Affichage des articles dont le libellé est Phong tục. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phong tục. Afficher tous les articles

lundi 19 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mua vàng cúng Thần Tài không phải phong tục miền Nam

 

Vậy là đã vô mùng 10 Tết, cái mùng cuối cùng của Tết.

Thấy mọi người nghe lời truyền thông cứ nói mùng 10 dân Nam Kỳ cúng Thần Tài, dân ào ào mua vàng lấy hên, tiệm vàng không còn vàng để bán, nghe riết thành quen.

Với người Nam Kỳ Lục Tỉnh ngày mùng 10 rất quan trọng, nó không phải vì Thần Tài. Những ngày Tết ở Miền Nam nhìn kỹ rất đơn giản trong cúng tế và ăn Tết.

Cù Mai Công - Mùng 10 tháng Giêng Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông Địa

(Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng)

Gần đây, cứ dịp ngày 10 tháng Giêng, một số báo mạng ra rả chuyện ngày vía Thần Tài 10 tháng giêng, cùng với đó là chuyện mua bán vàng. Cứ như là thiệt với một “phong trào” mới rộ lên khoảng chục năm nay ở vài đô thị như TP.HCM, lan ra Hà Nội… 

Báo Tuổi Trẻ Online hôm qua 18-02-2024 (mùng 9 tháng giêng) đã có bài khác hẳn nhiều bài báo trên một số báo mạng lớn: Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín.

Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín

 

(Đậu Dung – TTO 18/02/2024) Tới cuối thế kỷ 19 ở nước ta, ông Thần Tài chưa xuất hiện; một số người không hiểu sao đến thế kỷ 20, bỗng lù lù ở đâu ra ông Thần Tài?

Cùng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng cắt nghĩa hiện tượng này dưới góc nhìn cá nhân của ông, phần nào gợi mở ra một số điều cần suy ngẫm.

Cuối thế kỷ 19, Thần Tài vẫn chưa xuất hiện

Thần Tài là vị thần chuyên trách về tiền bạc, của cải và sự giàu có…

mardi 13 février 2024

Nguyễn Quang Thiều - Năm bí mật của Tết

 

(Chỉ là một ý kiến cá nhân)

Từ cách đây mấy năm, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng Tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

lundi 12 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mùng 3 Tết cúng gà và bánh tét

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam Kỳ mần gà trống cúng Tết nhà, Tết vườn.

Mùng 3, nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét có nếp dẻo thơm ngon. Dân Miền Nam nấu bánh tét vào đêm mùng 2 Tết đặng mùng 3 có bánh cúng. Người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà luộc và sau đó xé phay ra trộn gỏi, không chặt gà ra miếng như người Bắc.

Mùng 3 là chánh thức hết Tết, các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà. Dân gian gọi là kiếu ông bà, kiếu là tiễn, từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa.

vendredi 2 février 2024

Cù Mai Công - Ai nói phong tục Nam bộ không phải văn hóa Việt ?

 

Nhân 23 tháng Chạp, đưa ông bà Táo về chầu Ngọc Hoàng (không phải chầu Trời nha )

AI KÊU THÓI TỤC, NGÔN NGỮ NAM BỘ KHÔNG PHẢI VĂN HÓA VIỆT, TÔI COI LÀ PHẢN ĐỘNG, PHÂN BIỆT - KỲ THỊ VÙNG MIỀN

Ông Tạ là vùng nhiều bà con Bắc 54 nhưng là vùng Bắc 54 tự phát, tự mua nhà. Không phải toàn tòng Bắc 54 như các vùng định cư chính thức, được chính quyền cấp đất như Gia Kiệm, Hố Nai, Định Quán (Đồng Nai), Cái Sắn (miền Tây), Xóm Mới (Gò Vấp)…

Một nửa dân Ông Tạ vẫn là người miền Nam cố cựu cả trăm năm, người Huế trồng ngâu, lài… trước 1954. Sau này thêm vô số người Nam, người Quảng. Tất cả hòa hợp, chung sống “tưng bừng hoa lá hẹ”.

Nguyễn Gia Việt - Người Miền Nam đưa Ông Táo không thả cá chép sống, không có thòng thêm “Ông Công”

 

Đưa cái tựa như vậy để nhắc các bạn, tại thấy có vài bạn Nam Kỳ cúng cá chép, rồi kêu Tết Ông Công Ông Táo, bạn làm lộn phong tục là không đặng. Đất lề quê thói. Miền Nam có tập tục của Miền Nam

"Hôm nay tháng chạp hăm ba

Tiễn đưa Ông Táo thăng la chầu trời"

Tết Ông Táo ngày 23 là cái lễ đầu tiên trong mùa Tết, là tri ơn cái bếp và ngọn lửa ấm áp trong nhà. Ngày 23 đưa thì ngày 30 lại đón, đón Ông Táo cùng đợt với đón ông bà tổ tiên. Cái bếp lò luôn cháy là cái nhà có người đàn bà siêng năng tần tảo, cái nhà ngon lành. Bếp lửa cuối năm  sum hợp hạnh phúc.

Nguyễn Thông - Lẩn mẩn chuyện cúng ông Táo

 

Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024).

Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.

Tết ông Táo chứ không phải giỗ ông Táo. Nhân gian tiễn ông ấy lên chầu Ngọc hoàng để báo cáo tình hình sau một năm mần việc. Mỗi nhà một ông, vị chi cả tỉ ông. Người phương tây không đưa đón táo tiếc chi hết, vậy nhưng họ chẳng làm sao, còn mình vừa tiễn/đón vừa run, mà cứ lật bật vất vả, yên đâu chả thấy, chỉ thấy rước lo vào người.

jeudi 22 juin 2023

Nguyễn Thông - Tết Đoan ngọ

Năm Quý Mão 2023. Theo lịch âm, hôm nay mùng 5 tháng 5 là tết Đoan ngọ, một thứ phong tục của Tàu được du nhập vào ta từ hồi nảo hồi nào.

Rất nhiều thứ tết ở ta như tết Nguyên đán (đầu năm), tết Hàn thực (mùng 3.3), tết Trung nguyên (rằm tháng 7), tết Trung thu (rằm tháng Tám), ông Táo chầu giời (23 tháng Chạp) ... đều xuất xứ bên Tàu. Thôi thì nó sang ta, cái nào hợp ta dùng, cái nào dở ta bỏ dần.

Nhiều bạn trẻ thời nay thấy thiên hạ ăn tết Đoan ngọ thì cũng ăn theo nhưng không biết lai lịch của nó. Nguyên tết này gắn với chuyện ông Khuất Nguyên, một quan chức, nhà thơ (tác giả của bài Sở Từ nổi tiếng) thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta trung quân, can vua Sở Hoài Vương không được nên... dỗi, uống rượu thật say, say bí tỉ, ngắm trăng lưỡi liềm in bóng dưới sông mà cứ tưởng trăng trên trời, ôm hòn đá to nhảy xuống sông Mịch La mà chết.

dimanche 15 janvier 2023

Dương Quốc Chính - Cá giấy hay cá thịt

 

Mấy năm nay nhà mình dùng gói combo cá chép giấy cùng mũ áo giầy dép Táo quân, chứ không chơi chép thật nữa. Lý do đơn giản là để cho nó đơn giản và có logic tâm linh hơn !

Bởi, theo nguyên lý âm dương, thì cái gì mình gửi sang thế giới bên kia thì làm bằng giấy để đốt đi được. Nhà cửa xe cộ, tiền vàng, người, tất cả đều bằng giấy. Vậy can cớ gì lại lòi ra con cá bằng xương thịt, lại đem thả xuống sông, hồ, ao...Nghe nó sai sai, không tương thích lắm về mặt giao thông lên thiên đình!

Hơn nữa, trò mua cá về thả này nó y chang như mua chim về phóng sinh, cơ bản là chỉ béo anh em kinh doanh và chài lưới. Chắc mai cá chép đại hạ giá, mua về ăn là rẻ!

vendredi 11 février 2022

Nguyễn Chương - « Vía Thần Tài » mùng 10 Tết, thủ đoạn xóa bỏ một truyền thống nước Nam ?


1) Quý bạn có biết: tục thờ "vía Thần Tài" là tục của Tàu Bắc Kinh, diễn ra vào mùng 5 Tết. Ở đây, tôi không bàn tục lệ này, gọi là tôn trọng phong tục mỗi dân tộc.

Đây, không đề cập những năm trước, mà nói ngay năm nay 2022 cho "nóng": Một số tờ báo trong nước đăng là ngày vía Thần Tài có sự xê dịch, rơi vào mùng 10 Tết (?).

Một sự láo toét không thể tưởng! Tôi đăng kèm đường link về ngày vía Thần Tài (god of wealth) tại China năm 2022, quí bạn vào đọc sẽ thấy: vẫn đúng răm rắp theo thông lệ là mùng 5 Tết (ngày 5 tháng 2 năm 2022)!