Affichage des articles dont le libellé est 39 thi thể. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 39 thi thể. Afficher tous les articles

jeudi 15 octobre 2020

Điều tra của Le Monde về vụ 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh (3)

 Ở ngoài xa các thành phố

Khi mạng lưới bên kia biển Manche ấn định ngày lên đường, Tony và Hoàng định ra các điểm hẹn để đưa người lên các xe tải ở Armentières, Calais, Lille, Amiens, Grande-Synthe, Biernes…Hiếm hoi hơn là tại Calvados, ở bờ biển Normandie. Đôi khi địa điểm xuất phát nằm tại Bỉ, ở gần cảng Zeebruges, thậm chí ở vùng duyên hải Hà Lan. Nhưng luôn luôn ở ngoài xa các thành phố, trong một khu công nghiệp hẻo lánh ít ai biết, hay tại một trạm dừng nghỉ ở xa lộ.

Để nối kết các địa điểm, Tony và Hoàng liên lạc với nhiều tài xế, hầu hết là lái xe du lịch hay taxi lậu muốn kiếm thêm. Tùy theo chiều dài quãng đường mà những tài xế này có thể bỏ túi từ 500 đến 800 euro cho mỗi « cuốc ». Từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020, một trong những tài xế bị khởi tố trong vụ chiếc xe tải tử thần đã chạy 24 cuốc xe từ Paris và vùng phụ cận đến miền bắc và sang Bỉ.

mardi 13 octobre 2020

Điều tra của Le Monde về vụ 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh (2)

 


Cuộc điều tra đã dẫn đến việc khai mạc phiên tòa đầu tiên ngày thứ Hai 05/10 tại Luân Đôn, xét xử bốn người được cho là có liên can trong vụ này. Đây là dịp để hiểu thêm vì sao từ 20 năm qua, một đường dây đưa người vượt biên đã phát triển giữa Việt Nam và Anh, hai nước chẳng có mấy quan hệ lịch sử.

Những ứng viên muốn ra đi phải nộp số tiền có khi lên đến 40.000 euro mỗi người. Một khi đã đến nơi, việc khai thác sức lao động thường tiếp diễn trong những trại trồng cần sa, hay tiệm nail.

Trong các cuộc thẩm vấn sơ khởi vào cuối năm 2019 tại tòa án hình sự trung ương Luân Đôn, Maurice Robinson đang bị giam trong nhà tù được canh giữ cẩn mật, xuất hiện qua video, khuôn mặt thản nhiên không có chút xúc cảm. Người tài xế nhận tội ngộ sát, trợ giúp buôn người, trợ giúp nhập cư bất hợp pháp và rửa tiền. 

lundi 12 octobre 2020

Điều tra của Le Monde về vụ 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh (1)

 


Đôi lời
 : Nhật báo Pháp Le Monde số đề ngày 13/10/2020 có bài điều tra mang tựa đề tạm dịch « Một năm sau vụ chiếc xe tải tử thần, điều tra về thị trường khủng khiếp liên quan đến kinh doanh di dân » của ba tác giả Eric Albert, Julia Pascual và Simon Piel, nhân vụ án được đưa ra xử ở Luân Đôn hôm 05/10. Vì bài điều tra rất dài, Thụy My sẽ đăng làm nhiều kỳ. Về danh tính các nạn nhân, xin phép để nguyên tên không dấu trong bài báo, trừ một số cái tên đã được biết rõ.

Trong đêm 22 rạng 23/10/2019, 39 người Việt Nam bị chết vì nghẹt thở trong một chiếc xe container lạnh đã đưa họ từ Bỉ sang Anh bất hợp pháp. Một năm sau, các cuộc điều tra khác nhau đã giúp tái hiện lại thảm kịch và đánh giá tầm cỡ của các mạng lưới đưa người vượt biên.

Những chuyến xe ra vào liên tục bắt đầu vào khoảng 10 giờ 30, khuất xa các tầm nhìn, trên một con đường nhựa dẫn vào ngõ cụt, phía bên ngoài khu công nghiệp Bierne ở miền bắc. Ở đó chỉ có những cánh đồng trồng bắp hoặc lúa mì, và một trang trại cũ kỹ mà người ta cho rằng bị bỏ hoang.

samedi 9 novembre 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Yên nghỉ nhé các em


Yên nghỉ nhé các em. Nếu có kiếp sau, xin đừng mang theo cái định mệnh thiên di cho giấc mộng đổi đời như thế này nữa...

Giờ thì 39 con người đã đầy đủ danh tính, chết lạnh lẽo đau đớn trên container nơi đất khách quê người, đã được xác thực. 

Là những cái tên bán tín bán nghi bấy lâu nay. Cộng thêm những cái tên mới mẻ khác. Đa phần là những người trẻ, những con người chết trẻ, những cuộc đời non trẻ. Có em mới 21 tuổi, mới cách đây chưa lâu, chụp ảnh cười tươi tắn thiếu nữ bên tà áo dài trắng.

mardi 5 novembre 2019

Tâm Chánh - Bi kịch Trà My, một khuyết tật của xã hội Việt Nam


Nạn nhân Phạm Thị Trà My.

Cái chết của 39 người Việt di cư đến Anh cần phải được phân tích, thảo luận ở một tầm mức rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều việc tổ chức hay không tổ chức một lễ tưởng niệm.

Nó là một đại sự phát triển. Thậm chí quyết định sự thành công hay thất bại, văn minh hay lạc hậu của dân tộc.

Có một thực tế là, trước thảm kịch ấy, các thiết chế xã hội, văn hóa của đất nước ta không đủ sức bảo vệ sinh mạng của những cô gái kiểu như Trà My.

dimanche 3 novembre 2019

Quang Vĩnh - Thảm nạn 39 người Việt chết : Đừng vội phủi tay !


Một góc xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Cách đây hai, ba năm các báo Việt Nam đã viết về “những ngôi làng tỉ phú ở xứ Nghệ”. Đó là những xã thuần nông, mỗi hộ có vài ba sào ruộng khoán nên người dân phải bươn chai khắp nơi để mưu sinh; rất nhiều người dân qua Lào làm ăn và thành đạt. Từ những năm 2000, dân huyện Diễn Châu, Nghệ An đua nhau xây nhà tầng.

Đặc biệt, tại Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, người dân xã Đô Thành (Yên Thành) bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang các nước Đức, Ba Lan, Anh, Australia… để tìm kiếm cơ hội làm ăn - hợp pháp có, bất hợp pháp có. Chỉ trong thời gian ngắn, Đô Thành thay da đổi thịt một cách nhanh chóng.

Từ đầu năm 1990 đến nay, đã 29 năm, Nhà nước có biết việc “xuất khẩu lao động” ở Nghệ An, Hà Tĩnh không? Có biện pháp nào ngăn chặn không? Ngày 30/10/19, Cảnh sát Anh vẫn đang điều tra và chưa rõ quốc tịch của 39 nạn nhân nhưng chiều ngày 30/10, cơ quan điều tra Tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”, diễn ra từ 2016 đến nay?

Tâm Chánh - Người Việt di cư và đạo lý sợi dây diều



Điều đáng ngạc nhiên là ở một xứ sở hàng 500 năm nay đối diện thường xuyên với nạn di cư, nhưng mớ tri thức mà chúng ta mang ra để trao đổi, tranh luận xung quanh thảm kịch 39 nhân mạng nghèo nàn không thể tưởng tượng.

Chúng ta từng có những cộng đồng di cư tạo ra vùng đất mới phía nam.

Rồi tiếp nối là cộng đồng di cư góp mặt một cách tích cực vào hình thành một thể chế có bản sắc văn hóa, cập nhật với thời đại ở một vùng đất rộng lớn, có ảnh hưởng mang tên Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng ta từng có những người chân đăng tạo ra dấu vết người Việt bên ngoài lãnh thổ.

samedi 2 novembre 2019

Mạnh Kim - Đôi dòng cảm nghĩ về một người trẻ không còn được sống



Ảnh trên Facebook của nạn nhân Phạm Thị Trà My, Hà Tĩnh.
Vào trang cá nhân của Trà My, tôi thấy Facebook cho biết giữa tôi và My có một “bạn chung”. Người này, tên Ng., đang sống ở Hà Nội, hóa ra, lại nằm trong friend list của mình. 

Tôi liên lạc. Không phải do tò mò. Chỉ vì muốn tìm hiểu thấu đáo câu chuyện. Ng. đã đồng ý thuật lại, dựa vào lời kể của bố mình, vốn sống cách nhà My không đến một kilomet. Đây là những gì Ng. viết (tôi giữ nguyên văn câu chuyện được gửi, chỉ sửa vài chỗ chính tả)…

Gửi anh Mạnh Kim,

Em là N.T.H. Ng., họ hàng xa của chị Phạm Thị Trà My, về vai vế thì em gọi chị là o (cô) nhưng về tuổi tác chỉ kém chị một tuổi nên xin phép được gọi là chị My.

Ngô Nguyệt Hữu - Quốc hội nên mặc niệm cho 39 đồng bào



Cảnh sát Anh ở Essex dành 1 phút mặc niệm cho 39 nạn nhân người Việt.

Thứ Hai, 4-11-2019,

Trước khi bắt đầu họp, Quốc hội có lẽ nên mặc niệm cho 39 đồng bào của ta đã tử nạn ở Anh.

Xét đến tận cùng, họ là nạn nhân của bọn buôn người, dẫu họ có chủ động tìm đường đi.

Trương Nhân Tuấn - Nhà nước Việt Nam đã làm gì để dân Việt chết thảm như thế ?



Cảnh sát Anh cho biết "39 nạn nhân là người Việt Nam". Câu hỏi "Chúng ta đã làm những gì để đồng bào chúng ta chết thảm như thế" đã là một câu hỏi chính đáng. Nhà nước Việt Nam cần sớm có câu trả lời nghiêm túc và thỏa đáng. 

"Trách nhiệm tối thượng" của thảm kịch này không phải là các chính sách "nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu" như báo Tuổi Trẻ đã nói. Trách nhiệm này thuộc về Việt Nam.

Trên quan điểm "công pháp quốc tế", giữa "chủ quyền quốc gia" và các Tuyên bố quốc tế về quyền con người, hay các công ước quốc tế về di dân và lao động... Nước Anh không có trách nhiệm nào về người di dân, mặc dầu chính sách về di dân của Anh "có nhiều trục trặc" đối với các quốc gia Châu Âu (nhứt là đối với Pháp), khiến khuynh hướng áp đảo là lựa chọn nước Anh là điểm đến cuối cùng (chớ không phải là các nước khác). 

Nguyễn Việt Chiến - Quê hương đầy nắng ấm sao họ phải ra đi ?



Thánh lễ tại Nghệ An ngày 26/10/2019 cầu nguyện cho linh hồn 39 nạn nhân tử nạn ở Anh.
Quê hương đy nng m sao h phi ra đi
Khi các băng buôn ng
ười đang rình rp
Trong tim m
c mt tri nước mt
Nh
ng đa con yêu du chng thy v


Vì l gì h phi ra đi
Ph
i chết ngt, chết rét trong thùng xe đông lnh
Đt nước đy nng m
Sao h
phi ra đi ?

jeudi 31 octobre 2019

Châu Âu, ảo ảnh miền đất hứa của một số thanh niên miền trung Việt Nam

Di ảnh anh Nguyễn Đình Tứ, mà gia đình tại Nghệ An, Việt Nam tin rằng nằm trong số 39 nạn nhân trên chiếc xe tải định mệnh ở Anh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019.

Nghèo túng, không tìm được chỗ đứng trong xã hội và hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn đã thúc đẩy nhiều thanh niên nông thôn miền trung Việt Nam vay nợ để cố gắng nhập lậu và Tây Âu, hoàn toàn không ý thức được các rủi ro cũng như nỗi thất vọng đang chờ đợi đối với đa số người.

Những nguy hiểm của các chuyến tương tự đã được nhắc nhở trong tuần rồi, sau khi phát hiện xác của 31 người đàn ông và 8 phụ nữ trong một xe tải kéo theo container lạnh ở Essex, gần Luân Đôn. Cảnh sát Anh ban đầu cho rằng các nạn nhân là người Trung Quốc, nhưng nay dường như đa số là người Việt Nam.

Nhiều người Việt nhập cư lậu có nguyên quán là các tỉnh miền trung, họ phải lưu lạc xứ người chủ yếu vì không có được việc làm ổn định, và cuộc sống buồn tẻ ở nông thôn.

mardi 29 octobre 2019

Góc nhìn của một “thùng nhân”



Đôi lời : Đây là lời kể rất chân thật của một người trong cuộc, được một trang Facebook đăng và Thụy My đã biên tập lại cho dễ đọc. Mời bạn đọc theo dõi để biết được phần nào những truân chuyên trên con đường vượt biên từ Việt Nam sang Anh.

...Mình đi một tháng. Con đường đi là bay từ Việt qua Nga, xong tập trung ở một nơi nào đó ở Nga và đi chuyển sang biên giới Latvia. đó 14 người sống trong một ngôi nhà bỏ hoang trong rừng giữa thời tiết lạnh, ngôi nhà sau khi Tây chở đến và bỏ vào đó khóa cửa lại. 

Ăn ngủ i* đái trong nhà đó, nước đánh răng không có thì đừng nói tắm. Mỗi ngày nó vác cho xô mì tôm, nó bỏ vào xô sơn ấy. Lúc đầu nó cho mấy cái bát tiện lợi để ăn. Ai cũng nghĩ ngày nào cũng thế. Ăn xong vứt, hôm sau nó chỉ mang cho xô mì tôm, thế là không có bát ăn, bèn đi tìm lấy lại hoặc cắt vỏ chai nhựa làm bát. Ăn xong mỗi người làm vốc bécberin uống.

Ở trong nhà đó gần hai tuần. Mọi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, đói rét hôi thối vì sinh hoạt trong cái nhà tồi tàn. Xong được nó chỉ đến nơi mới chả biết ở đâu. Được tắm nhưng không có nước nóng. Lạnh buốt da thịt, ăn mì tôm, bánh mì. Đêm đó nó cho một tốp 7 người đi vượt biên sang nước khác trong đó có mình. 

Đoàn Bảo Châu - Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?



1. Vì sao Trà My đi? 

Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My.”
 
Kể đến đấy ông Thìn quệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?

lundi 28 octobre 2019

Cao Gia An - Vì sao em tôi chết ?


Tôi viết cho em những dòng tâm sự này bằng đôi tay hãy còn run rẩy vì xúc động. Tôi không biết em là ai. Nhưng lòng tôi quặn đau và thổn thức.

Như những cảnh sát của quận Essex khi mở cửa thùng xe đông lạnh và chứng kiến đến 39 xác người. Họ gục xuống trong tiếng nấc khi còn chưa kịp xác định những người bị nạn là ai.

Như những công dân vô danh của thành phố Luân Đôn lặng lẽ đốt lên ngọn nến tưởng niệm. Họ thật lòng bày tỏ sự tiếc thương và đau xót cho những nạn nhân còn chưa xác định được căn tính và quốc tịch. 

Văn hóa Châu Âu là vậy đó em. Họ thật sự còn có những trái tim biết rung trước. Rồi sau đó cái đầu mới bắt đầu đặt ra những câu hỏi hay-dở, khôn-dại, đúng-sai…

Em là ai ?

dimanche 27 octobre 2019

Bùi Chí Vinh - Từ cái chết của 39 « thùng nhân »



Vit Nam bt đu tr lut nhân qu tng ngày
S
im lng ca by cu bt hnh
39 “thùng nhân” Hà Tĩnh, Ngh
An chết trong xe container đông lnh
Cô bé Trà My không th
được na r


Không phi tri tp trung người Do Thái Thế chiến th 2 nhưng cái cách lìa đi
Đ
u cùng mu s chung là trong phòng hơi ngt
Cũng không ph
i bây gi mi vàng tan ngc nát
Mà ngay t
sau biến c 1975 người đã biến thành c

Đinh Thoa - Xin lỗi mẹ ! Con đang chết dần vì không thở được…



Qua nay mình đọc rất nhiều stt nếu có 1 tỉ, tao sẽ khởi nghiệp start up, hoặc ở nhà bán hàng online, hoặc tìm một công việc nhẹ tênh... chứ không ngu si nằm trong thùng đông lạnh để trốn qua xứ người. Hoặc những stt muốn kiếm tiền thì phải trả giá, không việc gì phải thương xót... 

Tôi không trách những người đã viết ra những stt này bởi họ đã không may mắn như tôi. 

Họ đã bao giờ sống ở một miền quê nghèo, nơi mà thanh niên không biết làm nghề gì để sống. Cả gia đình chỉ trông vào số gạo ít ỏi từ mảnh ruộng được giao? 

Họ đã bao giờ hỏi tại sao vùng này, thị trấn này chả có đến một nhà máy, một công xưởng cho người lao động? 

Phan Châu Thành - Hãy suy nghĩ 100 lần trước khi vượt biên sang châu Âu


Cầu nguyện cho 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe tải ở Essex, Anh.
Mơ ước đổi đời, có cuộc sống sung sướng hơn là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn muốn làm điều đó bằng cách vượt biên bất hợp pháp, mình khuyên các bạn hãy nghĩ lại.

1. Châu Âu không nhiều màu hồng như dịch vụ đưa người, hay Việt kiều "hoành tráng" vẽ ra đâu.Đúng là đời sống ở châu Âu tốt hơn ở Việt Nam cả trăm lần, từ xã hội, dân sinh tới y tế, giáo dục, con người... Nhưng để hưởng thụ được điều đó, cái cơ bản nhất, bạn phải sống ở đây hợp pháp, có giấy tờ. Có hợp pháp mới có thể đi làm hợp pháp, có bảo hiểm y tế, xã hội, có sự bảo vệ của pháp luật, của luật lao động...

Hoàng Huy - « Người rơm » ở Anh & Những câu chuyện buồn từ Calais


Khu lều trại của di dân ở Calais, Pháp.
Mấy hôm nay, mọi người xôn xao về thông tin 39 người Trung Quốc bị chết ngạt trong một chiếc container ở Anh. Lòng mình trĩu nặng, đã định im lặng tiếc thương cho họ, những con người vắn số, và vẫn thầm nguyện cầu điều tồi tệ mình đang nghĩ sẽ không là sự thật: có ai trong số đó là người Việt - đồng bào của mình, là con của một bà mẹ nghèo ở một miền quê nào đó...

Là một người lăn lộn với cuộc sống ở Anh đủ lâu, với những điều mắt thấy tai nghe, với những năm tháng làm phiên dịch cho cảnh sát và Bộ Nội vụ (Home Office) Anh, mình rất biết họ là ai, họ đến từ đâu và cuộc hành trình của họ sẽ đi về đâu - những “người rơm” kém may mắn. Và mình quyết định kể ra những gì mình biết, hy vọng sẽ không có thêm nỗi đau nào tương tự sẽ diễn ra nữa...

“Người rơm” là một từ cay đắng ! Nó chất chứa cả máu - nước mắt và vô vàn những gian khó, tủi nhục không dễ nói thành lời, mà cộng đồng người Việt Nam ở Anh dùng để nhắc tới những người nhập cư bất hợp pháp. 

Đoàn Bảo Châu - Tôi buồn, tôi giận, tôi thương



Tôi lưỡng lự mãi mới viết stt này. Tôi đã không định viết bởi các bạn đã viết rất nhiều, nhưng đêm nay tôi không ngủ được và trong lòng cảm thấy không yên nếu như không viết. Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài của người Việt Nam. 

Năm 1954, đã có một triệu người miền Bắc chạy nạn cộng sản vào miền Nam. Năm 1975 chạy tiếp, và hơn một chục năm sau thì phong trào thuyền nhân đã làm chấn động thế giới. Mấy trăm ngàn người đã bị hải tặc giết, hãm hiếp làm mồi cho cá. Máu và nước mắt của thuyền nhân đã làm đỏ lòm và mặn chát Biển Đông. 

Nếu người cộng sản, bên thắng cuộc biết cách ứng xử văn minh với bên thua cuộc,  thì thảm kịch ấy chắc không đến mức kinh hoàng như vậy. Giờ đây, sau mấy chục năm, người Việt vẫn muốn bỏ nước ra đi. Trước có thuyền nhân giờ có thùng nhân.