Affichage des articles dont le libellé est Viện Khổng tử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Viện Khổng tử. Afficher tous les articles

jeudi 7 octobre 2021

Thượng viện Pháp: Chống Trung Quốc thao túng đại học phải là "ưu tiên chính trị"


Đăng ngày:

Theo báo cáo, Bắc Kinh ngày càng tiến hành « chiến lược thao túng toàn cầu có hệ thống ». Các nhà nghiên cứu Pháp phải chịu áp lực và phải tự kiểm duyệt, các viện nghiên cứu lệ thuộc vào tài chính của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho tính độc lập của họ. Báo cáo viên, thượng nghị sĩ André Gattolin kêu gọi lập ra một quy tắc ứng xử và tăng tính minh bạch, « chấm dứt sự ngây thơ ».

Văn bản 240 trang nêu ra sự « thô bạo hóa» quan hệ quốc tế, các « mưu toan lũng đoạn không còn giới hạn ở tình báo kinh tế mà trải rộng sang lĩnh vực các quyền tự do trong giáo dục đại học và hội nhập khoa học ». Không chỉ gây ảnh hưởng về văn hóa như ngôn ngữ, văn minh, người Trung Quốc còn làm áp lực đối với những phát biểu, ngăn trở mở hội thảo về tình hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông.

lundi 1 mars 2021

Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học Pháp


Đăng ngày:

Pháp có 18 Viện Khổng Tử, trong khi Mỹ ngăn chận

Tuần báo bất bình nhận xét, giới chức Pháp không muốn đề cập đến ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong giới học thuật, trước nguồn lợi học phí từ 35.000 sinh viên Hoa lục. Bộ trưởng Giáo dục Frédérique Vidal tháng 2/2019 đã sang Bắc Kinh ký một loạt thỏa thuận. Mười tám Viện Khổng Tử đã mở ra tại Pháp trong 15 năm qua, trong đó có 10 viện nằm trong các trường đại học.

Trong khi đó Hoa Kỳ đã xếp mạng lưới các Viện Khổng Tử vào diện « phái bộ ngoại giao », để ngăn chận các hoạt động gây ảnh hưởng, và giới hạn số du học sinh từ Hoa lục.

mardi 19 mai 2020

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung Quốc được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia
Đăng ngày:


Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.

jeudi 7 novembre 2019

Nghị viện Anh lo ngại việc Trung Quốc lũng đoạn các trường đại học


Sinh viên Trung Quốc tại Anh. Ảnh Tân Hoa Xã
Một báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh công bố hôm 06/11/2019 bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc can thiệp vào hoạt động của các trường đại học Anh quốc, dẫn ra những « bằng chứng đáng báo động ».

Trong số những chứng cứ thu thập được, có việc đại sứ quán Trung Quốc làm áp lực đối với hiệu phó một trường đại học để ngăn cản các thành viên trong trường phê phán Bắc Kinh về chính trị. 

Báo cáo cũng nêu ra trường hợp những viên chức thuộc Viện Khổng Tử  tịch thu các tài liệu có nhắc đến Đài Loan – lãnh thổ độc lập nhưng bị Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai – trong một hội nghị của giới đại học.

dimanche 17 décembre 2017

Trần Trung Đạo - Viện Khổng Tử



Viện Khổng Tử ở tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ.

Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành với chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Pasteur, nhà văn Jules Verne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.

Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên, nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa, và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục hưng Văn hóa Phi Châu được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.