Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hành chính. Afficher tous les articles

dimanche 15 décembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Khắc nhập khắc xuất

 

Không ngờ chuyện cổ tích “Cây Tre Trăm Đốt" kể chuyện khắc nhập khắc xuất có từ thời xa xưa, nghe cho vui, lại ám vào tình cảnh đất nước cho đến tận ngày nay.

Vua chúa thời xưa lần lượt sáp nhập Chiêm Thành rồi Chân Lạp vào Đại Việt. Rồi sau đó vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn và chúa Trịnh lại tách nước ra làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh lại nhập hai đàng vào thành Việt Nam. Rồi sau 1954, đất nước lại tách ra thành hai miền Nam-Bắc. Đến năm 1975 lại nhập vào thành một Việt Nam thống nhất trở lại.

samedi 14 décembre 2024

Đặng Sơn Duân - Hiến kế chống tham nhũng và tinh gọn trong kỷ nguyên mới

 

Tham nhũng đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tham nhũng, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp.

Các vụ án tham nhũng ngày càng tinh vi, với số tiền và tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước và làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Việc thu hồi tài sản tham nhũng cũng gặp nhiều khó khăn do thủ đoạn tẩu tán, che giấu ngày càng tinh vi.

Trong bối cảnh toàn quốc đang nỗ lực hướng đến một bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả, tôi xin đề xuất một giải pháp toàn diện, kết hợp hài hòa giữa việc giải quyết triệt để vấn nạn tham nhũng và tinh gọn bộ máy hành chính.

Nguyễn Ngọc Chu - Sáp nhập cần đi đôi với nhân sự giỏi và cơ chế vận hành khoa học

 

1. CHÍNH SÁCH VÀ NHÂN SỰ

Vào thời phong kiến, mỗi vị vua mới lên ngôi đều bắt đầu bằng thay đổi niên hiệu, xác định triều đại mới của mình khác với triều đại trước, dù triều đại trước là của cha anh.

Nhưng thay đổi niên hiệu chỉ là dấu nhận biết về triều đại theo biên niên sử. Cùng với thay đổi niên hiệu, vị vua mới sẽ ban hành các quốc sách quản trị mới. Các quốc sách mới thường bao gồm:

mardi 10 décembre 2024

Hà Phan - Không thể nào nuôi nổi một bộ máy khổng lồ !

 

Báo chí chạy tít "Thu 1,7 triệu tỉ, chi cho bộ máy tới 1 triệu tỉ: Ngân sách gồng mình nuôi bộ máy"!

Chỉ còn 1/3 để làm việc khác, và Nhà nước luôn phải vay thêm hàng trăm ngàn tỉ hàng năm để chi cho đầu tư phát triển. Tất nhiên vay phải trả lãi và nợ công tăng chẳng có gì đáng ngạc nhiên!

Thường xuyên như thế nhiều năm nay và đến một ngày nào đó đấy là mối nguy chứ không chỉ là cồng kềnh hay chồng chéo nữa! Không "cách mạng tinh gọn", cuối cùng cũng đè lên vai người còng lưng làm lụng đóng thuế mà thôi.

Lưu Nhi Dũ - Thu 1,7 triệu tỉ, chi cho bộ máy tới 1 triệu tỉ: Ngân sách gồng mình nuôi bộ máy

 

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 1,75 triệu tỉ đồng, còn chi ngân sách ước đạt 1,73 triệu tỉ đồng. Trong đó, chi thường xuyên lên tới 1,05 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 61 % tổng chi ngân sách.

Còn theo báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 (là kỳ ngân sách gần nhất được Quốc hội quyết toán), số thu ngân sách năm 2022 là hơn 1,82 triệu tỉ đồng. Trong khi đó, chi ngân sách là 1,75 triệu tỉ đồng.

Đáng chú ý, phần lớn số chi ngân sách cũng dành cho chi thường xuyên. Cụ thể, chi thường xuyên năm 2022 lên tới 1,03 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 59 % tổng chi ngân sách.

lundi 9 décembre 2024

Tạ Duy Anh - Đề xuất nghiêm túc

 

Việc sáp nhập hay xóa bỏ các ban bệ hội đoàn chính xác là việc giải quyết hậu quả đau đớn mà xã hội phải gánh chịu triền miên một cách bất công, oan ức. Đáng lẽ việc đó phải làm từ vài chục năm trước. Nhưng thôi, muộn còn hơn không.

Vấn đề là sau khi sáp nhập, xóa bỏ, thì số nhân lực hàng vạn thừa ra sẽ đi đâu, làm gì? Bỏ thì thương, vương thì tội. Chắc chắn đây là bài toán đau đầu của chế độ.

Sau nhiều năm quan sát, theo dõi... tôi có một đề xuất thế này, rất nghiêm túc.

samedi 7 décembre 2024

Mai Quốc Ấn - “Người trong bộ máy”

Chính phủ có 30 đầu mối còn lại 21, giảm 30 % số đầu mối. Sau khi sáp nhập về các đầu mối mới, sẽ giảm ít nhất 15 % đầu mối bên trong “bộ máy” mới.

Bộ máy cán bộ công chức Chính phủ là 2,34 triệu người là công chức, viên chức; và hiểu theo một nghĩa rất cơ học thì khả năng sẽ giảm 335.100 công chức, viên chức tương ứng với 15 % cắt giảm kia.

Có một thời kỳ lạ mang tên “Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc. Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương. Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống. Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống. Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng. Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay “đồng ý”!”. Và cái thời đó đang qua đi bằng quyết định tinh gọn “bộ máy”. “Người trong bộ máy” phải thay đổi, dù là ở lại hay rời bộ máy. Một thay đổi tất yếu!

dimanche 1 décembre 2024

Hà Phan - Một cuộc "cách mạng" nhanh gọn

 

Sáng nay, ngay ngày đầu tháng 12 cả dương lẫn âm và nhanh hơn chúng mình nghĩ, Trung ương đã chính thức đưa ra phương án nghiên cứu, đề xuất tinh gọn bộ máy Đảng và Chính phủ. Theo đó:

*Các ban Đảng

- Sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương. Kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng. Kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện trung ương.

samedi 30 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Súng bên súng đầu sát bên đầu

 

Nói chung bên công an và quân đội sẽ có tâm lý kiềm chế lẫn nhau. Nên nếu có một chú công an nhảy sang nắm quyền bên dân sự, thì bên quân đội cũng muốn như vậy với một chú bộ đội.

Thế nên thời gian vừa qua và có lẽ cả thời gian tới, sẽ ngày càng nhiều các lãnh đạo dân sự từng là tướng.

Mình không kỳ thị lực lượng vũ trang, tất nhiên cũng chả bưng bô anh em như bò đỏ. Ngành nào cũng có người giỏi cả thôi. Nhưng điều mà mình nghĩ đa số dân sẽ tâm tư là ở chỗ, môi trường cầm súng nó rất khác với môi trường dân sự. Bên công an thì đỡ hơn một chút do công việc gần với dân hơn thôi.

vendredi 29 novembre 2024

Hiệu Minh - Tin đồn sáp nhập tỉnh thành vẫn…ồn ào

 

Năm ngoái cũng tầm này (8/2023) rộ tin quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập và bao địa phương khác. Mấy hôm nay lại có tin 63 tỉnh thành sáp nhập thành…31.

Dù Bộ Nội vụ đã thông báo, thông tin sáp nhập tỉnh là không đúng nhưng dân chúng vẫn nửa tin nửa ngờ, vì ở xứ này tin đồn…hay đúng.

Đôi lúc người ta muốn sáp nhập thật, nhưng không hiểu dư luận thế nào nên dùng chiêu “ném đá dò đường”, phản đối quá thì rút lại.

mercredi 27 novembre 2024

Tiểu Vũ - Tách và nhập

 

Hồi xưa mà nghe nói nhập xã tách xã dồn xã này vô xã nọ là mấy thằng bạn cán bộ của mình lo ứ hơi, không biết cái ghế của mình còn hay mất... Tách thì ngon nhưng nhập là hơi mệt.

Nhớ hồi tách Quảng Nam khỏi Đà Nẵng, nhiều đứa cấp phó tình nguyện vô Quảng Nam làm được xếp ghế trưởng hết.

Không những thế, vô đó được ưu tiên ở nhà công vụ, cuối tuần là tà tà về Đà Nẵng ăn chơi nhảy múa...Sáng thứ hai vô lại Quảng Nam làm sếp, sướng gì đâu á.

mardi 26 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Tinh gọn bằng cách nào ?

 

Tin đồn về tinh gọn bộ máy đang rất dồn dập, đủ các tin. Tin nhập tách mấy bộ nghe còn có lý. Nhưng tin nhập quá nhiều tỉnh thì thấy ngáo. Rất duy ý chí, quay lại máng lợn cũ kiểu Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên...

Cần hiểu rằng nhập cơ quan chính phủ hay Ban đảng nó rất khác với nhập địa giới hành chính. Vì địa giới hành chính ngoài quy mô, dân số nó còn là văn hóa, lịch sử.

Như trường hợp nhập Hà Nội với Sơn Tây đã là ngáo rồi, vì văn hóa xứ Đoài nó rất khác với Hà Nội. Hà Nội nhập với Hà Đông thì còn có lý. Như cái tin đồn vừa rồi thì nhập rất khiên cưỡng luôn.

dimanche 24 novembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin tinh gọn cái tên

 

Đang có những đề xuất sáp nhập một số bộ lại với nhau, và đáng nói hơn nữa là xóa đi một số ban đảng trùng lắp chức năng với bộ máy chính phủ.

Đây là tín hiệu vui và đáng hoan nghênh, ông Tô không chỉ nói mà quyết tâm làm. Trước mắt là làm tinh gọn bộ máy nhà nước vốn quá cồng kềnh và tốn kém.

Sẽ có một số bộ mới bao gồm nhiều chức năng nhiệm vụ ra đời. Ở đây, tui không bàn về nội dung sáp nhập với tính hợp lý và sự hiệu quả của nó, mà trước mắt quan tâm đến chuyện nhỏ hơn, hình thức của nó. Đó là tên gọi của các bộ mới này, liệu có lặp lại tư duy xơ cứng cũ trong cách đặt tên như trước đây để ra đời những cái tên rất dài gây ra bao phiền toái cho người dân.

dimanche 17 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (11)

 

KỲ XI - TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VỚI KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN

Từ ngàn xưa, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, công khai phá của cha ông là những nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đến thế kỷ XX, nhiều vùng trên lãnh thổ, ruộng đất “cò bay thẳng cánh”, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội nan giải.

Trong lúc tại miền Bắc, do kết quả sự phân chia ruộng đất trải qua nhiều thế hệ, đất trở nên manh mún, các bờ đê phân chia những mảnh ruộng chi chít chiếm mất một diện tích khả canh rất lớn. Thì tại miền Nam, do hậu quả của chính sách thực dân, đất đai thường rơi vào tay một thiểu số đại điền chủ sở hữu hàng ngàn hecta (hectare: mẫu tây), với số người làm công hay thuê mướn thật lớn.

Đến nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu tái phân của cải trong cộng đồng dân tộc, tiêu biểu là ruộng đất, trở nên cấp thiết và được các chính quyền kế tiếp nhau tại hai miền Nam-Bắc thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc vào những năm đầu thập niên 1950 mang màu sắc cực đoan, dư âm còn vang vọng đến bây giờ.

mardi 12 novembre 2024

Hà Phan - Vài góp ý về việc tinh giản bộ máy


Tôi nghĩ muốn tinh gọn bộ máy thì cần sáp nhập các bộ có chức năng, nhiệm vụ na ná nhau kiểu như ban Đảng. Ví dụ Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ về luôn với Văn phòng Chính phủ thành Bộ Tổ chức.

Các bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Y tế, Thông tin Truyền thông, Giáo dục Đào tạo, Khoa học Công nghệ thành Bộ Khoa giáo. Ủy ban Dân tộc và Bộ Lao động Thương binh Xã hội thành Bộ Xã hội. Bộ Kế hoạch Đầu tư nhập vào Bộ Công Thương. Bộ Tài nguyên Môi trường và Xây dựng thành một.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhập luôn với Bộ Tài chính.

Huỳnh Ngọc Chênh - Góp ý về chuyện tinh giản công chức

Làm mạnh, tổng tinh giản một lần thì chắc đảng không dám và không muốn làm rồi. Vậy tui chỉ góp ý làm nhẹ, làm từ từ từng bộ phận.

Trước mắt là bộ phận hội nhà văn và hội nhà báo. Đây là hai hội ngành nghề lớn nhất mà nhà nước phải bỏ ngân sách ra nuôi khá tốn kém.

Đối với đảng, hai hội này được lập ra để quản lý và kiểm soát nhà văn và nhà báo, để họ luôn đi đúng đường lối chủ trương của đảng, không đi lệch lạc để cho ra những tác phẩm sai ý đảng. Do vậy dù tốn kém ngân sách, nhà nước vẫn chi mạnh tiền ra nuôi bộ máy hai hội này từ trung ương xuống địa phương.

lundi 11 novembre 2024

Võ Xuân Sơn - Nét đặc sắc của Việt Nam

 

Ở Việt Nam, bạn có những thứ mà không ở đâu có.

Giấy tờ của bạn bị cơ quan công quyền làm sai, thì bạn phải “chạy” để họ làm đúng. Công chức nhà nước làm sai, dân phải chịu thiệt. Thôi thì nhà nước của chúng ta là nhà nước chuyên chính vô sản, mà bạn lại hữu sản, thì tất nhiên chỉ có bạn mới có thể sai.

Và, các doanh nghiệp có hơi hướng nhà nước cũng hành xử y như họ là cơ quan công quyền vậy. 

dimanche 10 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (10)

 

KỲ X -  CHUYỆN BẦU CỬ TẠI CÁI SẮN

Trước khi đi vào chủ đề chính, xin nhắc lại một câu chuyện nhỏ về mối quan hệ giữa những viên chức chỉ huy cấp quận và các cố vấn Mỹ. Đó là mối quan hệ thẳng thắn và sòng phẳng, không như những đơm đặt vẫn tràn lan sau tháng 4.1975.

Trong một bài trước, mình đã kể lại mối bất đồng trầm trọng giữa thiếu tá Quận trưởng Kiên Tân Phan Bình Ngọc (tên đã đổi khác) và Cố vấn trưởng Chi khu, Thiếu tá Graham. Thượng cấp của hai bên đã vào cuộc, rút cục Graham đi trước, Thiếu tá Ngọc đi sau.

Sau Graham, sự hiện diện của Cố vấn trưởng tiếp theo là Thiếu tá Carr không có gì đáng nói. Đến viên cố vấn thứ ba thì một chút rắc rối đã xảy ra, lần này chính tôi là người trong cuộc. Anh ta là một viên chức dân sự, nói sõi tiếng Việt, khi tiếp xúc không cần đến các hạ sĩ quan thông dịch viên người Việt. Được biết rằng hầu hết những người như thế thuộc ngành CIA, trước khi đến Việt Nam, phải trải qua một khóa học tiếng Việt tại Mỹ kéo dài 9 tháng.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (9)

 

KỲ IX - CÁC KHÓA QUÂN CHÁNH VÀ MỘT TÌNH CẢM BẠN BÈ HIẾM CÓ

Vậy là chỉ sau hơn một năm trời, tôi đã làm phó cho hai ông Quận trưởng ra đi trong những tình huống rất khác nhau.

Trong tình thế chiến tranh, chính quyền trung ương phải tạm thời đặt bộ máy hành chánh địa phương dưới sự kiêm nhiệm của các sĩ quan quân đội, với sự phụ tá của các viên chức hành chánh tốt nghiệp từ một học viện dạy về luật pháp và quản trị hành chánh.

Tại các cấp tỉnh và quận ở miền Nam trước năm 1975, sự bất đồng hay mâu thuẫn trong công vụ vẫn thường xảy ra giữa một cấp trưởng nhiều quyền hành nhưng hầu như không biết gì về hành chánh, với một cấp phó có đầy đủ hiểu biết trong lãnh vực này nhưng không có những quyền hạn tương xứng.

samedi 2 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Từ tỉnh lên thành


Giai đoạn "hiện đại" hành chánh sau này, Việt Nam thiết lập các mô hình thành phố trực thuộc Trung ương. Ban đầu chỉ gồm có ba thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh.

Năm 1996, Đà Nẵng thoát ly ra khỏi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, trở thành thành phố thứ tư trực thuộc Trung ương. Phần còn lại thuộc tỉnh Quảng Nam.

Năm 2004, Cần Thơ tách ra từ tỉnh Hậu Giang, trở thành thành phố thứ năm trực thuộc Trung ương. Phần còn lại thuộc tỉnh Hậu Giang.