cũng như trên tất cả những tài liệu về Alice, là khuôn mặt một cô gái xinh tươi, hấp dẫn. Là gương mặt đại diện cho Alice suốt từ năm 2005 cho đến nay, cô đã trở thành một biểu tượng quen thuộc, nổi tiếng từ năm mới có 17 tuổi.

Người đẹp đại diện cho Alice có tên thật là Vanessa Hessler, năm nay 23 tuổi, người mẫu Ý có dòng máu Mỹ, giờ đây đã biến mất khỏi tất cả các tài liệu quảng cáo cũng như trên trang web của Alice. Vào đầu giờ chiều hôm nay 1/11/11, phát ngôn viên của tập đoàn viễn thông Telefonica – công ty mẹ của Alice đã cho biết : « Chúng tôi chấm dứt ngay lập tức việc hợp tác với cô Vanessa Hessler trong việc quảng cáo ».

mardi 25 octobre 2011

Điều tra về cái chết của Kadhafi : Mission impossible


Nhà độc tài Libya vốn làm cho mọi người phải sợ hãi cho đến lúc chết, khi chết đi cũng không ngừng gây rắc rối. Mouammar Kadhafi, bị giết hôm 20/10 trong lúc đang định chạy trốn khỏi thành phố quê hương Syrte, đã được bí mật chôn cất tối qua 24/10. Quyết định này đi ngược với nguyện vọng của bộ tộc Kadhadhfa, muốn ông được chôn tại nơi chôn nhau cắt rốn như ý nguyện. Hãng AFP cho biết, một đoàn xe quân sự gồm bốn hay năm chiếc đã đến kho lạnh nơi xác của Moammar Kadhafi được « trưng bày » cho dân chúng xem từ hôm thứ Sáu, đem xác nhà độc tài đi đến nơi nào không rõ. Còn theo kênh truyền hình Al Jazira, thì ông Kadhafi được chôn trong một sa mạc.

dimanche 23 octobre 2011

Kadhafi : Gia tài để lại


Hai chữ « gia tài » khiến chúng ta nghĩ ngay đến tài sản, thôi thì trước hết xin bàn về gia tài vật chất vậy.

Sau 42 năm điều hành bằng bàn tay sắt một đất nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Phi, Kadhafi và gia đình, họ hàng đã vơ vét được bao nhiêu ? Đây là một ẩn số mà có lẽ không ai có thể trả lời được cho dù là ước đoán, nhưng chắc chắn phải là một con số khổng lồ.

Nhiều tỉ đô la đã được gia đình Kadhafi tẩu tán ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu dưới dạng bất động sản và cổ phần trong các công ty đa quốc gia. Chỉ riêng trong năm 2009, đầu tư trực tiếp của Libya ra nước ngoài, được ước tính lên đến 15 tỉ đô la. Và việc phân biệt rõ tài sản cá nhân với tài sản nhà nước Libya đã hầu như là nhiệm vụ bất khả thi vì ranh giới hết sức là mập mờ. Nhiều người cho rằng tài sản của nhà độc tài Libya tích tụ được trong vòng ba mươi năm nay chỉ sơ sơ khoảng…120 tỉ đô la thôi.

vendredi 21 octobre 2011

Kadhafi : Nút chặn Cách mạng Hoa Lài đã bị bật nắp

Những tấm ảnh xác chết Kadhafi và con trai Moatassem quả thật rùng rợn. Biết rằng gieo gió thì gặt bão, nhưng mình vẫn thấy bất nhẫn trước những cú đá vào cái xác bất động của vị bạo chúa mất ngôi…nếu là người Việt thì có lẽ đã không xử sự như thế, « nghĩa tử là nghĩa tận » cơ mà.

Hiện có nhiều giả thiết khác nhau về cái chết của Kadhafi. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã đòi mở điều tra về vấn đề này, Amnesty International, rồi bà vợ góa của ông Mouammar Kadhafi cũng thế. Nhưng có thể thấy rõ trong ảnh những vết trầy xước khắp người, cả dấu giày đinh, chứng tỏ ông đã bị đánh đập trước khi chết. Dù không hề chuộng những tấm ảnh loại này, nhưng cũng xin kèm theo một tấm ở cuối bài để minh họa (dù sao thì blog cũng ít người đọc hơn nhiều so với báo chí nên mạn phép một lần này vậy).

Ngày tàn của Mouammar Kadhafi sao giống Saddam Hussein đến thế. Chiếc cống nơi dẫn vào chỗ ẩn nấp của Kadhafi có « sang » hơn chiếc hố của Saddam một tí, nhưng số phận của Saddam bị tử hình và Kadhafi bị đánh đập rồi bắn chết đều thê thảm như nhau. Độc tài quả là một cái nghề nguy hiểm !

mercredi 19 octobre 2011

Liệu Hải quân Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh ?


Một bản tin của AFP phát đi vào 18 giờ chiều nay 19/10/2011 (giờ Paris), có cái tựa đáng suy nghĩ : « Châu Á – Thái Bình Dương, ưu tiên chiến lược mới của Hải quân Mỹ ».

Trong một cuộc hội nghị qua điện thoại với vài nhà báo hôm  nay, trong đó có phóng viên của hãng tin Pháp, Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ đã khẳng định : Khu vực châu Á – Thái Bình Dương phải trở thành ưu tiên chiến lược của Hải quân Mỹ. Ông tuyên bố, châu Á rõ ràng phải được ưu tiên, và Hải quân Hoa Kỳ sẽ phải thích ứng với việc cắt giảm ngân sách quân sự.

Theo nhiều nhà quan sát, nếu Hải quân Mỹ vẫn hiện diện thường xuyên ở Thái Bình Dương để đảm bảo tự do hàng hải và đối phó với sức mạnh quân sự đang lên của một số quốc gia như Trung Quốc, thì khu vực này cần phải được đặt vào trung tâm của chiến lược Hoa Kỳ trong những năm tới.

Hiện nay Mỹ có hai hàng không mẫu hạm tại khu vực này, đó là chiếc USS Kitty Hawk, và chiếc USS George Washington cùng với hải đội hộ tống, vẫn thường xuyên « lượn lờ » tại Thái Bình Dương. Trong khi cách đây mười năm, Mỹ chỉ có một chiếc hàng không mẫu hạm tại vùng biển này, và cũng chỉ phục vụ được chừng 70% thời gian.

Đối với người chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ, thì cần phải có phương tiện để đáp ứng các nhu cầu chiến lược mới của Mỹ tại châu Á, nhưng bên cạnh đó, còn phải duy trì sự hiện diện tại các khu vực nhạy cảm khác trên thế giới. Vấn đề là hiện nay Hải quân Mỹ có ít tàu chiến hơn so với năm 2001 – chỉ còn 285 chiếc so với trước đây là 316 chiếc. Nhân sự cũng ít hơn : 325.000 người so với trước là 360.000. Trong khi đó, nhịp độ hoạt động trong giai đoạn này lại tăng lên.

Với việc Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cắt giảm ngân sách quốc phòng, Hải quân Hoa Kỳ cũng có nguy cơ bị xén bớt ngân sách hoạt động. Nhiều nhà phân tích, như cựu tướng lãnh David Barno, chuyên gia của Trung tâm Vì một nền an ninh mới của Mỹ đặt tại Washington, không loại trừ việc cho ngưng hoạt động một trong số 11 chiếc hàng không mẫu hạm. Nhưng Đô đốc Greenert khẳng định, mọi việc còn chưa ngã ngũ. Ông nói : « Chúng tôi sẽ hoàn chỉnh một kế hoạch quốc phòng sao cho khi nào các quyết định về ngân sách đã được đưa ra, thì sẽ được đưa vào khuôn khổ của chiến lược quân sự tương lai ».

Không khoanh tay ngồi chờ đến khi bị cắt giảm ngân sách, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ đã nghĩ đến « các phương pháp sáng tạo » nhằm tiết kiệm chi phí. Một trong số các biện pháp đó là đưa các hàng không mẫu hạm đến đậu gần các vùng nhạy cảm, thay vì tại Mỹ. Việc này giúp tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, tàu bè và nhân công.

Hiện có những chiến hạm Mỹ đang đậu ở cảng Yokozuka của Nhật Bản. Vào đầu tháng 10 Hoa Kỳ cũng đạt được một thỏa thuận khác với Tây Ban Nha, để bốn khu trục hạm Mỹ có thể thả neo tại căn cứ quân sự Rota, nằm ở miền nam nước này. Được trang bị hệ thống Aegis – một hệ thống radar điện tử ba chiều cực mạnh, có thể phát hiện và truy diệt cùng lúc 200 hỏa tiễn chống chiến hạm ở cách xa trên 200 hải lý – các chiến hạm này sẽ được triển khai tại căn cứ Rota từ nay đến năm 2013. Các tàu khu trục trên sẽ tham gia vào kế hoạch lá chắn chống tên lửa của NATO, nhằm phòng vệ trước mối đe dọa của hỏa tiễn đạn đạo Iran.

…Trên đây là nội dung bản tin của AFP. Với việc ưu tiên cho châu Á Thái Bình Dương trong chiến lược Hải quân, đồng thời trước ý kiến nên đưa các chiến hạm đến đậu gần các khu vực nhạy cảm, liệu Biển Đông có nằm trong tầm ngắm ? Và như vậy, cảng Cam Ranh vốn được xem là cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, có sẽ đón tiếp các tàu chiến Mỹ ?

Theo Le Monde Diplomatique (06/2011), từ năm 2003 đã có hơn một chục chiến hạm Mỹ đã ghé vào cảng của quốc gia cựu thù. Báo chí gần đây cũng tiết lộ, một tàu tiếp liệu của Mỹ ngày 23/08/2011 đã âm thầm rời Cam Ranh sau một tuần lễ được bảo trì tại đây. Bản tin MarineLink.com cho biết, chiếc tàu tiếp liệu đạn dược và hàng khô USNS Richard E.Byrd đã lưu lại Cam Ranh bảy ngày để bảo trì định kỳ và sửa chữa, trong đó có việc làm vệ sinh thân tàu, đánh bóng chân vịt, sửa chữa các đường ống…Thường thì tàu được bảo trì ở Singapore, nhưng việc sử dụng dịch vụ của cảng Cam Ranh giúp Hải quân Mỹ có thêm một chọn lựa, để sửa chữa tàu một cách hiệu quả và tiết giảm chi phí.

Từ đó mà suy ra…và hy vọng.

Tham khảo :