Affichage des articles dont le libellé est Quốc ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quốc ngữ. Afficher tous les articles

lundi 23 septembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Một dân tộc sợ hãi

 

Trải qua nhiều ngàn năm lịch sử, dân tộc sợ hãi đó không sáng tạo ra được một thứ gì.

Áo quần để mặc, công cụ để lao động hầu như đều du nhập từ bên ngoài. Cái quan trọng nhất là hệ thống ký hiệu để ghi lại những gì đã nói ra để nhớ, để lưu truyền lại đời sau cũng không nghĩ ra được. Dân tộc đó đã không sáng tạo ra được chữ viết cho tiếng nói của mình.

Mà ngay cả vận dụng chữ viết có sẵn của các nền văn minh cổ đại trong khu vực để chế ra chữ viết của riêng mình cũng không tự làm được. Miến, Thái, Lào, Cam, Chăm, Triều, Nhật đã làm được điều đó khi lấy chữ Ấn hoặc chữ Tàu biến ra thành chữ viết riêng của họ, ghi chép được tiếng nói của họ.

lundi 25 décembre 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin các ngài đừng làm rối rắm thêm cách gọi danh từ hóa học

 

Lo người Việt không có từ khoa học để diễn đạt và giảng dạy, từ năm 1942, học giả Hoàng Xuân Hãn đã cất công soạn ra cuốn danh từ khoa học. Từ đó người Việt đã không dùng nguyên xi tiếng Pháp để diễn đạt các nội dung khoa học nữa.

Đặc biệt trong lãnh vực hóa học, tên các nguyên tố, các chất hóa học rất khó Việt hóa, nhưng Ông Hoàng Xuân Hãn vẫn dày công nghiên cứu và Việt hóa khá trọn vẹn. Như oxygen, nitrogen, sodium, potasium, acide, oxyde, acide sunfurique, acide sunfureuse, hydroxyde de fer II ...  Việt hóa ra thành ô xy, ni tơ, natri, kali, axit, oxyt, axit sunfuric, axit sunfurơ, hydroxit sắt nhị ...

Hầu hết danh từ hóa học ông Việt hóa từ tiếng Pháp và cả từ tiếng Latinh. Ví dụ tiếng Pháp gọi là potasium, sodium thì ông Việt hóa thành Kali, Natri từ gốc tiếng La tinh là kalium, natrium.

mercredi 13 décembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Tri ơn những người làm ra và truyền bá chữ Quốc Ngữ

 

Mỗi lần có giao lưu giữa Tàu và Việt, phải nói là rất vui khi thấy băng rôn ghi rõ chữ Việt ra Việt, chữ Tàu là chữ Tàu.

Văn hóa Việt sáng chói, riêng biệt.

Các bạn tưởng tượng là nếu chúng ta không có chữ Quốc Ngữ thì ngự trị trên đó là chữ Tàu luôn rồi, chữ Nôm cũng là sản phẩm của chữ Hán thôi.

vendredi 24 novembre 2023

Nickie Tran - Du lịch Đài Loan, nghĩ về chữ Quốc Ngữ

Trong tất cả các nước đã từng đặt chân đến thì tôi thích Đài Loan nhứt. Một đất nước mà món ăn thì ngon và phong phú, phong cảnh thì đẹp như bồng lai tiên cảnh. Lên núi nhìn xuống thấy biển, và dưới biển nhìn lên thấy núi.

Nhìn bằng góc độ đầu bếp tham ăn thì tôi thích món ăn đường phố của Đài hơn tất cả mọi nước, tính luôn cả nước Việt.

Streetfood của họ vừa cầu kỳ vừa đơn giản. Vừa truyền thống vừa hiện đại. Túm lại là họ hoàn toàn có thể là một ngôi sao sáng trong làng du lịch Châu Á. Tuy nhiên khách du lịch người Âu Mỹ lại ít hiện diện ở đây. Tôi cứ luôn tự hỏi tại sao họ lại không ngập tràn khách du lịch, với nền tảng văn hóa rất vững chắc và nhiều món ăn đường phố phong phú như họ.

jeudi 28 septembre 2023

Hoàng Dũng - Điên cả rồi !

 

Trong một status đăng cách đây mấy tiếng đồng hồ, giáo sư Nguyễn Văn Hiệp cho biết Ban tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội vừa điện thoại bắt GS Hiệp (nay đã rời Viện Ngôn ngữ học, không còn là cán bộ của phải giải trình về vụ phản đối chữ Quốc ngữ mới của ông Bùi Hiền, theo yêu cầu của ông Bùi Hiền.

Tôi buồn cười nhớ một chuyện sau đây.

Một hôm, trong một buổi họp mặt đông đảo của dân Ngôn ngữ học ở Sài Gòn, thầy Trần Chút kể một chuyện xảy ra ở trường Đại học Tổng hợp TP HCM của thầy:

lundi 13 décembre 2021

Nguyễn Ngọc Nam Phong - Khó vậy mà họ cũng nghĩ ra ?


Nên biết, cha Alexandre de Rhodes sinh ngày 15/3/1593 tại Avignon, miền Nam nước Pháp.

Năm 1612 vào Tập viện Dòng Tên ở Rôma.

Năm 1618 thụ phong linh mục. Truyền giáo ở Đàng Trong từ cuối tháng 12/1624 đến tháng 7/1626.

lundi 16 décembre 2019

Chu Mộng Long - Tào lao Cao Xuân Hạo : Về ưu thế của chữ Hán ?


Thì ra, nhóm những người biết Hán - Nôm một mực cho rằng, việc chuyển từ dùng chữ Hán - Nôm sang chữ Quốc ngữ là sai lầm, không chỉ đứt đoạn với văn hóa truyền thống mà còn làm cho người Việt không thể hóa rồng, là do ảnh hưởng từ nhà ngữ học Cao Xuân Hạo.

Khá khen cho tư tưởng "thuật nhi bất tác" của cụ Khổng mà trí thức Việt sau cả mấy ngàn năm vẫn chưa dứt bỏ được bệnh ăn theo nói leo.

Tiếc là ông Cao Xuân Hạo mất rồi, nên bài này đối thoại với những ai tin vào Cao Xuân Hạo vậy.

Một là, ngay trong luận đề chung của toàn bài viết, một người chăn bò cũng có thể bác bỏ toàn bộ lý thuyết Cao Xuân Hạo.

dimanche 15 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Lại nói về "chữ quốc ngữ"


Nghe nói học giả Việt Nam có tổ chức hội thảo về "chữ quốc ngữ", nhân có "sĩ phu" Đà Nẵng ra kiến nghị phản đối việc lấy tên ông cố đạo "Alexandre de Rhodes" để đặt tên đường. 

Hôm kia trên BBC cũng có hội luận về chủ đề này. Kết quả hội luận ở Việt Nam thì chưa biết. Về nội dung hội luận trên BBC thì "mỗi người mỗi ý" mà cá nhân tôi thì chưa thỏa mãn với ý kiến của ai hết.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, ở Sài Gòn và một số tỉnh đã có tên đường Alexande de Rhodes. 

Miền Nam thời trước 1975 việc luận "công, tội" rất đơn giản. Ai có công đóng góp công trình văn hóa, công trình giữ nước, dựng nước hay mở rộng bờ cõi... đều được nhìn nhận là "có công với đất nước và dân tộc".

samedi 7 décembre 2019

Dương Quốc Chính – Núp dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ, thực chất là bài Công giáo ?


Hôm qua mình xem hai clip các chuyên gia bàn về chữ quốc ngữ, để thông não bần nông. Một lai trim của đài địch BBC, một do đài ta Tia Sáng, tổ chức. Cả hai nơi đều có mặt một chuyên gia, có lẽ là nhất, về chữ quốc ngữ. Đó là TS Kiều Ly.

Tất nhiên bên đài địch thì quan điểm lộn lề hơn đài ta. Nhưng cả hai bên đều (hình như) lảng tránh nói về bản chất của vấn đề khiến giang hồ mạng dậy sóng thời gian qua.

Đó là mâu thuẫn giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo (do chính quyền hậu thuẫn) đã âm ỉ suốt hàng trăm năm, nay bị phát ra dưới lớp vỏ chữ Quốc ngữ. Mười một ông bà hủ nho kia đều là là dân theo đạo Phật hoặc theo đạo Cộng Sản mà thôi.

Bùi Chí Vinh - Alexandre de Rhodes và những âm mưu bán nước đằng sau chữ Quốc ngữ


Chc chn ông Alexandre de Rhodes không cn đt tên đường

Nhim v ca ông Vit Nam k như chm dt

Ông to ra ch Quc ng không phi đ người ta dm lên s nhc

Ti sao li phơi thây tn Vin Đông bng mt tm bng ch đường giao thông bi nghĩa vong tình ?

Alexandre de Rhodes đã hoàn tt s mng ca mình
S mng khai hóa cho mt dân tc tng chu 1.000 năm nô l
H có quyn t chi ông đ đi lên đu ch Hán ch Nôm ca ngi Tp Cn Bình vn tuế
Ngày xưa h triu cng m n, đi mi, ngc trai, tê giác, ngà voi… nay h triu cng đt Vân Đn

vendredi 6 décembre 2019

Trần Ngọc Cư - Một thời mù chữ



Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế.
Bài viết công phu của một người Huế gốc, một Phật tử thuần thành về chữ Quốc ngữ.

Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố, xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế. 

Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh địa phương gần đó có nhiều tấm bia ghi lại các bài thơ, nghe nói là của các vị vua triều Nguyễn - những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.

Tôi dùng từ “nghe nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần trăm. Sẽ lúng túng, sẽ “ốt dột” biết chừng mô cho một cư dân địa phương bị người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá thế giới. 

Chu Mộng Long -Vì sao chữ Nôm chết ?



Chữ Nôm chết vì nó phải chết! Vì lẽ đơn giản, cái gì hợp lý thì tồn tại, bất hợp lý thì bị đào thải. Đó là lẽ tự nhiên.

Các nhà Hán Nôm nuối tiếc hết chữ Hán rồi đến chữ Nôm, cho nên có vẻ hận chữ quốc ngữ. Nhưng nghịch lý là khi vẫn dùng chữ quốc ngữ để bày tỏ nỗi lòng, nếu tẩy chay chữ quốc ngữ khác nào tự vả vào mồm mình, họ đành trút giận lên đầu các giáo sĩ phương Tây để chứng tỏ mình yêu nước, giữ vững lập trường phương Đông.

Bản chất của vụ này là chống Thiên Chúa giáo để độc tôn vai trò thống trị của Phật giáo. Bởi nhóm học giả Huế đứng đầu là Nguyễn Đắc Xuân và Lê Cung, dù có giấu cái đuôi Phật giáo vẫn lộ ra đầy đủ chân tướng đệ tử nhà Phật, khi có vài ông thầy chùa đứng đằng sau hả hê cổ vũ. Thích Nhật Từ tự lộ ra ái ố sân si tận gan ruột khi lên tiếng chúc mừng thành công của bức thư vô đạo nhất trong lịch sử vô đạo của tôn giáo.

Trương Nhân Tuấn – Ông Cao Huy Thuần cố tình xuyên tạc lịch sử



Theo ý kiến của cá nhân tôi, vụ lùm xùm "đặt tên đường" ông cố đạo Đờ Rốt (Alexandre de Rhodes) ở Đà Nẵng là đến từ sự "ngộ nhận" về lịch sử. 

Nguyên nhân (của mọi nguyên nhân) đưa đến việc (đáng tiếc) này là "luận án tiến sĩ" của ông Cao Huy Thuần mang tên "Christianisme et colonialisme au Vietnam (1857-1914)" 

(Thèse pour le Doctorat d'État de Sciences Politiques, soutenue à la Faculté de Droit et des Sciences Économiques de Paris). 

dimanche 1 décembre 2019

Cù Mai Công - 11 vị kiến nghị không nên «chém vè»


Mười một vị kiến nghị loại bỏ tên hai vị Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes nên thẳng thắn đối thoại với dư luận, không nên « chém vè » !

(Đây là thước đo khí tiết của kẻ sĩ - nhà trí thức, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thật sự! Đặc biệt là "đội trưởng" đội bóng 11 người nhưng lại "bỏ bóng đá người": PGS.TS Lê Cung, Trường ĐH Sư phạm Huế).

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trường ĐH Khoa học Huế) cho biết mình bị ghi tên khống vào bản kiến nghị loại bỏ tên hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes ra khỏi danh sách đặt tên đường, trường học ở Đà Nẵng. 

Lưu Trọng Văn - Alexandre de Rhodes: Trái tim tôi vẫn còn mãi ở nơi này


Sáng 30.11 Đại học Văn Lang Sài Gòn (có 33.000 sinh viên) tổ chức Hội thảo kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ chính thức được vua Khải Định công nhận.

Hội thảo trên có mặt hơn 20 giáo sư tiến sĩ hàng đầu chuyên ngành ngôn ngữ, văn học, lịch sử cùng lãnh đạo Hội Ngôn ngữ Việt Nam, Hội Ngôn ngữ TP.HCM.

Diễn giả chính là tiến sĩ Kiều Ly, người trước các giáo sư tiến sĩ hàng đầu của Pháp vừa bảo vệ rất thành công luận án tiến sĩ về Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ. Ts Kiều Ly với các chứng cứ lịch sử, khoa học sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu công phu tại các kho tàng sử liệu tại Pháp, Bồ Đào Nha, Vatican, Ý... đã chứng minh rõ ràng vai trò sáng tạo của các cha Dòng Tên: Pina, Amaral, Borbasa, Rhodes.

Huỳnh Ngọc Chênh - Ngu mà ưa nói chữ


Một câu thơ Hán Việt nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ ai có học phổ thông trước 75 đều thuộc làu, mà ông ghi ra cũng sai thì trình độ của ông đúng là “học giả” chứ không phải học thật. Vậy cũng bày đặt nói chuyện chữ nghĩa.

THỊ TẠI MÔN TIỀN NÁO chứ không phải “môn HUYỀN náo” ông Đắc Xuân ạ.

Truyện Kiều là thơ tiếng Việt, trước đây được ghi ra bằng chữ Nôm, nay được ghi lại bằng chữ Quốc Ngữ chứ không phải DỊCH ra chữ Quốc Ngữ. Không ai ngu mà đem thơ tiếng Việt "dịch" ra thơ tiếng Việt cả. Dốt thì cũng dốt vừa thôi.

samedi 30 novembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Luận về công-tội


Thật là "khó" cho Việt Nam hiện nay để nói về "công-tội". Có công (hay có tội) với ai, với cái gì ?


Ở các quốc gia "bình thường" như Mỹ, Anh, Pháp, (ngay cả Trung Quốc hiện nay)... quan niệm về "công tội" rất đơn giản. Bất kỳ hành vi nào làm lợi cho đất nước, cho dân tộc là "có công". Dĩ nhiên hành vi này không phạm luật và phù hợp với đạo lý của con người.

Ở Việt Nam việc phân biệt "công tội" cực kỳ phức tạp.

Nếu ta trở lại thời Pháp có ý định xâm chiếm Bắc Kỳ (1880-1885). Vua quan nhà Nguyễn thời đó là Hoàng Kế Viêm cùng với các quan tuần phủ các tỉnh hợp tác với quân Thanh và quân cướp Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Lực lượng quân sự này có mục đích đánh Pháp, giữ Bắc kỳ và Trung kỳ (An Nam) nằm trong ảnh hưởng đế quốc Mãn Thanh. Điều này quan trọng nhưng các "sử gia" Việt Nam lại hay bỏ quên.

Hoàng Kế Viêm có công hay có tội đối với đất nước và dân tộc Việt Nam?

Chu Mộng Long - Giải huyền thoại chữ Hán và vai trò của chữ quốc ngữ


Mười hai hoàng giáp ký tên trong đơn phản đối việc đặt tên đường cho hai giáo sĩ phương Tây, thực chất là phản đối chữ quốc ngữ, thì không đáng đếm xỉa nữa. Hàng triệu dân mạng khai đao cũng đủ chôn sống chúng !


Nhưng cái bệnh sùng cổ, xem chữ Hán như là của thánh hiền, đặc biệt là tư tưởng phản Tây phục Hán thì không chỉ ở trong đầu Nguyễn Đắc Xuân mà thống trị trong đầu không ít trí thức. Cần phải giải quyết rốt ráo trước khi chuyển sang vấn đề khác.

1. Chữ Hán có thâm sâu thật không?

Những người có tư tưởng phản Tây phục Hán vẫn luôn cho rằng chữ Hán là hồn cốt của cha ông. Có lẽ do ảnh hưởng Vũ Đình Liên: "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ". Hồn ấy được cho là cái chữ tượng hình mang những nghĩa "thâm sâu" mà chữ quốc ngữ không có được.

Chu Mộng Long - Sợ ta hay sợ Tàu ?


Tôi nói ngay rằng, tôi không sợ Tàu mà sợ ta.

"Ta" không phải ai khác, chính là "trí thức", đội ngũ có học hàm học vị, mỗi năm đẻ ra cả ngàn. Thành phần này nguy hiểm hơn giặc !

Sau năm 1945, cụ Hồ kêu gọi chống giặc dốt. Giặc dốt ấy chính là dân ngu cu đen, nên cùng với lời kêu gọi đó là phong trào bình dân học vụ, tức xóa nạn mù chữ.

Sai lầm trong cải cách ruộng đất, nhiều người quy tội cho tầng lớp bần cố nông ngu dốt. Tôi nghĩ khác. Chính đám có học thời bấy giờ đã xỏ mũi bần cố nông, đẩy vào cuộc sinh tồn khốc liệt với cuộc đấu tố tương tàn và không biết bao nhiêu người đã chết oan.

Chu Mộng Long - Lại hội thảo chữ quốc ngữ : Đục nước béo cò chăng ?


Một bạn trong số 12 hoàng giáp ký tên phản đối đặt tên đường Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina gọi điện cho tôi, muốn mời tôi ra Đà Nẵng dự hội thảo về chữ quốc ngữ. Lý do, tôi hãy ra đó, vừa lắng nghe cho hết thông tin, vừa có ý kiến chính thức.

Tôi bật cười. Chuyện chữ quốc ngữ đã có hàng trăm hội thảo, hàng ngàn công trình tiếng Tây lẫn tiếng ta, chưa đủ thông tin hay sao? Nhiều lắm là các ông bà lại khoe cái thứ cũ rích mà các ông bà cho là sở hữu chân lý chứ gì? Nhân vụ cãi nhau đặt tên đường mà quý ông bà mang danh nhà khoa học lợi dụng đục nước béo cò chăng?

Tôi nói, quan điểm của tôi bộc lộ công khai trên mạng. Các ông bà cứ đọc đi và tranh luận vô tư. Bạn ấy nói, chúng tôi phát ngôn đúng chỗ chứ không bạ đâu phát ngôn đó! Tôi lại phải cười sặc, rằng câu này tôi nghe rất quen.