« Vụ phản bội thế kỷ » được Úc chuẩn bị từ một năm rưỡi
Nhật
báo cánh hữu Pháp cho rằng ngay cả các tác giả đã sáng tạo ra nhân vật
James Bond cũng không hình dung được một kịch bản như thế, nhưng họ có
thể đặt tít cho thương vụ tàu ngầm Úc là « vụ phản bội thế kỷ ». Pháp là
nạn nhân của vụ lừa đảo ngoại giao chưa từng thấy của đồng minh, thế
nên có thể hiểu được sự phẫn nộ của Paris, và vụ này sẽ còn để lại dấu
ấn lâu dài, nhất là đối với Úc.
Thẩm phán Heather Holmes tuyên bố trước tòa thượng thẩm British
Columbia rằng có thể trong phiên tòa ngày 21/10 sẽ cho biết thời điểm
đưa ra phán, quyết. Nếu thẩm phán Holmes cho phép dẫn độ, quyết định
cuối cùng thuộc về bộ trưởng Tư pháp Canada. Cả hai quyết định của tư
pháp và chính quyền đều có thể bị đội ngũ luật sư hùng hậu của Mạnh Vãn
Châu kháng án, và trong trường hợp này thủ tục pháp lý có thể kéo dài
nhiều năm.
Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), 49 tuổi, con của nhà
sáng lập tập đoàn Hoa Vi (Huawei), bị bắt hôm 01/12/2018 tại phi trường
Vancouver theo yêu cầu của Washington để xét xử tội danh gian lận ngân
hàng. Vài ngày sau, Trung Quốc bắt giam hai công dân Canada, gây khủng
hoảng ngoại giao giữa Bắc Kinh và Ottawa.
Công
dân Canada, Úc trong vòng xoáy « ngoại giao con tin » của Trung Quốc
Đăng ngày:
Le Figaro nhận định Trung Quốc dùng « vũ khí tư pháp để tấn công Canada ». Đối với Libération « Trước Canada, Trung Quốc coi thường công lý ».
Từ vụ Mạnh Vãn Châu, ba công dân Canada trở thành con tin của Bắc Kinh
Mọi
việc bắt đầu từ ngày 01/12/2018, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám
đốc tài chính Hoa Vi (Huawei) bị cảnh sát Canada bắt giữ tại phi trường
Vancouver theo yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khuôn khổ hiệp định dẫn độ giữa
hai nước. Bà Mạnh bị cáo buộc lừa đảo ngân hàng HSBC khi dối trá về
việc làm ăn với Iran khiến ngân hàng này có nguy cơ bị trừng phạt vì vi
phạm lệnh cấm vận. Thay vì đối đầu trực diện với Mỹ, Bắc Kinh tố cáo « thủ đoạn chính trị » của Ottawa, Global Times đe dọa trả đũa Canada nếu không thả Mạnh Vãn Châu.
Trong thông cáo, thủ tướng Trudeau tố cáo: « Bản án hôm nay cho
ông Spavor sau hơn hai năm rưỡi giam cầm tùy tiện rất thiếu minh bạch
trong tiến trình tố tụng, và đây là một phiên tòa thậm chí không đáp ứng
được các tiêu chuẩn tối thiểu của luật quốc tế ». Từ Bắc Kinh, thông tín viên Liu Zhifan cho biết thêm chi tiết :
« Năm
tháng sau một phiên tòa vội vã, doanh nhân Canada Michael Spavor đã
biết được số phận của mình. Sáng thứ Tư, 11/08, ông bị tòa án Trung Quốc
kết án 11 năm tù vì cáo buộc « làm gián điệp », « đánh cắp bí mật Nhà
nước ».
Nỗi lo xảy ra một đợt dịch thứ ba, kinh tế sau Brexit, Trung Quốc một
năm sau khi Bắc Kinh chính thức thông báo về một loại virus corona
chủng mới là các đề tài chính của báo chí Pháp hôm nay 29/12/2020.
Trung Quốc độc tài không phải là hình mẫu chống Covid
Trong bài xã luận « Covid-19 : Trung Quốc, một hình mẫu sai lạc », Le Figaro
nhắc lại ngày 31/12/2019 – mới một năm mà như là đã xa xưa lắm – Trung
Quốc báo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có xuất hiện một « bệnh viêm
phổi lạ » tại Vũ Hán. Tuy nhiên Bắc Kinh nói không có bằng chứng nào về
lây nhiễm từ người sang người, và bịt miệng tất cả những tiếng nói công
dân.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :
« Đó
là một sự quay ngược khó khăn đối với chính phủ Boris Johnson, từ nhiều
tháng qua vẫn cố gắng chống chọi áp lực của đồng minh Mỹ hùng mạnh,
luôn cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp cho Bắc Kinh.
Tôi
ghi sổ tay hôm qua: Đó là bản lĩnh, khi ghi nhận câu chuyện Viettel từ chối sử
dụng công nghệ của Huawei cho các mạng 5G.
Có
vẻ thông tin này ít được công dân mạng chú ý nhưng theo tôi, điều này thể hiện
bản lĩnh của Viettel (thử nhớ lại lời tuyên bố thừa tự tin của Huawei mấy tháng
trước, họ tin Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ của họ).
Lãnh
đạo Viettel giải thích họ không sử dụng Huawei cho các mạng 5G là một quyết
định mang tính kỹ thuật, chứ không liên quan gì tới các lý do về mặt địa chính
trị. Nhưng ông Dũng cũng nói thêm: “Đã có
bằng chứng cho thấy Huawei không an toàn cho an ninh của mạng lưới quốc gia. Do
đó chúng tôi cần phải thận trọng hơn”.
Tân trang điện thoại di động Huawei tại công ty Oxflo, 20/06/2019.
Quyết định của tổng thống Donald Trump cho phép
bán thêm một số linh kiện Mỹ cho tập đoàn Hoa Vi (Huawei) chỉ áp dụng
cho các sản phẩm có thể dễ dàng mua được ở các nước khác, nhưng không
liên quan đến các thiết bị nhạy cảm nhất. Một cố vấn kinh tế Nhà Trắng
hôm 30/06/2019 cho biết như trên.
Ông
Lary Kudlow trong chương trình « Fox News Sunday » giải thích, bộ
Thương mại Hoa Kỳ sẽ cấp giấy phép bổ sung để các nhà sản xuất chất bán
dẫn Mỹ bán các linh kiện cho Hoa Vi, nếu các mặt hàng này có thể mua
được từ các nước khác. Ông nhấn mạnh : « Đây không phải là việc ‘đại xá’ cho Hoa Vi, an ninh quốc gia luôn là mối quan ngại chính ».
Việc
dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc là
một yếu tố chủ chốt trong thỏa thuận giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và
chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần qua, nhằm tái thúc đẩy cuộc
đàm phán thương mại giữa đôi bên.
Từ đầu Tháng Sáu, Huawei lại mua được các bộ phận của Mỹ nhờ các luật sư đã mách cho các công ty Mỹ biết rằng các chi nhánh của họ vẫn được phép bán hàng cho Huawei, nếu tất cả được chế tạo ở ngoại quốc. Trong hình, gian hàng Huawei tại triển lãm Ces Asia 2019 ở Thượng Hải hôm 11 Tháng Sáu, 2019. (Hình: Hector Retamal/AFP/Getty Images)
(Người Việt 25/06/2019)Tập Cận Bình sẽ gặp Donald Trump cuối tuần này nhân
hội nghị G-20 của 20 nước kinh tế mạnh nhất. Trước khi Tập gặp Trump, có một
tin vui và một tin buồn. Tin vui là công ty Huawei vẫn mua được “chip” của các
hãng Mỹ dù chính phủ Trump đã có lệnh cấm từ Tháng Năm, 2019. Tin buồn là dân
tiêu thụ trong nước Tàu giảm chi tiêu. Tập sẽ nhớ đến cả hai tin vui buồn này
khi nói chuyện với Trump ở Osaka.
Không
ai hy vọng cuộc hội kiến sẽ đưa tới kết quả ngoạn mục nào, vì mối bất đồng quá
lớn. Cộng Sản Trung Quốc muốn Mỹ ngưng đánh thuế quan và ngưng cấm vận các món
kỹ thuật cao để các công ty như Huawei vẫn sống mạnh. Thứ Bảy vừa qua, báo Nhân
Dân ở Bắc Kinh còn đặt điều kiện chỉ tiếp tục nói chuyện thương mại nếu Mỹ bỏ
hết không đánh thuế trên hàng nhập cảng từ nước Tàu nữa.
Ngược
lại, Mỹ đòi Trung Cộng mở cửa rộng hơn cho doanh nghiệp nước ngoài, tôn trọng
bản quyền sáng chế các món kỹ thuật tiên tiến và ngưng trợ cấp các doanh nghiệp
nhà nước để cạnh tranh bất cân xứng với các xí nghiệp Mỹ. Đòi điều kiện sau
cùng này chẳng khác nào yêu cầu Trung Cộng thôi không còn là Cộng Sản nữa.
Phải có những sự
kiện chấn động như vụ Google làm rung chuyển “đế chế” Huawei mới có thể thấy rõ
sức mạnh kinh khủng của nền kinh tế sáng tạo Mỹ.
Không chỉ Trung
Quốc, không chỉ châu Á, mà thậm chí châu Âu, người ta vẫn dùng Amazon, Google,
Facebook, iOS, Dropbox, Microsoft, Netflix… để thỏa mãn nhu cầu làm việc lẫn
giải trí. Mặt trời không bao giờ lặn trên “đế
quốc Mỹ”. Tất cả đều được kết nối chằng chịt và tạo ra cái gọi là “hệ sinh
thái” khổng lồ vừa phục vụ vừa ràng buộc người tiêu
dùng.
Dùng Windows, người ta vào trang Amazon để mua sắm,
chia sẻ món hàng mua được trên Facebook, chat với bạn về món hàng mua được trên
điện thoại dùng hệ điều hành Android hoặc iOS, lưu lại bức ảnh món hàng kỷ niệm
trên iCloud hoặc Dropbox… Mặt trời mọc mỗi ngày, từ nước Mỹ.
Thời kỳ trăng mật Trump-Tập đã qua, bây giờ là cuộc chiến tranh
lạnh mới. Ảnh tư liệu chụp ngày 09/11/2017 khi tổng thống Mỹ Donald
Trump thăm Bắc Kinh.
Bởi vì nếu Liên Xô thời đó là một cường quốc đang đi xuống, với mô
hình kinh tế thất bại, thì Trung Quốc lại sắp trở thành cường quốc kinh
tế hàng đầu thế giới. Ngoài ra, trao đổi
thương mại giữa Mỹ và Liên Xô rất ít ỏi, trong khi Trung Quốc nay đã hội
nhập hoàn toàn vào hệ thống thương mại và đầu tư thế giới".
Về cuộc xung đột hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tác giả Nouriel Roubini trên Les Echos hôm nay 23/05/2019cho rằng « Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung sẽ tệ hại hơn so với Liên Xô trước đây ».
Tuy cả Washington lẫn Bắc Kinh đều ý thức về « chiếc bẫy Thucydide »
- một cuộc chiến tranh khó tránh khỏi giữa cường quốc đang thống trị và
cường quốc đang lên muốn hất cẳng - nhưng cả đôi bên dường như đều ngả
theo xu hướng này. Nếu một cuộc chiến tranh trực diện giữa hai đại cường
Mỹ-Trung khó thể xảy ra, nhưng sự kiện được khởi đầu như một cuộc chiến
thương mại từ nay chuyển thành tình trạng xung khắc thường trực.
Một gian triển lãm của Hikvision tại hội chợ trí thông minh nhân tạo thế giới tại Thiên Tân, 16/05/2019.
Sau khi cho Hoa Vi (Huawei) vào danh sách đen, các
mục tiêu sắp tới của chính quyền Donald Trump có thể là năm công ty
Trung Quốc sản xuất camera giám sát, đặc biệt là Hikvision chuyên về
công nghệ nhận diện, được sử dụng rộng rãi ở Tân Cương. Các hãng tin
Bloomberg và Reuters hôm nay 22/05/2019 cho biết như trên.
Cũng
như Hoa Vi vào tuần trước, nay đến lượt Hikvision (Hải Khang Uy Thị) có
nguy cơ bị liệt vào danh sách đen, tức là các nhà cung cấp Mỹ phải được
chính phủ cho phép mới có thể buôn bán với công ty này. Nhà Trắng từ
chối bình luận về thông tin của New York Times.
Những
nguồn thạo tin khác cho Bloomberg hay, chính quyền Mỹ lo ngại Hikvision
lẫn Dahua Technology (Đại Hoa), với các camera có công nghệ nhận diện
được sử dụng để đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có thể phục vụ cho
gián điệp.
Giám đốc tài chính Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu, tới tòa án tại Canada hôm 08/05/2019.
Bà Mạnh Vãn Châu, nhân vật số hai của tập đoàn
viễn thông Hoa Vi (Huawei) hôm qua 08/05/2019 đã ra tòa ở Canada. Bị bắt
hôm 01/12/2018 tại sân bay Vancouver, khi quá cảnh sang Hồng Kông, bà
Mạnh bị Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ, với cáo buộc đã gian dối với các ngân
hàng và vi phạm lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran.
Thông tín viên Pascale Guéricolas tại Québec cho biết thêm chi tiết :
«
Bà Mạnh Vãn Châu mặc chiếc áo đầm dài màu đen, tỏ ra cương quyết trước
tòa án Canada phụ trách việc xem xét yêu cầu dẫn độ bà sang Mỹ. Đội ngũ
luật sư của bà Mạnh hôm qua biện hộ với thẩm phán là phó chủ tịch phụ
trách tài chính của Hoa Vi không phạm tội gì theo luật Canada. Lý lẽ này
bị công tố viên Canada bác bỏ, nhấn mạnh rằng một lời nói dối vẫn luôn
là nói dối.
Chính quyền Anh hôm nay 26/04/2019 xáo động, vì dự
định cho phép tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc tham gia mạng lưới 5G một
cách hạn chế, nhưng thông tin này đã bị rò rỉ trên báo chí. Một tối hậu
thư đã được đưa ra cho các bộ trưởng, để tìm cho được thủ phạm.
Tối
thứ Ba 23/4, nhật báo The Telegraph đăng tin thủ tướng Theresa May
quyết định cho phép Hoa Vi (Huawei) tham gia việc triển khai mạng 5G tại
Anh, mặc dù Hoa Kỳ đã cảnh báo nguy cơ tập đoàn viễn thông này làm gián
điệp cho Bắc Kinh. Bà đã bật đèn xanh trong cuộc họp cùng ngày của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) gồm các bộ trưởng và viên chức cao cấp về an
ninh. Theo « Official Secrets Act » (luật an ninh), các thành viên tham
dự phải giữ bí mật.
Công nghệ 5G nổi bật tại hội nghị quốc tế về thiết bị di động Mobile World Congress tại Barcelona (Tây Ban Nha) tháng 02/2019.
Anh quốc chuẩn bị cho phép Hoa Vi (Huawei) tham
gia một cách hạn chế vào mạng lưới 5G, một động thái được tập đoàn viễn
thông Trung Quốc, đang bị Mỹ nghi ngờ làm gián điệp cho Bắc Kinh, nhanh
chóng lên tiếng hoan nghênh. Theo nhật báo Daily Telegraph hôm nay,
24/04/2019, thủ tướng Theresa May đã có quyết định như trên trong cuộc
họp hôm qua của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
Cuộc
họp tập hợp các bộ trưởng và viên chức cao cấp về an ninh. Tuy nhiên
Hoa Vi không được can dự vào trung tâm mạng lưới, mà chỉ ở các thiết bị
ít nhạy cảm như ăng-ten.
Phủ thủ tướng từ chối bình luận về thông
tin của Telegraph. Về phần quốc vụ khanh phụ trách kỹ thuật số Margot
James, bà cho biết quyết định « cuối cùng » vẫn chưa được đưa ra. Tuy
nhiên tập đoàn Hoa Vi ngay sau đó đã ra thông cáo hoan nghênh « quan điểm dựa trên thực tế » của chính phủ Anh.
Hoa Vi, tập đoàn Trung Quốc luôn trong tầm ngắm của tình báo Mỹ. Ảnh minh họa.
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA khẳng định tập đoàn Hoa Vi (Huawei) được cơ quan an ninh của Nhà nước Trung Quốc tài trợ. Báo Anh The Times hôm nay 20/04/2019 dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết như trên.
Tờ
báo cho biết theo CIA, tập đoàn viễn thông Hoa Vi nhận được những khoản
tiền từ Giải phóng quân Nhân dân tức quân đội Trung Quốc, từ Ủy ban An
ninh Quốc gia và từ một nhánh thứ ba của mạng lưới tình báo Bắc Kinh.
Một cơ sở sản xuất điện thoại di động của Hoa Vi tại Đông Hoàn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 25/03/2019.
Chính quyền Mỹ đã thu thập được các thông tin về
Hoa Vi (Huawei Technologies Co Ltd) nhờ bí mật theo dõi, và theo công tố
viên hôm 04/04/2019 thì những bằng chứng này có thể được sử dụng để cáo
buộc tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm vận với Iran,
và gian lận ngân hàng.
Trước tòa
án liên bang Brooklyn, đại diện công tố cho biết những chứng cứ thu
được trong khuôn khổ luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA), và chính
quyền Mỹ hôm qua thông báo cho Hoa Vi là đã nộp đơn cho tòa án. Được
biết việc theo dõi theo luật FISA cần có lệnh của tòa án đặc biệt,
thường trong những trường hợp nghi ngờ làm gián điệp cho nước ngoài.
Chiêu bài "đa phương", "đôi bên cùng có lợi" của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có còn khuyến dụ được châu Âu ?
Ủy ban Châu Âu trong tài liệu quan trọng công bố hôm 12/3, đã gọi thẳng Trung Quốc là « địch thủ cạnh tranh chiến lược
», đề ra 10 kế hoạch hành động. Sự sáng suốt này là cả một bước ngoặt !
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng thẳng thừng tuyên bố « Con đường tơ lụa mới không thể là dự án bá quyền, làm cho các quốc gia mà con đường này chạy qua trở thành chư hầu » của Trung Quốc.
Châu Âu trước mối nguy Trung Quốc và Brexit là hai chủ đề được đề cập nhiều nhất trên các báo Pháp ra ngày hôm nay 21/03/2019.
Trong bài viết mang tựa đề « Trung Quốc – Châu Âu, bước ngoặt », Le
Monde kêu lên : Thế là ông ấy đến rồi ! Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đến thăm châu Âu từ ngày 21 đến 26/3, nhưng là một người khách
không được chờ đợi. Liên hiệp Châu Âu (EU) rốt cuộc cũng đã lượng định
được sức nặng của Bắc Kinh và đang đặt nghi vấn về cường quốc đang lên
nhanh nhưng quan tâm đến cả một đất nước tí hon là Monaco (quốc gia đầu
tiên hoàn toàn bao phủ bằng công nghệ 5G của Hoa Vi). Một số nhà lãnh
đạo châu Âu đang nghiêm túc xem xét lại mối quan hệ.
Hoa Vi lên mặt « dạy dỗ » châu Âu về cách mạng công nghệ
Các thiết bị khoan dầu ở Cabimas, Venezuela. Ảnh chụp ngày 29/01/2019.
Venezuela, Hoa Vi, đó là hai hồ sơ chính của các báo Pháp hôm nay 30/01/2019, bên cạnh đó là việc đánh thuế GAFA. Le Figaro nhận định « Washington tìm cách bóp nghẹt Caracas » : Venezuela không còn có thể xuất khẩu dầu lửa qua khách hàng chính yếu và hầu như duy nhất, đó là Mỹ.
Cấm vận dầu lửa Venezuela : Mỹ đã tung đại pháo
Washington đã quyết định tung ra vũ khí hạng nặng để chống lại chế độ
Nicolas Maduro. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin loan báo sẽ phong
tỏa tất cả tài sản của tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA, và mọi khoản
tiền chi trả mua dầu từ nay sẽ chuyển vào một tài khoản được đóng băng.
Số tiền mua dầu trong năm nay là khoảng 11 tỉ đô la, và tài sản của
PDVSA tại Hoa Kỳ khoảng 7 tỉ đô la.
Tổng thống Maduro giận dữ tuyên bố quyết định của Mỹ là « bất hợp pháp, đơn phương, vô đạo đức, đáng lên án », là « lời kêu gọi thẳng thừng làm đảo chính ». Về phía ông Juan Guaido loan báo sẽ bổ nhiệm một ban giám đốc mới cho tập đoàn dầu khí để «
thu hồi một ngành kỹ nghệ đang trong tình trạng thê thảm. Mục đích là
nhằm tránh một khi rời quyền lực, những kẻ đã vơ vét mọi thứ ở Venezuela
có thể đánh cắp những đồng bạc cuối cùng ».
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (phải) và ông John McCallum khi
mới được bổ nhiệm làm đại sứ tại Trung Quốc. Ảnh chụp tại Ottawa ngày
31/01/2017.
Thủ tướng Canada Justin
Trudeau hôm 26/01/2019 yêu cầu đại sứ Canada tại Trung Quốc, ông John
McCallum từ chức, do nhà ngoại giao này đã gây phẫn nộ ở Ottawa khi bình
luận về việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính Hoa Vi.
Hôm thứ Tư 23/1, phát biểu trước các nhà báo Trung Quốc gần Toronto, ông John McCallum đã tuyên bố bên biện hộ cho bà Mạnh « có một hồ sơ vững chắc » để phản đối việc dẫn độ sang Mỹ, nhất là « sự can thiệp mang tính chính trị của tổng thống Donald Trump ».