Affichage des articles dont le libellé est Thích Trí Quang. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thích Trí Quang. Afficher tous les articles

mardi 12 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tảng đá quá khứ và đường tới tương lai

(Xin chép lại bài viết cách đây năm năm! – LHLV)

Ngày 08/11/2019, báo Thanh Niên đưa tin “Theo thông tin của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch”.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang không chỉ là một cao tăng, cuộc đời ông gắn với giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam những năm 1963-1975. Đây là giai đoạn từ cuối thời ông Ngô Đình Diệm chấp chính tại Miền Nam kéo dài tới tháng 4/1975 khi đất nước thống nhất, một giai đoạn đầy cảm xúc khi nhớ lại.

Trong giai đoạn này, hai nhân vật có ảnh hưởng lịch sử rất lớn là ông Hồ Chí Minh ở Miền Bắc và ông Ngô Đình Diệm ở Miền Nam.

mardi 12 novembre 2019

Lê Nguyễn - Chút gợi nhớ của một người chứng, sau sự ra đi của một nhà tu hành


Thượng tọa Thích Trí Quang (G) trong cuộc tuyệt thực trước Dinh Độc Lập.


Một bài viết hiếm hoi tương đối khách quan và rất nhiều thông tin cần thiết cho lớp hậu sinh - TM
 
Những ngày qua, khi Thượng tọa Thích Trí Quang qua đời, mình không muốn nghĩ lại, nhớ lại một quãng đời tuổi trẻ đã qua - vào những tháng ngày sau 1.11.1963, khi nhiều tướng lãnh miền Nam thực thi kế hoạch của chính phủ Mỹ, lật đổ, thậm chí sát hại hai anh em nhà lãnh đạo Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. 

Nhưng rồi có một số bạn trẻ liên lạc, bày tỏ ý muốn biết một vài chi tiết về những gì liên quan đến thầy Trí Quang và Phật giáo miền Nam những năm sau sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hòa. Thôi thì xin ghi lại chút hồi ức và cảm nghĩ linh tinh vậy. 

Những ngày sôi động vào giữa năm 1963, các cuộc biểu tình của Phật tử nổ ra khắp nơi. Đặc biệt là Phật tử Huế, sau sự kiện chính quyền Thừa Thiên - Huế chỉ cho phép treo Phật kỳ tại các chùa, mà không cho treo ở khắp các ngả đường trong dịp Phật đản 1963, như đã từng cho phép làm thế trong các mùa Phật đản trước. Cái sảy nảy cái ung, chính quyền Thừa Thiên – Huế hành xử thiếu kiên nhẫn, súng nổ và sự kiện “đàn áp Phật giáo” được sớm sủa loan truyền trên khắp cả nước.

Xuân Hoàng - Rồi cũng về với đất…



Đôi lời : Thượng tọa Thích Trí Quang, một nhân vật gây tranh cãi vừa qua đời. Có bài viết ca ngợi ông hết lời đã được đăng trên nhiều trang, bài khác lại đả kích dữ dội ; bạn đọc có thể tham khảo theo đường link nếu muốn. Thụy My chỉ giới thiệu hai bài mang tính chừng mực, trước hết là bài viết của một nạn nhân cực đoan tôn giáo thời đó.

Sau tháng 11.1963, chỉ một thời gian sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị sát hại. Tại Quy Nhơn, tổ chức Phật Giáo Cứu Quốc của ông ta đi dọc đường Gia Long với sự chỉ điểm của vài người địa phương, xông vào nhà các người công giáo truy sát để ...trả thù. 

Anh tôi, Lê Xuân Điềm bị vây hãm và bị đâm. May là sức trẻ nên thoát được, chỉ bị một nhát sâu vào bắp vế, máu tuôn lênh láng. Anh Ba tôi cũng bị rượt đuổi, sau đó phải trốn cùng với cha tôi. Các anh khác còn nhỏ, bà nội phải dắt đi trốn.