Affichage des articles dont le libellé est Hải Dương Địa Chất 8. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải Dương Địa Chất 8. Afficher tous les articles

lundi 30 août 2021

Đặng Sơn Duân - Tàu Hải Dương Địa Chất 10, Hải Dương Địa Chất 8

 

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang di chuyển trong vùng biển Việt Nam, trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 nhiều khả năng đang tiến hành khảo sát trong vùng biển Philippines.

1. Tàu Hải Dương Địa Chất 10

Tín hiệu AIS trên trang Vessel Finder cho thấy tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam từ sáng 29.8, sau khi rời Quảng Châu từ ngày 27.8.

lundi 1 février 2021

Tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập hàng ngày vùng đặc quyền kinh tế các nước Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Nikkei đã phân tích các dữ liệu về hệ thống nhận diện 32 tàu khảo sát Trung Quốc, do trang web theo dõi hải hành Marine Traffic cung cấp, trong 12 tháng qua. Tờ báo nhận thấy trên Biển Đông, các tàu này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng hầu như hàng ngày.

Chẳng hạn hồi tháng 4/2020, chiếc Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 đi vào EEZ của Malaysia và liên tục hoạt động gần West Capella, một giàn khoan do Anh và Petronas cùng khai thác. Trong đa số trường hợp, các tàu khảo sát này được nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, gây căng thẳng với lực lượng tuần duyên nước sở tại. Tháng 7/2020, tàu Hải Dương Địa Chất 4 xâm nhập EEZ Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sau đó chính quyền Trump đã điều chiến hạm USS Gabrielle Giffords đến khu vực này.

mercredi 6 novembre 2019

Biển Đông: Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế

Một tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, tại vùng biển cách Việt Nam 130 hải lý. Ảnh tư liệu chụp ngày 14/05/2019.

Một quan chức cao cấp Việt Nam hôm nay 06/11/2019 tuyên bố có thể tiến hành thủ tục pháp lý, trong số nhiều giải pháp khác nhau, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông trước người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Reuters dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung trong một hội nghị ở Hà Nội, nói rằng Việt Nam tuy chủ yếu muốn thương lượng, nhưng cũng có những chọn lựa khác. Những biện pháp này gồm cả đàm phán, hòa giải, trọng tài và kiện tụng. Ông Trung nhấn mạnh: "Trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 đã dự trù đầy đủ các cơ chế cho chúng tôi để áp dụng các biện pháp này".

Trung Quốc yêu sách hầu hết toàn bộ Biển Đông, và những năm gần đây đã tự ý xây dựng các đảo nhân tạo, quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. 

jeudi 17 octobre 2019

Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo

Ảnh vệ tinh ngày 12/05/2018 phát hiện điều được cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI (CSIS) cho là triển khai các loại vũ khí mới tại căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở Biển Đông.

Trung Quốc hôm 16/10/2019 lại kêu gọi đối thoại hòa bình, sau khi bị Việt Nam tố cáo vi phạm chủ quyền tại Biển Đông.

South China Morning Post Global Times dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo hôm qua cho biết : « Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết bất đồng trên biển thông qua đối thoại và thương lượng, nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông qua các hành động thiết thực ». 

Tuyên bố hôm qua của Bắc Kinh được đưa ra sau khi tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 15/10 đã khẳng định Việt Nam sẽ « không bao giờ nhân nhượng » trong vấn đề chủ quyền, tuy nhiên cũng cần « một môi trường hòa bình » để duy trì sự phát triển. Cũng theo ông Trọng, việc xử trí mối quan hệ giữa hai nước không hề đơn giản, nhưng không có nghĩa là nhượng bộ bất cứ thứ gì một cách vô nguyên tắc.

mercredi 16 octobre 2019

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN


Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.

Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC. 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

jeudi 12 septembre 2019

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay các tàu khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo, Hà Nội, ngày 25/07/2019.

Theo báo chí trong nước, bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay 12/09/2019 yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng các tàu hải cảnh đi kèm ra khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều nay tuyên bố : « Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ». 

Phía Việt Nam « yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu này ra khỏi vùng biển Việt Nam », khẳng định việc vi phạm này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 

mardi 10 septembre 2019

Biển Đông : Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil tại Texas.

Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên thông tin tập đoàn ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.

Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook : « ExxonMobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc : UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu ? »

Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh.

Trung Quốc « giết gà » Repsol để « dọa khỉ » Exxon ?

jeudi 5 septembre 2019

Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính

Các tàu hải cảnh Trung Quốc rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập ngày 05/09/2019.

Theo tài khoản South China Sea News trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.

Cách đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.

Như vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.

mercredi 4 septembre 2019

Biển Đông : Tàu cẩu khổng lồ Trung Quốc hiện diện ở lãnh hải Việt Nam

Ảnh minh họa : Tàu cẩu lớn nhất thế giới Lam Kình (Lanjing) của Trung Quốc.

Chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới Lam Kình (Lanjing) hôm qua 03/09/2019 đã đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, hiện nay các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang theo sát. Về phần chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) đã rời khỏi bãi Tư Chính một ngày trước đó.

Trang South China Sea News dẫn dữ liệu từ Marine Traffic cho biết tàu Lam Kình xuất hiện ở ngoài khơi Quảng Ngãi, cách đường cơ sở của Việt Nam khoảng 11 hải lý, cách đảo Lý Sơn 30 hải lý. Tàu này được khoảng 10 tàu hải cảnh hộ tống. 

Các nhà chuyên môn đặt câu hỏi, tàu Lam Kình đi vào lãnh hải của Việt Nam để làm gì ? Chuẩn bị lắp đặt giàn khoan hay tránh bão, hoặc vì lý do nào khác ? 

mardi 3 septembre 2019

Nguyễn Trung - Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo:Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!


       (VietStudies 02/09/2019) Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). 

         Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác của họ[1], và đồng thời uy hiếp những hoạt động ngăn cản tại chỗ của lực lượng hải cảnh và lực lượng hải quân Việt Nam. 

         Bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Việt Nam bằng con đường ngoại giao cũng như bằng những hoạt động ngăn cản, xua đuổi tại chỗ của các tầu chiến thuộc lực lượng hải cảnh và lực lược hải quân Việt Nam, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt những hoạt động phi pháp này của mình. Thậm chí đã có lúc tầu Hải Dương 8 còn tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là chỉ cách đảo Phú Quý 102 km và cách Phan Thiết 182 km[2].

Biển Đông : Hải Dương Địa Chất 8 rời bãi Tư Chính (cập nhật)



Đường đi của Hải Dương Địa Chất 8 ngày 02/09/2019 theo Marine Traffic.

Theo trang tin chuyên về Biển Đông South China Sea News, cuối ngày 02/09/2019 (theo giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với bốn tàu hải cảnh đi kèm đã rời bãi Tư Chính hướng về Đá Chữ Thập.

Đây là lần thứ nhì chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc rời đi. Trước đây tàu này rời khỏi bãi Tư Chính ngày 7/8, đến Đá Chữ Thập để tiếp liệu, rồi ngày 13/8 quay lại cùng với hai tàu hải cảnh, và liên tục quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đó đến nay.

vendredi 30 août 2019

Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung về Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải


Hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 26 đến 30/08/2019. Ảnh của GS Ryan Martinson.
Sau khi Liên hiệp Châu Âu lên tiếng, ngày 29/08/2019 ba nước Anh, Pháp, Đức đã ra tuyên bố chung về Biển Đông, bày tỏ lo ngại là tình hình hiện nay có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực. Cùng ngày, bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Pháp, Đức, Anh « kêu gọi các quốc gia ven Biển Đông có những bước đi và biện pháp làm dịu căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực ». Trong đó bao gồm cả quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của mình và quyền tự do hàng hải, hàng không trên khu vực Biển Đông.

Với tư cách là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh « nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng một cách phổ quát Công ước ». Điều này tạo cơ sở cho việc hợp tác trên bình diện quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Pháp, Đức, Anh nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye được đưa ra theo UNCLOS vào ngày 12/07/2016, theo đó « đường lưỡi bò » do Trung Quốc tự vẽ là không có cơ sở pháp lý.

mercredi 28 août 2019

Carl Thayer: Bắt giữ Hải Dương Địa Chất 8 thông qua Interpol ?


Giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales, Úc trong bài viết mang tựa đề « Việt Nam, Biển Đông và cộng đồng quốc tế trong đó có Úc », đăng tải hồi cuối tháng 8/2019, đề nghị Việt Nam nên tham khảo các chuyên gia pháp lý quốc tế, về tiến trình bắt giữ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8), thông qua cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.

Ông khuyến cáo cảnh sát biển Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì sự hiện diện ở bãi Tư Chính để bảo vệ chủ quyền. Song song đó, Việt Nam cần tiếp tục phản đối về mặt ngoại giao ở mọi cấp độ : đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, các lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền, quân đội Trung Quốc.

Việt Nam cũng phải tiếp tục vận động các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế để tìm kiếm sự hỗ trợ trước các hành động bức hiếp của Trung Quốc. Cần nói rõ với các nước ASEAN là không thể chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử không bảo vệ quyền lợi chính đáng của Việt Nam theo UNCLOS.

Biển Đông: Tàu khảo sát Trung Quốc tiến gần bãi Tư Chính của Việt Nam


Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) hôm nay 28/08/2019 đến gần khu vực bãi Tư Chính, với mức độ khảo sát dày đặc hơn trước, theo quan sát của các nhà chuyên môn.

Trang Đại sự ký Biển Đông cho biết trong hai ngày qua, chiếc tàu này thay vì tiến sâu vào bờ biển Việt Nam theo kiểu zig zag, đã đổi hướng đến gần bãi Tư Chính. Có lúc Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh « chỉ cách vị trí giàn khoan Hakuryu 5 tại lô 06.1 (mỏ Lan Tây - Lan Đỏ) và chân đế Sao Vàng tại mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt khoảng 55 hải lý ».

Đây là hai nơi đang diễn ra các hoạt động dầu khí liên doanh Việt Nam và một số nước đối tác. Mật độ các vòng khảo sát cũng dày đặc hơn.

jeudi 22 août 2019

Mỹ tố cáo Bắc Kinh leo thang ở bãi Tư Chính, ngăn Việt Nam khai thác dầu

Ảnh minh họa: Một nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa.

Hoa Kỳ hôm nay 22/08/2019 tuyên bố quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, tố cáo « một sự leo thang » trong nỗ lực cưỡng bức trên Biển Đông. Cũng trong hôm nay, thêm một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Reuters trích một thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bình luận việc Trung Quốc đã lại đưa một tàu khảo sát của Nhà nước cùng với các tàu hộ vệ vũ trang quay lại vùng biển của Việt Nam hôm 13/8, là « hoạt động leo thang của Bắc Kinh, nhằm hăm dọa các nước yêu sách chủ quyền, không cho các nước này khai thác dầu khí tại Biển Đông ». 

AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus : « Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về sự xâm nhập liên tục của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam ». Bà tuyên bố : « Những tuần lễ gần đây, Trung Quốc đã có một loạt những hành động hung hăng để ngăn trở các hoạt động kinh tế đã ổn định từ lâu » của các quốc gia ASEAN. Mục đích « nhằm hăm dọa để họ phải từ chối hợp tác với các tập đoàn dầu khí nước ngoài, và chỉ làm việc với các tập đoàn nhà nước Trung Quốc ».

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược (Đợt 5)


LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 5, tổng cộng 15 tổ chức, 556 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

Chúng tôi hoan nghênh chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.

mercredi 21 août 2019

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược



LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 4, tổng cộng 10 tổ chức, 499 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

mardi 20 août 2019

Nhà Trắng tố cáo "chiến thuật đe dọa" của Bắc Kinh trên Biển Đông


Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 12/08/2019.
Washington hôm nay 20/08/2019 tố cáo Bắc Kinh vận dụng « chiến thuật hăm dọa » trên Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu hết diện tích. Về vụ bãi Tư Chính, phía Bắc Kinh trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua 19/08/2019 khẳng định tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố : « Các nỗ lực cao độ mới đây của Trung Quốc để hăm dọa các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên của họ, là rất đáng ngại. Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ những ai đang đương đầu với các hành vi cưỡng bức, và chiến thuật đe dọa » gây nguy hại cho hòa bình và an ninh khu vực.

Tại Bắc Kinh trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng, khi trả lời câu hỏi của báo chí về vụ tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8, đã khẳng định tàu này « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».

dimanche 18 août 2019

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.

Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". 

Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8. 

jeudi 15 août 2019

Đặng Sơn Duân - Phân Nửa Lực Lượng Chủ Lực của Hải Cảnh Trung Quốc Hăm Dọa Việt Nam ở Biển Đông


Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong những ngày xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên/Ngư dân.

(Daisukybiendong 15/08/2019) Ít nhất ba tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Song song đó, có thêm một đến hai tàu hải cảnh được triển khai đến gần khu vực hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakuryu 5 ở mỏ Phong Lan Dại trong lô dầu khí 06.1 của Việt Nam trong bể Nam Côn Sơn, nằm ở phía tây bãi Tư Chính.