Hôm
nay tôi sẽ làm một việc, mà như nhiều bác vẫn gọi bài của tôi là “bản tin” dù
trong đó không có tin tức. Hôm nay, tôi điểm tin và thêm phần bình luận, nếu
có.
1. Kỷ lục mới đã được xác lập. Kinh dị.
2.200 “kiện hàng 200.”
Về
kỷ lục này, chúng ta nên nhường bình luận cho… Putox. Trong talkshow truyền
hình cuối năm hôm qua, hắn ta nói như thế này: “Quân đội của chúng ta đang giành lại lãnh thổ theo từng kilômét vuông
mỗi ngày.” Ở đây có hai lãnh thổ, vậy hắn muốn nói đến lãnh thổ nào vậy?
"Tội
ác chưa từng có ở Matxcơva", tờ báo Kommersant của Nga viết trên trang web
của mình.
AFP
đưa tin: Trung tướng Igor Kirillov, chỉ huy trưởng Lực lượng Phòng thủ phóng
xạ, hóa học và sinh học của quân đội Nga, đã thiệt mạng vào ngày 17-12, khi 3
lạng thuốc nổ TNT gắn trên một chiếc xe tay ga phát nổ ngoài tòa nhà chung cư ở
Matxcơva, chỉ cách Điện Kremlin 7
km.
Cơ
quan an ninh của Ukraina (SBU) xác nhận đã ám sát trung tướng Igor Kirillov
trong một một "chiến dịch đặc biệt" của Kiev. Ukraina coi trung tướng
Nga Kirillov là tội phạm chiến tranh và là "mục tiêu hoàn toàn hợp
pháp", cáo buộc ông tướng này ra lệnh sử dụng vũ khí hóa học bị cấm chống
lại Ukraine trong chiến tranh.
Người Palestine bỏ chạy sau khi quân đội Israel pháo kích khu
vực biên giới giữa dải Gaza và Israël, vào « Ngày Jérusalem »
08/06/2018.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/06/2018 đã
thông qua một nghị quyết lên án Israel về các vụ bạo động tại dải Gaza
từ tháng Ba, đã làm trên 120 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Phía Mỹ cố đưa vào một đoạn quy toàn bộ trách nhiệm cho Hamas, nhưng đã
bị các thành viên khác bác bỏ.
Cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuy nhiên chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình:
Tại bệnh viện ở Ghouta, Syria sau vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học. Ảnh chụp ngày 08/04/2018.
Mười hai ngày sau vụ tấn công hóa học vào thường
dân ở Douma, ngoại ô Damas, các thanh tra viên quốc tế vẫn chưa thể tiến
hành điều tra. Nhóm tiền trạm của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học Liên Hiệp
Quốc (OIAC) ngày 19/04/2018 vừa đến Douma đã bị một loạt đạn nhắm vào,
đành phải quay lại thủ đô Syria. Hoa Kỳ tố cáo chế độ Damas và đồng minh
Nga cố tình trì hoãn việc điều tra để xóa dấu vết.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường thuật :
Khám nghiệm các trẻ em tại một bệnh viện ở Douma, Đông Ghouta sau vụ tấn công hóa học ngày 07/04/2018.
Pháp nhận định thành phố Douma hôm 7/4 đã bị tấn công hóa học. Các triệu chứng ghi nhận được : «
Nghẹt thở, khó thở, nước bọt và dịch mũi tiết ra rất nhiều, tổn thương
đường hô hấp, phỏng da và phỏng giác mạc. Không thấy trường hợp nào bị
thương do cơ học. Toàn bộ các triệu chứng đều là đặc trưng của việc bị
tấn công bằng vũ khí hóa học, đặc biệt là các loại khí gây nghẹt thở,
chất hữu cơ có phosphore hay cyanur ».
Theo báo Le Monde, tổng hợp từ các nguồn khác nhau, cho đến nay, Syria và Nga viện cớ « vấn đề an ninh » để cấm các thanh tra Tổ chức Cấm vũ khí hóa học quốc tế (OIAC) vào Douma. Tuy vậy các « vấn đề an ninh » này
không ngăn trở được các nhà báo của đài truyền hình Thụy Điển TV4 sau
đó đến được hiện trường phỏng vấn cư dân. Một người sống sót cho biết : «
Chúng tôi trú ẩn dưới tầng hầm. Vật thể đã rơi trúng tòa nhà vào lúc 19
giờ. Chúng tôi vội chạy ra ngoài, còn phụ nữ, trẻ em ở lại bên trong.
Không ngờ tòa nhà tỏa đầy hơi độc, những ai ở bên trong đều chết cả ».
Một lính Syria quay lại hình ảnh Trung tâm nghiên cứu khoa học Damas đổ nát, 14/04/2018.
(Huffington Post
15/04/2018)Ba địa
điểm ở Syria đã bị Hoa Kỳ, Pháp, Anh phối hợp tấn công.
« Một phần lớn
kho vũ khí hóa học của Syria đã bị phá hủy » bởi các cuộc không kích của phương
Tây hôm thứ Bảy 14/04/2018, theo ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ông
khẳng định các hỏa tiễn Mỹ, Pháp, Anh đã « đạt
đến các mục tiêu được nhắm tới », và làm giảm hẳn khả năng chế tạo vũ
khí hóa học của chế độ Syria, một tuần lễ sau vụ tấn công hóa học làm trên 40
người chết ở Đông Ghouta.
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp cất cánh từ phi trường quân sự Saint-Dizier rạng sáng 14/04/2018.
(L’Express 14/04/2018)Washington, Luân Đôn và Paris trong
đêm 13 rạng sáng 14/04/2018 đã trả đũa vụ tấn công hóa học được cho là do chế
độ Assad tiến hành.
Gần một tuần lễ sau vụ thả bom hóa học hôm 7/4 vào thành phố nổi dậy Douma (50 người
chết) mà chế độ Damas được cho là thủ phạm, Không quân Hoa Kỳ đã ra tay đêm 13
rạng 14/04/2018, với sự yểm trợ của các chiến đấu cơ Pháp và Anh. Đây là các
cuộc không kích hạn chế, tập trung vào việc phá hủy các địa điểm có liên quan
đến chương trình vũ khí hóa học của chế độ Assad.
Tại sao phải tấn công ?
Bởi vì tình trạng tại chỗ đã trở nên không thể chịu đựng nổi,
nếu không hành động sẽ được coi là nhắm mắt làm ngơ để cho chế độ Syria tự tung
tự tác. Washington và Paris không thể ngồi im sau bấy nhiêu tuyên bố trang
trọng là sẽ trừng phạt lập tức nếu vượt qua « lằn
ranh đỏ », tức sử dụng vũ khí hóa học.
Các thanh tra OIAC đến hiện trường vụ đầu độc Skripal ở Salisbury (Anh) hôm 21/03/2018.
Anh quốc hôm nay 12/04/2018 yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp vào tuần tới, sau khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học
(OIAC theo tiếng Pháp, OPCW theo tiếng Anh) xác nhận chất độc thần kinh
đã được sử dụng để đầu độc cựu điệp viên người Nga Serguei Skripal.
Trong báo cáo công bố trước đó vài giờ, OIAC khẳng định : «
Kết quả phân tích của bốn phòng thí nghiệm độc lập được OIAC chỉ định
xác nhận phát hiện của Anh Quốc về loại hóa chất đã được dùng ở
Salisbury làm ba người bị trúng độc nặng ». Tổ chức này cho biết đây là chất độc tinh chế ở mức độ cao, tuy nhiên không quy trách nhiệm cho nước nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi với lãnh đạo quân sự cao cấp tại Nhà Trắng, ngày 9/04/2018.
Việc Mỹ tấn công vào Syria
đến nay vẫn chưa rõ ràng, ít nhất là về mặt thông tin. Hôm thứ Hai, tổng
thống Mỹ loan báo sẽ có quyết định "quan trọng" trong vòng 48 giờ liên
quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma. Nhưng đến hôm nay,
12/04/2018, đã ba ngày trôi qua, vẫn chưa có thông báo chính thức nào,
ngoài một tweet của ông Donald Trump hàm ý sẽ sớm có cuộc tấn công.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet gởi về bài tường trình :
Khu trục hạm hỏa tiễn dẫn đường USS Porter oanh kích vào Syria từ
Đại Tây Dương, ngày 07/04/2017, theo lệnh tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngày 31/08/2013, dự định tấn công vào Syria đã bị
bỏ rơi, sau khi Anh không tham gia, Barack Obama vào phút chót quyết
định ngoảnh mặt làm ngơ, trong khi các phi cơ Pháp đã sẵn sàng cất cánh.
Paris cảm thấy hết sức cay đắng trước thái độ của chính quyền Mỹ lúc
ấy.
Nay thì một lần nữa « lằn ranh đỏ »
về vũ khí hóa học đã bị vượt qua, ở Douma, cho đến nỗi phản ứng quân sự
lần này dường như khó thể tránh khỏi. Pháp và Mỹ không còn nghi ngờ gì
về việc sử dụng chất độc thần kinh, và nguồn gốc của vụ tấn công.
Washington hứa hẹn sẽ có « những quyết định quan trọng », điện Elysée nêu ra việc « trả đũa ». Hai tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump đã điện đàm với nhau hai lần từ sau vụ tấn công trên, cả hai hy vọng « cộng đồng quốc tế có phản ứng cứng rắn ».
Phản ứng của các thành phần tham dự Hội nghị Hòa bình về Syria tại Sotchi, Nga ngày 30/01/2018.
Hội nghị Sotchi về đối
thoại giữa các bên ở Syria kết thúc tối qua 30/01/2018 với việc thông
qua một tuyên bố chung, và thiết lập một ủy ban phụ trách soạn thảo một
Hiến pháp mới. Nga cho rằng hội nghị này là một « thành công » dù xảy ra
nhiều sự cố, và thiếu vắng các nhóm đối lập chính ở Syria.
Từ Sotchi, đặc phái viên RFI Daniel Vallot gởi về bài tường trình :
Các thành viên Hội đồng Bảo an biểu quyết về dự thảo của Mỹ, 16/11/2017.
Số phận của JIM, Cơ chế điều tra chung Liên Hiệp
Quốc về vũ khí hóa học ở Syria dường như đã an bài. Tối qua 17/11/2017,
Nga đã phủ quyết đến lần thứ 11, và là lần thứ hai trong hai ngày liên
tiếp, một dự thảo nghị quyết gia hạn thêm một tháng, theo đề nghị của
Nhật Bản.
Dự thảo mới này đã
được 12/15 thành viên Hội đồng Bảo an đồng ý. Ngoài Nga, chỉ có Bolivia
bỏ phiếu chống, còn Trung Quốc vắng mặt. Nga không chấp nhận việc các
chuyên gia của JIM cáo buộc đồng minh Damas là thủ phạm vụ tấn công bằng
khí độc sarin vào Khan Cheikhoun ngày 04/04 làm trên 80 người thiệt
mạng.
Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya bỏ phiếu dự thảo nghị quyết
của Nga trong cuộc họp Hội đồng Bảo an về cuộc điều tra các vụ tấn công
hóa học ở Syria, New York, ngày 16/11/2017.
Hai dự thảo nghị quyết khác nhau của Mỹ và Nga về
việc gia hạn thêm một năm cuộc điều tra quốc tế về các vụ tấn công hóa
học ở Syria đều đã bị bác ngày 16/11/2017, trong một cuộc họp gay go ở
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Trước
hết, Nga đã phủ quyết dự thảo của Hoa Kỳ, tuy văn bản này đã được 11
nước ủng hộ - chỉ có hai phiếu chống (Nga, Bolivia) và hai vắng mặt
(Trung Quốc, Ai Cập). Sau đó, đến lượt dự thảo của Nga bị bác bỏ, vì chỉ
được có bốn phiếu thuận. Được biết một dự thảo nghị quyết chỉ có thể
thông qua khi nhận được ít nhất 9 phiếu thuận, và không bị thành viên
thường trực nào phủ quyết.
Khan Cheikhoun ở Syria, đã từng bị tấn công bằng khí sarin vào tháng 4/2017. Ảnh 12/07/2017.
Nga hôm qua 24/10/2017 đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết
của Hội đồng Bảo an, về gia hạn điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học
tại Syria thêm một năm. Đây là lần thứ 9 kể từ năm 2011 Matxcơva sử dụng
quyền này tại Liên Hiệp Quốc, để bảo vệ đồng minh Syria.
Các
chuyên gia ngày mai sẽ trình lên Hội đồng Bảo an một bản báo cáo về vụ
tấn công vào Khan Cheikhoun bằng khí độc sarin hồi tháng Tư làm hơn 80
người chết, mà phương Tây cho là quân chính phủ Syria tiến hành.
Matxcơva đòi hỏi phải được xem bản báo cáo trước khi tranh luận.
Ngoại trưởng Pháp Le Drian (P) trao đổi với ngoại trưởng Nga Lavrov tại Paris, ngày 06/07/2017.
Pháp và Nga hôm qua 06/07/2017 thỏa thuận rằng
chống khủng bố ở Syria là mục tiêu chung của đôi bên, nhưng đã khéo léo
tránh né việc nêu ra những bất đồng về vấn đề nhạy cảm là vũ khí hóa
học.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves
Le Drian tiếp tục nỗ lực nhằm siết chặt hợp tác, khi gặp đồng nhiệm Nga
Sergei Lavrov hôm qua ở Paris. Trong thông cáo chung, ông Lavrov nêu rõ
: « Chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù số một của chúng ta, và để chống lại khủng bố, cần phải gác những vấn đề khác sang một bên ».
Một ảnh video tố cáo Syria dùng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân tháng 8/2016.
Hãng tin Reuters ngày 30/06/2017 cho biết Tổ chức
Cấm Vũ khí Hóa học (OIAC, tiếng Anh là OPCW) xác nhận khí độc sarin đã
được sử dụng trong vụ tấn công vào ngôi làng Khan Cheikhoune ở miền bắc
Syria hồi tháng 04/2017.
Báo cáo của các chuyên gia OIAC nhấn mạnh, sau khi thẩm vấn các nhân chứng và xét nghiệm các bệnh phẩm, « một
lượng lớn các nạn nhân trong đó có một số đã tử vong, đã bị ảnh hưởng
bởi khí sarin hoặc một chất tương tự như loại khí độc này ».
Tổng thống Syria Bachar Al Assad (G) tại đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh, Damas, 06/10/2003.
Hoa Kỳ và Pháp hôm 27/06/2017 cho biết sẵn
sàng phối hợp để trả đũa tất cả các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của
chính quyền Syria trong tương lai, sau khi Washington tố cáo chế độ
Damas đang chuẩn bị hành động này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc điện đàm đã nhấn mạnh « sự cần thiết có hành động đáp trả chung trong trường hợp tấn công hóa học tại Syria ».
Trước đó, vào tối thứ Hai 26/6, phía Mỹ khẳng định chế độ Bachar Al
Assad dường như đang chuẩn bị một vụ mới, và Washington sẵn sàng trả đũa
như lần trước.
Quân đội Syria đã sử dụng khí độc để tấn công vào
Khan Cheikhoun và trong ba vụ khác nữa. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human
Rights Watch (HRW) ngày 01/05/2017 khẳng định như trên, cho rằng đây là
tội ác chống nhân loại.
Báo cáo của Human Rights Watch nhận định, Damas « có xu hướng rõ ràng » trong việc sử dụng vũ khí hóa học, và như vậy chế độ Syria cần phải bị truy tố về tội ác chống nhân loại.
Những nấm mồ tượng trưng tại Bruxelles để tưởng nhớ các trẻ em Syria chết vì vũ khí hóa học.
Trách nhiệm của chính quyền Syria trong vụ tấn
công bằng vũ khí hóa học vào thành phố Khan Cheikhoun hôm 4/4 đã rõ
ràng. Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault hôm nay, 16/04/2017, khẳng
định như trên, khi trình bày kết quả điều tra của phía Pháp.
Ngoại trưởng Pháp nói với báo chí sau khi họp Hội đồng Quốc phòng : « Chúng
tôi biết từ một nguồn chắc chắn, là tiến trình sản xuất ra khí sarin
mang tính đặc thù của phương pháp được tiến hành trong các phòng thí
nghiệm Syria. Phương pháp này mang dấu ấn của chế độ, giúp chúng tôi xác
định trách nhiệm trong vụ tấn công (…) Chúng tôi vẫn lưu giữ các vật
phẩm từ các cuộc tấn công khác, nên có thể so sánh ».
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Porter của Mỹ phóng tên lửa vào Syria từ Đại Tây Dương, ngày 07/04/2017.
Reuters hôm 07/04/2017 dẫn lời một số nhân vật
trung tâm trong cuộc tấn công vào Syria mới đây cho biết, để giải quyết
cuộc khủng hoảng ngoại giao quan trọng đầu tiên trong nhiệm kỳ, tổng
thống Mỹ đã dựa vào các chuyên gia quân sự hơn là các chính khách –
trước đây vẫn chiếm ngôi vị cao trong những tuần lễ đầu ông Donald Trump
mới nhậm chức. Quyết định này cũng cho thấy ông Trump muốn có phản ứng
nhanh chóng.
Rất nhanh, chỉ vài
giờ sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học làm mấy chục người chết hôm thứ
Ba 4/4 tại một ngôi làng ở tỉnh Idlib, miền tây bắc Syria, các cố vấn về
tình báo của Donald Trump đã cung cấp cho ông những chứng cứ cho thấy
tổng thống Syria Bachar Al Assad đứng sau sự kiện tàn bạo này.