Affichage des articles dont le libellé est Thi cử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thi cử. Afficher tous les articles

dimanche 10 mars 2024

Lê Quý Hiền - "Cô biết tôi là ai không?"

 

Một vị chức sắc be bé đi thi đang chép bài từ "phao" (chả biết đứa bỏ mẹ nào tuồn vào, giấy nguyên tờ phẳng phiu) bị em cán bộ Vụ Sau đại học làm nhiệm vụ thanh tra khi vào phòng thi phát hiện.

Em đang cầm tờ phao trên tay, thì thí sinh ngước lên hỏi :

- Cô biết tôi là ai không ?

jeudi 24 août 2023

Dương Quốc Chính - Đề thi đại học hiện nay và đề thi tú tài thời Việt Nam Cộng Hòa

 

Vụ hai cháu thủ khoa tốt nghiệp mà trượt đại học, cho thấy rằng cách tuyển sinh đại học đang rất có vấn đề. Điểm thi tốt nghiệp không phân loại được thí sinh, và nó tạo ra sự vô lý quá mức.

Hồi bọn mình thi đại học, các trường tự tổ chức, thì không có chuyện đó. Đề có sự phân hóa rất rõ, tầm 5-6 điểm một môn là đỗ. Tầm 28-30 điểm chỉ có vài thí sinh, thủ khoa chỉ có một, hai người, thường được chọn đi du học.

Các trường cũng có mức độ khó dễ khi ra đề khác nhau. Thường khối khoa học cơ bản và kỹ thuật thì đề khối A khó nhất, khó hơn khối A của khối đại học kinh tế, luật, Y... Nên phân loại thí sinh rất rõ.

vendredi 7 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (5)

 

Vẫn chuyện dạy văn học văn của ròng rã mấy chục năm, từ thập niên 50 đến thập niên 90 thế kỷ trước.

Như nhà cháu đã kể, môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa chả khác gì môn chính trị. Giá trị văn học bị xem nhẹ, thậm chí tước bỏ, để thay vào đó những nội dung, chủ đề, đề tài mang màu sắc chính trị, phục vụ chính trị. Ai đời, tác phẩm văn chương được đưa vào sách giáo khoa lại là thứ chả văn chương chút nào.

Kiểu như “Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, “Đau khổ chi bằng mất tự do/Đến buồn đi ỉa cũng không cho”, “Em ơi ra mà xem kìa mây bay/Lớp lớp trên nền trời đuổi giặc/Tốp đi đầu in hình quân xâm lược…/Chiến tranh nhân dân là vô địch/Sẽ đi vào quần chúng học thuyết ta”, “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô”, “Ngói mới trăm nơi cùng cửa sổ/Xây lên không khí những tòa gương”, v.v...

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (4)

 

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn.

Nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (3)

 

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người nhớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu. Tới lúc nhớn thì lờ mờ rằng đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa.

Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm. Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (2)

 

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa Văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần hai chục năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Những ai ở miền Bắc trước năm 1975 trải qua các cấp học phổ thông (hồi ấy, từ cấp 1 tới cấp 3, tức từ lớp 1 đến hết lớp 10, gọi chung là hệ phổ thông, để phân biệt với hệ bổ túc văn hóa; cũng như đại học có hệ chính quy, khác với hệ tại chức, chuyên tu) đều hiểu môn văn trong nhà trường nó là thứ văn gì.

Sau nhiều năm thời thế thay đổi, cho tới nay, về cơ bản môn văn vẫn vậy. Nói ngắn gọn thì, không có văn chương đúng nghĩa trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, mà chỉ có văn học cách mạng, văn học chính trị. Một thứ văn học què quặt, thiển cận, phiến diện, méo mó, phi nghệ thuật, bị chính trị chi phối đến mức thảm hại. Một thứ văn học sống sượng phục vụ tuyên truyền, giết chết nghệ thuật.

Nguyễn Thông - Chuyện học văn làm văn (1)

 

Nhân chuyện thiên hạ đang lời ra tiếng vào về đề thi môn văn, về bài văn dài 22 trang... nhà cháu ngẩn ngơ nhớ lại chuyện dạy văn, học văn, làm văn, thi văn những năm chưa xa.

Trong các môn học ở nhà trường, văn luôn được coi là môn chính, cùng với toán. Thậm chí ngày xưa, xưa xửa xừa xưa, chỉ học mỗn môn văn. Bắt đầu từ “nhất là một, nhị là hai” rồi tam tự kinh, rồi đến tứ thư ngũ kinh. Cứ thuộc kinh sách như cháo, xôi kinh nấu sử thật nhừ là có thể đi thi, giành lấy cái bảng vàng trạng nguyên bảng nhỡn. Chả cần toán lý hóa sinh siếc gì cho mệt.

Văn mặc nhiên được coi là thứ tiêu chuẩn để đánh giá con người, cả về tri thức và đạo đức. Hồi xưa khen nhau, ai đó được xếp vào hạng “văn hay chữ tốt” không khác gì bây giờ được phong giáo sư tiến sĩ, anh hùng, huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu nhân dân này nọ.

vendredi 30 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nhìn đề thi Văn năm 2023 trong chiến lược phát triển con người

 

Bài viết này thảo luận:

1) Đề thi chính thức kỳ thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, môn Ngữ Văn, phần II (LÀM VĂN), câu 2 (đọc một đoạn trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, phân tích đoạn đó)

2) Gợi ý bài giải môn Văn thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, đăng trên Tuổii Trẻ Online ngày 28/6/2023

Đoạn văn trong đề bài được bắt đầu bằng “hồi trống thúc thuế dồn dập, vội vã…”, hồi trống khơi dậy căm thù. Bài viết không đi vào nội dung truyện Vợ Nhặt với giả định người đọc đã đọc truyện đó, chỉ xin chú ý tới các gợi ý giải bài thi…

jeudi 29 juin 2023

Nguyễn Thông - Lộ trình độ tiếng Việt

 

Chưa bao giờ trình độ tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) của người Việt kém như bây giờ. Kém nhất lại chính là những người hằng ngày sử dụng tiếng Việt để làm phương tiện kiếm sống, trong đó có đám nhà báo.

Nhiều sai nhiều lỗi lắm, tôi đang bận nên chỉ đề cập tới cuộc thi tốt nghiệp diễn ra hôm qua 28.06.

Rất nhiều báo ngày 28.06 đưa tin “lộ đề thi môn văn”, “lộ đề thi môn toán”. Mới đọc, ai cũng thấy rất nghiêm trọng. Thi quốc gia mà hết lộ này tới lộ khác thì thi làm quái gì. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu sự chuẩn bị suốt cả năm chả nhẽ vứt hết. Ngành giáo dục làm ăn như vậy thì nên giải tán, v.v…

mercredi 28 juin 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Kiểu làm văn sáo mòn, rập khuôn

Đề thi Văn năm nay đã dở, lệch lạc và khiên cưỡng, đánh đố học sinh; kẻ giải đề thi trên báo còn đưa đáp án dở, sai và tệ hơn.

Đề thi năm nay, có 2 phần. Phần đọc hiểu và một phần của phần làm văn, xoay quanh một trích đoạn trong bài thơ Đi qua cơn giông của nhà thơ Anh Ngọc.

Phần được trích có đoạn:

Không phải của riêng ai

Cái êm ả lọc từ dữ dội

Nguyễn Ngọc Chu - Bao giờ thì có cuộc cách mạng về đề thi Văn ?

 

Vừa nhận tin “nghi vấn” về lộ đề thi Văn đã thấy buồn. Đọc đề thi Văn còn buồn hơn.

Không bàn về truyện ngắn ‘Vợ nhặt’ của nhà văn Kim Lân. Nhưng nội dung của đoạn trích làm chủ đề nghị luận chính lại nói về “đóng thuế”, “phá kho thóc” …những chuyện của một quá khứ cũ xưa, ảm đạm.

Đoạn trích đó không nên là chủ đề nghị luận cho một triệu thanh niên 18 tuổi đang háo hức bước vào đời để ganh đua toàn cầu, trong một thế giới chuyển động bởi những phát minh công nghệ không lồ.

vendredi 16 juin 2023

Hiệu Minh - Email của một người hoạt động cách mạng trước năm 1945

Vừa nghe tin về chính sách “con người hoạt động cách mạng trước năm 1945 được cộng điểm ưu tiên lớp 10”, tôi phải đội mồ ngồi dậy và lấy cái smartphone nối wifi và viết email này từ nghĩa trang Mai Dịch.

Mấy năm trước nghe nói có chuyện “cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học” tôi đã thấy ngứa tay rồi, nhưng mình không thuộc diện mẹ Việt Nam anh hùng nên bỏ qua.

Nhưng vụ “ưu tiên” này thì quả thật tôi không thể chịu nổi. Làm một bài toán đơn giản, tham gia cách mạng trước năm 1945 thì cũng cỡ 15-16 tuổi như Lê Văn Tám hay Kim Đồng là trẻ nhất, thì bây giờ cũng đã ngoài 90 tuổi nếu không nói hầu hết đã 100++ và quy tiên.

mardi 6 juin 2023

Nguyễn Thông - Làm khổ trẻ con

Vẫn biết người càng ngày càng đông, học trò càng ngày càng nhiều, cơ sở vật chất trường lớp thì chưa đủ, nên nhà chức việc quản lý giáo dục phải bày ra trò thi tuyển.

Kỳ thi vào... lớp 10 cho năm học mới mà người ta bắt đầu sáng nay là vậy. Hàng mấy chục vạn đứa trẻ lứa tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" bị đẩy vào cuộc cạnh tranh, lo lắng, mất ăn mất ngủ, sợ sệt, chán nản. Mà không chỉ riêng chúng, còn kéo theo cả cha mẹ, gia đình vào cuộc tranh đua vất vả vĩ đại ấy.

Ở xứ này, người ta có thể chi tiền tỉ tỉ để làm tượng đài, cổng chào, in sách không người đọc ra 7 thứ tiếng. Chăng khẩu hiệu, lễ lạt linh đình, hội thảo hội nghị kỷ niệm ông này bà nọ ngày sinh ngày mất, thậm chí tổ chức cả hội nghị hoành tráng chỉ để tiễn một ông quan loại xoàng đến tuổi về hưu.

jeudi 25 mai 2023

Mai Bá Kiếm - Ngành khảo thí sẽ là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính ?

 

Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Vinh có sáng kiến đưa quảng cáo taxi điện Vinfast vào đề thi thử "đầu vào" lớp 10, môn toán!

Đây là dạng đề hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, mà ông bà hồi xưa chưa biết chữ vẫn đố một cách ngắn gọn “Vừa gà vừa thỏ 36 con, bó lại cho tròn đếm đủ trăm chân”, hỏi có bao nhiêu gà và bao nhiêu thỏ? Đề gọn 23 chữ!

Vậy mà “đề toán chính thức” của Phòng dáo dục đào tậu Vinh viết dài 93 chữ để quảng cáo:

lundi 21 novembre 2022

Nguyễn Thông - Chuyện dạy học (2)

 

Trong suốt gần hai chục năm trời, Trường dự bị đại học TP.HCM nổi tiếng là trung tâm luyện thi uy tín, mỗi năm thu hút hàng nghìn học sinh khắp cả miền Nam.

Có những năm, vào thời điểm hoàng kim luyện thi, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm phải ra lệnh hạn chế nhận thí sinh vào trường mặc dù nhận vào là có tiền, bởi không đủ chỗ học, ngoài ra giáo viên dồn giờ dạy cho luyện thi nhiều quá nên chểnh mảng nhiệm vụ chính.

Đồng tiền kiếm từ luyện thi giúp cho đời sống giáo viên khá hơn nhưng hầu như chả mấy ai nghĩ rằng chính họ đã góp phần làm hư hỏng hệ đại học. Tôi có người bạn là giảng viên Trường đại học Tổng hợp, bên ấy cũng căng ra luyện thi, anh kể có ngày dạy luyện thi tới 10 tiết, sáng 4, chiều 4, tối 2, chỉ kịp nhét miếng cơm vào mồm rồi cuống cuồng lên lớp. Lúc nào cũng thèm ngủ.

vendredi 4 novembre 2022

Thái Hạo - Thi học sinh giỏi, quái dị và đau thương

 

Tôi sẽ phác họa vài nét chính, để những ai không làm trong ngành giáo dục có thể hình dung. Và xuất phát điểm sẽ là nhìn từ cấp trung học phổ thông (THPT) để từ đó mà quan sát rộng ra.

Khi học sinh bước chân vào lớp 10, các trường phổ thông sẽ tiến hành “rà soát”, “nắm bắt đối tượng” rồi tùy từng trường mà dùng những cách khác nhau để “tuyển” lấy một đội theo từng môn học, gọi là Đội tuyển học sinh giỏi. Ở nhiều trường, nhất là trường chuyên, còn phân ra các đội khác nhau ở mỗi môn: đội tuyển thi tỉnh, đội tuyển thi Olympic, đội tuyển thi Quốc gia...

Các đội tuyển này sẽ được dành cho những nguồn lực tốt nhất ngay từ đầu để phục vụ “công tác luyện thi” mà nhiều người vẫn gọi là luyện gà chọi.

dimanche 17 juillet 2022

Hữu Phú - Tôi đi thi đại học

Ông già tôi làm ngành y, tất nhiên là ông muốn mấy thằng con trai của ông nối gót cha anh, thi và học ngành y. Vừa danh giá, vừa có công việc ổn định, thu nhập tốt (nếu mở phòng mạch tư tại nhà).

Thế nhưng, đời không như là mơ. Từ sau năm 1975, gia đình tôi đến cái ăn hàng ngày còn không đủ cho mỗi người một bữa no, nói chi đến việc tập trung rèn luyện cho mấy thằng anh em chúng tôi học hành tới nơi tới chốn để  thi đại học.

Chúng tôi, như những gia đình khác, sau giờ học là lao vào làm thêm nhiều công việc khác nhau. Chỉ để cố đảm bảo cho mình và gia đình một bữa ăn đừng quá đói, tiếp tục nuôi hy vọng sống sót, không chết uổng.

mercredi 20 avril 2022

Thái Hạo - Thư của một giáo viên về việc nhà trường ngăn cản học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội

 

Sau khi tôi đăng thông tin về việc một số trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn Hà Nội  ngăn không cho học sinh thi vào lớp 10 nhằm lấy thành tích, thì có một thầy giáo cũng đang dạy THCS ở Hà Nội đã vừa gửi cho tôi bức thư này, xác nhận rằng đúng và nói rõ nội tình.

Vì lý do bảo mật thông tin cho tác giả bức thư, tôi không đề tên.

Các bạn đọc xong bức thư này thì sẽ hiểu hơn ai là thủ phạm (trùm cuối) của sự phi giáo dục và phi pháp này, cùng như thấy rõ được cách thức vận hành tàn bạo phi nhân của nó. Đau xót là, việc ác này đã diễn ra suốt nhiều năm nay.

Thái Hạo - Có hay không chuyện động trời này trong giáo dục?

Một phụ huynh mới chuyển cho tôi cuộc nói chuyện của nhóm cha mẹ có con đang học ở Hà Nội, với nội dung không thể tin vào mắt mình: Nhà trường yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không thật tốt phải chuyển trường (về các trường tư) hoặc làm cam kết không thi vào lớp 10!

Thú thật là tôi vẫn không thể tin, dù trong nhóm đó có có tới 67 người, có cả giáo viên đang là phụ huynh nữa, và nhiều người đã xác nhận tình trạng này ở các trường khác nhau. Vì nó quá phi lý và ngang ngược, hoàn toàn phản giáo dục và vi phạm pháp luật một cách thô bạo.

Nhưng cũng như chính các phụ huynh trong group này chia sẻ thì vẫn là bệnh cũ, bệnh thành tích. Chỉ có điều bệnh mà đã đến mức này thì phải gọi là biến chứng sang giai đoạn cuối, trở thành một thứ quái dị rồi.

mercredi 29 septembre 2021

Lưu Trọng Văn - Thích chọc ngoáy... Dân

 

Dân đang bao lo toan bực bội, thế mà thỉnh thoảng báo chí chính thống lại đưa tin chọc ngoáy Dân để Dân bực bội thêm.

Gã rất trách báo nhà nước đồng loạt đưa tin Triệu Tài Vinh được Ban Bí thư bổ nhiệm chức phó ban Dân vận.

Dân quá ngán khi nghe nhắc tên ông này rồi, đang rối chuyện mưu sinh, chuyện khốn khổ chống dịch lại nhồi thêm cục... tức có tên "Triệu Tài Vinh”.