Affichage des articles dont le libellé est Ngạo mạn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngạo mạn. Afficher tous les articles

mardi 13 février 2024

Phan Mạnh Tường - Tư cách thế này mà là nhà báo ?

 

Mỗi địa phương có thế mạnh ẩm thực riêng. Nói như gã nhà báo, KOL này thì cháo lươn Vinh chấp cả Hà Nội.

Vấn đề đáng bàn ở đây là với tư cách một nhà báo có nên đăng tut phân biệt thế này không ?

Bao năm đói rã họng nhai bo bo trợn mắt, bây giờ có tí tiền vội ngồi bàn ẩm thực.

lundi 12 février 2024

Hà Phan - Gà què ăn quẩn cối xay

Cơm mẹ nấu bao giờ cũng ngon nhất, không phải bởi hơn hẳn thiên hạ mà vì tình thâm và hoài niệm ngày cơ cực ấu thơ.

Hàng quán đầu ngõ chẳng nơi nào bằng, khi chúng ta chỉ quanh quẩn khu phố mình và trong đầu chỉ biết chưa nơi nào hơn!

Ẩm thực ngon hay dở, thưởng thức ra sao chủ yếu do thói quen và khẩu vị vùng miền. Phở Hà Nội cũng như bún bò Huế hay bún mắm Sài Gòn, bánh canh ngoài Trung... có thể ngon với những người yêu quý hương vị quê nhà. Nhưng đem đến nơi khác, với nhiều du khách thử vị thì chưa hẳn đã ưng ý. Chấp thì ok thôi, nhưng người ta có chấp mình không ?

Nguyễn Đình Bổn - Nói cho thằng ngu nghe nè!

 

Sài Gòn có đủ các món ăn nam trung bắc và được chắt lọc lại cho hợp khẩu vị người Sài Gòn.

Vì vậy rất dễ hiểu vì sao người Sài Gòn ra Hà Nội ăn phở thấy dở hơn phở Sài Gòn, ra Huế ăn bún bò, ra Quảng Nam ăn mì quảng, về miền tây ăn hủ tíu có khi thấy...hông ngon. Ẩm thực mà viết như mày là ngu lắm biết không con?

Mà ta nói cho biết nè, từ sau 1954 đến đầu 1990, Hà Nội có gì đáng để gọi là ẩm thực đâu? Đói vàng cả mắt. Nay mới no đủ chút cái giọng đã tanh tanh rồi!

Liễu Hằng - Học ăn học nói

 

Nói thiệt, ông bà tui “theo tàu vào Nam” nhưng tui không khoái món Bắc.

Với tui, món Bắc như cô gái gầy, có thể lung linh khi cat walk nhưng xáp lại thì thiếu cái sexy mỡ màng.

Tui khá “nhiều chiện”, riêng ẩm thực lại ngần ngại khi luận bàn. Bởi trong cái mặn ngọt, dày mỏng của từng miếng ăn, thấm đẫm lịch sử vùng miền, đẫm cả cái khắc nghiệt hay trù phú.

Hoàng Linh - Phở của bố mầy

 

Cha nội Hà Quang Minh dưng không mượn chuyện phở chửi dân Sài Gòn, vẫn theo phong cách 'biết bố mầy là ai không?'

Vâng bố con ông là nhất rồi, nhưng dưng không khen mình rồi xổ toẹt cả một vùng miền là xúc phạm nhiều người đấy.

Nhiều năm tôi được anh Hồ Hùng Vân (phó giám đốc) Saigon Tourist và chị Loan New World mời làm giám khảo các cuộc thi vua đầu bếp, với tư cách người chấm điểm theo khẩu vị riêng.

lundi 21 août 2023

Huy Đức - Tệ hơn tham nhũng

 

"Lương y phải như từ mẫu”, ngày 27-02-2021, Nguyễn Thanh Long dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư Bộ trưởng “gửi cán bộ viên chức của ngành”. Mười chín ngày trước đó, ông ta nhận 1 triệu USD từ Việt Á.

Tôi nghĩ là ở thời điểm ấy, hàng vạn y, bác sĩ và nhân viên y tế không ai có thời gian đọc những “lời dạy” này, họ đang lăn xả vào tâm dịch, giành giật cho dân từng mạng sống.

Không chỉ các lương y thật sự, tôi tin là nhiều người Việt Nam sẽ không bao giờ hết bàng hoàng. Làm sao mà những kẻ mũ cao, áo dài, ăn nói như những “tấm gương” ấy, lại có thể chia chác trước ánh mắt tuyệt vọng của những người dân trên ranh giới của sự sống và cái chết.

jeudi 27 juillet 2023

Nguyễn Thông - Về một ngày...

 

Căn theo lịch hằng năm và lịch sử thời nay, cứ vào cữ tháng Bảy tây, xã hội này lại gợi mở những ký ức thời chiến tranh.

Dù chỉ có ngày 27.07 được gọi là ngày Thương binh liệt sĩ, nhưng dường như suốt cả tháng người ta chộn rộn về sự kỷ niệm. Đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ người đã khuất, gợi những nỗi đau, thậm chí cả những tủi hờn… đủ cả.

Mỗi cuộc chiến tranh, dù từng bên tự nhận mình là gỉ gì gì đi chăng nữa, cũng không thoát khỏi cái kết cục “được làm vua, thua làm giặc”, bên thắng cuộc và bên thua cuộc. Nhẽ ra đánh nhau xong thì thôi, nhất là với những cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, cần quên đau thương bi kịch đi để mà hòa hợp, xoa tay làm lành, nhưng thể chế này có vẻ không thích vậy. Mỗi năm vẫn rầm rĩ kỷ niệm Mậu Thân 68, ngày 30.04, trận này trận nọ, tạc bia dựng tượng, hội nghị hội thảo, cờ đèn kèn trống, khẩu hiệu băng rôn.

lundi 10 juillet 2023

Nguyễn Đình Cống - Vài suy nghĩ khi đọc sách của ông Võ Hồng Phúc

 

Đó là sách “Chuyện của chúng tôi”, viết dưới dạng hồi ký.

Ông Phúc người xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, sinh năm 1945, thời còn bé ở quê nhà, lớn lên và trưởng thành ở Hà Nội. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002 - 2011), ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, đại biểu QH khóa XI, XII.

Ông Phúc viết sách kể qua về quê hương và thời đi học. Chủ yếu kể những chuyện ông đã làm ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi mới tốt nghiệp đại học, làm cán bộ tập sự ngành địa chất, cho đến lúc nghỉ hưu sau khi làm hai nhiệm kỳ bộ trưởng.

lundi 8 novembre 2021

Thái Bá Tân - Phản động


Nguyễn Duy Linh, con ông này, nhận hối lộ 5 tỉ và 4 triệu đô-la. Mức án 14 năm là quá nhẹ.

Cái này gọi là ngạo mạn cộng sản. Chỉ những người vô học và ngu dốt mới có sự ngạo mạn ấy. Xin hỏi ông: Đảng lãnh đạo, cả ông và con ông cũng lãnh đạo, sao có thể hạ mình thành lưu manh để làm cái chuyện đốn mạt là ăn hối lộ? Hai bố con ông mới đúng là phản động.

Ông còn phản động cả việc đưa thằng con ăn cắp vào bộ máy công quyền và nâng nó lên thành phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo quốc gia.

vendredi 6 août 2021

Hoàng Hải Vân - Mặc kệ đám trí thức hỗn xược mang não trạng nô lệ

1- Dù đại dịch đang diễn ra nhưng hổng có giây phút nào nó quên mưu đồ thôn tính biển đảo nước ta đâu nhé.

Một tên cướp đang đứng trước cửa nhà bạn, nó gửi cho gia đình bạn mỗi người một chai thuốc, nó bảo thuốc này nó đã kiểm nghiệm an toàn, hãy uống đi cho khỏe đẹp, bạn có dám uống không ? Bạn có dám cho cha mẹ với con bạn uống không ?

2- Một số người cao đạo, tự cho mình là anh minh không bài Hoa, đã miệt thị những người nghi ngờ thuốc men của Trung Quốc là “cái chủng” bài Hoa, rồi bảo xu chiêng xi líp của “cái chủng” này toàn là hàng Tàu.

mardi 2 février 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Thiên kiến thông tin


'Tam sao thất bổn' (ba lần chép lại làm mất cái gốc) là thành ngữ của người mình để chỉ tình trạng thông tin bị làm sai lệch vì qua nhiều lời kể chuyện hay chép chuyện.

Thành ngữ còn đề cập đến việc truyền miệng (có ý thức hay vô ý thức) dẫn đến hiểu lầm và hậu quả nghiêm trọng. Trong khoa học tâm lý cũng có nghiên cứu về hiện tượng 'tam sao thất bổn'. Qua câu chuyện về Trump, tôi đi đến kết luận: không tin vào giới elite Việt Nam.

Một nhóm người Việt có thể xem là (hay họ tự gọi với nhau) 'trí thức' mỗi ngày truyền nhau qua email những bài viết mang tính vĩ mô về Việt Nam. Đa số là những bài có xu hướng đấu tranh cho dân chủ. Mấy tuần gần đây họ truyền nhau những bài viết về ông Trump và 'triều đại Trump', nhưng gần như tất cả đều là tin xấu.

mardi 17 novembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Có tư cách gì mà khinh thị ?


Tôi thực ngao ngán khi mấy hôm nay đọc những status của nhiều vị da vàng mũi tẹt nhưng sống ở hải ngoại chê bai người Việt trong nước ngu do... không biết đọc tiếng Anh, tiếng Đức, Pháp, v.v...vì vậy mà cuồng này cuồng nọ.

Và dù định không lên tiếng, nhưng ngứa đít quá (thành thật xin lỗi về sự thô lỗ này), nên viết vài dòng.

Thực ra các vị không có tư cách khinh thị như vậy bởi rõ ràng nếu là những tù nhân chính trị, những người bị đàn áp một khi đã lưu vong, dù nhìn ở góc độ nào đều là kẻ đầu hàng.

dimanche 15 novembre 2020

LS Lê Văn Luân - Những điều cần thay đổi


Điều tôi quan tâm trong tất cả thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ là hành xử của những người được cho là đang trên hành trình đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Nó cho ta thấy nhiều điều đáng lo hơn là tích cực.

Một trong phẩm chất đầu tiên của những con người mang trọng trách này là “thuyết phục” quần chúng. Nếu họ không thể có khả năng này để làm cho tốt trong các tình huống cụ thể, bạn cần phải xem lại mình và thay đổi điều đó mới mong có tiến triển cho việc mình làm.

Nếu không thể đủ lý lẽ và lòng kiên nhẫn để thuyết phục, bạn nên từ bỏ công việc và sứ mệnh mà bạn đang theo, vì nếu tiếp tục như thế, chúng ta sẽ sớm có các cuộc đấu tố hung tợn khác. Thay vì có thể hàn gắn thì ta chỉ xé toạc vết thương và gây thêm thù hằn, chia rẽ.

vendredi 14 septembre 2018

Vũ Kim Hạnh - Chọn « thái độ phớt lờ thái độ » ?



Trưởng phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị ở Nauru có thái độ ngạo mạn, và ngồi chưa nóng chỗ đã đùng đùng bỏ về. Ảnh Mike Leyral

Tại Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương tại Nauru. Đại diện Trung Quốc đòi phát biểu (dù chỉ là “đối tác đối thoại” tức không nằm trong số 18 nước chính thức dự Diễn đàn) và khi không được như ý, thì đâp bàn, kéo cả đoàn ra về. Chủ nhà sau đó họp báo, tổng thống của Nauru, ông Waqa cho rằng đại diện Trung Quốc “ngạo mạn”, “có thái độ cản trở cuộc họp trong nhiều phút”.

Vừa đọc một stt rất ngắn, tổng kết chuyến đi làm việc ở Nhật Bản năm ngày của bạn Nguyễn Bá Quỳnh, Tổng giám đốc Hitachi Consulting (có một khu nông nghiệp công nghệ cao của Hitachi đang làm thử nghiệm tại Công viên phần mềm Quang Trung):