Affichage des articles dont le libellé est Thực phẩm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thực phẩm. Afficher tous les articles

mercredi 9 octobre 2024

Nguyễn Thành Nam - Cái giá của sự sạch sẽ

Cô em mình làm trong lĩnh vực kinh doanh suất ăn cho trường học có lần bảo với mình, anh biết không, quả trứng gà ở ngoài chợ giá 2 ngàn, nhưng lên được tới bàn ăn của học sinh phải là 4 ngàn, mà không có gì sai trái ở đây đâu nhé.

Vì để lên được tới bàn ăn của học sinh thì nó phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tức là phải thu thập đủ tất cả các loại giấy chứng nhận theo yêu cầu của nhà nước.

Các bạn đừng quên rằng sự sạch sẽ chính là tiền, thậm chí là rất nhiều tiền.

samedi 21 septembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Ăn đi cho bổ!


Có lần mấy đứa bạn rủ ăn thịt gà đá thua độ họ bán rẻ nhưng tui từ chối.

Bởi biết rằng dù thịt gà đó chắc, dai hơn hẳn gà công nghiệp nhưng nó được tẩm đủ thứ thuốc như kháng sinh, doping, thuốc tăng cơ bắp...Và chích, nhét thuốc ngay trước khi con gà vào cuộc đá.

Con trâu chọi cũng y vậy, vì Việt Nam không có văn bản nào cấm dùng thuốc để "bồi bổ" cho vật nuôi trong các trò giải trí.

jeudi 12 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Một số vấn đề về cứu trợ, cứu hộ

Theo quan sát của mình cả trên Facebook và thực tế trải nghiệm, thì có vẻ như ở các nơi đều không có một cơ quan nào làm tổng chỉ huy việc cứu trợ, cứu hộ (hai việc khác nhau).

Dường như bây giờ hầu hết là tự phát, dân tự cứu dân là phổ biến. Lực lượng vũ trang chắc cũng đã cố gắng, nhưng bên nào thì biết bên ấy thôi chứ không có sự chỉ đạo thống nhất.

Vì thế dẫn đến thông tin rất nhiễu loạn, chủ yếu lấy từ nguồn Facebook, không thể kiểm chứng. Thông tin có thể cũng không sai, nhưng sai về thời điểm thì cũng vứt đi. Vì lũ lụt này nước lên xuống từng giờ. Hàng cứu trợ sau 5 phút có khi cũng đã khác.

mercredi 24 juillet 2024

Thái Vũ - Câu chuyện từ lạc hậu sang văn minh


Hình trên là cái "chạn" hay còn gọi là cái "gác măng dê"… là một dạng tủ đựng thức ăn giống như tủ lạnh nhưng nó không lạnh. 

Phải giới thiệu thế vì nhiều bạn trẻ có thể không biết nó là cái gì.

***

Có câu chuyện về một vị hiền triết Hy Lạp, ông chủ trương sống tối giản. Một hôm, cậu bé hàng xóm sang xin ông vài cục than nóng, ông vào bếp nhưng hỏi cậu bé: "Cháu không mang cái gì đựng thì làm sao mang than nóng về được?"

lundi 15 juillet 2024

Nguyễn Quốc Tấn Trung - Tủ lạnh, ăn tươi và văn minh


Nếu mọi người nhớ lại cách đây chừng một năm, Vietecera từng bị chỉ trích dữ dội vì quan điểm liên quan đến phát triển, tiết kiệm, tiến bộ, và “cố gắng sẽ thành công” trong một podcast với TS Chi Nguyễn (The Present Writer).

Tựu trung, có thể nói suy nghĩ của TS Chi Nguyễn nằm ở phổ “tiến bộ”, “tự do” (liberal), và “tân tự do” (neo-liberal).

Mình nghĩ rằng video mới của Vietcetera với Giáo sư Phan Văn Trường có thể cũng sẽ gặp những phản đối tương tự, nhưng nội hàm thì khác. Nhìn tổng thể, hầu hết các đoạn đối thoại trong video cho thấy GS Trường vẫn có xu hướng giống với TS Chi, tức phần nào chú trọng vào khả năng vượt nghịch cảnh, nhấn mạnh vào cố gắng cá nhân. Tuy nhiên, khi nói về mối quan hệ với văn minh phương Tây, có thể nói GS Phan Văn Trường lại nằm ở phổ “truyền thống bản địa”, “hậu hiện đại”, và “hậu thực dân/giải thực dân” (post-colonial/de-colonial).

mardi 25 juin 2024

Trương Điện Thắng - Lan man mì Quảng


Món mì Quảng nay đã được công nhận là “di sản ẩm thực” của phía nam đèo Hải Vân. Được bạn bè và du khách khen nức nở khi đến Quảng Nam du lịch. Nhưng với người bản địa thì vẫn cứ chưa bằng lòng, thậm chí qua đến Mỹ vẫn còn cãi khi ai đó đãi ăn một bữa để nhớ về quê nhà…

Mì Quảng xuất ngoại

Đứa cháu dâu theo chồng sang Mỹ định cư đãi tôi món mì Quảng. Nó mô tả, tôm, thịt bên này thì chẳng thiếu thứ chi, lại rất ngon và rẻ. Sợi mì thì bây giờ đến siêu thị nào cũng có. Mì sợi xắt sẵn từ Quảng Nam xuất sang, có cả hướng dẫn cách làm nước lèo, bánh tráng cũng nhiều loại nướng sẵn trong bao bì. Cứ ra siêu thị mua về và nấu theo hướng dẫn và kinh nghiệm của mình ở quê là có mì Quảng ăn ngon lành. 

Chỉ có rau và bắp chuối thì khó tìm để hài lòng người khó tính. Rau bên đây đủ loại, tươi ngon, rất vệ sinh, không dùng thuốc trừ sâu, nhưng không thể có mùi vị của quê nhà! Ông em họ tôi nói, nhớ thì phải ăn, chứ bát mì mà mẹ chú ấy nấu hồi nhỏ mới đúng là mì Quảng. Thằng con chú ấy còn phụ họa: “Bà nội con làm mì Quảng thì chỉ có nhất thôi chớ không có nhì!”.

jeudi 13 juin 2024

Phạm Công Luận - Bột ngọt trong bữa ăn miền Nam


Năm 1908, trong bữa ăn tối, một trong những nhà sáng lập ra Tập đoàn Ajinomoto là Tiến sĩ hóa học Kikunae Ikeda hỏi vợ của mình một câu đã làm thay đổi lịch sử của ngành thực phẩm: Thứ gì đã khiến cho món súp rau và đậu phụ của bà có hương vị đậm đà thơm ngon giống thịt như vậy?

Bà Ikeda chỉ tay vào rong biển khô kombu (hay tảo bẹ) mà bà đã dùng để chế biến món nước dùng dashi truyền thống của Nhật. Như được khai sáng từ khám phá này, tiến sĩ Ikeda bắt tay vào nghiên cứu.

Bằng cách làm bay hơi và xử lý nước dùng kombu của vợ mình, ông chiết xuất ra được một hợp chất kết tinh, chính là acide glutamique. Sau khi nếm thử, ông nhận ra một vị đặc trưng khác biệt và đặt tên cho vị này là umami, dựa trên từ umai (ngon) trong tiếng Nhật. Tiến sĩ Ikeda đã nhanh chóng nộp bằng sáng chế để chính thức sản xuất vị umami dưới hình thức dễ sử dụng: bột ngọt, hay gia vị umami.

dimanche 12 mai 2024

Đinh Huy Hoàng - Cua Đồ Sơn

1. Hồi còn bé, tôi ở trong doanh trại Hải quân đóng ở cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng. Ở với bố, một sĩ quan thông tin liên lạc. Bố tôi vốn là giảng viên Bách Khoa bị trưng dụng đi bộ đội.

Cứ cuối tháng tôi mới được cho về Hà Nội thăm nhà. Bố tôi có cái xe Honda 69 mua từ đận vào giải phóng miền Nam 1975. Hai bố con lướt trên cái xe Honda 69 đó. Tôi ngồi trên bình xăng có lót cái gối cho khỏi đau đít. Lúc lên đường kiểu gì cũng rẽ qua Đồ Sơn mua cua về làm quà.

2. Bãi 1 ở Đồ Sơn khi đó có cái bến thuyền chài. Ngư dân lưới được gì đổ luôn ra rệ đường bán. Dân tình đồn nhau rẻ lắm, nên nô nức khách vòng ra tận đó mua tôm cua cá chứ không vào chợ.

dimanche 21 avril 2024

Thái Vũ - Về cái gọi là bánh chưng

 

Hình trên là miếng bánh chưng.

Các hình tiếp theo là cái gì, để cho người hay vua Hùng ăn thì tôi xin để các bạn tự định nghĩa.

Học nấu ăn, trong phần Buffet sẽ có chương nói về Visual characteristics of food, bàn về màu sắc, hình ảnh kết cấu (texture), độ bóng (glossiness), cấu trúc bề mặt (surfce structure), kích thước (size) hình dáng (shape)... của một món ăn ảnh hưởng thế nào tới cảm giác, ấn tượng đầu tiên của thực khách.

Phan Đại - Giỡn mặt Tổ!

 

Bánh chưng khổng lồ giỗ Tổ - Kệch cỡm tư duy văn hóa ẩm thực

Lát sắn mốc hấp - Giá trị trị hoài niệm hơn một món ăn

1. Năm nay giỗ Tổ Hùng Vương người ta lại dâng bánh chưng 7 tấn, bánh dày 3 tấn. Cách đây cũng lâu rồi, khi đó cái bánh dày dâng vua hình như nặng chỉ 1 tấn. Tôi chen lấn giữa đoàn người chật cứng sán vào xin chút lộc bánh khổng lồ. Thề luôn, lúc chen được tới nơi trước mắt nó không phải cái bánh dầy mà là một đống bầy nhầy nát choét. Tôi không dám thụ lộc cũng ko dám chia sẻ ý kiến gì nhưng ám ảnh với cái đống không hình dung là đồ ăn đấy.

Năm nay lại dâng bánh khổng lồ, tôi tin rằng nếu vua Hùng có thiêng thì kiểu gì cũng có đứa gẫy răng cho xem.

samedi 20 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Câu chuyện thú vị về bột ngọt


Nói tới bột ngọt là nhiều người nghĩ rằng nó là loại thực phẩm ... xấu. Nhưng câu chuyện về 'cái xấu' của bột ngọt bắt đầu từ một lá thư giả tạo trên tập san y khoa New England Journal of Medicine vào năm 1968.

Bột ngọt, có khi còn gọi là 'mì chính', có tên tiếng Anh là monosodium glutamate (viết tắt MSG). Một cách ngắn gọn, bột ngọt là một chất muối, chính xác hơn là muối natri. Đó là một chất 'điều phối' hương vị của thức ăn, và do đó, trước 1975 ở miền Nam nó còn có tên khá hay là 'Vị Hương Tố'.

Nhiều người nghĩ rằng bột ngọt là chất gây tác hại cho sức khỏe. Một số người cho rằng họ bị dị ứng với bột ngọt. Do đó, nhiều nhà hàng và món ăn thường làm cho thực khách an tâm với dòng chữ quen thuộc 'Không dùng bột ngọt'.

mercredi 13 mars 2024

Thái Vũ - Sầu riêng "tập kết" ra Hà Nội?

 

Sầu riêng là trái cây đặc sản miền Nam. Cũng giống như quả sấu, nhãn lồng, vải miền Bắc.

Khí hậu, đất trồng, ánh sáng... ba cái thứ này nó khiến chỗ này trồng được chỗ khác không trồng được.

500 thằng kỹ sư khoa Trồng Trọt hay khoa Lâm Sinh, bạn tôi, thằng lười nói nhất, ghét suy nghĩ nhất, cũng dư sức trả lời rằng, ngay cả khi hội đủ ba điều kiện trên, thì cũng chỉ một, hai loại sầu riêng có thể trồng trên đất Bắc.

mardi 6 février 2024

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (3)

 

Kỳ 3: NHỚ BÁNH TÉT XƯA...

Lúc còn nhỏ, tôi nhớ má tôi năm nào cũng gói bánh tét để ăn dần mấy ngày Tết, một thói quen mà bây giờ khó có thể tìm lại khi các anh chị em tôi mỗi người đều có một gia đình riêng.

Ngoài bánh tráng, bánh phồng, dưa hấu trong mấy ngày Tết, chỉ có bánh tét là giữ được khá lâu mà không bị hư.

*&*

Năm nào nhà tôi cũng chộn rộn vì lo gói bánh tét. Trước tiên là phải đi tìm cây lát ở bờ ao hay mé sông. Đó là loại lát có ba cạnh tròn trịa, bóng lưỡng. Còn có một loại lát cũng ba cạnh nhô ra, loại này không thể dùng để cột đồ vì nó dễ bị đứt.

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (2)

 

Kỳ 2: KHỔ QUA CÓ HẾT ĐẮNG ?

Gần Tết tôi thấy khổ qua rẻ nên mua mấy ký về làm món chay để ăn dần mấy ngày Tết ngán thịt cá. Món này được chế biến làm giảm bớt vị đắng của loại rau củ này.

*&*

Khổ qua còn có tên là mướp đắng. Ở Gò Công từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ nghe gọi là "ổ qua", tuy vậy để thống nhất cách gọi tôi nghĩ nên gọi nó là "khổ qua", chắc là ai cũng biết như từng thưởng thức cái vị đắng đặc biệt của nó mỗi khi Tết đến.

"Chừng nào ớt ngọt như đường

Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương"

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (1)

 

Kỳ 1: LẠI MỘT MÙA KIỆU TẾT

Mười mấy năm nay tôi hay làm kiệu tết cho người quen thay vì biếu xén bánh trái ngoài tiệm. Không biết ăn ra sao mà năm nào gần đến tết gặp tôi, mọi người hay hỏi: "Tết năm nay có làm kiệu không?"

Dù có năm tôi mệt mỏi vì đủ thứ chuyện trong nhà định ngưng làm kiệu tết, vậy mà sau đó tôi bị mấy bà bán kiệu dụ dỗ và tôi lại làm.

*&*

Làm kiệu có nhiều cách khác nhau nhưng khâu thành phẩm cuối cùng đều giống nhau, và tôi đã chọn cách làm riêng của mình.

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Như đã nói trong bài trước, suốt thời gian dài mấy chục năm ở miền Bắc, bảng xếp hạng “ngũ cốc” (năm thứ được coi là lương thực chính chứ không hẳn chỉ là hạt) gồm có lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ (đậu).

Có những đận, hai loại củ là khoai và sắn còn đánh bạt cả gạo trong bữa cơm gia đình. Bao nhiêu thóc gạo làm ra, chính quyền dồn hết cho chiến trường để nuôi lính, "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Trên đài Tiếng nói Việt Nam ngày nào cũng ra rả "Hạt thóc là hạt thóc vàng, nuôi chiến sĩ, thóc lên đường. Thóc thêm nhiều, thêm chiến thắng. Đồng thâm canh, lúa ngô nhiều là ta thắng to. A, chuyển thóc về kho, xóm làng làm xong nghĩa vụ, thêm thắm tình tiền tuyến hậu phương. Thóc ra đi, ta thỏa tình hậu phương. Thóc lên xe, ta mở đường hành quân" (Đỗ Nhuận).

dimanche 31 décembre 2023

Mai Quang Hiền - Thực phẩm sạch và cái giá của niềm tin

 

Kinh doanh thực phẩm sạch không khác gì húc đầu vào đá tảng.

Nếu tư duy theo cách thông thường, rằng khi vấn đề an toàn thực phẩm rất đáng lo ngại, thì kinh doanh thực phẩm sạch sẽ là một cơ hội tốt.

Nhưng không, trong bối cảnh mà niềm tin đã trở nên đắt đỏ, thì kết quả sẽ trở thành ngược lại.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng - Chuyện nhỏ: Trường học và nghịch lý hàng rong

 

Báo chi đưa tin : “Sáng ngày 27/04/23, các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tân Thành (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) chia nhau ăn gói kẹo mua ở cổng trường. Sau khi ăn xong, 8 em trong nhóm nghi bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nôn, đau bụng nên được đưa đến Trung tâm Y tế Đồng Xoài cấp cứu”.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài yêu cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo ban giám hiệu các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhất là tại hàng quán và từ người bán hàng rong ở khu vực xung quanh trường để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyện dài vô tận ở Việt Nam? mà trường học chiếm một phần không nhỏ. Thông tin các em học sinh ngộ đọc vì ăn uống trước cổng trường hầu như tháng nào cũng có. Nhà trường nào cũng có căng tin nhưng nhiều em vẫn thích mua ngoài hơn, vì căng tin không có hoặc giá rẻ hơn. Một số trường đại học có khuôn viên rộng, sinh viên đông, có khu vực buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng như chợ nhỏ.

samedi 18 novembre 2023

Phạm Công Luận - Cơm « lâm vố » một thời nghèo khó

 

Ngày còn nhỏ, trước năm 1975, tôi đã nghe từ “lâm vố”. Ý nghĩa của từ đó, suy theo cách dùng, là tạp nhạp, rẻ tiền… Một món đồ được xem là “đồ lâm vố”, là loại xoàng xĩnh, xài được nhưng chất lượng tàm tạm thôi. Còn đứa nào đó bị gọi là “thằng lâm vố”, là có ý coi khinh.

Lớn lên, đọc sách của nhà văn Sơn Nam, tôi hiểu rõ hơn nguồn gốc của từ này. Trong cuốn Người Sài Gòn xuất bản năm 1992, ông viết:

"Cơm bình dân, thời trước 1945 mãi ghi dấu ấn trong lứa già 70 tuổi, còn gọi cơm ‘thất nghiệp’ hoặc cơm ‘lâm vố’ (rabiot) tiếng lóng của nhà binh Pháp, chỉ phần ăn bổ sung nếu người lính ăn hết phần tiêu chuẩn mà chưa no. Cũng có nghĩa ‘cơm thừa cá cặn’ do giới đấu thầu mua lại pha chế, thêm gia vị, nấu sôi để sát trùng, rồi bán, chất lượng còn khá cao, từng cục thịt bò. Cơm ‘lâm vố’ bày bán bên đường, ngang hông Đông Dương ngân hàng, người thất nghiệp thường hài hước: "Dạo này tôi ăn cơm lâm vố, làm việc Băng Anh-đô-sin".

dimanche 12 novembre 2023

Võ Khánh Tuyên - Còn không, tiếng gõ ?


Nhân vụ có Công ty tài trợ và triển khai 5.000 xe hủ tiếu (hay hủ tíu?) gõ cho người nghèo khởi nghiệp, lại thấy bâng  khuâng về...tiếng gõ.

Hồi thời còn xa vắng, những xe hủ tiếu gõ khắp hang cùng ngõ hẻm, như một bữa ăn chính của dân lao động sau buổi làm việc mệt nhoài, là bữa ăn xế lót bụng, hoặc đơn giản chỉ là ăn chơi.

Những "quán ăn di động" này nhằm chủ yếu vào dân chúng tại nhà, nên mỗi xe nuôi thêm 1-2 người để tìm khách và bưng bê, thu hồi hô chén trong khắp hang cùng ngõ hẻm.Thường là những đứa bé còm nhom, tay cầm mẩu thanh tre, tay kia cầm cái muỗng hoặc thanh ngắn để gõ lốc ca lốc cốc.