Affichage des articles dont le libellé est Xâm lăng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xâm lăng. Afficher tous les articles

mercredi 2 avril 2025

Võ Xuân Sơn – Không đồng ý việc Trung Quốc diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tôi nhớ, trong hồi ký của Frank Snepp có nói đến cuộc thương thuyết giữa Mỹ và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) những ngày cuối tháng 4 năm 1975.

Theo đó, phía Bắc Việt và Việt Cộng nói sẽ pháo kích bao nhiêu phát đạn (tôi không nhớ rõ số liệu) vô Dinh Độc Lập. Theo tinh toán của phía Mỹ, thì với “sai số cho phép”, Đại sứ quán Mỹ cũng sẽ trúng hàng ngàn phát pháo kích. Lúc đó, Mỹ rất lo ngại việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sẽ tử thủ, dẫn đến cuộc pháo kích làm mất mặt nước Mỹ kia.

Theo những nguồn tin khác, trước khi Tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút quyết định, đã có kẻ đại diện cho chính quyền Bắc Kinh khi đó, đến và yêu cầu Tổng thống Dương Văn Minh tử thủ, họ sẽ thay thế Mỹ chống lưng cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Thế nhưng, để tránh một cuộc tắm máu cho Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng.

vendredi 14 mars 2025

Việt Nguyễn - Ngày 14/3/2025

 

Là 37 năm xảy ra sự kiện Gạc Ma. Cảm thấy thật may mắn và có duyên vì đã một lần được nhìn thấy Gạc Ma ở khoảng cách gần nhất có thể, dù không thể chạm vào.

Đã được chứng kiến những phút giây thiêng liêng giữa biển khơi và tự tay thả những cánh hoa xuống vùng nước Gạc Ma, tri ân những người lính mãi mãi nằm lại dưới biển sâu. 

Và đã được chụp ảnh, được nghe từ chính những chứng nhân lịch sử.

Nguyễn Thúy Hạnh - Đã khác mười năm trước ?

 

Những năm trước chúng tôi phải đi dạt vòm. Phải lén lút thắp nhang tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh giữ đảo Hoàng Sa, 19.1.1974, Trường Sa 14.3.1988, đồng bào và chiến sĩ hy sinh ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc 17.2.1979.

Nhiều buổi tưởng niệm bị ngăn chặn, bị an ninh và đám dư luận viên quyết liệt phá rối. Những ngày ấy mấy trăm cơ quan truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng như có sự chỉ đạo không được nhắc gì đến các sự kiện này.

Thì nay, mọi người có thể tự do tưởng niệm, báo chí cũng trân trọng nhắc đến các sự kiện này.

lundi 3 mars 2025

Nguyễn Tiến Tường - Đặc khu


Những ngày gần đây, theo dõi thông tin từ các đặc khu Campuchia, không thể không căm phẫn và sửng sốt.

Những đặc khu trở thành thiên đường lừa đảo và tội phạm. Ở đó, người Việt lừa đảo, tra tấn người Việt bằng kịch bản của người Trung Quốc. Những hình thức tra tấn như thời trung cổ, thậm chí tra tấn đến chết là chuyện bình thường.

Campuchia, trong tham vọng kết nối "một vành đai một con đường" đã tạo ra những con quái vật tự trị mất kiểm soát. Chính phủ Việt Nam phải lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ công dân của mình.

samedi 22 février 2025

Lê Đức Dục - Biên ải, vẫn còn tháng Hai


Chỉ cách nơi này 100 mét người xe du khách chen chúc tấp nập, mình ở đây suốt buổi sáng chỉ có mình.

Cái bật lửa gas bật đốt nhang lâu [vì gió] làm mềm nhựa không dùng được. Nhìn quanh không có ai để mượn, chạy ra chợ mua thì phải tụt leo thêm mấy trăm bậc tam cấp. May sao có mấy que đã bén lửa, nên xếp bó nhang bao quanh số que nhang đã cháy rồi phùng mang thổi. Khoảng 15 phút thì nhang bén hết để mang đi thắp cho các chú các bác.

Ở đây cuộc chiến thực sự không phải từ hôm 17-2 mà đến 22-2-1979.

jeudi 20 février 2025

Nguyễn Thị Bích Hậu - Cho sói gửi chân

Trong bản đồ này là vùng Sudetenland, một vùng đất nhỏ màu hồng nằm trên đất Tiệp khắc. Ở đây có khoảng hơn 3 triệu dân, trong đó có khá đông dân nói tiếng Đức.

Nó sinh ra khi đế quốc Áo Hung bị phân chia, và người Sudeten Đức trở thành một thiểu số trong nước Tiệp Khắc mới được thành lập vào những năm 1918-1919. Vì miếng đất này nên Đức do Hitler cầm quyền khi đó muốn sáp nhập nó vào lãnh thổ của mình. Mà thực chất là muốn nhân cơ hội này để chén luôn cả nước Tiệp.

Các cường quốc bèn tham gia vào vụ việc. Kết quả là Anh, Pháp, cùng quốc xã Đức và Ý tới Munich ký hiệp ước nhượng phần lãnh thổ này cho Đức vào ngày 30/09/1938. Trong khi đại diện các nhà ngoại giao Tiệp Khắc, đại diện chính chủ thì không có mặt tại đây. Họ bị tình báo của quốc xã bắt giam. Khi Hiệp ước ký xong thì mới thả ra.

mercredi 19 février 2025

Phúc Tiến – Cột mốc số 0 và Ải Nam Quan


Xem bài 17/2 : Ký ức biên ải, có bạn hỏi tôi sao không đưa hình cột mốc số không và Ải Nam Quan do tôi chụp ?

Vâng, lỗi của tôi, để lạc đâu rồi những bức ảnh biên ải gần 20 năm trước !

Duyên may, sáng nay trên Facebook của đàn anh Nguyễn Gia Hảo vừa đăng hình gia đình anh chị thăm nơi này. Trong hình, anh Nguyễn Gia Hảo cùng hiền thê là chị Phạm Chi Lan ngồi bên cột mốc số 0. Phía sau là trái núi có hai đường hầm khoét thông và chiếc xe tải màu đỏ. Đấy chính là trái núi biên ải mà trên cao từng có Cửa Nam Quan.

lundi 17 février 2025

Lê Đức Dục - Về xuất xứ của mấy câu « Những bông hoa không cần chỉ thị »

[Bài viết tháng 2-2009]

Mấy lời thưa …

Tối 16-2-2009 tôi lên tàu ra Hà Nội, để sáng 17-2 làm một chuyến hành hương lên biên cương phía Bắc, nơi 30 năm trước đúng sáng mai này “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới…

Tôi nghe có chủ trương báo chí không được nhắc đến dịp kỷ niệm 30 năm sự kiện này bởi ảnh hưởng bang giao với Trung Quốc !

Thì cứ chấp hành đi, có thể không nói, nhưng ít ra, là người làm báo, anh phải để manchette tờ báo hôm đó phải là một màu đỏ, màu của sắc cờ tưởng niệm. Thế nhưng điều tôi mong đợi đã không xảy ra. Hàng chục tờ báo hôm đó đều in với những màu sắc như thông lệ, đến sự tưởng niệm im lặng cũng không có. Đau xót quá! Con người có thể lặng câm, nhưng hoa đào biên giới thì không!

Phúc Tiến - 17/2, ký ức biên ải


Thuở nhỏ học Sử, đất nước ta trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Mình mơ ước sẽ đến được những đường biên thiêng liêng ấy.

Và rồi, một lần lên Lạng Sơn, tìm hỏi Ải Nam Quan, người tài xế taxi cười : Nghe bác hỏi là biết bác ở Nam ra. Lâu rồi, ở đây người ta gọi Hữu Nghị Quan chứ không phải Ải Nam Quan nữa !

Ờ, thì ra đấy. Nhưng quả thật, tên xưa không còn mà ải xưa cũng đổi.

Lưu Trọng Văn - Chùm thơ ngày 17.2 không quên


Ngày này 17.2 gã không thể quên, xin gửi bạn đọc chùm thơ mang tính nhật ký của gã liên quan đến cuộc chiến này.

SAO MÀY KHÔNG ĐẬP CỬA?

Nhà thơ Trn Quc Toàn yêu cô giáo min Tây

R tôi v Cao Lãnh d cưới

Khi ghe rước dâu đâm sp giàn bu

Chúc mng bay sinh con nhiu lm đó!

Bà ch giàn bu chng nnh cười văng bã tru

Đêm tân hôn

Tôi đng trước ca phòng đôi uyên ương tính gõ ca ri thôi

Khi tôi quay lui nghe tiếng Toàn gi:

Gì đy? Văn!

Ti Trung Quc tn công nước mình ri, Toàn ơi

Chu Vĩnh Hải – Đồng Đăng hoang phế


Tháng 7 năm 2024, tôi trở lại Lạng Sơn sau 42 năm.

Xong công việc, tôi, một nhà báo nữa, một cô giáo nữa, quyết định đi đến pháo đài Đồng Đăng để tưởng niệm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống giặc Trung Quốc bành trướng xâm lược vào tháng 2 năm 1979.

Tại pháo đài này, bộ đội và dân quân Lạng Sơn đã chiến đấu dũng cảm để chống lại quân xâm lược bành trướng Trung Quốc. Khi hết sạch đạn dược, bộ đội, dân quân và nhân dân đã rút vào hang sâu. Lính Trung Quốc đã đặt bộc phá và đánh sập hang khiến gần 300 người con đất Việt rời xa dương thế.

Lưu Nhi Dũ - 17-2-1979 : Không thể, không ai được quyền lãng quên

Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta.

Lúc đó, là thời điểm đơn vị của tôi (E812, F309), sau khi giải phóng tỉnh Mondonkiri - Campuchia, quay về đóng ở Lun-phát - một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Tanarakiri, Campuchia, làm nhiệm vụ truy quét tàn quân Pôn Pốt.

Tôi nhớ rất rõ, đêm 5-3-1979, trên đường truy quét địch, nằm bên một hồ nước tuyệt đẹp, cách Lum-phát hơn 10 km, tôi đang canh mấy thằng tù binh, thì Lệnh tổng động viên đọc trên đài phát thanh. Đám lính viễn chinh tập trung quanh cái radio của Trung đoàn trưởng Lê Đức Thiện. Trong đêm tối mênh mông, điếu thuốc lá trên tay thủ trưởng Thiện cứ lòe sáng, khuôn mặt ông trầm tư, nói như với chúng tôi: “Chuẩn bị đánh Trung Quốc, các đồng chí!”.

Mai Quốc Ấn - Gọi đúng tên cuộc chiến

Ngày17/2/1979 là ngày quân đội Trung Quốc tràn sang đánh Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc.

Khi ấy chỉ có lực lượng vũ trang địa phương, còn quân chủ lực đang ở Hà Nội và một biên giới khác: Tây Nam Việt Nam. Kẻ thù gần như phá nát toàn bộ hạ tầng các thành phố biên giới phía Bắc. Và nhiều tội ác chiến tranh khác nữa.

Vậy mà “biên giới tháng Hai” vẫn vững vàng như cách cha ông xưa đã chém bay đầu Liễu Thăng ngạo mạn. Như bao cuộc Nam hạ xâm lược suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa ngạo nghễ đều có cùng kết cục ôm đầu máu rút về.

Nguyễn Anh Huy - 17/2/1979 !


Sáu trăm ngàn quân Trung Quốc tràn sang tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17/2/1979 khởi đầu chiến tranh biên giới Việt - Trung.

Trong một bài viết đăng trên Facebook anh Chu Vĩnh Hải. Trước khi cuộc chiến nổ ra ông Lê Duẩn đã gặp gỡ sĩ quan quân đội và nói rằng phải chấp nhận đối mặt với 1,5 triệu quân Trung Quốc.

Nhiều người lính Việt đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc ấy. Nhiều dân thường Việt Nam đã bị bách hại trong cuộc xâm lược ấy của Trung Quốc.

samedi 15 février 2025

Lê Đức Dục - Tấm ảnh đặc biệt ở Pò Hèn


Bảy năm trước, tấm ảnh ở Pò Hèn kèm mấy dòng chú thích ngắn gọn của mình đã được hơn 2.200 lượt chia sẻ và gần 3.000 like.

"Chỉ hơn một tháng - sau ngày chụp tấm ảnh này chỉ còn một hai người lính trong bức hình còn sống, còn tất cả họ đã chết

giữa đồn biên giới Pò Hèn

Lê Xuân Nghĩa - Viết cho ngày 17-2!

 

Càng gần đến ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam -  quốc gia « vừa là đồng chí, vừa là anh em », vừa là láng giềng, thì tôi càng chia sẻ và đồng cảm với đất nước và dân tộc Ukraine.

Sẽ có nhiều người Việt Nam bán rẻ lương tri và nhân phẩm cho Trung Quốc, mà người ta hay gọi chúng là “bò đỏ”, cật vấn tôi rằng sao cứ chỉ nhắc đến ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam mà không nhắc đến ngày Pháp, Mỹ xâm lược?

Câu trả lời mà ai cũng biết, bản thân chúng cũng biết rất rõ, đó là bởi Pháp và Mỹ với Việt Nam đã kết thúc mọi ân oán và đóng lại quá khứ đau thương.

samedi 8 février 2025

Lê Đức Dục - Tháng Hai, khởi động mới từ biên ải

Hai hôm nay, chuyến đi dâng hương cho các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại Vị Xuyên (Hà Giang) của tổng bí thư Tô Lâm thực sự được cộng đồng quan tâm và ca ngợi.

Rất nhiều KOL nhấn mạnh đến điều này : Lần đầu tiên, một Tổng bí thư đến dâng hương những người lính ngã xuống trong chiến tranh biên giới phía Bắc. Điều mà trước ông chưa tổng bí thư nào làm kể từ khi chiến tranh Việt Trung kết thúc - đó là một sự thật.

Là một phóng viên theo dõi mảng biên giới biển đảo gần như suốt hành trình làm nghề của mình, tôi thật sự bất ngờ khi ông Tô Lâm, khi đến Quảng Trị lại chọn đảo Cồn Cỏ - cũng là lần đầu tiên một tổng bí thư thăm đảo, 16-10-2024 !

jeudi 6 février 2025

Trần Thanh Cảnh - Lần đầu tiên


…Kể từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, một vị Tổng bí thư ĐCSVN công khai đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên.

Nếu ai đã từng sống trong không khí chiến tranh căng thẳng ở biên giới phía Bắc những năm 80 thế kỷ trước, với hai điểm nóng: Vị Xuyên, Hà Giang và Bình độ 400, Cao Lộc, Lạng Sơn. Đặc biệt là Vị Xuyên, nơi được mệnh danh "lò vôi thế kỷ"! Họ sẽ hiểu sâu sắc hành động mang ý nghĩa lớn này.

Tôi khi ấy đang là lính trong đội hình "quân đoàn dự trữ chiến lược", bám dọc theo đường chiến lược 279, thực sự nơm nớp khi nghe tin chiến trận từ phía trước dội về.

Lưu Trọng Văn - Lần đầu tiên một tổng bí thư đến viếng Nghĩa trang Vị Xuyên

Ngày 05.02.2025, tổng bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang Vị Xuyên, tưởng nhớ các liệt sĩ hy sinh chống Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên một tổng bí thư đảng đến dâng hương ở Nghĩa trang tiêu biểu cho sự hy sinh anh dũng chống quân Trung Quốc xâm lược này.

Các đời tổng bí thư trước đây đều né đến vì e ngại phản ứng của Trung Quốc.

mardi 21 janvier 2025

Trần Trung Đạo - Hoàng Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam

Ba điều kiện tiên quyết để một dân tộc tồn tại và phục hồi những lãnh thổ đã bị xâm chiếm bằng võ lực bởi một nước mạnh láng giềng là :

(1) Niềm tin vào sự trường tồn của lịch sử dân tộc, (2) Phát huy nội lực và (3) Tận dụng mọi cơ hội quốc tế thuận tiện để giành lại chủ quyền. Đó không phải là những lời an ủi suông mà là những yếu tố quyết định.

Nhờ nuôi dưỡng ý chí và đấu tranh cho lý tưởng phục hưng dân tộc mà thế giới ngày nay có thêm những nước thịnh vượng như Ba Lan, Tiệp Khắc, Latvia, Estonia, Litva, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và khá nhiều quốc gia khác.  Những quốc gia này thoạt nghe tưởng đã có mặt từ xa xưa lắm. Không, dân tộc họ có từ mấy ngàn năm nhưng chỉ chính thức hiện diện như những nước cộng hòa sau khi Đế quốc Nga, Đế quốc Đức và Đế quốc Ottoman tan rã.