Tại sao lại đánh thuế Thảo cầm viên, Sở thú?
Đó là công trình công ích (ích lợi công cộng), không nuôi thì thôi lại còn đánh thuế.
Sở thú chỗ tôi (Milwaukee County Zoo) là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với các nguồn tài chính sau:
Tại sao lại đánh thuế Thảo cầm viên, Sở thú?
Đó là công trình công ích (ích lợi công cộng), không nuôi thì thôi lại còn đánh thuế.
Sở thú chỗ tôi (Milwaukee County Zoo) là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với các nguồn tài chính sau:
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết “kinh nghiệm từ các quốc gia, để phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển cần đạt khoảng 12 người/một vạn dân”.
Ông Duy nhấn mạnh “Nhìn lại lịch sử phát triển của các quốc gia, dễ thấy giai đoạn đầu, hầu hết lực lượng nghiên cứu và phát triển thường tập trung trong khu vực công, tức là các viện nghiên cứu, trường đại học công lập do nhà nước thành lập. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển chủ yếu cũng được cấp từ ngân sách nhà nước.”
Điều này làm tôi rất băn khoăn vì các sáng chế tại Việt Nam nói lên một thực trạng khác: Nó đến từ doanh nghiệp là chính thay vì 53.000 giáo sư tiến sĩ.
Khoan hòa, bao dung với đời, nghiêm khắc, cẩn trọng với bản thân, thông tuệ và cần mẫn với công việc, học giả Nguyễn Đình Đầu đã dành phần lớn cuộc đời 105 năm tại thế để lặng lẽ thực hiện "trách nhiệm lịch sử tự nguyện".
Như tự nhận, năm 1954, ông về nước hoạt động khoa học trong vị trí của một nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử thuộc "thành phần thứ ba".
Ngày thống nhất, ông không chọn lựa mà tự nhiên, mặc định gắn bó phần đời còn lại cùng đất nước trong niềm hân hoan thật sự.
Anh bạn hỏi tôi: "Ông đã chích 2 mũi AZ vaccine (chống Covid), sao không đi làm xét nghiệm D-dimer?"
Tôi giật mình hỏi tại sao, thì mới biết rằng có tin đồn trên mạng về mối liên quan giữa AZ vaccine với chứng đông máu (thrombosis), và xét nghiệm D-dimer sẽ cho biết tôi bị thrombosis hay không. Nhưng tôi chọn không đi làm xét nghiệm D-dimer.
Thật ra, cái thông tin về mối liên quan giữa AZ vaccine (Vaxzevria) và chứng đông máu không phải là mới. Năm ngoái, y văn đã đề cập đến mối liên quan này. Theo thông tin từ Cục quản lý dược phẩm của Úc, cứ 100.000 người chích Vaxzevria thì có 2-3 người bị chứng đông máu [1]. Thường, chứng đông máu phát sanh trong 4-42 ngày sau khi chích. Đó là sự thật.
Tuần rồi Gerhard Will, một nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam và Biển Đông ở Đức đến thăm tôi. Đã 30 năm, nay hai chúng tôi mới gặp lại nhau, ôn lại những kỷ niệm xưa.
Năm 1991 tôi rời Việt Nam sang Đức lập nghiệp. Khó khăn ban đầu ở quê người kể ra không hết. Với một kẻ sống bằng thông tin như tôi, bên cạnh những lo toan về vật chất cho gia đình thì thiếu thông tin là điều kinh khủng nhất.
Hồi tôi sang Đông Đức học nghề năm 1967 thì Việt Nam đang là tâm điểm của báo chí quốc tế, nên đài báo Đông Đức cũng như Tây Đức suốt ngày đưa tin. Do vậy tôi không bị đói tin. Nhưng năm 1991 Việt Nam đã chìm vào lãng quên, khi mà cả thế giới đang chú ý đến các chuyển động ở Đông Âu, chiến tranh Trung Đông, chiến tranh Nam-Tư.
Một nhà khoa học thuộc vào hàng « đa đề » trên thế giới vừa từ giã cõi trần ngày hôm qua, nhưng ông để lại cho đời một phát hiện quan trọng mang tên ông: Higgs Boson (Hạt Higgs).
Ông là Peter Higgs, cựu giáo sư vật lý thuộc Đại học Edinburgh và Khôi nguyên Giải Nobel Vật Lý 2013. Đằng sau hào quang Nobel đó là một sự nghiệp khá chông chênh, và là một bài học về phẩm và lượng trong nghiên cứu khoa học.
Ông sanh ra trong một gia đình bậc trung ở Anh, thân phụ làm nghề kỹ sư âm thanh cho đài BBC. Năm 17 tuổi ông theo học toán ở City of London School, và sau đó (1950) tốt nghiệp vật lý từ King College London. Ông theo học tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Charles Coulson và Christopher Longuet-Higgins, và tốt nghiệp năm 1954.
Chiều hôm qua tôi có dịp gặp lại học giả Trần Văn Chánh trong một không gian rất thoáng.
Anh Chánh chính là người soạn cuốn đại từ điển Hán - Việt. Đây là công trình tự điển Hán - Việt lớn nhứt được xuất bản 80 năm sau bộ “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ, 1942). Từ điển có 12.000 đơn vị tự, nhiều nhứt so với các tự - từ điển Hán-Việt đã có từ trước tới nay.
Đại từ điển Hán - Việt là một nguồn tham khảo của nhiều thế hệ học tiếng Việt và tiếng Hoa. Tôi cũng dùng từ điển này mà không biết Trần Văn Chánh mình quen bấy lâu nay chính là tác giả. Thật là một sơ suất.
Trong một cuộc hội thảo tổ chức tại Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, thầy Đoàn Thiện Thuật kéo tay tôi đến trước mặt nhà ngữ học Michel Ferlus nói mấy lời giới thiệu.
Lúc đó, Michel Ferlus vừa xuất bản công trình nổi danh "Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien", sau được thầy Hoàng Tuệ dịch đăng trên tạp chí Ngôn ngữ.
Tôi lúng túng, lí nhí nói những gì mà bây giờ, sau mấy chục năm, thú thật đã quên mất. Kẻ mới bước chân vào con đường nghiên cứu là tôi, trước một tượng đài lừng lẫy như Michel Ferlus, biết ăn làm sao nói làm sao!
1. Giấc mơ nước Úc
Ở thời trai trẻ, ròng rã nhiều năm, tôi không ngừng mơ ước được đặt chân đến nước Úc của châu Đại dương.
Ước mơ về cái “chân trời tím” ấy nẩy mầm từ lâu, lâu lắm rồi. Khi mới ngoài đôi mươi, khi còn đang đeo đuổi con đường do cha mẹ muốn tôi theo là làm khoa học và đắm mình với giảng đường đại học. Nhưng nói về cái giấc mơ Nước Úc ấy chắc phải hơi dài dòng tí tẹo.
Câu trả lời đơn giản là ... zero. Nhưng dĩ nhiên, mỗi chúng ta đều có một ít alcohol trong máu tạm cho là 'tự nhiên' (chừng 0,01 đến 0,03 mg/100 ml), không phải là do bia rượu mà vì lý do khác. Do đó, câu hỏi quan trọng là nồng độ alcohol bao nhiêu là an toàn cho lái xe.
Câu hỏi này quan trọng và mang tính thời sự ở Việt Nam. Báo chí cho biết có đề nghị giảm nồng độ alcohol trong máu xuống còn 0, và có nhiều đại biểu băn khoăn.
Tôi nghĩ họ băn khoăn là đúng, bởi vì những thảo luận về đề nghị mới này hình như là thiếu tính khoa học và chứng cứ. Nhưng phát biểu chung chung như 'sau khi uống rượu, bia thường bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần và thể chất, đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông' không thuyết phục được ai vì không có bất cứ một chứng cớ khoa học nào làm cơ sở.
Không có ngôn từ nào đủ để miêu tả chính xác và đầy đủ về chân dung một người nhỏ thó về ngoại hình, nhưng quá khổ về tầm vóc của Thầy Tuệ Sỹ.
Thầy không chỉ là một nhà tu. Thầy là một nhân vật văn hóa vĩ đại với dấu ấn vĩ đại trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Thầy là nhà thơ, Thầy là nhà văn, Thầy là nhà nghiên cứu Phật học, Thầy là triết gia, Thầy là thiền sư, Thầy là giảng sư của nhiều thế hệ…
Thầy là một người rất Việt Nam, một con người phi thường, một nhân vật ngoại hạng. Tất cả những gì được tích lũy trong con người bình dị này đều do tự học. Thầy tự học tiếng Phạn, tự học chữ Hán, tự học dương cầm… Chỉ có một trí tuệ siêu việt khác thường mới có thể lãnh hội ít nhất 12 ngôn ngữ với trình độ thông thạo tuyệt luân.
Ở quê tôi, một làng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước 1975, được vào đại học là một dấu hiệu của thành tựu khoa bảng.
Thời đó, cứ 100 học sinh thi tú tài, chỉ 30-40 người đậu, và trong số người đậu, chỉ 5-10 % vào được đại học. Làng tôi chỉ cách thị xã Rạch Giá chừng 20 cây số, nhưng số người đậu tú tài đếm đầu ngón tay, số tốt nghiệp đại học càng hiếm. Một người tốt nghiệp đại học, cả làng tự hào.
Phải đến cuối thập niên 1990, cánh cửa đại học mới mở rộng. Mấy năm trước về quê ăn Tết, tôi nghe kể một danh sách dài con cháu của những người nông dân hàng xóm đã tốt nghiệp, một số đang phục vụ tại các bệnh viện ngoài Rạch Giá. Trong số đó, có không ít người gốc Khmer và nghèo khó. Tôi thầm nghĩ chính sách giáo dục đã phần nào thành công, làm ngắn "khoảng cách đại học" giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và nghèo.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm liên tiếp để xảy ra chuyện mất sách/tài liệu Hán Nôm do họ quản giữ.
Xin nhớ rằng có những tài liệu, văn bản cổ vô giá, phải được coi là di sản quốc gia, bất khả xâm phạm. Chẳng hạn bản đồ cổ về Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện chủ quyền của Việt Nam, những bộ sử từ thời nhà Trần, nhà Lê, hoặc bản gốc truyện Kiều, v.v...
Họ (viện) được giao nhiệm vụ bảo quản, gìn giữ, cũng là để phục vụ cho nghiên cứu, nhưng lại để mất, rõ là đồ ăn hại.
Kế hoạch phát triển nào thì cũng phải tính tới cái giá môi sinh phải trả – environmental costs, đối với sức khỏe của người dân và cả trên nguồn tài nguyên lâu dài của đất nước.
Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Ngô Thế Vinh
Bắt nguồn từ xã Hòa Lộc, Cái Bè, Tiền Giang nhiều đời nay xoài cát Hòa Lộc được xem là vua của những loại xoài.
Nhưng trớ trêu thay gã lại đọc trên Facebook "Nông dân Hoàng Kim" của bác nông dân thứ thiệt quê Đồng Tháp phản ánh một hiện thực rất buồn:
"Xoài cát Hòa Lộc theo tôi là loại xoài ngon nhất Việt Nam, nhưng năm nay giá chỉ còn 5.000 đồng/Kg. Với giá đó tôi sợ nông dân sẽ chặt bỏ để trồng cây khác thôi.
Nguyên nhân vì sao?"
Sáng 16-7, ông Nguyễn Văn Nên mà Dân Sài Gòn thân mật gọi là Bí thư Nên đến chúc thọ tuổi 102 của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư.
Điều thú vị là Bí thư Nên đến với Dân chỉ để nghe. Muốn nghe thì phải hỏi.
Gã chú ý mấy câu hỏi sau đây.
Những gì đang diễn ra tại vụ Việt Á, thì thấy rõ ràng một điều là : Bộ Khoa học & Công nghệ mà " tư lệnh" ngày ấy là ông Chu Ngọc Anh, đã làm ăn cực kỳ cẩu thả, và cao hơn nữa là sự dối trá, lươn lẹo.
Dối trá đến mức, một công trình khoa học quan trọng đến như vậy mà lại bảo là " tổng hợp từ báo chí". Nếu Bộ Công an và các cơ quan chức năng làm đến tận cùng, thì chắc chắn sẽ còn lòi ra nhiều chuyện đốt tiền dân ở Bộ này.
Vậy thử thống kê xem, hàng năm, Nhà nước chi cho Bộ này bao nhiêu tiền để nghiên cứu khoa học ? Họ đã nghiên cứu được những cái gì thực sự có ích, có hiệu quả ? Và những thứ được gọi là " thành công" ấy thì tính khả thi là bao nhiêu?
Hôm qua tôi có dịp về Việt Nam. Chỉ về qua zoom thôi. Tôi về Bệnh viện Bạch Mai qua loạt bài giảng về nghiên cứu lâm sàng. Đây là lần thứ ba tôi ghé Bạch Mai, nhưng là lần đặc biệt.
Lớp học có đến hơn 620 người tham dự từ mọi miền đất nước. Vì zoom của bệnh viện có tải lượng cho 300 người thôi, nên các học viên khác phải dùng đường truyền riêng. Ban tổ chức cho biết vì nghe tôi nói chuyện nên các bạn ấy ghi danh tham dự.
Tôi rất cảm kích tấm thịnh tình các bạn dành cho tôi. Tôi hứa là sẽ chia sẻ hết mình những trải nghiệm cá nhân trong các vai trò như investigator, scientist, expert reviewer, editor, và cả research director.
Sự gia tăng số ca dương tính ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đặt ra câu hỏi về hiệu nghiệm của vaccin. Kết quả nghiên cứu ở Bahrain cho chúng ta biết rằng vaccin Sinopharm có hiệu lực kém nhứt so với vaccin Pfizer, AstraZeneca (AZ) và Sputnik.
Mấy tuần nay, công chúng Việt Nam hỏi tại sao những người đã tiêm vaccin mà vẫn bị nhiễm, thậm chí tử vong. Tình trạng đã tiêm vaccin mà vẫn bị nhiễm thì không quá ngạc nhiên (vì điều này đã xảy ra trong nghiên cứu), nhưng đã tiêm 2 liều vaccin mà tử vong thì đúng là đáng ngạc nhiên.
Dữ liệu về 38 ca tử vong sau khi đã tiêm 2 liều vaccin cho thấy tuyệt đại đa số (37 ca) là tiêm "vaccin khác" (chữ của báo Tuổi Trẻ), chỉ có 1 ca tiêm vaccin Pfizer (nhưng bài báo cho biết ca này có nhiều bệnh nền). "Vaccin khác" ở đây thực ra là vaccin Moderna và Verocell của Sinopharm. Vaccin Moderna thì y như Pfizer. Do đó, "vaccin khác" ở đây phải được hiểu là vaccin Sinopharm?
Tôi mới học được một danh từ mới: mạ thủ. Một cách ngắn gọn, mạ thủ là một kẻ chuyên nghề chửi. (Giống như dư luận viên ngày nay). Lịch sử ra đời của mạ thủ đến nay vẫn còn mang tính thời sự.
Theo tác giả Huy Phương (báo Người Việt), danh từ này xuất phát từ thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc Chí bên Tàu. Thời đó, nhà cầm quyền huy động những người có lá phổi lớn, tiếng nói vang, và có cách chửi độc địa để làm ‘mạ thủ’. Mạ thủ chỉ có mộ việc đơn giản là chửi bới đối phương.
Họ trong tư thế trần truồng, xông lên phía trước, sát cổng thành của đối phương, và tung ra những lời chửi bới tục tĩu và dơ bẩn nhứt nhắm vào đối phương. Mục đích là hạ nhục và khiêu khích đối phương bằng cách thóa mạ ông bà tổ tiên của đối phương, sao cho họ mở cửa thành để lính xông vào. Điều trớ trêu là mạ thủ là những người bị chết đầu tiên vì họ không có vũ khí khi xông trận. Họ có thể xem như là những con chốt thí cho bọn cầm quyền.