Affichage des articles dont le libellé est Tranh đấu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tranh đấu. Afficher tous les articles

vendredi 12 mai 2023

Ngô Anh Tuấn - Giá nào cho sự tự do?

 

Mấy hôm trước, tại Trạm tạm giam Công an thành phố Đà Nẵng, luật sư Lê Đình Việt và tôi có vào thăm gặp bị can Bùi Tuấn Lâm (hay còn gọi là Peter Lâm Bùi).

Cùng đi để thực hiện quyền giám sát có đại diện Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và đại diện Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Đà Nẵng. Dù có một vài khúc mắc nho nhỏ ban đầu nhưng tôi thực sự ghi nhận, buổi thăm gặp được diễn ra thuận lợi, không bị hạn chế về thời gian.

Mặc dù buổi gặp được ghi hình để phục vụ công tác giám sát nhưng chúng tôi không gặp trở ngại trong nội dung trao đổi vì các bên cùng thống nhất rằng, chẳng có gì bí mật ở đây cả. Lâm cũng ghi nhận rằng, trong suốt quá trình điều tra, truy tố, Lâm không bị phân biệt đối xử; đó là sự nhân văn cần thiết và là tín hiệu tốt cho một phiên tòa cởi mở hơn.

lundi 2 septembre 2019

Mạnh Kim - Hồng Kông: tiếp tục “add oil”!



Thật khó có thể tìm được từ diễn tả chính xác tinh thần quyết chiến đến cùng của người Hong Kong. Viết trên New York Times (31-8-2019), Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Vĩnh Khang (Alex Chow) đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể và lập luận đanh thép nhất có thể, để thể hiện ý chí chiến đấu một mất một còn của người Hồng Kông. 

Hoàng và Chu viết: “Nhiều người Hồng Kông, hoặc con cháu họ, trốn khỏi Hoa lục để chạy thoát một chế độ đã làm chết đói hàng chục triệu dân cách đây nhiều thập niên; giết hại các sinh viên năm 1989 rồi từ đó đến nay vẫn liên tục không ngừng đàn áp những người bất đồng chính kiến. Hôm nay, chế độ đó kích động chủ nghĩa ái quốc ở Hoa lục bằng cách cung cấp cho người dân những thông tin chắp vá và tuyên truyền ngụy trá, hay nói cách khác là tin giả… 

Phong trào phản kháng dữ dội ở Hồng Kông là cuộc khủng hoảng tính chính danh của chính quyền Trung Quốc. Sự nổi dậy cũng là lời kêu gọi đối với phần còn lại của thế giới ủng hộ cuộc “thập tự chinh” của chúng tôi trên con đường đấu tranh giành phẩm giá, công bằng và tự do. Những người biểu tình ở các tuyến đầu, những người xông ra đường phố, đang thực hiện chẳng gì hơn là nhắm đến cái chế độ cộng sản lẫn phát xít quyền lực khủng khiếp này… 

mardi 13 novembre 2018

Trung Quốc: Một nhóm sinh viên mác-xít bị bắt vì ủng hộ công nhân tranh đấu

Biểu tình tại Thâm Quyến ngày 06/08/2018 ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Jasic Technology ở Quảng Đông.

Một nhóm sinh viên mác-xít loan báo, hơn một chục thành viên đã bị bắt vào ngày thứ Sáu tuần trước, vì tranh đấu cho quyền lợi công nhân ở miền nam Trung Quốc. Hôm nay 13/11/2018, có thêm ba thành viên khác bị bắt giữ thô bạo tại Vũ Hán. Khi đàn áp những người tố cáo bất bình đẳng xã hội, Bắc Kinh muốn chận đứng hiện tượng sinh viên tham gia tranh đấu cùng với công nhân trong những năm gần đây.

Thông tín viên Angélique Forget tại Thượng Hải tường trình :

« Trong số hơn một chục sinh viên bị bắt, có năm người vừa mới tốt nghiệp trường đại học Bắc Kinh danh giá. Trong đó có một sinh viên bị bắt ngay trong trường vào nửa đêm, bị đánh đập và tống vào một chiếc xe hơi.

mercredi 4 juillet 2018

Lê Phú Khải - Hạ Đình Nguyên, Jean-Paul Sartre của Việt Nam


Ông Hạ Đình Nguyên. Ảnh Trần Bang.

(Bauxite Việt Nam 04/07/2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”.
 
Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát...