1. Chiến trường xung đột ác liệt
• Trong ngày hôm qua, theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, bọn Nga này tấn công đến 134 đợt.
- Trên hướng Kupyansk, chúng tổ chức 12 cuộc tấn công tại 6 khu dân cư.
- Theo hướng Lyman, Nga tấn công các vị trí của quân phòng thủ của Ukraine 15 lần tại 6 khu dân cư.
- Theo hướng Bakhmut, 22 lần tại 8 khu dân cư.
- Theo hướng Avdiivka, 50 lần tại 13 khu dân cư.
- Theo hướng Novopavlivka, 16 lần vào 3 khu dân cư.
- Trên hướng Orykhiv, quân Nga đã 2 lần tấn công vào các vị trí của quân trú phòng của Ukraine ở Staromayorskyi, vùng Donetsk và Robotyne vùng Zaporizhia.
- Trên hướng Kherson, các đầu cầu tả ngạn sông Dnipro tiếp tục bị tấn công trong nỗ lực đánh bật quân Ukraine về bờ bên kia. Chỉ trong một ngày, Nga đã thực hiện 8 đợt tấn công không thành công.
Bình loạn : Thế là tôi lại sai rồi. Hôm qua khi nói chuyện với bác NTT, tôi nói rằng Nga đang tấn công với một số hướng tương đối nhỏ – khoảng 5 hướng. Thực tế ngày cao điểm hôm qua với những nỗ lực “phi thường,” Nga tấn công trên 6 hướng nếu không tính “chiến trường truyền thống” là các nỗ lực đánh bật bàn đạp của quân Ukraine bên tả ngạn sông Dnipro.
Tức là, hôm qua tôi hình dung thiếu mất hướng Kupyansk, và thực chất thì hình dung của tôi có sai nhưng không sai lắm, vì những nỗ lực của chúng ở hướng này tương đối “nhẹ nhàng” hơn so với những hướng khác. Cụ thể, mỗi khu dân cư ở đây chúng chỉ tấn công một lần, sau đó tấn công lại lần thứ hai rồi thôi. Nó khác hẳn với các hướng khác, số lần nỗ lực có lớn hơn, trung bình khoảng 3 lần cho một khu dân cư.
Riêng hướng Novopavlivka, tức là chỗ cong nhất của mặt trận gần thành phố Donetsk, thì tôi nhận xét đúng như vậy với bác NTT: Chỗ này bọn Nga mới cần nỗ lực. Lý do tại sao, thì tôi đã phân tích rồi, xin nhắc lại ngắn thôi: Ngoài việc đẩy quân Ukraine xa hơn nữa về phía tây khỏi thành phố Donetsk, việc cần phải đảm bảo an toàn cho cái đường tàu đang thông tuyến chạy đến Mariupol, là nhiệm vụ hàng đầu. Vì vậy mà chỗ này bọn Nga cũng cần phải tấn công, không những thế tấn công mạnh hoặc nói chính xác, dai dẳng để có kết quả. Khổ cái, mặc dù tuyên bố này nọ, nhưng cái think tank ISW vẫn kiên quyết không xác nhận các kết quả đó cho bọn Nga.
Còn một số điều khác nữa, tôi sẽ xin phép để phần sau viết tiếp.
2. Liệu “Ukraine sẽ bị Hoa Kỳ bỏ rơi như truyền thống bỏ rơi đồng minh của người Mỹ” hay không?
Ai chứ bọn Dư Luận Viên “shit Putox thơm” rất hay nói như thế, nhất là vào thời điểm Dự luật viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine bị ách tắc ở Hạ viện Hoa Kỳ. Điều này không chỉ bọn Dư Luận Viên xứ phía Đông nước Lào nói, mà tất cả những cái loa thân Nga trên toàn thế giới đều nói. Thậm chí chúng còn nói từ trước, ngay khi cuộc chiến tranh bắt đầu.
Vậy thì, câu hỏi trên liệu có đúng? Theo tôi, nó sai ngay từ đầu, từ xuất phát điểm. Nói một cách chính xác là, Ukraine không thể so sánh được với Việt Nam Cộng Hòa trước đây và cả Afghanistan vừa qua.
• Đầu tiên, tôi xin phép điểm lại các điểm mốc liên quan đến sự can dự của Hoa Kỳ vào Nam Việt Nam:
- Tháng 10 năm 1950, Nhóm Cố vấn Viện trợ Quân sự Đông Dương (MAAG-I), được thành lập dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng (BG) Francis G. Brink.
- Vào ngày 15 tháng 6 năm 1954, O'Daniel đã thiết lập một thỏa thuận không chính thức về việc huấn luyện lực lượng bản địa của Hoa Kỳ với Tướng Paul Ély, người đã thay thế Navarre trong hai vai trò là Cao ủy Pháp và chỉ huy các lực lượng quân sự. Tuy nhiên, sự sắp xếp này phải đến tháng 12 mới được chính thức hóa.
- Ngày 25 tháng 6 năm 1954, Ngô Đình Diệm từ Pháp về đến Sài Gòn. Với sự hỗ trợ của Mỹ và Pháp, Hoàng đế Bảo Đại phong ông Diệm làm Thủ tướng Nhà nước Việt Nam.
- Vào tháng 1/1955, Việt Nam Cộng Hòa đã nhận được chuyến hàng quân sự trực tiếp đầu tiên từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng đề nghị huấn luyện quân đội của quốc gia non trẻ này.
- Ngày 12 tháng 2 năm 1955, Hoa Kỳ nhận trách nhiệm huấn luyện lực lượng Việt Nam và đó cũng đánh dấu sự mất vị trí của người Pháp ở nam Việt Nam.
- Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống và Tổng tư lệnh sau khi đánh bại Bảo Đại trong cuộc trưng cầu dân ý về “hình thức chính phủ tương lai.” Ở Mỹ, Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ chính phủ mới và đề nghị viện trợ quân sự.
- Năm 1956 cũng là năm có sự kiện Nhóm Cố vấn Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) nhận trách nhiệm từ phía Pháp trong việc huấn luyện lực lượng miền Nam Việt Nam.
Chính quyền Kennedy về cơ bản vẫn cam kết thực hiện chính sách đối ngoại Chiến tranh Lạnh kế thừa từ chính quyền Truman và Eisenhower. Ông quyết tâm “vẽ ranh giới trên cát” và ngăn chặn chiến thắng của cộng sản ở Việt Nam. Chính sách của Kennedy đối với miền Nam Việt Nam cho rằng Diệm và lực lượng của ông ta cuối cùng phải tự mình đánh bại quân du kích.
Các cố vấn của Kennedy, Maxwell Taylor và Walt Rostow khuyến nghị gửi quân đội Mỹ tới miền Nam Việt Nam cải trang thành nhân viên cứu trợ lũ lụt. Kennedy bác bỏ ý tưởng này nhưng lại tăng cường hỗ trợ quân sự. Vào tháng 4 năm 1962, John Kenneth Galbraith cảnh báo Kennedy về “mối nguy hiểm là chúng ta sẽ thay thế lực lượng thuộc địa của Pháp trong khu vực và đổ máu như người Pháp đã làm.” Eisenhower mới chỉ đưa 900 cố vấn đến Việt Nam. Còn Kennedy đã đưa 16.000 quân nhân Mỹ vào Việt Nam, tính đến tháng 11 năm 1963. Sau đó, Chương trình Ấp chiến lược thất bại. Người Mỹ bắt đầu tin rằng Diệm không thể đánh bại du kích cộng sản.
Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson không can thiệp nhiều vào chính sách đối với Việt Nam. Tuy nhiên, khi trở thành tổng thống sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, ông ngay lập tức tập trung vào chiến tranh.
- Tháng 8/1964, sự kiện vịnh Bắc Bộ đã đánh dấu việc can dự trực tiếp bằng hành động quân sự của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam.
- Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 năm 1968, Sấm Rền giáng xuống miền bắc với hàng triệu tấn tên lửa, rocket và bom.
- Vào ngày 8 tháng 3 năm 1965, 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ gần Đà Nẵng, miền Nam Việt Nam. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến trên bộ của Mỹ.
Bước vào giai đoạn này, Westmoreland vạch ra kế hoạch ba điểm để giành chiến thắng trong cuộc chiến:
- Giai đoạn 1. Cam kết của lực lượng Mỹ và đồng minh là cần thiết để ngăn chặn xu hướng thua cuộc vào cuối năm 1965.
- Giai đoạn 2. Mỹ và quân đồng minh tiến hành các cuộc tấn công lớn nhằm giành thế chủ động tiêu diệt lực lượng du kích và có tổ chức của địch. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi địch đã bị suy yếu, rơi vào thế phòng thủ và bị đẩy lui khỏi các khu vực đông dân cư.
- Giai đoạn 3. Nếu kẻ thù vẫn tiếp tục tồn tại, cần có khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng sau Giai đoạn 2 để tiêu diệt lần cuối lực lượng địch còn lại ở các khu căn cứ xa xôi.
Kế hoạch này đã được Johnson chấp thuận và đánh dấu một sự chuyển hướng sâu sắc khỏi quan điểm cho rằng miền Nam Việt Nam phải chịu trách nhiệm đánh bại quân du kích.
Sự tăng cường quân sự của Mỹ đã làm thay đổi nền kinh tế miền Nam Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội. Miền Nam Việt Nam tràn ngập hàng hóa từ các nước tư bản. Washington khuyến khích các đồng minh SEATO của mình đóng góp quân đội. Úc, New Zealand, Thái Lan và Philippines đều đồng ý gửi quân. Hàn Quốc sau đó đã yêu cầu tham gia chương trình Nhiều Lá Cờ để đổi lấy khoản bồi thường kinh tế. Tuy nhiên, các đồng minh lớn, đặc biệt là các nước NATO như Canada và Anh, đã từ chối yêu cầu điều quân của Washington…
• Trong khi đó, Ukraine có gì?
Ngoài các hỗ trợ về vũ khí, một số bằng tiền… thì chẳng có gì, đặc biệt là về các cam kết. Thậm chí, người ta còn đánh giá rằng sẽ không bao giờ có cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine từ phía các nước lớn như Hoa Kỳ, Anh hay có thể là Pháp. Thực tế là cái “Giác thư Budapest 1994” đã bị xé toạc với hành động sáp nhập Crimea năm 2014. Putox giải thích rằng, ở Kyiv đã có cuộc cách mạng và xuất hiện một nhà nước mới, và nhà nước Nga của hắn chưa ký kết gì với nhà nước mới này của Ukraine. Vì vậy chúng sẵn sàng chà đạp lên những gì đã cam kết.
Trích: “Vào tháng 2 năm 2016, Lavrov “Mặt ngựa” tuyên bố, “Nga chưa bao giờ vi phạm bản ghi nhớ Budapest. Nó chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là không tấn công Ukraine bằng vũ khí hạt nhân.” Tuy nhiên, nhà báo Canada Michael Colborne chỉ ra rằng “thực tế có sáu nghĩa vụ trong Budapest. Bản ghi nhớ với điều đầu tiên trong số 6 điều đó là “tôn trọng độc lập, chủ quyền và các biên giới hiện có của Ukraine”.” – Wikipedia tiếng Anh.
Tuy vậy, với người Mỹ thì khác. Họ chỉ có một số lệnh cấm vận áp đặt lên Nga, không có hành động cụ thể nào cả.
Tháng Hai năm 2022, ngày 24. Putox xua quân xâm lược Ukraine. Hành động đầu tiên của Hoa Kỳ là… đề nghị Zelenskyy cùng nội các của mình di tản, KHÔNG có ý định giúp Ukraine kháng chiến. Chỉ khi người Ukraine quật cường đánh cho quân đội của Putox ôm đầu máu bỏ chạy khỏi Kyiv, thì một lần nữa Hoa Kỳ và phương Tây bừng tỉnh. Họ nhận ra ý chí dành tự do và độc lập của người Ukraine không đơn giản chỉ là ý chí giành độc lập từ Liên Xô năm 1991, mà có gốc rễ sâu xa từ hàng trăm năm qua của dân tộc Ukraine muốn độc lập trước đế chế Nga là tay trùm xâm lược, của cả những người thuộc dân tộc Nga nay sống trên lãnh thổ Ukraine nhưng chống lại chế độ độc tài của Putox bây giờ, Stalin trước đây và Sa hoàng trước đây nữa.
Từ đó Ukraine mới nhận được những hỗ trợ, mà như chúng ta thấy, về vũ khí thì chẳng thể gọi là nhiều, thậm chí có những thứ rất quan trọng thì lại khá nhỏ giọt. Về chính trị, việc nước này gia nhập NATO trước chiến tranh đã là chủ đề bàn cãi và thường là, chẳng bao giờ được ủng hộ nhiệt tình từ các nước thành viên hiện tại, với sự lo sợ rằng sẽ gây ra quan hệ căng thẳng với Nga, thậm chí xung đột quân sự. Ngoài ra việc nước này gia nhập Liên minh châu Âu cũng xa vời không kém, hầu hết chúng chỉ tồn tại dưới dạng những lời hứa, những tuyên bố từ một số cá nhân chức sắc của Liên Âu và… chấm hết.
Vì vậy, Ukraine chưa bao giờ là đồng minh của Hoa Kỳ hay phương Tây cả. Những hỗ trợ của họ đối với Ukraine, như là một phức cảm sâu xa về một nước có chủ quyền bị hành động xâm lược ngang ngược của một cường quốc, ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Hành động này vi phạm tất cả các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, cũng như sau đó tiếp tục vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền, quyền sống của con người. Cao nhất, nó vi phạm nguyên tắc của nền dân chủ được thế giới văn minh dày công xây dựng mấy trăm năm qua, từ cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp 1789. Đó chính là những động lực thúc đẩy cho những hoạt động hỗ trợ của quốc tế đối với Ukraine, và tất cả dừng lại ở đó.
Cho đến khi cuộc chiến tranh này chấm dứt, Ukraine sẽ không có được vị thế tốt hơn về chính trị – sẽ không có cam kết chính thức nào được ký, ngay cả việc đưa nội dung “đảm bảo an ninh cho Ukraine” vào thỏa thuận hòa bình giả định sẽ được ký kết với Nga, sẽ lôi kéo Hoa Kỳ và một số nước phương Tây vào vòng liên đới, việc mà họ không bao giờ muốn.
Vì vậy, nói “Ukraine sẽ bị bỏ rơi” là sai. Ukraine với Tổng thống của mình, ông Zelenskyy đã rất nỗ lực trong việc kêu gọi được cộng đồng quốc tế hỗ trợ và đó là nghĩa vụ của châu Âu, của Hoa Kỳ bảo vệ tư tưởng dân chủ. Nếu không hành động như vậy, sau Ukraine sẽ chẳng có nước nào dám hướng tới nền dân chủ đó cả, nếu cứ bị tấn công ngang ngược như Nga Putox đang làm. Nếu ai đó bị bỏ rơi, chính là tư tưởng dân chủ của Cách mạng Pháp, không phải Ukraine. Vì Ukraine chưa bao giờ và sẽ không phải là đồng minh của cả Hoa Kỳ lẫn Liên Âu trong tương lai gần (còn lâu mới đạt được vị thế của Việt Nam Cộng Hòa và Afghanistan vừa qua), vì vậy sao nói “Ukraine sẽ bị bỏ rơi” được?
Nói như vậy là việc nhồi nhét các sự vật hiện tượng có bản chất khác nhau, vào cùng một hệ quán chiếu, giống như cố so sánh giữa con voi và con cá mập. Ngay cả gói viện trợ 61 tỉ đô-la vừa được thông qua hôm 20/04 ở Hạ viện Hoa Kỳ, cũng là một quá trình đấu tranh sầy vẩy giữa hai đảng của Hoa Kỳ. Chúng ta hãy cùng hình dung: từ đầu chiến tranh, những khoản Chính phủ Hoa Kỳ quyết được họ đã quyết hết, còn bây giờ là khoản buộc phải có đồng thuận trong Quốc hội – tất cả đều là QUÁ TRÌNH LUẬT ĐỊNH, không có hành vi trong khuôn khổ các định chế pháp lý, không thể có hành động thực tiễn.
Vì vậy, cũng không cần thiết phải nói “việc thông qua gói viện trợ đã chứng minh người Mỹ không bỏ rơi đồng minh” – cái gì cần thì phải làm, kể cả là “cắt lỗ.” Với cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây, theo quan điểm cá nhân của tôi nó là sự đụng độ của hai sai lầm: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa chống cộng, muốn đấu với nhau bằng xung đột vũ trang, dẫn đến 3 triệu người Việt Nam mất mạng cùng năm mươi mấy nghìn lính Mỹ cũng không thể trở về nhà. Cuộc can thiệp 20 năm của Hoa Kỳ vào Afghanistan cũng vậy – can thiệp bằng quân sự và áp đặt về chính trị lên một đất nước hoàn toàn “không giống ai” sẽ thất bại. Mỹ đáng nhẽ ra không nên can thiệp vào Việt Nam, và càng không nên nhảy vào Afghanistan là như thế. Vì vậy, chẳng phải là bỏ rơi, mà cần “cắt lỗ” càng sớm, càng tốt – nó là việc chấm dứt một hành động sai lầm đang bị kéo dài.
Còn người Ukraine đang tự mình chiến đấu cho độc lập và tự do của họ. Chỉ cần mấy trăm quả ATACMS đã đảo lộn toàn bộ tình hình – đáng bao nhiêu so với việc bảo vệ cả một nguyên tắc dân chủ của nhân loại. Cuộc chiến của người Ukraine là chính nghĩa, và họ đang không hẳn cần đồng minh, chỉ cần sự thông cảm, chia sẻ và hỗ trợ bằng hành động thiết thực. Không tuyên bố là đồng minh của họ không sao, miễn là đừng như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Iran là được. Tuyên bố là đồng minh của họ thì càng tốt. Nhưng đã tuyên bố thì – hãy hành động đi!
3. Có đúng Nga sản xuất được 3 triệu đạn pháo một năm, và nếu nó là sự thật thì tác động của nó ra sao?
Ba triệu quả 1 năm, tức là 250.000 quả 1 tháng – đó là con số mà các nguồn tình báo phương Tây cho biết. Và như thế, là nó đã hơn gấp rưỡi con số 5.000 quả đạn pháo một ngày mà trước đây bọn Dư Luận Viên xứ phía Đông nước Lào tung tin. Để đạt được mức trên, thực sự không phải là chuyện đùa vì nó phải khởi động cả một hệ thống với các chuỗi cung ứng những sản phẩm phụ. Đơn cử, Nga đang tận dụng rất tốt nguồn Kazakhstan và Uzbekistan về nguồn cung cấp bông cho sản xuất nitrocellulose, nguyên liệu chính cho thuốc súng nói chung. Ngoài ra còn các nguồn cung cấp thép ống, đồng, nhôm…
Theo một số nhà phân tích quốc tế, thì con số 5.000 quả đạn pháo 1 ngày trước chiến tranh, là có bị phóng đại, nhưng con số khoảng hơn 8.000 đạn 1 ngày hiện nay, lại có cơ sở hợp lý. Tương quan về thông tin này, cho thấy nếu cả hai mệnh đề trên là đúng, có nghĩa là trong năm 2023 nền sản xuất công nghiệp quốc phòng Nga đã xây dựng được một số nhà xưởng, lắp đặt được một số dây chuyền sản xuất mới. Không có con số cho vấn đề này, nhưng có thể giả định rằng chúng đã xoay xở để tăng gấp đôi năng lực sản xuất về mặt phần cứng (dây chuyền, nhà xưởng), như vậy trước đây chỉ có thể sản xuất khoảng 4000 đạn 1 ngày. Đồng thời, trước chiến tranh Nga không có lý do gì để sản xuất ngày 3 ca, do vậy chỉ là 1 ca thôi, còn bây giờ là 3 ca – và mỗi ca trong 1 ngày chỉ đạt khoảng 2700 quả đạn (nhân lên với 3 ra 8.100 quả đạn 1 ngày cho 3 ca). Năng lực sản xuất về phần cứng trước chiến tranh bằng một nửa so với sau khi nâng cấp, cho thấy chúng chỉ có thể sản xuất được khoảng 1.300 quả đạn pháo 1 ngày.
Đây mới là con số thật. Không phải là 5.000, mà chỉ là 1.500 quả đạn pháo 1 ngày.
Cuối cùng thì, kết quả trên đây của tôi cũng không chính xác nốt. Theo báo cáo của một nguồn tình báo quân sự nước nào đó, sản xuất đạn pháo của Nga riêng trong năm 2023 đã tăng so với trước chiến tranh 17,5 lần. Điều này nói lên rằng, con số 5.000 quả đạn một ngày bị phóng đại 10 lần, khả năng sản xuất của Nga trước năm 2022 chỉ là dưới 500 quả đạn 1 ngày, đủ cho nhu cầu thay thế cho đạn quá hạn bị loại bỏ và tiêu hủy.
Xin nhắc lại đôi chút về nhu cầu đạn pháo của Nga. Trong chiến tranh Chechnya năm 1994, trung bình quân đội Nga bắn 30.000 quả đạn pháo 1 ngày. Nếu đem so sánh với trước đó vào năm 1991 cả chiến dịch Bão táp sa mạc quân đội và hải quân Hoa Kỳ dùng tổng cộng 60.000 quả đạn pháo 155 mm. Trong trận chiến Fallujah (Iraq, 11/2004) quân đội Hoa Kỳ sử dụng 5.685 quả đạn pháo 155 mm trong 1 tháng, 2 tuần và 2 ngày. Tuy nhiên Hoa Kỳ cũng đã bỏ một lượng bom rất lớn xuống lãnh thổ đối phương.
Phép so sánh này cho thấy sự khác biệt rất lớn trong học thuyết quân sự của hai bên: cho đến nay, Nga có vũ khí chính xác, nhưng chưa bao giờ thực sự đầu tư vào đó – ai mà nghĩ một ngày sẽ cần đến, tức là có một cuộc chiến tranh thực sự. Nga vốn quen chỉ bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé, cuộc chiến tranh lớn cuối cùng họ can dự vào là ở Afghanistan cũng đã kết thúc cách đây đến 35 năm. Với những cuộc bắt nạt đó, không cần vũ khí chính xác làm gì. Cuộc cải tổ quân đội với học thuyết quân sự mới năm 2008, mới chỉ chủ yếu trên lý thuyết, nói quả đáng tội chúng có thành lập được 170 cụm tác chiến cấp tiểu đoàn hay BTG, đến nay mô hình này đã phá sản.
Đó là lý do Nga quay lại với các thi hành chiến tranh kiểu Liên Xô. Riêng về pháo binh kiểu chiến tranh này đòi hỏi một lượng đạn pháo cực lớn, dù bắn điểm thì vẫn cứ phải bù trừ sai số (độ tản mát của đầu đạn do nhiều yếu tố tác động) và cuối cùng thì vẫn cứ là bắn diện tích. Đúng lý thuyết khi bắn điểm, họ tập trung vào một mục tiêu có tọa độ xác định nhưng sai số cho phép là một hình tròn có tâm là mục tiêu đó, với một bán kính xác định.
Chẳng hạn, trong một loạt bắn, chỉ cần một loạt 40 quả từ một giàn đã có bán kính tiêu diệt là 280 mét, thì của một hệ thống 4 đến 6 giàn BM-21 là từ 160 đến 240 quả, với cách bắn tập trung vào mục tiêu (1) hoặc bắn bù trừ rải rộng diện tiêu diệt (2) đều rất hiệu quả, tuy cực kỳ tốn thuốc nổ, nói chung là tốn kém. Cách sử dụng của Nga đối với pháo nòng cũng là tương tự, cần phải bắn số lượng đạn pháo lớn lên một diện tích xác định để bù trừ độ thiếu chính xác.
Như vậy chỉ đến cuối năm 2022, quân đội Nga về cơ bản đã xài hết toàn bộ kho đạn do Liên Xô để lại. Sau đó, đã có nỗ lực gõ cửa xin cu Ủn – có nguồn nói thằng phì nộn này đã cung cấp đến 1 triệu, thậm chí 1,5 triệu quả đạn pháo các loại. Nếu như trước đây đạn pháo kho Liên Xô cho tỉ lệ bắn tốt chỉ 50 %, thì đạn của Ủn cũng không hơn gì, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì có nhiều đạn phát nổ trong nòng, làm hỏng cả pháo.
Vậy hiện tại, tình trạng pháo binh của Nga có thể được đoán ra sao? Như trên đây chúng ta đã xem xét, chúng hoàn toàn có thể tăng được sản lượng đạn pháo, nhưng vấn đề còn là “bắn bằng cái gì?” Các bản không ảnh từ vệ tinh cho thấy các kho pháo lộ thiên của Nga đã cạn sạch về nòng pháo và rất nhiều pháo đầy đủ cũng bị mang đi. Tồn tại vẫn cứ là tồn tại – vấn đề của pháo binh Nga còn là độ bền của nòng pháo nữa, và nó đi song hành với nhu cầu bắn quá lớn của quân đội nước này, hai chuyện đó đều dẫn đến sự thiếu thốn nghiêm trọng về pháo binh.
Thông tin tình báo: Các sĩ quan Ukraine làm nhiệm vụ quan sát và phân tích Ukraine cho biết thời gian gần đây – ý là với những lô đạn mới của Nga có một vấn đề nghiêm trọng với yêu cầu lý thuyết bắn hình tròn (trên đây đã trình bày) – độ tản mác của đầu đạn quá lớn hay nói cách khác, độ chính xác quá không đồng đều, thậm chí có nhiều đạn bay không tới tầm. Thông tin này cho phép đưa ra một giả định rằng, do sản lượng bị đẩy lên quá cao, do đó việc kiểm soát chất lượng là không đảm bảo.
Quay lại với pháo binh, cũng nguồn tình báo trên đây cho biết, có thể tính toán được rằng Nga hiện có khoảng 4.700 đến 4.800 cỗ pháo các loại, trong đó 20 % là pháo tự hành. Do kết quả của hoạt động phản pháo từ phía Ukraine đạt hiệu quả cao, Nga dần dần phụ thuộc nhiều vào pháo tự hành và pháo phản lực phóng loạt.
4. Một số nhận xét và kết luận
4.1. Lại nói tiếp về tin giả
Trong bài trước, tôi có viết về trường hợp thằng nguyên soái Ván ép bị tung tin là đang bị đưa lên tầm ngắm – tôi vẫn cho rằng đó là tin giả 100 % nhưng chưa có căn cứ nào để khẳng định nguồn của nó. Hôm đó tôi chỉ viết rằng khó có thể tin đó do người Ukraine tung ra – chẳng để làm gì. Tôi nghi ngờ tin này được tung ra trong nội bộ của Nga. Đến tin “Lavrov mặt ngựa cũng có thể bị xử lý” thì quả là không chịu được nữa, tôi nói với anh Chánh Văn: Nội bộ có vấn đề thật rồi.
Trong báo cáo hôm qua của ISW, họ viết về chuyện này như sau: “Putox có thể đã cố tình công khai cuộc gặp với Dyumin sau vụ bắt giữ Thứ trưởng Quốc phòng cấp cao Timur Ivanov vào ngày 24/04 và trước lễ nhậm chức tổng thống vào ngày 07/05, có thể là để trừng phạt Bộ Quốc phòng do Shoigu lãnh đạo vì đã không hoàn thành các mục tiêu quân sự của Điện Kẩm-linh. Cuộc gặp Putox – Dyumin đã tạo ra một lượng tranh luận đáng kể trong không gian thông tin Nga, với nhiều blogger và nhà bình luận chính trị chỉ ra rằng cuộc gặp diễn ra giữa vụ bắt giữ Ivanov và cuộc cải tổ chính phủ dự kiến sau lễ nhậm chức.
Các nguồn tin nội bộ của Nga suy đoán rằng Điện Kẩm-linh có thể bổ nhiệm Dyumin vào một vai trò mới liên quan đến DIB của Nga, chẳng hạn như phó chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Quân sự Nga. Những suy đoán này có thể là kết quả của việc Dyumin quá tập trung vào DIB (Công nghiệp quân sự Nga) và đề cập đến Manturov trong cuộc gặp với Putox. Các nguồn tin nội bộ của Nga cũng giải thích tuyên bố ngày 01/05 của Shoigu rằng Nga cần tăng số lượng và chất lượng vũ khí, trang thiết bị quân sự để “duy trì nhịp độ tấn công cần thiết” trong cuộc họp tại Trụ sở chung của “Chiến dịch quân sự đặc biệt” vào đêm ngày 1 tháng 5 đó như một cuộc tấn công trực tiếp vào một số nhân vật chính trị Nga. (Prigozhin cũng biện minh tương tự cho bước tiến chậm chạp và đẫm máu của Tập đoàn Wagner ở Bakhmut, tỉnh Donetsk vào mùa đông năm 2023 với những tuyên bố về tình trạng thiếu đạn dược mà hắn đổ lỗi một cách trắng trợn cho Shoigu.)
Một nhà bình luận chính trị cho rằng Shoigu đang cố gắng đổ lỗi cho những thất bại của quân đội và DIB của mình lên đầu. Manturov và Giám đốc điều hành của tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec của Nga, Sergei Chemezov. Một nguồn tin nội bộ khác của Nga cũng tuyên bố tương tự vào ngày 1 tháng 5 rằng Shoigu đã chỉ trích nặng nề Manturov, Rostec và Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev về việc bắt giữ Ivanov. Shoigu được cho là có mối quan hệ đặc biệt thân thiết với Ivanov và việc bắt giữ Ivanov cùng với sự tái xuất hiện đột ngột của Dyumin có thể cho thấy Điện Kẩm-linh không hài lòng với màn trình diễn của Shoigu. Tuy nhiên, một nguồn tin của Nga đánh giá rằng việc sa thải Shoigu khó có thể xảy ra vào năm 2024.
Cuộc gặp Putox – Dyumin cho thấy Putox có thể là người ra quyết định có trách nhiệm đằng sau vụ bắt giữ Ivanov.”
Bình loạn : Nếu những nhận định trên là đúng, thì tôi nghĩ rằng, tôi cũng đã bắt đầu có lý, khi đưa ra giả thuyết rằng, những thất bại trên chiến trường của quân đội thứ nhì thế giới, Putox, Nguyên soái Ván Ép và Gerasimov không thể không biết (1) Putox không thể thay thế cặp Ván Ép – Gerasimov vào lúc này (2) nhưng đã bắt đầu nghi ngờ và khó chịu với cặp này (3). Giả thuyết của tôi về việc Ván Ép hy sinh đệ tử, Timur Ivanov có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng có khả năng là hắn biết rõ nhưng không thể làm gì để cứu Ivanov, khi Putox đã có quyết định xử lý Ivanov để dằn mặt Shoigu.
Vậy vai trò của tin “sẽ xử lý Lavrov mặt ngựa” thì sao? Theo tôi, đòn “tin Shoigu sẽ bị xử lý” là đòn chính, đòn “Mặt ngựa sẽ bị xử lý” là hỏa mù, cho ra vẻ khách quan. Tôi đồng ý với đánh giá “việc sa thải Shoigu khó có thể xảy ra vào năm 2024.” Ván Ép và Mặt Ngựa, sẽ chẳng có thằng nào làm sao cả.
4.2. Còn đây là tin thật
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (GUR), Thiếu tướng Vadym Skibitskyi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ Economist đăng ngày 2 tháng 5 rằng “Skibitskyi tuyên bố rằng ông không thấy cách nào để Ukraine chỉ giành chiến thắng trên chiến trường và việc Ukraine giải phóng toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng không nhất thiết sẽ kết thúc chiến tranh.” Ngoài ra ông này còn nói về việc Nga có khả năng tấn công vào Kharkiv trong tháng Sáu 2024.
ISW dẫn thêm lời Tổng tư lệnh Ukraine, Oleksandr Syrskyi tuyên bố vào ngày 28 tháng Tư rằng các lực lượng Ukraine đang theo dõi số lượng ngày càng tăng của lực lượng Nga tập hợp lại theo hướng Kharkiv, có thể đề cập đến Belgorod Oblast, và các lực lượng Ukraine đã củng cố các vị trí phòng thủ ở những khu vực “bị đe dọa nhất” với các đơn vị pháo binh và xe tăng bổ sung.
Thứ nhất, Ukraine như vậy gián tiếp tuyên bố đã nắm vững việc tập trung quân của Nga ở khu vực Belgorod. Thông tin tập trung quân này chắc chắn là có thật, nếu không có thật mà công bố như vậy thì có mà bị bọn Nga chúng cười cho vào mũi. Nhưng đồng thời họ cũng tuyên bố rằng đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng để “đón tiếp” thích đáng chiến dịch này của Nga.
Thứ hai, về cái câu “Skibitskyi tuyên bố rằng ông không thấy cách nào để Ukraine chỉ giành chiến thắng trên chiến trường và việc Ukraine giải phóng toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng không nhất thiết sẽ kết thúc chiến tranh” – theo tôi câu này do Google dịch không rõ lắm, hay nói chính xác là tiếng Việt của chúng ta hơi tối nghĩa. Kết quả dịch thuật này chắc chắn sẽ làm nhiều người hoang mang. Câu này phải hiểu như thế này:
“Skibitskyi tuyên bố rằng ông không thấy cách nào để Ukraine giành thắng lợi chỉ (bằng chiến thắng) trên chiến trường và việc Ukraine giải phóng toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng không hẳn sẽ dẫn đến kết thúc chiến tranh.” Với ý nghĩa như vậy, thì câu này bao hàm luôn ý nghĩa rằng, sẽ cần phải có những tác động chính trị nữa đến tình hình – điều này không khác những gì tôi đã viết: Chỉ cần có những chiến thắng đáng kể trên chiến trường, đủ để nội bộ Nga chúng thấy được với nhau rằng, nếu tiếp tục thì nước Nga sẽ không gượng lại được nữa, dẫn đến việc thay đổi tất yếu, không thể khác. Sau đó, việc kết thúc chiến tranh phải bằng một hiệp ước – và hiệp ước này sẽ làm tiền đề cho một nền hòa bình lâu dài cho cả hai bên, dù là chính trị nội bộ của Nga lúc đó ra sao, chúng ta không cần biết.
Hóa ra, những điều ông này nói cũng không có gì mới, chúng ta bàn cả rồi. Cứ phải có tác động lớn trên chiến trường, cùng thì tất biến, biến thì tất thông.
4.3. Vậy liệu có “biến” không và biến như thế nào?
Bất chấp Nga đang thắng bằng mồm, cả mồm chúng lẫn mồm lều báo xứ phía Đông nước Lào, các video xuất hiện trên mạng vẫn cho thấy thiệt hại của Nga ngày càng tăng cùng với sự quay lại ngày một nhiều của… đạn pháo chùm. Tôi xem thấy sợ lắm. Quân lính Nga chết nhiều quá.
• Báo cáo của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine:
- Trong ngày qua, máy bay của Lực lượng phòng không – không quân Ukraine đã tấn công 11 khu tập trung quân nhân và 1 tổ hợp tên lửa phòng không của đối phương.
- Các đơn vị của lực lượng tên lửa đã làm hư hại 2 kho đạn, 1 xe phòng không, 2 hệ thống pháo và 1 hệ thống tên lửa phòng không của địch.
- Tổng thiệt hại trong chiến đấu của quân xâm lược Nga trong ngày qua lên tới 1.270 người. Ngoài ra, địch còn mất 22 xe tăng, 33 xe chiến đấu bọc thép, 58 hệ thống pháo binh, 2 hệ thống phòng không, 42 xe ô tô và 5 đơn vị thiết bị đặc biệt.
Chưa hết. Điều tôi nhận xét từ lâu, phải cách đây cả tháng: Sẽ đến lúc cuộc chiến đường tàu hỏa bắt đầu, mà đối tượng là tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy song song với biên giới Nga – Ukraine, trong đó có cả tuyến đường mới xây dựng chạy tới Mariupol. Và hôm qua thì có tới 4 trạm trung gian trên tuyến đường từ Orel (Oryol) tới Kursk bị tấn công. Cụ thể, đó là một cuộc tấn công phức tạp và có phối hợp: vào khoảng 11 giờ đêm giờ địa phương, các trạm biến áp gần ga xe lửa Ponyri và Sloboda ở vùng Kursk lần đầu tiên bị tấn công, và 15 phút sau, các trạm biến áp và cấp nguồn trên tuyến Zmiyovka – Glazunovka ở vùng Kursk bị tấn công.
Có người hỏi tôi: Đánh các trạm cấp nguồn có ảnh hưởng gì không? – không phải ảnh hưởng bình thường, mà ảnh hưởng nhất luôn! Lâu nay Nga chuyển sang điều hành tàu tự động, với thiết bị mua của Đức cả. Chúng cùng với hệ thống bẻ ghi, là những mục tiêu cực kỳ quan trọng của mạng lưới đường sắt điện khí hóa. Với hệ thống bẻ ghi, một bộ ghi tự động nặng cả chục tấn, hai chục tấn. Đi kèm là bộ bẻ ghi, biến áp và trạm cấp nguồn là cả phòng điều hành với một đống máy tính. Nếu bị tấn công, nó có thể bị hư hại một phần, và sau đó là quá trình sửa chữa. Cứ thế cho đến khi cạn kho, vì Nga đang bị cấm vận sẽ không mua được phụ tùng để thay thế phần cứng. Cuối cùng là chỉ có moi những cái ghi cũ với hệ thống cấp nguồn cũ thời Liên Xô ra mà dùng. Công suất chạy tàu sẽ giảm, và nếu tăng số tàu chạy sẽ làm cho những người điều hành, bẻ ghi bị quá tải và tàu đâm vào nhau cũng là chuyện bình thường.
Mặc dù Putox đang muốn chứng minh rằng, với Nga thì cuộc chiến này là… bình thường và nước này có thể chịu đựng được mãi mãi, nhưng cần nhìn rõ một điều: trong năm 2024, ngân sách quốc phòng của Nga sẽ tăng 68 %, chiếm 7,5 % GDP. Đây là một con số rất lớn và ý nghĩa. Hiện nay chúng đang cố tỏ ra rằng, cuộc sống ở hai cái tủ kính Mục-tư-khoa và Sankt Peter là “bình thường,” thậm chí người không hiểu biết còn cho là phồn vinh. Đóng góp vào cái sự giả tạo đó là hàng hóa Trung Quốc, làm cho dân chúng Nga không cảm nhận được sự thiếu thốn.
Nhưng chúng ta cũng không được phép quên rằng, Trung Quốc không bao giờ bán chịu cho ai cái gì, nếu có thì là những cái bẫy nợ. Nga của Putox nếu duy trì cuộc chiến với mức độ này, thì vận tốc tiêu tốn cái kho tiền, vàng sẽ ngày một nhanh hơn và khả năng cao chỉ cuối năm nay là cháy túi. Khi đó thì không khéo Putox phải… cắt đất bán cho họ Tập.
Hôm qua tôi có nói với bác NTT, thật ra, chính Ukraine cũng phải tránh cái bẫy chiến tranh tiêu hao của Nga, mà họ đã dính một lần rồi: Nga dùng quá nhiều mạng lính, sẵn sàng đốt xe tăng, xe bọc thép… để tiêu hao đạn dược và vũ khí của Ukraine. Chưa thấy quân đội mạnh thứ nhì thế giới nào lại tởm lợm, mọi rợ đến vậy. Do đó nếu kéo dài việc để cho Nga cứ tấn công mãi, cũng không có lợi. Cách duy nhất để chúng vỡ trận, là phải như dùng HIMARS lần trước, bào mòn hậu cần của chúng và kết quả là mặt trận Kharkiv bị vỡ.
Sự kiện một trại lính ở Luhansk bị ATACMS hỏi thăm, tiễn 100 lính Nga thành “lính chì dũng cảm” – mà trại này cách xa chiến tuyến đến 90 ki-lô-mét, cho thấy tình hình sẽ lại như hồi HIMARS. Và câu này tôi nhắc lại đến lần thứ “n”: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Nga không tổ chức tấn công lớn được, là do… không đủ xe tải, hay nói cách khác là do… HIMARS. Buộc phải lùi xa 90 – 100 ki-lô-mét từ tiền tuyến, các kho của Nga quá xa cho khả năng vận tải bằng xe ô tô quân sự.
Muốn tấn công lớn, phải tập trung hậu cần ở gần tuyến xuất phát của các đơn vị tham gia chiến dịch – điều hiện nay Nga không thể làm được. Tuy nhiên người Ukraine chưa đủ khả năng để làm gián đoạn hoàn toàn hoạt động cung cấp cho tiền tuyến của Nga từ các kho xa nói trên. Từ bây giờ trở đi, các kho của Nga sẽ phải lùi thêm 100 ki-lô-mét nữa. Nạn đói năm 2024 với quân Nga trên chiến trường, bắt đầu. Trước mắt cái “biến,” sẽ là từ nạn đói. Đã đói, là vỡ trận.
PHÚC LAI 03.05.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.