Affichage des articles dont le libellé est Đàm phán. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đàm phán. Afficher tous les articles

jeudi 10 avril 2025

Nguyễn Thông - Còn lâu mới bằng người ta


Chưa cần phải đổi mới, tháo điểm nghẽn, bước vào kỷ nguyên mới vội. Cứ học sự giản dị, thực chất, nói "không" với bệnh hình thức, cờ quạt, hoa hoét, khẩu hiệu, cờ đèn kèn trống của người ta đây này.

Không phải cái gì của người khác cũng đáng học, cái gì của mình cũng xấu dở. Nhưng điều hay lẽ phải của bất cứ ai, bất cứ nơi nào đều đáng để cho mình làm theo.

Trong ảnh : Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc được cử làm Đại diện đặc biệt của nhà nước, chính phủ Việt Nam sang Mỹ làm việc về vụ thuế.

mercredi 9 avril 2025

Tạ Duy Anh - Mỹ-Trung nện nhau và hành động của chúng ta

 

Ai ngờ khẩu hiệu của cụ Trường Chinh 80 năm trước, lại có sức sống dai đến thế. Hồi đó điều gì xảy ra, mọi người đều đã biết.

Giờ đến lượt Mỹ - Trung thay cho cặp Nhật - Pháp đánh nhau. Lần này may nhất là không có bom đạn, mà chỉ bằng các tuyên bố. Nhưng tính khốc liệt và khả năng tàn phá của nó thì không thua gì một cuộc đối đầu bằng tên lửa hành trình và tầu sân bay.

Một bạn tôi ở Canada bảo rằng, cũng nên có một cuộc so găng cho ngã ngũ, để lịch sử không còn phải băn khoăn, lưỡng lự khi chọn hướng đi. Trong khi đó nhiều người đang run sợ mình bị tai bay vạ gió, theo kiểu trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết.

mardi 8 avril 2025

Lâm Bình Duy Nhiên – Thuế quan : Cần dứt khoát thoát Trung và bớt kiêu căng

Thương chiến là vấn đề “nhạy cảm”. Chẳng ai mạnh miệng tuyên chiến, ngoại trừ có thể thấy rằng Bắc Kinh lên tiếng trả đũa.

Tuy nhiên, anh Việt Nam vẫn căn bệnh muôn thuở : Tự sướng, tự hào, hãnh diện khi mạnh miệng tuyên truyền trên báo chí cứ như chiến tranh. Can đảm, không “run sợ” trước mức áp thuế khủng khiếp từ Hoa Kỳ.

Đoàn tùy tùng Việt Nam trên dưới 200 người dưới sự dẫn dắt của ông phó thủ tướng Hồ Đức Phớc sang Mỹ để đàm phán. Cứ như thể chiến thắng nằm trong bàn tay.

jeudi 3 avril 2025

Đặng Sơn Duân – Vẫn còn hy vọng ở đàm phán

Trong đợt đánh thuế mới nhất của Trump thì nhóm Cờ Lờ Mờ Vờ là nổi nhất, dẫn đầu ASEAN và top ten thế giới, với Campuchia (49 %), Lào (48%), Miến Điện (44 %) và Việt Nam (46 %).

Lúc này nhiều người đang quan tâm đến công thức tính thuế được chính quyền Trump áp dụng để đưa ra các con số này. Chẳng hạn, làm thế nào họ kết luận rằng Việt Nam áp thuế 90 % với hàng hóa Mỹ ? Có một giả thuyết đang viral cho rằng công thức đơn giản là lấy thâm hụt thương mại chia cho xuất khẩu của quốc gia đó vào Mỹ. Tuy nhiên, thực tế có khả năng phức tạp hơn nhiều.

Nếu có một công thức cụ thể và phức tạp được áp dụng, đây mới thực sự là điều đáng lo ngại, vì những nguyên tắc và công thức này sẽ được áp dụng chung và khó có thể thay đổi hoặc tạo ra ngoại lệ. Ngược lại, nếu các con số chỉ dựa trên những tính toán đơn giản, hoặc quyết định cá nhân, hoặc chỉ vì ngứa con mắt thì mọi chuyện đều có thể đàm phán.

mercredi 26 mars 2025

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 26/03/2025


 

1. Tòa nhà Rosa Rossa Complex tọa lạc ngay gần Công viên Văn hóa (Park Kultury), nghĩa là chỉ cách điện Kẩm-linh khoảng non 3 ki-lô-mét đường quạ bay, đã rất gần nhà của Putler. Thuộc sở hữu của tập đoàn bất động sản KR của Nga (KR Properties), hiện nay đang không có ai ở trong nó và nó cũng đang được sửa chữa (nâng hạng).

Mà đã nhắc đến KR Properties, đồng nghĩa với việc nhắc đến những ông chủ của nó: Alexander Klyachin, một tay mafia bất động sản, và phó của hắn, Sergey Matyukhin (người gốc Donbas). Những tay này đều là những tay trùm thao túng, với những mối quan hệ lằng nhằng.

Riêng với Alexander Klyachin, được cho là cực kỳ thân với Victor Voronin, đại tá, cục trưởng cục V (an ninh kinh tế), ủy ban an ninh nhà nước Liên bang Nga (FSB). Voronin đã bị buộc phải rời khỏi chức vụ cục trưởng của mình trước chiến tranh ở Ukraine vài năm vì bê bối sử dụng quyền lực của cơ quan an ninh quốc gia để o ép các doanh nghiệp, mà lần này là các doanh nghiệp nước ngoài.

mercredi 19 mars 2025

Lâm Bình Duy Nhiên – Trump quá nôn nóng, Putin cao tay hơn


Chính sự vội vã và nôn nóng muốn “giải quyết” vấn đề Ukraine đã trở nên điểm yếu của tổng thống Trump khi thương lượng với Putin.

Ông Trump không có nhiều thời gian. Ngược lại, Putin thì quá dư nên kết quả của cuộc gọi điện thoại giữa hai đã không mang lại những kết quả theo ý tổng thống Hoa Kỳ.

Putin cũng không muốn làm “mất mặt” ông Trump nên mới có những tuyên bố không rõ ràng, là từ chối một lệnh ngừng bắn hoàn toàn, nhưng lại kèm theo nhiều điều kiện rất khó (cho Ukraine).

mardi 18 mars 2025

Trương Nhân Tuấn - Ukraine đã là "thực đơn" trên bàn tiệc giữa Trump và Putin ?


Hôm nay Trump điện đàm cùng Putin, bề mặt là nói về "hòa bình" cho Ukraine. Nhưng theo tôi, dựa trên những gì ông Trump đã "bật mí" sơ lược trước ống kính báo chí trên chuyến bay từ Miami về Washington hôm qua. Tôi cho rằng cuộc điện đàm này chỉ có mục đích "phân liệt" quốc gia Ukraine.

Phân liệt, "démembrement", là từ mà các sử gia đã sử dụng để chỉ cho tình trạng đế quốc nhà Thanh bị liệt cường xâu xé, hậu bán thế kỷ 19, qua các cuộc "chiến tranh thuốc phiện".

Sau cuộc chiến tranh đế quốc Thanh phải ký các hiệp ước (mà nay sử gia người Hoa gọi là các hiệp ước bất bình đẳng) nhượng đất, nhượng các đặc quyền kinh tế cho các đế quốc Tây phương, như Anh, Đức, Pháp, Nga ... và đặc biệt, đế quốc Nhật (với trận thủy chiến ngoài cửa sông Áp Lục với hệ quả là hòa ước Shimonoseki 1893).

vendredi 14 mars 2025

Lê Xuân Nghĩa - Tin mới nhất mà bạn cần quan tâm

 

1. Hoa Kỳ đã nhận được ranh giới đỏ của Ukraine cho các cuộc đàm phán hòa bình:

- Bất kỳ hạn chế nào về quy mô quân đội đều bị loại trừ.

- Việc gia nhập EU và NATO sẽ vẫn là quyết định có chủ quyền của Ukraine mà không ai có quyền can thiệp.

- Nga không nên có quyền phủ quyết đối với sự tham gia của Ukraine vào các tổ chức quốc tế.

2. Bồ Đào Nha xem xét hủy mua F-35 và chuyển sang máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

jeudi 13 mars 2025

Phó Đức An - Trump lại cho anh em chút hy vọng khi lộ bài với Nga!

Trump cảnh báo Putin rằng nếu ông từ chối chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đạt được giữa Hoa Kỳ và Ukraine tại Saudi Arabia, Hoa Kỳ sẽ áp dụng "các biện pháp tài chính rất tồi tệ" đối với Nga và phá hủy hoàn toàn nền kinh tế của Nga.

“Có những điều sẽ rất bất lợi cho Nga về mặt tài chính,” Trump nói tại một cuộc họp báo ở Washington. “Tôi có thể làm điều gì đó vô cùng tồi tệ cho Nga về mặt tài chính. Đây sẽ là đòn mang tính hủy diệt nước Nga. Tôi không muốn làm điều đó vì tôi muốn đạt được hòa bình.”

Hoa Kỳ và Ukraine đã đạt được thỏa thuận trong cuộc đàm phán hòa bình tại Ả Rập Xê Út vào thứ Ba và đề xuất lệnh ngừng bắn trong 30 ngày và hiện đang chờ phản hồi từ Nga. Trước đó, Trump đã bày tỏ lạc quan về sự chấp thuận của Putin và cho biết thỏa thuận này sẽ mở đường cho việc chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine.

Hoàng Quốc Dũng – Ukraina hiện nay, phiên bản của Vienna 1815 ?


Đại hội Vienna và sự tái thiết trật tự châu Âu

Đại hội Vienna diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1814 đến ngày 9 tháng 6 năm 1815 tại thủ đô nước Áo. Mục tiêu chính của hội nghị này là vẽ lại bản đồ châu Âu sau sự sụp đổ của Napoléon, đồng thời khôi phục trật tự quân chủ đã bị Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh Napoléon làm xáo trộn.

Đại hội kéo dài lê thê vì tính phức tạp của nó:

      Các cường quốc tham gia đều có tham vọng lớn và lợi ích xung đột nhau.

      Số lượng quốc gia tham dự rất đông, gây khó khăn cho việc đàm phán.

mardi 11 mars 2025

Trump tái lập viện trợ cho Ukraina, sẽ gặp lại Zelensky

 

Toàn văn thông cáo chung Hoa Kỳ-Ukraina về đề nghị ngưng bắn với Nga

(Le Monde 12/03/2025) Ngày thứ Ba 11/03 Ukraina đã chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ về ngưng bắn 30 ngày với Nga, nói rằng « sẵn sàng cho hòa bình » sau ba năm chiến tranh, và kêu gọi Matxcơva lên tiếng, sau cuộc họp Mỹ-Ukraina tại Ả Rập Xê Út. Trong cuộc trao đổi không có Nga, Washington loan báo chấm dứt « lập tức » việc ngưng viện trợ quân sự cho Kiev. Le Monde đăng thông cáo chung sau cuộc họp.

Hôm nay tại Djedda, Ả Rập Xê Út, dưới sự đón tiếp nồng hậu của Thái tử Mohammed Ben Salman, Hoa Kỳ và Ukraina đã có những bước đi quan trọng hướng tới việc khôi phục hòa bình lâu dài cho Ukraina.

Đại diện của cả hai nước đều ca ngợi lòng dũng cảm của dân tộc Ukraina trong việc bảo vệ đất nước, và nhất trí rằng đã đến lúc bắt đầu tiến trình hướng tới một nền hòa bình bền vững.

Hoàng Quốc Dũng - Khó hơn nhiều so với Hiệp định Paris về Việt Nam

Hôm nay, cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Riyadh nhằm chấm dứt chiến tranh (trong vòng 24 giờ) gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chính là lập trường của Ukraine và Nga hoàn toàn đối lập, trong khi Mỹ lại muốn ép Ukraine chấp nhận yêu cầu của Nga. Tuy nhiên, Ukraine kiên quyết không nhượng bộ.

Lập trường cơ bản của hai bên có thể tóm tắt như sau để thấy rõ mức độ bế tắc và khó chấp nhận của các yêu cầu:

vendredi 7 mars 2025

Lâm Bình Duy Nhiên - Trump chỉ ép kẻ yếu thế, làm sao đàm phán bình đẳng ?


Nghệ thuật đàm phán có lẽ tổng thống Trump biết rất rõ. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Ukraine và Nga, ông chỉ “đập” và gây áp lực vào kẻ yếu thế, tức Ukraine chứ không hề yêu sách gì kẻ mạnh, Nga của Putin.

Vậy đó đâu còn gì để đàm phán một cách bình đẳng nữa!

Ông giờ mới thấy rằng chuyện đàm phán để có lệnh ngừng bắn là điều không hề dễ. Hòa bình càng khó hơn 24 giờ, thậm chí vài tháng như ông nghĩ.

mercredi 5 mars 2025

Dương Quốc Chính - Vest hay không vest cũng vậy thôi


Đọc tút này của cháu Tifosi thấy buồn cười vãi. Tầm này bưng bô nó cũng cần có trí tuệ, hiểu biết lịch sử, đọc nó mới trôi. Chứ bưng kiểu này chỉ chăn bọn nhi đồng.

Ý chúng nó chê bạn Zelensky, nhân tiện bưng bô đoàn ngoại giao ta. Nhưng trên thực tế, đoàn ngoại giao của ông Đồng dự hội nghị Fontainebleau là thất bại hoàn toàn, đ*ch được cái gì hết. Cơ bản cũng do cương với Pháp (cũng như Zelensky thôi), có phần vô lý hơn.

Đàm phán thất bại nên mới có "truyền thuyết" là chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó cũng đang ở Pháp, phải nói rằng: "Các chú làm hỏng hết việc của bác." Thế là bác mình phải lật đật đúng nửa đêm mò đến nhà Moutet, là Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại (Bộ Thuộc địa), để xin ký cái Tạm ước 14/9. Lưu ý là ký lúc nửa đêm, tại nhà riêng của ổng, không vinh dự gì, bác tất nhiên không mặc vest mà mặc bộ kaki xám.

Bùi Chí Vinh – Quân bài tẩy


Trump nói Zelensky không có quân bài nào trong tay để đàm phán cả. Nếu năm 1994 Ukraine không bị đám Mỹ, Nga, Anh, NATO liên kết "dụ khị" phá hủy 1.800 hỏa tiễn lục địa và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới thì xin lỗi, không riêng gì Nga mà cả Mỹ, Tàu cũng đố dám rớ đến, nói chi là xâm lược.

Nói có sách mách có chứng. Cứ nhìn nhiệm kỳ đầu của Trump, chỉ cần Kim Jong Un tức Ủn Béo xịt hỏa tiễn và nổ tá lả đã có "bom nguyên tử" là Trump lập tức hạ mình xuống nước dịu giọng làm quen ngay.

Chẳng những làm quen mà còn ve vãn hội đàm ở Hà Nội, nhưng cuối cùng cả Mỹ, Tàu, Nga chẳng ai cản được Bắc Hàn nghèo đói cứ lâu lâu bắn một hỏa tiễn ra biển hù dọa quốc tế lên ruột.

mardi 4 mars 2025

Thùy Linh - Đàm phán làm gì ?

Mời Zelensky đến Phòng Bầu dục, thực chất bộ sậu Trump chẳng định đàm phán, ký kết gì hết.

Bọn họ lập mưu kích động, chửi bới Zelensky để ông bộc lộ chính kiến vì biết ông bộc trực, kiên quyết trong việc bảo vệ lãnh thổ nên rất khó ép ông đồng ý các điều kiện mà Putin đưa ra. Họ muốn thế giới chứng kiến và lu loa lên rằng, Zelensky là người không muốn ký kết hòa bình.

Kịch bản đúng như họ mong muốn trước các máy quay. Trong số các nhà báo ở Phòng Bầu dục hôm đó, chỉ là những báo phù hợp với Trump. Nhưng rất bất ngờ là phóng viên của Nga có mặt. Nhà Trắng nói là có sự nhầm lẫn...

mercredi 26 février 2025

Trương Nhân Tuấn - Thiên tài đàm phán

 

Đối chiếu qua những sự kiện đã xảy ra trên thực tế, thiệt tình tôi rất hoài nghi về khả năng "đàm phán - deal" của Trump. Ngay cả khi tổng thống Trump "vừa đi đường vừa tự sướng" cho mình là thiên tài độc nhứt vô nhị.

Thứ nhứt, vụ "đàm phán" giữa Trump và Kim Jong Un nhiệm kỳ Trump 1.0 về nội dung "phi hạt nhân bán đảo Triều tiên". Quay video lại mà xem. Khác gì một màn hài kịch ti vi rẻ tiền, kiểu chương trình Táo quân của Việt Nam ? Hai cuộc hội đàm Hà nội và Singapore, cờ quạt rùm beng. Được gì ?

Lại thêm một cuộc trình diễn tổng thống Mỹ đầu tiên bước qua biên giới Bắc Hàn. Kết quả là gì ?

samedi 22 février 2025

Lâm Bình Duy Nhiên - Cuộc đàm phán bí mật giữa Nga và Mỹ tại Thụy Sĩ

Hai cường quốc đã và đang họp kín tại Thụy Sĩ, thông qua trung gian, để thảo luận về tương lai của Ukraina.

Người Mỹ và người Nga đã gặp nhau vào đầu tuần này tại Ả Rập Xê Út, trước truyền thông quốc tế, để thảo luận về tương lai của cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ có đại diện là Ngoại trưởng Marco Rubio, Nga có đại diện là Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov. Ukraina không được mời tham dự.

Đó là những gì dư luận quốc tế chính thức được xem. Nhưng song song với sự kiện trên và trong sự bí mật, người Mỹ và người Nga cũng đang thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine tại Thụy Sĩ trong nhiều tuần. Hãng thông tấn Anh Reuters đưa tin này vào thứ Sáu 21/02.

vendredi 21 février 2025

Phó Đức An - Trump, nhẽ nào nối giáo cho giặc?


Năm 2018, sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử Trump-Putin ở Helsinki, các chính trị gia Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ đã đưa ra những bình luận tiêu cực về màn trình diễn của Trump. Họ cho rằng Trump vô trách nhiệm, đuối, có hành vi phản quốc và đầu hàng trước sự tống tiền...

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, người được kính trọng rộng rãi tại Hoa Kỳ và Việt Nam, nói rằng cuộc họp báo chung giữa Trump và Putin là "một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất trong lịch sử nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ". McCain cho biết cuộc gặp là "màn trình diễn đáng xấu hổ nhất của một tổng thống Hoa Kỳ", đồng thời nói thêm, "Rõ ràng hội nghị thượng đỉnh Helsinki là một sai lầm bi thảm".

Giờ đây, một sự lặp lại đáng nguyền rủa, khiến cho những người bạn của Trump trong đấy có tôi, phải đau lòng và phẫn uất. Tính cách của tôi là tuyệt đối trung thành với bạn, không hề phản bội bạn bè dù lợi ích lớn đến mấy. Dù gươm kề cận cổ súng kề tai vẫn không làm kẻ hèn mạt bẩn thỉu bán đứng bạn mình.

Ngô Nhân Dụng - Zelenskyy giữa Nga, Mỹ và Âu châu


Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đang lo Mỹ và Nga sẽ bàn về số phận Ukraine mà không cần hỏi ý kiến của ông cũng như của các nước đồng minh Âu châu.

Họ biết rằng nếu Vladimir Putin được Mỹ chấp nhận cho chiếm một phần lãnh thổ Ukraine, ông ta sẽ nhòm ngó các nước Đông Âu khác, trước kia là một thành phần của Liên bang Xô Viết hoặc theo lệnh Điện Kremlin.

Từ tuần trước, Tướng Keith Kellogg, đặc sứ của Tổng thống Donald Trump lo vấn đề Ukraine đã nói tại Hội nghị An ninh tại Munich rằng Mỹ và Nga sẽ bàn vấn đề Ukraine mà không cần các nước Âu châu có mặt. Theo AP, ông nói: “Sẽ có Ukraine, Nga, và chắc chắn có Mỹ ngồi quanh bàn thào luận.” Nhưng “nói một cách thực tế,” sẽ không có mặt các nước Âu châu. Trong hội nghị 31 nước NATO tại Brusselles, Tướng Kellogg chỉ trấn an các đồng minh rằng Mỹ vẫn quan tâm đến các vấn đề họ đang lo ngại.