Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đóng cửa Trung tâm
trung chuyển dầu khí với Nga.
Đó là cảng trung tâm Dörtyol, nơi trung
chuyển dầu khí lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, nằm trên bờ biển Địa Trung Hải đã từ chối
tiếp nhận với dầu mỏ của Nga.
Cảng này đã nhận được khối lượng dầu kỷ lục
từ Liên bang Nga vào năm 2023, sẽ không còn chấp nhận hàng hóa từ các chủ hàng
Nga, cơ quan điều hành Cảng Toàn cầu (GTS) đã công bố vào thứ Ba, hôm nay.
Ngay từ khi khởi đầu cuộc chiến hôm 24/02/2022, quân Nga đã tấn công
dồn dập vào Mariupol, khiến thành phố cảng này hầu như biến thành đống
gạch vụn. Ngày 12/04, cố vấn tổng thống Ukraina, Mykhailo Podoliak khẳng
định cuộc tấn công của Nga đã làm « hàng mấy chục ngàn người chết » và
phá hủy « 90 %» căn nhà. Quân Nga liên tục oanh kích vào lực lượng
Ukraina đã gần như không còn đạn dược, lương thực, nhưng vẫn từ chối đầu
hàng. Vì sao Matxcơva muốn chiếm Mariupol cho bằng được ?
Tập Cận Bình và thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thăm cảng Pirée, nơi Trung Quốc chiếm phần lớn vốn, ngày 11/11/2019.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Athens từ
tối qua 10/11/2019 trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày, hôm nay gặp
gỡ các nhà lãnh đạo Hy Lạp với mục tiêu tăng cường hợp tác song phương « trong tất cả mọi lãnh vực ».
Ông
Tập Cận Bình hôm nay hội đàm với tổng thống Prokopis Pavlopoulos và thủ
tướng Kyriakos Mitsotakis của Hy Lạp để ký các thỏa thuận hợp tác về
giáo dục, hàng hải thương mại và năng lượng. Thủ tướng Mitsotakis vừa
thăm Thượng Hải tuần trước cùng với đoàn doanh nhân 60 người, tuyên bố :
« Chưa bao giờ tốt đẹp hơn bây giờ để mở ra một trang mới với Trung Quốc ». Theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm này mang lại một « sức bật mới » cho quan hệ đôi bên và cho Sáng kiến Vành đai & Con đường (BRI) của Bắc Kinh.
Sau
khi nhượng lại cho tập đoàn Trung Quốc Cosco hai bến tàu của hải cảng
Pirée năm 2008, Athens nhanh chóng mở rộng hợp tác với Bắc Kinh. Trong
15 năm qua, các công ty Hy Lạp đã cho đóng hơn 1.000 chiếc tàu có trị
giá trên 15 tỉ euro tại Trung Quốc.
Cảng Pirée của Hy Lạp, hiện do Trung Quốc quản lý đến năm 2052,
nơi những chuyến tàu container tấp nập đưa hàng đến các nước châu Âu.
Từ sau khi mua được hải cảng đầu tiên tại châu Âu
là Pirée của Hy Lạp, tập đoàn Cosco (China Ocean Shipping Company) của
Trung Quốc đã ăn nên làm ra, biến nơi đây thành cửa ngõ để đi vào châu
lục. Tuy nhiên, có một điều nghịch lý là tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực
cảng lại lên đến 80% !
Le Monde mô tả, ở phía
tây cảng Pirée, những cần cẩu màu xanh lục và màu cam là chỉ dấu của
cảng Drapetsona và Keratsini, những thành phố công nhân bị ảnh hưởng
nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở các ngõ vào bến cảng, nơi những
chiếc tàu chở container chen chúc, ra vào liên tục, nhân viên được đón
tiếp bằng những lá cờ đỏ của Trung Quốc.
Đầu cầu châu Âu của « Một vành đai, một con đường »
Ông Du Tăng Cảng (Yu Zenggang), người đứng đầu cơ quan quản lý cảng Pirée khoe : «
Năm 2018 là một năm hoàn toàn thành công và thắng lợi. Những thành tựu
kinh tế của cảng phù hợp với nền kinh tế Hy Lạp, và các khoản đầu tư
trong tương lai của chúng tôi sẽ tạo ra thêm tăng trưởng và nhiều công
ăn việc làm mới ».
Tổng thống P. Porochenko thị sát cuộc tập trận tại Chernihiv nhằm phô trương lực lượng của Ukraina. Ảnh ngày 03/12/2018.
Chính quyền Ukraina hôm 04/12/2018 thông báo phía
Nga đã giải tỏa từng phần các cảng trên biển Azov, cho thấy căng thẳng
giảm bớt đôi chút tại khu vực nhạy cảm này.
Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Ukraina, Volodymyr Omelyan cho biết : «
Các cảng Berdiansk và Mariupol đã được giải tỏa một phần, các tàu ra
vào qua eo biển Kertch nối Hắc Hải với biển Azov. Phía Nga vẫn chận tàu
và kiểm tra như trước, như giao thông đã bắt đầu nối lại ». Theo ông, đến hôm qua vẫn còn 17 chiếc tàu đợi được đi vào biển Azov.