dimanche 28 février 2021

Tuấn Khanh - Xin chọn nơi này làm quê hương


Bác sĩ Yersin qua đời ngày 1-3-1943 tại Việt Nam, lúc 79 tuổi. Ngôi mộ của ông nằm ở Suối Dầu, Nha Trang, chung quanh là những hàng cây hoa sứ trắng. Dù là một nơi khuất bóng người, nhưng nơi đây bao giờ cũng có hương khói và hoa thơm, được dân trong vùng chia nhau quét dọn sạch sẽ.

Ông Năm – hay là Alexandre Émile Jean Yersin – là một trường hợp đặc biệt của lịch sử Việt Nam, vì được người dân nhắc, nhớ và kính trọng như một hiền nhân của nước Việt.

Lần ghé thăm và tìm hiểu về ông, dù đã nghe kể nhiều như một huyền thoại, nhưng đến khi chứng kiến, vẫn không khỏi bồi hồi. Sống, tận hiến, yêu thương và lặng lẽ ra đi trong tình nhân loại: Liệu có một nhân vật quyền bính nào hôm nay đủ tư cách để sánh ngang hàng với ông?

Nguyễn Đình Bổn - Nhớ Duyên Anh !


Vừa nghe tin Bình Phước xin làm sân bay..."téc nic" là cò đất phi ngay lên Hớn Quản, chuẩn bị cho màn lướt sóng chốn rất nhiều rừng cao su miền biên viễn.

Có ai nghĩ sẽ có một sân bay dân dụng ở cái nơi chốn đó không? Tôi thì không.

Tự nhiên nhớ nhà văn Duyên Anh trong truyện dài Áo Tiểu Thư có tính tự thuật thì phải.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.02.2021


 

samedi 27 février 2021

Nguyễn văn Hoa - Chuyện "Điên Nặng" ở Texas : Vì Đâu Nên Nỗi ?


* Lời giới thiệu của Nguyễn Chính : Ông bạn đồng môn thời Trung học của tôi, Nguyễn Văn Hoa, là người đã gần 40 năm “lăn lộn” trong nghề “điên nặng” sau khi tốt nghiệp Phú Thọ ở Sài Gòn và hiện định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã về hưu và Tết vừa rồi đã phải đón xuân trong một hoàn cảnh “không điện, không nước và cũng không Internet” tại Austin, thủ phủ của tiểu bang Texas ! Điện là “nghề của chàng” nên trong một email viết ngày Mùng 10 Tết Tân Sửu ông vừa “than trời” cũng vừa “than người” về những ngày “điên nặng”. Vì là một kỹ sư điện, ông không chỉ than thở mà còn có những ý kiến chuyên môn phân tích sự kiện để tìm hiểu vấn đề… Thư hơi dài nhưng cũng mời các bạn ráng đọc hết (nếu đủ kiên nhẫn) !

Sau ngày 23 tháng Chạp đưa ông Táo về trời, tôi khấp khởi mừng thầm vì năm Canh Tý – năm tuổi của tôi – sắp hết mà chưa có điều gì xui xẻo lớn xảy đến. Không dè đến đêm 27 và 28 tháng Chạp, trời Austin (Texas) trở mưa lớn, và nhiệt độ tụt xuống đến 20° Fahrenheit (khoảng ­7° Celsius) [Phải là -7° Celsius, tác giả viết thiếu dấu -. Chú thích của Nguyen Chính]. Và sáng hôm sau, 29 tháng Chạp, khoảng 11 giờ sáng nhà tôi bị cúp điện.

Điện nhà tôi do thành phố Austin cung cấp dưới cái tên nghe rất kêu là “Austin Energy.” Nghĩ trong đầu là không bao lâu sẽ có điện trở lại, vợ chồng tôi hồn nhiên ăn cơm trưa dưới ánh nến (mua dùng cúng Tết), và rồi kiên nhẫn ăn tối và bực bội cúng giao thừa cũng dưới ánh nến.

Dạ Ngân -Thụt lùi, quay lại hay nhích lên ?


Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hầu như chúng tôi đã đi gần hết chùa - đình - đền - phủ ở Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ. Mỗi nơi một vẻ, thanh tịnh, nề nếp khiến đinh ninh rằng ấy mới là nguyên bản.

Dấu vết tàn phá thời đạp đổ và trưng dụng cho hợp tác hóa đâu, tôi hỏi chồng. “Tàn phá nặng nhất ở Khu Bốn, phía Bắc không có san bằng, chỉ có bị chiếm dụng làm kho và sân phơi hợp tác nhưng giờ em thấy đấy, mọi thứ đã dần trở lại”.

Nghe vậy thì biết vậy và tin. Chùa Kim Liên hàng ngàn năm tuổi, chùa Trấn Quốc vị thế đắc địa như mơ, đền Quán Thánh cho những người lần đầu biết thế nào là đền và tượng của đền. Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp, chùa Đậu, chùa Thập Phuơng, chùa Keo… và những ngôi chùa gần như vô danh chỉ cho cư dân của làng của xã.

Lưu Trọng Văn - Dẹp nạn karaoke là bảo vệ Nhân quyền


Quyền ấy của người Dân được có không gian yên tĩnh. Các nước văn minh kẻ nào gây tiếng ồn cho hàng xóm cảnh sát sẽ can thiệp liền.

Cảnh sát ăn lương để bảo vệ sự bình yên cho người Dân. Trách nhiệm bảo vệ sự yên tĩnh của công dân phải thuộc về cảnh sát.

Ở Việt Nam không hiểu sao cái trách nhiệm ấy lại thuộc chính quyền sở tại mà đầu mối là ngành quản lý tài nguyên môi trường ?

Tạ Duy Anh - Những khoảnh khắc kỳ lạ (2)


2-RỤT TAY LẠI Ở GIÂY CUỐI CÙNG

Sau khi tìm lại được MẢNH ĐẤT CỦA MÌNH và sau khi đăng truyện ngắn “Lũ vịt trời”, tôi bắt đầu nuôi ý định viết một truyện ngắn về sự thù hận mà chúng tôi bị dìm vào từ khi lọt lòng.

Sự thù hận có từ bao giờ, chúng tôi không biết. Nhưng nó lên đến đỉnh điểm khi bố tôi, vốn là thằng ở chăn trâu cho chánh tổng, từng phải tận mắt chứng kiến hai đứa em mình chết đói, bí mật theo Việt Minh đúng vào khi xã Hoàng Diệu hoàn toàn thuộc vùng tề, chi bộ cộng sản bị xóa trắng. Người ra đầu thú cuối cùng là ông bí thư tên Lân.

Ông Vũ Xuân Lan, người cùng xã, huyện ủy viên, được cử về bí mật xây dựng lại phong trào và ông đã bắt liên lạc với bố tôi. Năm 1950, bố tôi mới 24 tuổi, chưa là đảng viên, được cử làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã, bí thư là ông Vũ Xuân Lan.

Hoàng Tư Giang - Người dân và doanh nghiệp đang kiệt quệ


Sáng nay lượn quanh Hà Nội thấy phố xá vẫn vắng vẻ, quạnh hiu, người xe thưa thớt. Tìm mãi tịnh không thấy quán café nào mở cửa.

Học sinh, sinh viên vẫn học online ; nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn làm việc online nhưng nhiều người đến làm online cũng không còn cơ hội nữa.

Chúng ta đã trải qua một cái Tết dài nhất lịch sử.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.02.2021


 

vendredi 26 février 2021

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.02.2021


 

Ngô Nhân Dụng - Tất cả chỉ vì chuyện chính trị


Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.

Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.

Tại sao lại thất bại như vậy?

Bùi Kiều Trang - Cà phê Sài Gòn !


(NN 22/02/2021) Cà phê Sài Gòn có nước mắt, có nụ cười; có hợp, có tan; có xa xôi, có gần gũi; có chia sẻ mến thương mà cũng có cả thăng trầm như gói gọn cả Phù Nam.

Sẽ thật hiếm hoi để bắt gặp một người dân Mỹ nào ngồi ở quán xá hàng giờ, phó thác linh hồn cho cà phê, người Mỹ bận rộn nên thường họ chỉ thích cà phê mang đi cho tiện lợi. Người Ý thì ngược lại, với cốt cách ưa hoài cổ, xứ sở của “huyền thoại” Cappuccino lại thích trầm ngâm hàng giờ tĩnh lặng để mà say đắm, người Pháp bên tách cà phê, với họ đó là một điều gì đó lãng mạn, ngọt ngào…

Còn cà phê của người Sài Gòn thì sao?

jeudi 25 février 2021

Đặng Sơn Duân - « Bát quốc liên quân » tại Biển Đông ?


Vài tháng tới, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức đều sẽ cử tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương, nhiều khả năng sẽ đều đi qua Biển Đông.

Đây cũng là ba quốc gia cùng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trước đây.

Nếu vừa khéo, có thể cả ba sẽ đến cùng lúc. Một kịch bản hoàn hảo hơn nữa có thể nghĩ đến, là Bộ tứ kim cương tiến hành tập trận ở khu vực, cùng ba quốc gia này.

Tạ Duy Anh - Những khoảnh khắc kỳ lạ (1)


Trong đời cầm bút, tôi đã trải qua khá nhiều khoảnh khắc kỳ lạ. Sau mỗi khoảnh khắc ấy thường là một ý tưởng nào đó bỗng nhiên hiện ra, để rồi bắt đầu quá trình hình thành một tác phẩm.

Một vài tác phẩm suýt gây họa cho tôi. Tuy nhiên, khi nghiệm lại thì thấy đa phần những khoảnh khắc như vậy giống như ân sủng ! Tôi không biết dùng từ nào khác.

Tôi xin kể một vài khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi. Chỉ để mua vui bạn đọc và thay cho hy vọng về một năm mới không có những thảm họa động trời (cả thiên tai và nhân tai). Thay cho lời cầu mong mưa thuận gió hòa, lòng người bình yên, để chúng ta có đủ sự thanh thản bàn chuyện văn chương chữ nghĩa. Tất cả có 5 phần, phần cuối là nói về khoảnh khắc hình thành nên tiểu thuyết Đất mồ côi.

Trò chơi nguy hiểm với lạm phát của Joe Biden


Đăng ngày:


Bóng ma lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ »

Kế hoạch này có nguy cơ làm sống dậy bóng ma lạm phát tưởng chừng đã biến mất, dẫn đến tăng lãi suất, đưa nước Mỹ đến bờ vực suy thoái. Tiếng chuông báo động được gióng lên bởi một tên tuổi lớn trong ngành kinh tế là Larry Summers, cựu bộ trưởng Tài chính thời Bill Clinton ; và Olivier Blanchard, cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nổi tiếng vì chỉ trích việc áp đặt khắc khổ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ông Summers cảnh báo áp lực lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ », còn ông Blanchard nhấn mạnh « Kế hoạch 1.900 tỉ đô la có thể khiến nền kinh tế trở nên quá nóng, và như vậy sẽ phản tác dụng ».

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.02.2021


 

mercredi 24 février 2021

Các nguy cơ cho nền kinh tế Mỹ từ kế hoạch tái thúc đẩy của Biden


Đăng ngày:

Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro lo ngại « Kế hoạch Biden : Khi tái thúc đẩy giết chết tái thúc đẩy ». Sự kiện tổng thống tiền nhiệm Donald Trump được tuyên vô tội trong phiên tòa truất phế thứ hai đánh dấu sự khởi đầu thực sự của nhiệm kỳ Joe Biden, ông có thể tiến hành chương trình hòa giải trong nội bộ nước Mỹ và với thế giới. Trọng tâm là kế hoạch tái thúc đẩy khổng lồ 1.900 tỉ đô la, mà thành công hay thất bại có thể quyết định vận mệnh của chính quyền Biden.

 

Cộng thêm với 900 tỉ đô la được ông Donald Trump huy động tháng 12/2020, kế hoạch Biden chiếm đến 14% GDP, một mức độ chưa có tiền lệ trong thời bình. Gồm có ba nhóm biện pháp chống dịch bệnh, tài trợ cho các địa phương, và trợ cấp cho các gia đình dưới dạng một tấm séc 1.400 đô la cho mỗi người Mỹ và lương tối thiểu 15 đô la một giờ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.02.2021


 

mardi 23 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Dân Myanmar, dân Việt Nam, dân Bắc Triều Tiên, dân Trung Quốc đại lục !


Vì sao dân Myanmar dám biểu tình liên tục để đòi chính quyền dân chủ dân sự?

Vì sao dân Bắc Triều Tiên không bao giờ dám biểu tình?

Vì sao người Việt Nam đi biểu tình chưa từng vượt quá con số 10.000 trên 100 triệu người?

Nguyễn Ngọc Chu - Trận chiến cầu Khánh Khê và giờ học lịch sử


1. CÁCH TRUNG QUỐC DẠY MÔN LỊCH SỬ. TỈ LỆ 8:1 VÀ PHÉP BIẾN HÌNH THÀNH TỈ LỆ 2:1

Không biết hiệp ước Thành Đô hạn chế những điều gì, nhưng riêng về ca ngợi chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc trong chiến tranh với Việt Nam thì phía Trung Quốc không có “làn ranh đỏ”.

Thời gian sẽ bóc dần sự thật. Theo tiết lộ của phía Trung Quốc thì Trung Quốc đã lên kế hoạch tập trung tấn công Việt Nam với tỉ lệ 8:1 trong cuộc chiến tranh tháng 2/1979.

Mỹ trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp biểu tình


Đăng ngày:

Reuters dẫn thông cáo bộ Tài chính Mỹ cho biết hai nhân vật bị trừng phạt là tướng Maung Maung Kyaw, tư lệnh không quân và tướng Moe Myint Tun, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội nay là giám đốc cơ quan giám sát các chiến dịch đặc biệt. Tài sản của hai người này tại Mỹ bị phong tỏa.

Bộ Tài chính cho biết sẽ có những biện pháp bổ sung nếu quân đội không để chính phủ dân cử hoạt động trở lại. Ngoại trưởng Antony Blinken trong một thông cáo riêng rẽ cũng cảnh báo sẽ có những trừng phạt mới, đồng thời đòi hỏi quân đội và cảnh sát Miến Điện chấm dứt tấn công người biểu tình, trả tự do cho những người bị bắt.

Mỹ treo cờ rủ 5 ngày tưởng niệm nửa triệu người chết vì Covid


Đăng ngày:

Từ Hoa Kỳ, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết:

« Những quả chuông của đại giáo đường Washington đã rung lên 500 lần, tiếng chuông rền vang trong thành phố suốt hơn nửa tiếng đồng hồ, để tưởng nhớ trên 500 ngàn người Mỹ đã chết vì virus corona.

Mỹ yêu cầu Iran nên chấp nhận sự kiểm soát của AIEA

 

Hoa Kỳ hôm 22/02/2021 cổ vũ Iran nên « hoàn toàn » đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), sau khi đạt thỏa thuận tạm thời với cơ quan này. Cũng trong hôm qua, giáo chủ Khamenei cảnh báo Iran có thể làm giàu uranium đến 60% nếu cần. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hoan nghênh tổng giám đốc AIEA trong chuyến đi Teheran đã đạt một thỏa thuận « tạm thời » để duy trì việc giám sát các hoạt động nguyên tử của Iran, trong khi chờ đợi các bên tiếp tục thương lượng.

Theo thỏa thuận song phương mang tính kỹ thuật này, có thời hạn ba tháng nhưng cũng có thể bị ngưng bất kỳ lúc nào, số lượng thanh tra AIEA tại chỗ không thay đổi và vẫn có thể kiểm tra không báo trước.

Tin vắn 23.02.2021

 


(Reuters)
Úc và Facebook đạt được thỏa thuận

Chính quyền Úc sẽ sửa đổi dự luật buộc Facebook phải trả tiền cho cơ quan báo chí khi đăng nội dung, và Facebook sẽ lại cho phổ biến thông tin như cũ, theo bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg hôm nay 23/02/2021.

Canberra và tập đoàn Mỹ đã so găng từ một tuần qua, sau khi Úc đề ra luật để bảo vệ các cơ quan truyền thông trong nước, Facebook trả đũa bằng việc chặn tất cả các đường link dẫn đến các bài báo, kể cả các cơ quan chính phủ, gây phẫn nộ trong dư luận. Sắp tới Facebook và các báo có hai tháng để thương thảo về chi phí phải trả, sau đó chính phủ sẽ tham gia hòa giải. 

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.02.2021


 

lundi 22 février 2021

Đặng Sơn Duân - Thông điệp bí mật mà ông Trump chuyển cho Kim : Chi tiết bị bỏ quên


BBC vừa có bài viết hé lộ thêm một số chi tiết về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội vào tháng 2.2019, và những liên lạc giữa hai phía trước đó.

Tuy nhiên, bài viết dường như hơi chú trọng vào chi tiết Tổng thống Trump đề nghị dùng Không lực Một chở ông Kim Jong Un về Bình Nhưỡng sau khi hội nghị thất bại.

Đây là chi tiết vô thưởng vô phạt mà truyền thông thường nhấn nhá vào, kiểu như muốn nói Trump là người thất thường, thích gì nói nấy không lường hậu quả - nhưng hãy nói về nó sau.

Bông Lau - Mèo chuột linh tinh


Cả tuần qua truyền thông loan tin anh Phó Thư Ký Báo Chí Tòa Bạch Ốc Tyler Joseph Ducklo (gọi tắt là TJ Ducklo) của chính quyền Joe Biden phải từ chức vì tội đe dọa “tiêu diệt” (destroy) nữ phóng viên Tara Palmeri của tờ Politico. Chỉ vì cô này dám đặt câu hỏi TJ Ducklo và muốn viết về sự liên hệ tình ái của anh Phó Thư Ký Báo Chí Tòa Bạch Ốc 32 tuổi với nữ phóng viên Alexi McCammond của đài truyền hình NBC và MSNBC.

Tại sao một câu chuyện bồ bịch riêng tư mà bị đưa lên báo chí cho cả nước biết và anh Phó Thư Ký Báo Chí phải từ chức, thân bại danh liệt luôn. Ở xứ thiên đường đâu có khắt khe như dzậy, xếp ngủ với nhân viên đâu có bị cách chức. Sinh viên làm bồ nhí với giáo sư để được nâng đỡ điểm trong các kỳ thi cũng OK mà. Ngay cả nước Pháp văn minh lịch lãm cho phép đàn ông bay bướm thả thính mệt nghỉ.

Trong công sở Hoa Kỳ tiêu chuẩn về đạo đức vốn được các nhân viên tôn trọng và tuân thủ. Trong các cơ quan chính quyền tiêu chuẩn đạo đức ấy càng nghiêm khắc hơn vì các nhân viên được trả lương bởi tiền thuế của người dân. Họ bắt buộc phải hiểu rõ quy luật và giá trị đạo đức của một nhân viên chính phủ. Muốn thả thính thì phải làm công việc ấy ở bên ngoài không dính líu tới công việc của mình.

Tuấn Khanh - Chiến tranh kim chi giữa Hàn và Trung


Các trang mạng xã hội ở Trung Quốc và Hàn Quốc đang bùng nổ các cuộc tranh cãi, với đề tài là xuất xứ của kim chi, món bắp cải lên men là sản phẩm truyền thống của nước nào. Lời lẽ tấn công nhau, đang ngày càng dữ dội, không khác gì Trung Quốc và Đài Loan, Indonesia, Philippines và Việt Nam về đường chín đoạn trên biển Đông.

Ở Trung Quốc, truyền thông dân túy cực đoan của nước này đã gây phản ứng sau khi hò reo chuyện món rau muối ngâm của họ được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế [ISO -  International Organization for Standardization]. Đại diện cho luồng dư luận đó, tờ Global Times đưa tin, nói đó là “chuẩn quốc tế của ngành công nghiệp kim chi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Chính việc đề cập đến từ kim chi đã gây ra những cáo buộc giận dữ ở người Hàn Quốc rằng Trung Quốc đang cố gắng sở hữu kim chi là của riêng họ, trong khi thực tế giải thưởng, với tên gọi đúng - chỉ là pao cai - một loại rau muối thường thấy trong ẩm thực Tứ Xuyên.

Huy Đức - Chiến tranh


Qua giờ nhìn tấm hình này cứ ngẩn ngơ nhớ câu thơ của anh Nguyễn Duy, "Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan/ Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo/ A. Q. túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua..."

Kể từ tháng 2-2009, khi báo SGTT đăng bài "Biên Giới Tháng Hai" - bài viết đầu tiên về cuộc chiến 1979 trên báo chính thống tính từ "Hội nghị Thành Đô" - cuộc chiến tranh này, cũng như tội ác của quân Trung Quốc đã thường xuyên được nhắc lại. Từ đó, không ít những người chỉ hiên ngang trước bàn phím cũng đã được coi như những "anh hùng chống Tàu".

Tìm một nhà lãnh đạo thắp ngọn lửa chống ngoại xâm, nhất là ngọn lửa chống ngoại xâm từ Trung Quốc trong một dân tộc như Việt Nam là điều không khó. Tìm một nhà lãnh đạo tránh cho dân tộc này những cuộc chiến tranh thì "kim ở đáy biển" còn dễ kiếm hơn.

Hoàng Linh – Đánh !


Màu báo đỏ như màu máu và trên trang xã luận chỉ có một từ duy nhất : Đánh !

Bài viết rất hay của tác giả Trần Bạch Đằng đăng trên báo Tuổi Trẻ năm 1979. Hay từng câu, từng chữ, hay từ dòng đầu đến dòng cuối- "Chúng ta đi vào trận đánh chống lại kẻ thù TrungQquốc với tình cảm bao lâu sục sôi âm ỉ: căm thù và khinh bỉ".

Phía trên bài báo là câu nói ôn tồn mà đanh thép của chủ tịch Hồ Chí Minh : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.02.2021


 

dimanche 21 février 2021

Tập Cận Bình sẽ đi vào lịch sử nếu chiếm được Đài Loan


Đăng ngày:

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.02.2021


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.02.2021


 

vendredi 19 février 2021

Lê Học Lãnh Vân - Bài học quá đắt giá


Đó là bài học quá đắt giá từ cuộc chiến 1979.

Không hề phủ nhận tham vọng chiếm đóng hay phủ trùm ảnh hưởng lên Đông Nam Á của ông Mao Trạch Đông mang dòng máu bành trướng, cũng không hề phủ nhận hào khí đội trời đạp đất của ông Lê Duẩn trước ông Mao,

Bài viết này vẫn cho rằng Việt Nam có thể tìm một lối thoát để phát triển và bảo vệ lãnh thổ, mà không chịu một cuộc chiến rất tai hại tới sự phát triển đất nước suốt mấy thập niên về sau.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.02.2021


 

jeudi 18 février 2021

Hàng không, lãnh vực tiêu điều vì đại dịch Covid


Đăng ngày:

Thua lỗ lớn, có nguy cơ phá sản và phải sa thải nhân viên dù có được tài trợ của Nhà nước, đó là bức tranh đen tối của ngành hàng không vì đại dịch Covid. Hãng tin Pháp AFP hôm 18/02/2021 đã phác họa toàn cảnh ngành hàng không, hiện chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm và dù một mai ra khỏi được khủng hoảng, cũng sẽ không còn như xưa.

Tình trạng vận chuyển hàng không hiện nay như thế nào ?

Thảm hại ! Đại dịch là « cú sốc lớn nhất mà lãnh vực hàng không chưa bao giờ gặp phải », lượng vận chuyển bị sụt giảm đến 66% - theo Brian Pearce, kinh tế gia trưởng của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (IATA). Hoạt động đã rơi trở lại ở mức của năm 2003, với 1,3 tỉ hành khách trong năm 2020, thấp hơn rất nhiều so với 4,5 tỉ hành khách trong năm 2019, theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (OACI).

Trung Quốc lại cho tàu xâm nhập vùng biển Việt Nam, tiếp tục xây dựng tại Đá Vành Khăn


Đăng ngày:

Theo báo chí Hoa lục, tàu khảo sát Thám Tác 2 (Tan Suo 2) rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 02/02 để thu thập các mẫu vật, thử nghiệm tàu ngầm và tiến hành các nghiên cứu khác cho đến ngày 09/02. Đây là vụ mới nhất chứng tỏ Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tờ Philippines Daily Inquirer hôm qua dẫn phân tích hình ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Mỹ Simularity cho thấy Bắc Kinh tiếp tục xây dựng nhiều công trình mới trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Đây là rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng, và Việt Nam, Philippines, Đài Loan vẫn đang tranh chấp.

Tin vắn 18.02.2020


(TTVN)Việt Nam nhập 200.000 liều vac-xin, thêm nhiều ca lây nhiễm Covid ở Hải Dương

Bộ Chính trị Việt Nam hôm nay 18/02/2021 đồng ý dùng ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để nhập vac-xin chống Covid. Công ty AstraZeneca Việt Nam từ hôm qua đã được phép nhập 204.000 liều vac-xin để chống dịch khẩn cấp.

Tình hình ở Hải Dương vẫn đáng lo ngại : hôm nay toàn quốc có thêm 18 ca Covid mới, tất cả đều ở tỉnh này, nâng tổng số ca nhiễm ở Hải Dương lên 575. Hiện đang có 14.000 người đang bị cách ly ở Hải Dương, và tiếp tục xuất hiện ca nhiễm trong khu cách ly.

Châu Âu và Mỹ bàn bạc để cứu vãn hiệp định nguyên tử Iran


Đăng ngày:

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp các đồng nhiệm Đức, Heiko Mass, và Anh, Dominic Raab, tại Paris, trong khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham gia qua cầu truyền hình. Theo bộ Ngoại Giao Pháp, cuộc thảo luận chủ yếu « tập trung vào Iran và an ninh Trung Đông ».

Dấu hiệu cho thấy lo ngại đang tăng lên trong hồ sơ Iran: Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua bày tỏ quan ngại về nhiều vụ vi phạm hiệp định nguyên tử của Teheran, trong cuộc điện đàm với tổng thống Iran. Về phía Iran, ông Hassan Rohani chỉ trích phương Tây lời nói không đi đôi với việc làm.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi một kế hoạch tiêm chủng toàn cầu


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

« Đó là lời kêu gọi đoàn kết được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm nay. Được mời phát biểu vào lúc khai mạc hội nghị, ông Antonio Guterres đã tố cáo sự khác biệt giữa các nước trong việc cung cấp vac-xin. Theo ông, có đến 75% vac-xin chống Covid đủ loại được giao cho chỉ 10 nước, trong khi 130 nước khác vẫn chưa nhận được một liều nào.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.02.2021


 

mercredi 17 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Hãy trả lư hương cho người Sài Gòn !


Vì lo sợ người dân đến thắp nhang tưởng niệm ngày 17.2.1979 Trung cộng xâm lược Việt Nam, mà tròn hai năm trước nhà cầm quyền đã cẩu lư hương chỗ tượng đài Trần Hưng Đạo đi chỗ khác.

Trần Hưng Đạo được dân Việt tôn xưng là một trong Tứ Thánh bất tử của dân tộc.

Ngoài võ công hiển hách chống Nguyên Mông mà bất cứ người dân Việt nào cũng thuộc lòng, truyền thuyết còn cho rằng Ngài là nỗi kinh sợ của bọn tà thần, ôn dịch. Ví dụ chuyện Phạm Nhan.

Cù Mai Công - Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta


Ba mùa xuân đau thương, mất mát

• "Không được sợ Trung Quốc!" (cố Tổng bí thư Lê Duẩn)

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Dựa vào số quân đông nhất trong tất cả lịch sử các cuộc xâm lược Việt Nam từ xưa tới nay, quân xâm lược Trung Quốc đã cùng lúc tấn công trên nhiều hướng, với 3 mũi trọng điểm: Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc: Quân Trung Quốc đầu hàng tập thể - Trận chiến nhục nhã nhất


(Soha 17/02/2021) “Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên trang Chinaiiss.com ngày 12.11.2013, là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc trước Quân đội Việt Nam.

Trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc (Chiến tranh biên giới Việt - Trung) từng có nguyên một đại đội sơn cước của Trung Quốc tự xin ra hàng bộ đội Việt Nam.

Điều đặc biệt, sự đầu hàng này là kết quả của một bản nghị quyết chi bộ "có một không hai" trong Lịch sử chiến tranh thế giới cũng như Lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Cùng xem lại những hình ảnh, khoảnh khắc bi hùng nhất của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 42 năm trước


(Một số tờ báo Việt Nam hôm nay đã nhắc lại cuộc xâm lăng ngày 17.02.1979 của quân giặc Trung cộng, xin đăng lại ở đây).

(DV 17/02/2021) Rạng sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Lai Châu. 42 năm trôi qua nhưng những hình ảnh bi hùng của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta vẫn còn đọng lại.

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (17/2 – 18/3/979), tuy nhiên quy mô lại cực lớn. Quân Trung Quốc tiến công đồng loạt, ồ ạt với nhiều trọng điểm, chiều sâu trung bình từ 10 đến 20 km, có nơi vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 40 – 50 km như thị xã Cao Bằng, Tài Hồ Xìn, phố Lu...

Huy Đức - Những người lính thực sự anh hùng chưa có « huân chương »


Những tội ác của quân Trung Quốc - trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 2-1979 - như thế này, chắc chắn sẽ còn được kể. Nhưng có những nghĩa cử âm thầm lặng lẽ cũng không thể nào để bị lãng quên.

Tại hang Keng Riềng, nơi mà vào tháng 3-1979, giặc Trung Quốc dùng B40 thảm sát 20 thương binh, 2 y tá và 2 học sinh, đang được các cựu binh trung đoàn 567 quyên góp, xây một đài tưởng niệm.

Trung đoàn 567 là đơn vị có mặt ở Cao Bằng trong suốt cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới. Trong ngày 17-2-1979, họ cầm chân quân Trung Quốc nhiều ngày ở đèo Khau Chỉa.

Lê Đức Dục - Quân Trung Quốc đã thảm sát dân mình như thế nào ?


(Những thước phim về giếng chôn người ở Cao Bằng được khai thác từ kho phim tư liệu của AP News)

Hôm nay nhân viết chuyện Tổng Chúp, một người bạn gửi cho mình cái clip và nói là chưa chắc chắn có phải Tổng Chúp không.

Nhưng mình đã lên hiện trường. Căn cứ vào hình ảnh trong phim, gần như đó chính là giếng nước bị quân Trung Quốc ném xác dân mình xuống. Tất cả 43 người đều bị chúng giết bằng dao, như cách bọn đồ tể Pôn Pốt vẫn làm.

Trần Trung Đạo - Sức mạnh của lòng yêu nước


Theo Peter Tsouras trong tạp chí Military History Magazine phát hành ngày 4 tháng 11, 2016, một nữ dân binh Việt Nam đã xâm nhập vào phía sau các đoàn tăng Trung Cộng để bắn tỉa.

Khi bắt được chị, quân Trung Cộng đè chị xuống đất và cho xích xe tăng cuốn lên thân thể chị. Chị chết trong đau đớn tận cùng.

Nhưng hành động dã man đó không làm tắt ngọn lửa yêu nước. Theo tạp chí Time chỉ trong hai ngày đầu khi các lực lương chính quy chưa đến, dân quân vùng biên giới đã hạ sát 4.000 lính Trung Cộng.

Nguyễn Thông - Ngày này 42 năm trước


Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 42 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM.

Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.02.2021


 

Dũng Trung - Còn sống là còn nhắc: Không bao giờ quên !


Hôm qua uống rượu, khơi lại cuộc chiến tranh biên giới 1979.

Cao hứng, mình mới hỏi anh em trong bàn nhậu (người nhỏ ngất 23 tuổi, người lớn nhất 58 tuổi):

Giờ này, nếu giặc Trung Quốc cộng sản xâm lược nước ta, bắn giết ngư dân trên biển thuộc chủ quyền của nước ta... anh em có còn "hứng" cầm súng ra trận chống giặc nữa không?

Bảy người đều đồng thanh trả lời: Chơi chớ ngán gì ! Đm ! Đánh ai còn coi lại chớ đánh Tàu là đi liền ! Nấu cơm, khuân vác cho mặt trận cũng được !

Hùng Trần - 17.2.1979 - 17.2.2021, 42 năm không thể nào quên


Thoáng đã 42 năm. Chàng trai trẻ 19 tuổi là tôi cùng bao nhiêu đồng đội cũng trẻ trai như vậy (khi ấy mình nằm Móng Cái) nơi địa đầu tổ quốc.

Không ai nghĩ rằng lại có một tháng sinh tử như thế.

Các bạn cứ tưởng tượng, bỗng nhiên, hàng ngàn khẩu đại bác hạ nòng xé toạc màn đêm, trút đạn điên cuồng từ bên kia bờ sông sang cái thành phố Móng Cái nhỏ bé đó( khi đó còn bé tẹo). Trong khi bên này, quân và dân ta chỉ là những đơn vị du kích, tự vệ, địa phương quân với vũ khí chỉ là AK, CKC, một ít trung đội 12,7 ly.

Đặng Bích Phượng - Vừa ức, vừa buồn cười


Mấy anh chị em bảo nhau, ngày mai 17/2, chưa chắc đã yên ổn ra khỏi nhà để thắp hương, tưởng nhớ các liệt sĩ. Ra lư hương cụ Lý, hay đài liệt sĩ Bắc Sơn, nó lại hốt về đồn, mất toi cả hoa như mọi năm thì chán lắm. Thôi "ăn chắc", cứ giỗ sớm một ngày cũng không sao.

Hẹn hò, rủ rê nhau được hơn chừng chục "mống" ra nghĩa trang liệt sĩ Tây Tựu. Trên đường đi, bác Khang Phan bảo, nguồn tin "quần chúng" vừa cung cấp, rất đông an ninh đang tập trung ở nghĩa trang này.

Té ra quần chúng này là an ninh, và nói thế để các bác "rét" mà quay về, không đi nữa chăng? Vì ra tới nơi, chả thấy có "lực lượng" nào ở đó, nhõn một chú bịt khẩu trang, lượn lờ trong đó.

Bùi Văn Thuận - Nhớ về 17/2, ngày bắt đầu làm « phản động »


Đúng 6 năm trước, ngày 17/2/2015, thằng cha già chính thức xuống đường làm « phản động ».

Tối ngày 16 là thời điểm hồi hộp nhất trong đời. Lúc đó Facebook này rất ít bạn, đâu đó hơn 100. Cũng chưa gặp và thân ai trên Facebook.

Nhắn tin hỏi ba người: Ông Ké, anh Dũng Vova, anh Lã Dũng. Các ông ấy trả lời rất hời hợt kêu: Mai cứ ra Bờ Hồ ! (Chắc các ông ấy nghĩ mình là chim mồi dò la tin tức ngày mai đi tưởng niệm). Ngủ chập chờn chút rồi bắt xe ôm lên Bờ Hồ rất sớm. Hình như hơn 6 giờ sáng chút.

Tuyên Bố của CLB Lê Hiếu Đằng về cuộc xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979


Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình đã đưa 60 vạn quân cùng các phương tiện chiến tranh tối tân, đồng loạt tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Quân xâm lược Trung cộng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào ta, tàn phá tất cả các thành phố, làng mạc nơi chúng tấn công, chiếm đóng.

Hàng vạn chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do nhà cầm quyền Bắc Kinh phát động từ ngày 17/2/1979 đến nay vẫn còn tiếp diễn, trên bộ còn nhiều hài cốt của chiến sĩ, đồng bào ta bị quân Trung Quốc tàn sát chưa được quy tập về nghĩa trang.

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Sống giữa vòng vây


(TN 16/02/2021) Cứ đến gần ngày kỷ niệm Chiến tranh biên giới phía bắc 17.2, một người đàn ông có dáng người cao ở thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng (H.Đan Phượng, TP.Hà Nội) lại bước đi chậm rãi với khuôn mặt nặng suy tư.

Đó là cựu chiến binh Nguyễn Quang Phổ, một người hùng ở đồn biên phòng (ĐBP) Xì Lở Lầu, tỉnh Lai Châu. Ông Phổ có cá tính hài hước, ngay cả thời điểm đạn bay như châu chấu trong chiến tranh biên giới phía bắc. Lính tráng của ông còn nhắc chuyện thủ trưởng xuống gặp dân và hỏi “cho vay gạo đánh giặc, hết chiến tranh thì trả, mà biết bao giờ hết đánh nhau với Tàu?”.

Ta kà, ngày nào nổ súng?

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc

 


(Gieo hạt trồng rừng sang lãnh thổ ta và nhận đó là lãnh thổ của Trung Quốc: Trò đểu rặc Tàu… )

(TN 17/02/2021) Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021), rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...

Ai lên địa đầu cực Bắc ở xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) cũng thấy lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 kiêu hãnh tung bay trong gió. Thế nhưng ít ai biết rằng, rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...

Một tấc đất cũng phải giữ

Ngày 3.3.1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) được thành lập, nhưng gần 1 tháng sau (29.3.1959), CANDVT Hà Giang mới ra đời. Thời điểm này, địa bàn Lũng Cú do Đồn CANDVT Săm Pun (nay là Đồn biên phòng Xín Cái) quản lý.

Sáng 17.2.1979, phía Trung Quốc huy động 60 vạn quân, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, ồ ạt tiến công trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Sau khi pháo kích hàng tiếng đồng hồ qua biên giới, xe tăng và bộ binh Trung Quốc liên tục tấn công vào 47/63 đồn CANDVT Việt Nam.

Ngay khi vừa qua biên giới, quân Trung Quốc đã bị lực lượng CANDVT và lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đánh chặn quyết liệt, chúng buộc phải co cụm lại để đối phó. Cuộc chiến đấu của CANDVT và các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đã có tác dụng kìm chân địch, tạo thời cơ để các lực lượng ở tuyến sau triển khai chiến đấu.

(Nguồn: Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng)

Năm 1976, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Khi đó ở Lũng Cú, nhiều điểm bị phía Trung Quốc lấn chiếm. Tháng 5.1976, Ban Chỉ huy CANDVT Hà Tuyên, nay là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Giang, cấp tốc thành lập Trạm CANDVT Lũng Cú.

Ông Nông Viết Trài (trạm trưởng đầu tiên) kể: Trạm đóng quân ở xóm Lô Lô Chải (Lũng Cú), chỉ là ngôi nhà 3 gian trình tường (tường bằng đất, theo lối kiến trúc người Mông - PV). Đồn đóng tại Thượng Phùng (Mèo Vạc), đi bộ 2 ngày đêm mới tới nên mọi thứ phải tự lực, từ trồng rau nuôi gà lấy cái ăn cho đến xử lý tình huống...

Tháng 10.1978, Đồn CANDVT Lũng Cú được thành lập. Ông Nông Văn Cầm (nguyên chính trị viên phó) nhớ lại: Vị trí đóng quân đầu tiên là ở bình độ 1.400 thuộc điểm cao 1665. Vừa thành lập, đồn Lũng Cú đã phải căng mình đấu tranh chống phía Trung Quốc lấn chiếm biên giới. Căng thẳng nhất là tại Gì Thàng, mốc 16 Mã Lủng Kha (mốc 413 hiện nay) thuộc xã Ma Lé. Đất đai ở khu vực này vốn được nhân dân canh tác từ lâu đời, thế nhưng phía Trung Quốc cho dân binh vượt biên sang thu hoạch và phá hoại hoa màu của dân ta, gieo hạt trồng rừng sang lãnh thổ ta và nhận đó là lãnh thổ của Trung Quốc.

Không chỉ phản kháng hành động sai trái của Trung Quốc, BĐBP Lũng Cú còn vận động nhân dân đấu tranh chống lấn chiếm, nhất là huy động các già làng, trưởng các thôn biên giới tiếp cận với số người quen ở Trung Quốc, giải thích đó là lãnh thổ Việt Nam và yêu cầu chấm dứt vi phạm... Bị phản đối quyết liệt, dân binh Trung Quốc phải rút về.

Sáng 17.2.1979, Trung Quốc ồ ạt tấn công sang các tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Ở tuyến biên giới Hà Tuyên, các đồn biên phòng Lũng Làn, Săm Pun, Phố Bảng, Nghĩa Thuận, Thanh Thủy, Lao Chải bị đánh phá ác liệt. Tại Lũng Cú, tuy chưa có các cuộc tấn công lớn, nhưng Trung Quốc đã tung nhiều toán thám báo sang nắm tình hình, trinh sát thực địa.


Máu thắm đường biên

Ngày 7.3.1979, lính Trung Quốc tập kích vào chốt 1902 (khu vực Gì Thàng, địa bàn giáp ranh xã Lũng Táo và Ma Lé). Mặc dù quân số ít hơn địch rất nhiều lần, nhưng bộ đội đã vận dụng linh hoạt hình thức chiến thuật, kết hợp hỏa lực tại chỗ và cơ động, mưu trí và dũng cảm chiến đấu giữ chốt đến cùng. Trong trận này, 4 chiến sĩ của đồn đã anh dũng hy sinh.

Tháng 3.1980, tổ công tác gồm 2 chiến sĩ Trạm biên phòng Lũng Cú là Điều và Tuyển (cùng quê Hà Giang) đi công tác từ đồn về trạm, đến khu vực Pán Tính bị lính Trung Quốc phục kích hòng bắt sống, cả 2 đã chống trả quyết liệt và anh dũng hy sinh. Cũng tháng 3.1980, phía Trung Quốc tập kích vào Trạm biên phòng Lũng Cú, nhưng bị đánh trả quyết liệt. Sau hơn 1 giờ giằng co, địch không chiếm lĩnh được trận địa của ta, buộc phải mang xác đồng bọn rút về phía bên kia biên giới. Trong trận này, 2 chiến sĩ của trạm hy sinh.

Ngày 28.2.1985, phía Trung Quốc tập kích vào chốt Xín Mần Kha, nhưng cả 3 đợt đều bị đánh trả quyết liệt, phải rút lui. Ngày 12.7.1985, lính Trung Quốc lại tiến công hòng chiếm cho được chốt Xín Mần Kha. Trung đội trưởng Phan Duy Hoán đã chỉ huy đơn vị giữ chốt đánh địch, đuổi chúng về bên kia biên giới và làm bị thương 11 tên. Trong trận này, 3 chiến sĩ (Ma Văn Lĩnh, Đinh Văn Thân, Phan Duy Hoán) anh dũng hy sinh. Đêm 10.1.1986, phía Trung Quốc tiếp tục tập kích vào chốt Xín Mần Kha nhưng thêm một lần nữa thất bại...

“Ngày 31.3.1987, Trung Quốc tấn công vào mốc 16 (Mã Lủng Kha). Ta phản kích dữ dội, buộc Trung Quốc phải rút về. Trong trận đánh này, chiến sĩ Nguyễn Văn Tiến đã anh dũng hy sinh”, thượng tá Nông Minh Thạch, nguyên đồn phó trinh sát, kể lại.


Sao xanh tỏa sáng địa đầu

Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã từng bước được cải thiện, song phía Trung Quốc vẫn tổ chức các hoạt động xâm nhập vũ trang, xâm canh, lấn chiếm lãnh thổ của ta. Điển hình trưa 29.2.1992, khoảng 16 lính Trung Quốc có vũ trang, mặc quần áo rằn ri xâm nhập vào thôn Séo Lủng (Lũng Cú) dọa nạt, xua đuổi, ép người dân ta rời khỏi thôn Séo Lủng và đẩy đổ 3 ngôi nhà (gia đình ông Sùng Sè Phứ, Sùng Nỏ Dinh, Sùng Nhè Chứ), phá phách đồ đạc nhiều nhà khác; chiều 4.3.1992, khoảng 30 lính có vũ trang thuộc đơn vị biên phòng Đổng Cán (Trung Quốc) tiếp tục xâm nhập thôn Séo Lủng, đuổi dân ta ra khỏi nhà, đốt cháy 18 nhà, nhiều đồ đạc và 4.500 kg lương thực...

Ngay khi nhận tin báo về sự việc, cán bộ chiến sĩ địa bàn nhanh chóng có mặt tại hiện trường, cùng với nhân dân đấu tranh bằng các hình thức. Có vụ phức tạp, ta nổ súng báo động gọi lực lượng phía sau lên chi viện, khiến lính Trung Quốc phải chạy về bên kia biên giới, rơi cả quân trang có gắn quân hiệu “Bát nhất” đặc trưng của họ.

Chiều 11.4.1998, người dân thôn Xín Mần Kha (Lũng Cú) đang cày nương ở khu vực Pán Tính, thì bị phía Trung Quốc xâm nhập dọa nạt. BĐBP Lũng Cú đã lập hồ sơ vụ việc, viết thư phản kháng sang Trạm kiểm soát Biên cảnh Mã Lâm (Trung Quốc). Phía Trung Quốc vu khống “công dân Việt Nam sang Trung Quốc canh tác sản xuất”. BĐBP Lũng Cú đưa ra chứng cứ “khu vực đất đó do gia đình công dân Việt Nam canh tác đã 3 đời, trước hiệp định tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 6.11.1991, nên đất đó là lãnh thổ của Việt Nam”... Trước sự đấu tranh cương quyết và những dẫn chứng cụ thể của ta, phía Trung Quốc đã phải trả lại công cụ sản xuất cho 2 ông Ly Mí Pó và Ly Mí Mua.

Ngày 12.2.2004, BĐBP Lũng Cú phát hiện phía Trung Quốc làm đường sát bờ sông Nho Quế vào khu vực 98C (thuộc thôn Séo Lủng, Lũng Cú). Phía bên kia bờ sông thuộc Trung Quốc, họ dựng lều lán cho công nhân và lính biên phòng ăn ở, tập kết các loại vật liệu. Bên đất Việt Nam, phía Trung Quốc phá đá, dự định bắc một cây cầu bê tông qua khu vực này.

Từ ngày 13.2 - 20.3.2004, BĐBP Lũng Cú và lực lượng công an, dân quân và nhân dân thôn Séo Lủng đã tăng cường đấu tranh ngoài thực địa không cho phía Trung Quốc xây cầu. Thiếu tá - quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Vũ Quỳnh (BĐBP Lũng Cú) kể: Đơn vị dựng lán tạm cách khu vực Trung Quốc làm cầu chỉ khoảng 150 m, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát canh gác 24/24 giờ tại thực địa. Trước các biện pháp đấu tranh cương quyết của ta, cuối tháng 3.2004, phía Trung Quốc phải nắn lại đường và thay đổi vị trí xây cầu, không vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021, tôi lên với địa đầu cực Bắc. Thiếu tá Đỗ Đăng Nhiệm, Đồn trưởng Đồn biên phòng Lũng Cú, đưa tôi đi thăm 6 chốt phòng chống dịch Covid-19 của đồn trên biên giới và bảo: “Vất vả lắm nhưng không ai kêu ca, ý kiến. Ngày xưa gian khó, sống chết trong chớp mắt nhưng các chú, các bác vẫn kiên cường bám trụ giữ đất. Mình phải giữ được tinh thần ấy, mới xứng là sao xanh nơi địa đầu Tổ quốc”...

MAI THANH HẢI

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Đánh trả quân xâm lược Trung Quốc


(Hoan nghênh báo Thanh Niên đã gọi thẳng quân xâm lược Trung Quốc. Những tờ báo khác đâu rồi nhỉ ???) 

(TN 16/02/2021) Đầu tháng 2.1979, ông Trần Mạnh Thường (nay 83 tuổi) là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà xuất bản Văn hóa được cử lên công tác tại tỉnh Cao Bằng.

Rạng sáng 17.2.1979, khi đang ở TT.Nước Hai (H.Hòa An), thấy lính Trung Quốc ào ạt tấn công, ông Thường theo đoàn người cắt rừng về tuyến sau. Và sau đó đi theo các đơn vị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng) và Quân khu 1, ghi lại các hình ảnh chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân tỉnh Cao Bằng trước quân Trung Quốc xâm lược.

Những hình ảnh do ông Thường ghi lại ngay trên chiến trường là "độc nhất vô nhị" trong giai đoạn đó và có ý nghĩa lịch sử đến tận hôm nay và mai sau.