Trước
việc Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ kết thúc trung chuyển khí đốt của Nga đến
châu Âu, Thủ tướng Slovakia Robert Fico viết rằng:
“Xung đột nghiêm trọng có thể nảy sinh” nếu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy “không cung cấp khí đốt cho chúng tôi”.
Tổng
thống Zelensky hôm qua cho biết: Ukraine sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển
khí đốt của Nga - sắp hết hạn trong năm nay. Chúng ta sẽ không cho phép họ kiếm
thêm hàng tỉ đô la bằng máu của mình.
Tuần trước tình cờ lên YouTube, tôi gặp mấy
video, đặc biệt Vietnamnet cũng có một cái: NATO nổi nóng với Ukraine và cho thời
hạn 3 ngày – (vì vụ khóa đường ống dầu).
Tò mò quá không biết chuyện gì, mò vào
xem hóa ra là chuyện hai nước NATO phản ứng với Ukraine vụ khóa ống dầu,
đó là hai nước Hungary và Slovakia. Thế mà BMZ (từ bây giờ tôi sẽ dùng từ này để
chỉ bọn lều báo phía đông nước Lào tức Bọn Mất Zậy) chúng nó dám giật tít như
thế.
Câu chuyện là, cái đường ống này – “Hữu
nghị 2” tiếng Nga là Druzhba-2 được xây dựng từ thời Liên Xô, nó gồm 2 nhánh được
chia ở Mozyr, Belarus.
- Bulgari công bố nguồn đạn dược dư
thừa đã sẵn sàng để chuyển sang Ukraine
Ukraine
có thể nhận được từ Bulgari kho đạn pháo được công nhận là dư thừa, cũng như
các thiết bị quân sự khác, nếu các nguồn cung cấp này được các nước đồng minh
chi trả.
Thông
tin này đã được công bố bởi quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bulgaria Atanas
Zapryanov, khi nói với tờ "Sự thật Châu Âu".
Ngày
15.05, tay Fico, thủ tướng nước Slovakia bị bắn giữa ban ngày nơi công cộng. Tôi
gọi y là “tay” bởi có lý do.
Hành
vi ám sát, dù với mục đích gì đi chăng nữa đều đáng bị lên án. Tuy nhiên, đây
là kết quả của cái mà ta quen gọi là “nhân quả”, “gieo nhân nào gặt quả ấy”.
Tại sao?
Trong
khi hầu hết các nước trên thế giới lên án cuộc xâm lược tàn bạo của bọn Nga Putin
ở Ukraine, ngay cả những đứa thích đánh nhau nhất cũng phải dè dặt ủng hộ ngầm
bằng cách bỏ phiếu trắng, thì Fico lôi nước y vào cuộc xâm lược man rợ.
(AFP 15/05/2024)Thủ tướng Slovakia, ông Robert Fico đang
« nguy kịch » vì bị trúng nhiều phát đạn hôm nay, thứ Tư 15/05 sau cuộc
họp nội các.
Theo trang Facebook chính thức, ông Robert Fico – một chính khách dân túy được bổ nhiệm vào năm ngoái và đồng
minh vừa được bầu làm tổng thống – đang « thập tử nhất sinh », vì « bị
trúng đạn nhiều lần ». « Ông được trực thăng đưa về Banska Bystrica »
- một thành phố miền trung Slovakia.
Báo Dennik N cho biết vụ tấn công xảy ra
sau một cuộc họp nội các ở Handlova, miền trung Slovakia. Một phóng viên của
báo này trông thấy thủ tướng được cận vệ đưa vào xe. Người bị nghi là hung thủ
đã bị cảnh sát bắt. Ông Fico bị trúng một phát đạn vào bụng và một phát
vào đầu.
Bởi chính phủ của Thủ tướng Fico từ chối
“Sáng kiến đạn pháo” do Cộng hòa Séc phát động, người dân Slovakia đã quyên góp
được gần 4 triệu euro để mua đạn pháo cho Ukraine.
Chỉ trong 12 ngày, sáng kiến này đã huy
động được € 3.874.701. Số tiền này do hơn 60 nghìn người dân Slovakia ủng hộ.
Zuzana Izsáková, người đồng tổ chức chiến
dịch quyên góp nói:
"Việc Nga sử dụng lực lượng quân sự ở
Ukraine là vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế", Thủ tướng Slovakia
Robert Fico nói hôm 11/04, sau cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Denys
Shmyhal.
Cần biết, ông Fico, 59 tuổi, mang quan điểm
thân Nga, trở thành Thủ tướng Slovakia hồi tháng 10/2023. Một ngày sau khi nhậm
chức, ông Fico tuyên bố chấm dứt viện trợ vũ khí cho Ukraine, đồng thời phản đối
với các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Thậm chí mới đây thôi, hồi tháng 1 ông
này còn cho rằng Ukraine không phải là quốc gia độc lập, có chủ quyền mà chịu ảnh
hưởng và nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Mỹ.
Thủ
tướng Ý đã thông báo cho Slovakia về ý định rút hệ thống phòng không SAMP/T
khỏi lãnh thổ Slovakia.
"Tôi
hỏi bạn, ai sẽ bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân của chúng tôi và các mục tiêu
chiến lược khác?" – Thủ tướng Slovakia Fico nói, đề cập đến quyết định của
người Ý.
Không
biết quyết định này của Ý có liên quan gì đến việc thắt chặt mối quan hệ
Slovakia và Nga, trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Slovakia đến Moscow trong hai
ngày vừa qua hay không?
Trước chiến sự đang diễn ra, các nước láng giềng với
Ukraina hôm nay 24/02/2022 chuẩn bị đón tiếp hàng ngàn, thậm chí hàng
triệu người dân chạy loạn tràn sang.
Ba Lan vốn có đường biên giới dài với Ukraina và đã có 1,5 triệu
người Ukraina sinh sống, bày tỏ sự ủng hộ Kiev và muốn giúp đỡ. Bộ Nội vụ Ba Lan cho biết đã chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với khủng
hoảng nhân đạo, ngay trước khi Nga công nhận độc lập các vùng ly khai,
và có khả năng cung cấp hậu cần, y tế…cho một triệu người tị nạn
Ukraina. Thanh thiếu niên Ukraina sẽ được nhận vào các trường trung tiểu
học, đại học Ba Lan. Nếu cần thiết, Liên hiệp Châu Âu (EU) có thể hỗ
trợ.
Slovakia, có biên giới phía đông giáp với Ukraina, đã chuẩn
bị bốn trại tị nạn và có thể tăng cường thêm khi cần. Rumani, một trong
những nước nghèo nhất châu Âu, cũng sẵn sàng đón nhận nửa triệu người
Ukraina tại các trung tâm tị nạn ở những thành phố lớn dọc theo đường
biên giới dài 650 kilomet.
Trụ sở công ty VIBA.AIR tại Slovakia (Ảnh của báo Spectator)
Theo điều tra của báo Spectator ở Slovakia hôm nay 09/08/2018, không ai biết là ông Lê Hồng Quang, nguyên là cố vấn của cựu thủ tướng Robert Fico đang ở đâu.
Các
đại diện của Việt Nam tại Slovakia - những người có thể làm rõ thêm vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - vẫn giữ im lặng từ tháng Sáu đến nay. Đại sứ
quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Slovakia chỉ trả lời ngắn
gọn cho bộ Ngoại giao Slovakia, và các đại diện của họ vẫn ẩn náu phía
sau những bức tường của tòa đại sứ.
Nhà riêng
ông Lê Hồng Quang, nguyên cố vấn của cựu thủ tướng Robert Fico – người
được cho là có mặt trên chiếc máy bay của chính phủ Slovakia được dùng
vào việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – được bảo trì cẩn thận. Trước lối
vào, một cây đào xanh tốt, bãi cỏ được cắt xén, và hộp thư trống rỗng.
Mặc dù một chiếc xe Mercedes sang trọng đang đậu gần ngôi nhà nằm tại
quận Vajnory của thủ đô, nhưng không ai ra mở cửa.
Trịnh Xuân Thanh hôm 22/01/2018 tại Hà Nội, sau khi bị kết án chung thân. Ảnh FAZ
(Blaise Gauquelin, LeMonde 08/08/2018)Theo các nhà điều tra Đức, cựu quan chức cộng sản Trịnh Xuân Thanh đã cùng với
những người bắt cóc ông ta rời khỏi châu Âu trên một chiếc máy bay của chính
phủ Slovakia.
Câu chuyện xứng tầm một tiểu thuyết gián điệp. Đối với các
nhà điều tra Đức, được nhật báo FrankfurterAllgemeine Zeitungngày 31/7 trích dẫn, đó là nhờ sự trợ giúp – tự nguyện
hoặc không – của chính quyền Slovakia, mà cơ quan tình báo Việt Nam đã thành
công trong việc đưa đi một trong những công dân nước mình đã bị bắt ở Berlin
vài ngày trước đó.
Trịnh Xuân Thanh, ảnh chụp lúc đã trốn sang Berlin.
Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu phó
chủ tịch tỉnh Hậu Giang bị bắt cóc tại Đức năm 2017 và bị Hà Nội kết án
chung thân, hôm qua 07/05/2018 đã quyết định không kháng án.
AFP
và Reuters dẫn tin từ trang web chính phủ Việt Nam cho biết trong phiên
phúc thẩm hôm qua, Trịnh Xuân Thanh vắng mặt tại tòa « vì lý do sức khỏe », và đã từ chối kháng án. Gia đình ông cũng từ bỏ yêu cầu đòi Nhà nước trả lại các tài sản bị tịch thu.
Tuy nhiên Reuters trích lời luật sư của ông Thanh là Nguyễn Văn Quynh cho biết Trịnh Xuân Thanh « không có vấn đề gì về sức khỏe » và trong lần gặp gần đây nhất, ông Thanh vẫn khỏe mạnh. Theo luật sư Quynh, Trịnh Xuân Thanh rút kháng án vì « một vấn đề nhạy cảm ». Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa trả lời hãng tin Anh về vấn đề này.
(Thoibao.de 07/05/2018)Một
sự nghi ngờ khủng khiếp: Có phải Slovakia, một nước thành viên EU, đã giúp đưa
một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU? Cuộc họp ở Bratislava giữa Slovakia và Việt
Nam kéo dài bao lâu? Tại sao Slovakia nói dối? Nhân vật Lê Hồng Quang là ai và
giữ vai trò gì trong cuộc họp ở Brastilava?
Tại
tất cả sân bay trên thế giới, hệ thống kiểm soát không lưu của sân bay đều tự
động lưu trữ tất cả dữ liệu về các chuyến bay. Các phóng viên của nhật báo TAZ
với trụ sở chính ở Berlin đã truy tìm ra được dữ liệu không lưu của các chuyến
bay liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt là chiếc chuyên cơ
Airbus A319 của chính phủ Slovakia mà đang bị nghi ngờ đã chở Trịnh Xuân Thanh
ra khỏi EU.
Những
dữ liệu không lưu này đã được công bố qua bài báo của tờ TAZ, số ra ngày
04/05/2018. Sau đây là những nội dung của bài báo TAZ.
Tổng thống Pháp (thứ 2 từ trái) và thủ tướng Slovakia, Áo, CH Séc tại Salburg, ngày 23/08/2017.
Ngày 23/08/2017 tại Salzburg, điểm đến đầu tiên
trong vòng công du Trung Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã dễ dàng
nhận được sự ủng hộ của Áo trong cuộc chiến nhằm cải cách hệ thống lao
động biệt phái của Liên hiệp Châu Âu. Đặc biệt, ông còn đạt được thỏa
thuận nguyên tắc với Cộng hòa Séc và Slovakia trên vấn đề này.
Từ Salzburg, đặc phái viên RFI Dominique Baillard tường trình :