Bây giờ là thời điểm thích hợp để nói về điều này.
Giờ hãy thứ đặt ra một giả dụ thế này: Việt Nam chiến thắng giòn giã tại Olympic Paris 2024, đoạt rất nhiều huy chương.
Vậy thì sau đó thế nào?
Báo chí thổ tả thì không nói nhưng chắc chắn sẽ có rất nhiều người (nếu không muốn nói là cả nước) sẽ “lên đồng” tự hào, “Việt Nam vô địch”.
Nhưng thực tế thì phũ phàng, Việt Nam trắng tay không có một huy chương nào. Nếu khi các vận động viên chiến thắng thì “tự hào”, vậy giờ thua thì có ai “nhục nhã”, xấu hổ không? Hay chí ít là buồn bã?
Hỏi tức là trả lời: Hoàn toàn không!
Ủa, là sao vậy? Khi thắng thì ùa ra ăn mừng (ké), còn khi thua thì lờ tịt đi. Xem như không biết, không quan tâm, không phải chuyện của mình.
Là bởi vì, cái niềm tự hào dân tộc ấy, nó vô cùng rẻ. Nó chỉ có (vô cùng mạnh mẽ) ở những người hay một nhóm dân mà họ không có gì của chính họ để mà tự tin. Những người đó cuộc sống hàng ngày của họ vốn đã quá “nghèo nàn”, có thể vật chất họ nghèo nàn, có thể có những thiếu thốn khát khao về tinh thần (mà họ không có). Nói trắng ra là tính tự ti đã ẩn trong con người họ nên khi có dịp (dù là rẻ mạt) gì đó mà họ ngẫu nhiên có điểm chung (đồng bào chẳng hạn) thì họ “vồ” lấy để tự hào.
Vậy nên các vận động viên, nếu các bạn chiến thắng, các bạn có quyền hãnh diện tự hào vì các thành tích do chính các bạn đạt được. Nếu thua, không phải lỗi của các bạn (trừ khi các bạn đã không thi đấu hết sức) mà là do huấn luyện viên, do ban huấn luyện, do chính quyền… Những người đứng sau định hướng các bạn đã không có huấn luyện, đầu tư đúng đắn.
Và những người hay “tự hào” ké, những người mà mà sự góp sức vào thành tích ấy vô cùng nhỏ bé, sòng phẳng ra nếu biết tự hào thì cũng nên biết “nhục nhã” khi người ta không đạt được thành tích. Nhưng đúng nhất là nên biết nhục nhã khi không có gì để chính bản thân mình tự hào
Ảnh: Đâu đó trên mạng có thể thấy khắp nơi.
NGUYỄN DÂN 10.08.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.