Affichage des articles dont le libellé est Hải quân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải quân. Afficher tous les articles

dimanche 28 juillet 2024

Lê Xuân Nghĩa - Hạm đội Biển Đen của Nga chỉ là một cái tên đối với Ukraine

 

Hôm nay, Nga tổ chức kỷ niệm Ngày Hải quân Nga với sự có mặt trực tiếp của Tổng thống Putin duyệt đội hình duyệt binh, tại St. Petersburg.

Điều đáng nói là năm nay số tàu thuyền tham gia duyệt binh ít hơn nhiều và kém đi trông thấy về độ hoành tráng.

Đặc biệt, người ta không còn thấy Hạm đội Biển Đen ở đâu nữa. Có lẽ nó được bố trí duyệt binh trên cạn cũng nên.

jeudi 18 juillet 2024

Trần Quốc Quân - Nhục !

Hạm đội Biển Đen của Nga, cường quốc quân sự thứ hai thế giới với hàng chục chiến hạm hiện đại, mỗi tàu trị giá hàng trăm triệu USD đã phải nhường lại quyền kiểm soát vùng biển này cho "Hạm đội Biển Đen" của Ukraina - mà mỗi tàu (không người lái) trị giá chỉ vài nghìn USD.

Thời gian đầu cuộc chiến tranh không ai nghĩ điều này có thể xảy ra, vậy mà bây giờ đã trở thành hiện thực.

Ngày 16/07/2024 "Chiến hạm cuối cùng thuộc Hạm đội Biển Đen của Liên bang Nga đã phải rời khỏi bán đảo Crimea. Hãy ghi nhớ ngày này!" - Tuyên bố của người phát ngôn hải quân Ukraine - Dmytro Pletenchuk.

samedi 20 janvier 2024

Đào Dân - Bài nói chuyện trong buổi ra mắt sách ‘’Sự thật Hải chiến Hoàng Sa" của Thềm Sơn Hà ngày 11 tháng 1 năm 2015

 

Kính thưa ông cựu thứ trưởng, kính thưa quý liệt vị quan khách, kính thưa quý niên trưởng, kính thưa quý chiến hữu và kính thưa tất cả các bạn.

Tôi là một cựu sĩ quan Hải Quân, xuất thân khóa 18 của Hải Quân Nha trang, là khóa đàn em của Niên trưởng Thềm Sơn Hà, là tác giả của tập sách “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974 ”mà một số quý vị đang cầm trên tay.

Sở dĩ mà tôi có được cái vinh dự hôm nay đứng đây nói chuyện với quý vị là vì tôi đã tham dự vào trận hải chiến này, dù một cách tình cờ. Tình cờ bởi vì chỉ chưa đầy hai tháng trước trận chiến, Sau khi tốt nghiệp khóa 2/73 Trung cấp Hải Quân ở Trung Tâm huấn luyện Hải Quân Sài gòn thì đáng lẽ theo thứ tự ưu tiên, tôi được quyền chọn một đơn vị khác, không tác chiến, và ở gần Sài Gòn.

vendredi 19 janvier 2024

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 3

 

CHÍ KHÍ VIỆT LẪM LIỆT TRÊN SÓNG BIỂN HOÀNG SA

Sáu giờ sáng 19-1, hải đoàn Việt Nam Cộng Hòa chia hai phân đoàn. Phân đoàn Một gồm hai tàu tốt nhất HQ-4, HQ-5 đổ bộ các nhóm biệt hải, hải kích (tấn công biển) tái chiếm đảo Quang Hòa (HQ-4 chỉ huy). Phân đoàn Hai gồm HQ-10, HQ-16 yểm trợ hải pháo, ngăn chặn tàu địch (HQ-16 chỉ huy).

Theo thượng sĩ giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy, “Khi đến gần đảo Quang Hòa, bằng ống dòm và mắt thường, chúng tôi phát hiện doanh trại mới toanh có cờ Trung Quốc. Ở phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc đổ bộ ào ạt lên. Chúng núp sau các tảng đá chĩa súng vào các biệt đội... Và rồi quân Trung Quốc đã nổ súng. Lúc 8 giờ 30, đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình nhóm hải kích Việt Nam. Họ đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Hai  binh sĩ Việt Nam tử thương, hai bị thương”.

Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San yêu cầu: Tất cả sĩ quan, binh lính sẵn sàng quân trang, quân dụng chiến đấu với nón sắt, áo giáp, áo phao, giày không cột dây...

jeudi 18 janvier 2024

Quốc Việt - Hoàng Sa, ngày tháng không quên

"Tôi đi Hoàng Sa được 10 chuyến, lần nào cũng có kỷ niệm không thể quên. Từ những cơn bão tố Biển Đông, những đàn cá dày đặc ở rạn san hô, đến gương mặt bạn bè thân quen đón chờ ở đầu cầu hòn đảo của Tổ quốc" - Nhiều năm đã trôi qua, cựu quân nhân kỹ thuật hải quân Việt Nam Cộng Hòa Trương Văn Quảng vẫn vẹn nguyên ký ức về Hoàng Sa.

NHỮNG CHUYẾN TÀU TIẾP VẬN

Giọng ông Quảng chợt nghẹn xuống, nhiều chuyến hải hành của ông và chiến hữu ra đảo đều trong thời tiết tốt, nhưng nếu có lệnh hành quân trong gió bão thì họ vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 2

 

HOÀNG SA TRƯỚC 6 GIỜ SÁNG 19-1-1974

Quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát nằm rải rác trên 5.800 dặm vuông trên Biển Đông, cách gần đều cảng Đà Nẵng của Việt Nam (200 hải lý) và đảo Hải Nam của Trung Quốc (162 hải lý).

Diện tích của toàn quần đảo (chỉ tính mặt đất) khoảng ba dặm vuông. Hầu hết các đảo hợp thành nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) về phía đông bắc và nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm (Crescent Group) về phía tây, cách nhau khoảng 39 hải lý. Đảo Phú Lâm (Woody island) thuộc nhóm An Vĩnh lớn nhất trong các đảo thuộc Hoàng Sa, có diện tích khoảng hơn 5 km2 (530 hecta).

Việt Nam Cộng Hòa tiếp quản nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm từ năm 1954.  Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo An Vĩnh và đảo Phú Lâm vào năm 1956. Năm 1959, với hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, ngư dân Trung Quốc từng đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan) nhưng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã xua đuổi họ đi.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 1

 

NGƯỜI ÔNG TẠ TRONG HẢI CHIẾN HOÀNG SA 

(Một phần được trích trong “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó” tập 2 - đã phát hành)

0 giờ đêm 16 rạng 17-01-1974, 25 tháng Chạp, còn vài ngày nữa là tết. Vùng Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón tết Giáp Dần 1974 thì ít nhất bốn cư dân vùng Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa.

Bốn vị đó là Hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San, nhà ở ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám); thợ máy tàu HQ-800 (cơ xưởng hạm nổi chuyên sửa chữa tàu ngoài khơi) Nguyễn Xuân Hiển nhà gần ngã tư Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) - Trương Minh Ký (Lê Văn Sỹ); Hải quân trung úy Vũ Đình Huân của tàu HQ-10, có gia đình ở khu Cầu Sạn - Ông Tạ, sau đó riêng anh về khu nhà thờ Hầm ở Thăng Long, Phú Thọ  (anh Huân vừa đính hôn xong, chuẩn bị sau khi đi trận về sẽ làm lễ cưới); Hải quân trung sĩ điện tử HQ-10 Nguyễn Quang Xuân, trong nhà và hàng xóm gọi là Sinh. Hai anh sau cùng xứ Tân Chí Linh của tôi.

lundi 27 novembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Mỹ giải cứu tàu hàng Israel bị Houthi bắt cóc

 

Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố chi tiết cuộc giải cứu tàu hàng Central Park.

Một nhóm phiến quân vũ trang Houthi gồm 5 tên đã bắt cóc tàu chở hàng có liên quan đến Israel. Tuy nhiên, toàn bộ thủy thủ đoàn đã kịp thời sơ tán vào “phòng an toàn” của con tàu và phát tín hiệu cầu cứu. Thủy thủ đoàn có cả người Việt Nam.

Lúc này, tàu USS Mason (DDG 87) Hải quân Mỹ, cùng với các tàu đồng minh từ lực lượng đặc nhiệm chống cướp biển của liên minh (TF151) nhận được tín hiệu đã lập tức tiến hành chiến dịch giải cứu, với sự phối hợp của Hải quân Nhật Bản đang có mặt gần vị trí con tàu. Tại đó cũng có mặt hai tàu của Hải quân Trung Quốc. Nhưng họ không có phản ứng gì

dimanche 17 septembre 2023

Huy Đức - Nửa thế kỷ mất Hoàng Sa và con tàu của Hải quân Trung úy Nguyễn Ngọc Bạch

 

Chúng tôi vừa nhận được tin, Hải quân Trung úy Nguyễn Ngọc Bạch mất ở Nam California, hưởng thọ 75 tuổi.

Năm 2014, khi biết chúng tôi khởi động Chương trình Nhịp Cầu Hoang Sa, Trung úy Nguyễn Ngọc Bạch đã tự tay chế tác mô hình tàu HQ-10 [Hộ tống hạm Nhựt Tảo] bán đấu giá trong Đêm nhạc ủng hộ Nhịp Cầu Hoàng Sa, tổ chức tại California 27-09-2014. Mô hình tàu HQ-10 đã được một bác sĩ mua với giá 1.500 USD.

Chiều 17-01-1974, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà được lệnh đưa Hộ tống hạm Nhựt Tảo hành quân khẩn cấp nhằm hỗ trợ các chiến hạm khác bảo vệ Hoàng Sa. Khi ấy, Nhựt Tảo đang ở cảng Tiên Sa, gần Hoàng Sa nhất. Nửa đêm 18-01, HQ-10 ra đến vùng biển Hoàng Sa, hợp lực cùng ba chiến hạm: Trần Khánh Dư, Lý Thường Kiệt và Trần Bình Trọng.

vendredi 18 août 2023

Trần Quốc Quân - Ukraina thách thức Hạm đội Hắc Hải của Nga

 

USV - xuồng cảm tử không người lái của Ukraina - là nỗi kinh hoàng của các tàu nổi trong Hạm đội Hắc Hải của Nga.

Ukraina tuyên bố, tất cả các tàu quân sự của Nga trên Biển Đen là mục tiêu tấn công của quân đội Ukraina, và dọa đánh chìm cả Hạm đội Hắc Hải của Nga nếu Nga phong tỏa các tàu chở lương thực xuất khẩu từ Ukraina.

Nhiều tàu quân sự Nga đã phải đi trốn sâu tại các cảng của Nga.

mardi 10 mai 2022

Bông Lau - Bạn và thù

 

Cách đây nhiều năm, nhân một chuyến công tác tôi được hân hạnh ghé thăm một chiến hạm Nga thuộc Hạm Đội Phương Bắc đóng ở gần thành phố cực bắc của Liên Bang Nga, Murmansk, nơi có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm huyền hoặc và kỳ diệu.

Đón tiếp là một sĩ quan còn trẻ chức Phó Hạm Trưởng. Anh ấy mặc đồ đại lễ của Hải Quân Nga và bên hông mang một thanh kiếm ngắn, biểu tượng của cấp chỉ huy.

Khi biết tôi là công dân Mỹ thì vị sĩ quan trẻ đó rất vui và lộ vẻ thân thiện rõ rệt. Ảnh cám ơn Hoa Kỳ đã giúp Liên Xô trong Thế Chiến Thứ Hai đánh bại Đức Quốc Xã. Lúc đó mình lúng túng vì kiến thức lịch sử về thế chiến rất dốt, hỏng biết nhiều về vụ Hoa Kỳ giúp Liên Xô đánh bại Đức Quốc Xã, nên ngậm tịt miệng cho an toàn. Ngu thì dựa cột mà nghe.

dimanche 17 avril 2022

Soái hạm Moskva, niềm kiêu hãnh của Nga ngậm hờn dưới đáy Hắc Hải


Đăng ngày:

Bầu cử tổng thống Pháp mà vòng quyết định sẽ diễn ra tuần tới, chiếm trang nhất các tuần báo kỳ này. « Một cuốn phim tệ hại được dựng lại », tít lớn của Courrier International. L'Express đăng chân dung hai ứng cử viên đang nhìn về hai hướng ngược chiều nhau, chạy tựa « Nước Pháp chống lại nước Pháp ». Trong khi Le Point dành trang bìa và bài phỏng vấn công phu chiếm nhiều trang giấy cho ông Emmanuel Macron, thì ảnh bà Marine Le Pen được L'Obs đăng cùng với tựa lớn « Cảnh báo toàn quốc », phía dưới là dòng tựa nhỏ « Vì sao Macron có thể thất cử ». 

Soái hạm Moskva, quả bom nổi trên biển

Nguyễn Đình Bổn - Bắn chìm soái hạm Nga, cuộc chiến sẽ ác liệt hơn!

 

Cho đến lúc này, Bộ Quốc phòng Nga vẫn khẳng định thủy thủ đoàn đã được sơ tán sang các tàu khác của hạm đội Biển Đen. Những tàu này cũng bị hư hại từ vụ "nổ kho đạn" trên tàu Moskva, và sau khi nổ thì chìm do bão!

Trong khi đó, Ukraine rồi Mỹ nói rằng chiến hạm Moskva đã trúng tên lửa Neptune, và đây là tàu chiến lớn nhất bị đánh chìm trong một cuộc xung đột kể từ Thế chiến thứ hai.

Ông Anton Gerashchenko, một quan chức trong Bộ Nội vụ Ukraine, tuyên bố chỉ huy của tàu Moskva là Anton Kuprin đã thiệt mạng trong vụ nổ. Và một tin hành lang cho rằng chỉ có... 14 thủy thủ sống sót trong khi theo cơ cấu, tàu này có ít nhứt 500 người.

Nguyen Khan - Cà phê sáng

 

Tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường Moskva, một soái hạm uy lực nhất của hạm đội Biển Đen, một kho đạn khổng lồ trên biển đã từng tham gia dội hỏa lực dữ dội góp phần làm tan nát các thành phố trên khắp nước Ukraina.

Nhiều người đã chua chát than vãn, chỉ khi nào Moskva chìm mới hết đạn, nếu không nó sẽ bắn mãi… Mà bắn chìm được nó là bất khả với Ukraina.

Bởi Ukraina phải đi xin vũ khí khắp thế giới, thiên hạ ngán đụng chạm Nga nên chỉ giúp vũ khí hạng nhẹ dùng để phòng thủ không thể bắn tới Moskva ở khơi xa. Và cho dẫu Ukraina có loại phi đạn bắn tới Moskva, thì cũng không thể vượt qua hệ thống đánh chặn hiện đại nhiều lớp trên soái hạm Moskva.

vendredi 15 avril 2022

Jimmy Nguyen Nguyen - Tàu ngầm

 

Tính tới bữa nay thì Ukraine, nước có hải quân yếu xìu, đã biên chế được ba tàu lớn của Nga vào "hạm đội tàu ngầm".

Chiếc tàu này nổi tiếng từ đầu trận với chiến công bắn tan tành cái đảo nhỏ, sau khi bị lính giữ đảo rủa "đm, mày đi chết đi ...". Đúng là nó chết thật.

Ti vi đài Úc chiếu hồi đêm, cái tàu gì mà gồ ghề: nhìn vô như con nhím với đủ thứ súng lớn nhỏ. Nó gây bao tội ác với những thành phố ven biển. Tui đã nói ở bài trước. Kho đạn trên tàu bắn hoài không hết. Chỉ khi nó trúng đạn là ... hết thôi.

jeudi 14 avril 2022

Phan Quang - Tầu Tuần dương Moskva rất đẹp nhưng đã cháy rồi!

 

Việc Nga tổn thất Kỳ hạm tuần dương Moskva có thể nói là ngang với việc Đức mất Thiết giáp hạm Bismarck, Nhật mất tầu Yamato và Mỹ mất một tầu sân bay.

Cũng phải nói rõ thêm từ kết thúc Thế chiến thứ 2 tới nay, Nga là nước duy nhất mất tầu Tuần dương Kỳ hạm.

Trước đó vào năm 1982, khi chiến tranh Falkland nổ ra, tầu ngầm Anh cũng đã đánh chìm Tuần dương hạm ARA General Belgro của Hải quân Argentina. Tuy nhiên ARA General Belgro không phải là kỳ hạm của hạm đội Hải quân Argentina.

jeudi 14 octobre 2021

Căn cứ hải quân Ream: Mỹ tố Cam Bốt thiếu minh bạch về hoạt động của Bắc Kinh


Đăng ngày:

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) hôm qua công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy, trong tháng Tám và tháng Chín đã có ba tòa nhà mới được xây lên, và đang bắt đầu làm một con đường mới. Reuters dẫn lời phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ Chad Roedemeier, nói rằng bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào tại căn cứ Ream đều vi phạm Hiến pháp Cam Bốt, và gây phương hại cho an ninh khu vực.

Ông Roedemeier tuyên bố: « Chính quyền Cam Bốt không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và tầm mức của dự án này, hoặc về vai trò của quân đội Trung Quốc, gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ hải quân. Người dân Cam Bốt có quyền được biết rõ hơn về dự án ở Ream, và có được tiếng nói về loại thỏa thuận quân sự can dự lâu dài vào đất nước của họ ».

Nhật và Anh cam kết vì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở


Đăng ngày:

Hãng tin Nhật NHK cho biết đây là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi ông Kishida nhậm chức vào tuần trước. Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố mong muốn tăng cường quan hệ song phương, đánh giá Nhật và Anh là đối tác chiến lược ở tầm quốc tế. Về phần mình, ông Johnson đã hoan nghênh việc ông Kishida lên làm thủ tướng, cho biết sẵn sàng củng cố quan hệ giữa hai nước.

Đôi bên nhận định mối quan hệ đã được siết chặt hơn trong những năm gần đây về quốc phòng và an ninh. Việc hợp tác đã được tăng thêm một nấc với chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Anh HMS Queen Elizabeth vào tháng trước, đến một căn cứ hải quân Mỹ gần Tokyo.

jeudi 30 septembre 2021

Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển


Đăng ngày:


Le Figaro hôm nay 29/09/2021 chạy tựa trangnhất « Trung Quốc – Hoa Kỳ, sự đối đầu nguy hiểm ». Trong bài « Mỹ muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương », tờ báonhắc lại câu nói của ông Joe Biden khi vừa nhậm chức về chính sách với Trung Quốc « Cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi không thể tránh khỏi ». Chín tháng sau, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh hiện ở khả năng thứ ba.

Biden đối đầu vì Trung Quốc từ chối mọi hòa hoãn

mardi 28 septembre 2021

Chiến hạm Anh đi qua eo biển Đài Loan thăm Việt Nam, Trung Quốc phản đối


Đăng ngày:

Đây là lần đầu tiên Hải quân Anh cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan kể từ năm 2008 đến nay. Trên tài khoản Twitter, thủy thủ đoàn HMS Richmond loan báo : « Sau giai đoạn hoạt động bận rộn với các đối tác và đồng minh ở biển Hoa Đông, nay chúng tôi đang đi qua eo biển Đài Loan để tới thăm Việt Nam và Hải quân Nhân dân Việt Nam ».

Reuters cho biết thêm, chiến hạm Anh được triển khai tại Biển Hoa Đông trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hiệp Quốc nhằm bảo đảm việc cấm vận Bắc Triều Tiên. AFP trích dẫn thông cáo của bộ Quốc Phòng Anh khẳng định « Hải quân Hoàng gia hoạt động hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế », Anh Quốc « có nhiều lợi ích an ninh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », và việc triển khai này « là dấu hiệu cho sự cam kết an ninh trong khu vực ».