Affichage des articles dont le libellé est Bất công. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bất công. Afficher tous les articles

mercredi 13 mars 2024

Nguyễn Thông - Thời sự 2 : Phạt “cháu ông to”

 

Cũng tới gần giữa tháng Ba, báo mậu dịch và siêu mạng xã hội ì xèo về vụ nữ tài xế ở Hà Nội bị phạt, rồi phạt lây sang cả người khác.

Chả là có một cô lái ô tô trên đường, xe cô ta va chạm với xe máy người khác. Anh xe máy đi đúng luật, không vi phạm gì, nhưng cô kia cứ lăn ra bắt đền. Công an tới giải quyết, biết cô kia dính nồng độ cồn, lại còn cãi bướng, nên lập biên bản. Cô cáu tiết lu loa lên, kiểu “biết bố tao là ai không”, tự xưng là cháu một ông to, rất to (tôi chỉ biên chung chung vậy thôi, kẻo họ lại lôi tôi vào cuộc, đụng tới ông này phức tạp lắm).

Nhiều người nghe thấy, rồi báo chí mậu dịch nắm được, tường thuật điều nóng sốt ấy. Có những anh chị phây búc cơ nhanh nhảu thuật lại, rằng cháu ông này, cháu ông kia. Thế là sinh chuyện.

jeudi 7 mars 2024

Huy Đức - Quốc hội và Luật Đất đai nhìn từ làng Hoành

“Viết 29 chương và đã khai rõ như trong địa bạ, nếu có những điều xằng bậy không đúng thực tế như lấy ruộng công làm ruộng tư, đổi ruộng canh tác thành đất ở, đổi ruộng canh tác thành ruộng bỏ hoang, dám dối trá ruộng đất dù là một thước, cấp trên đo kiểm tra thấy sai lệch, hoặc có người tố cáo thì ngay lập tức Lý trưởng Nguyễn Đình Bích, Trùm trưởng Phạm Tất Bình sẽ nhận trọng tội”.

Tập Địa bạ xã Yên Hoành, tổng Yên Định, phủ Thiệu Hóa được lập vào năm Minh Mệnh thứ 11 [1830], xong ngày 20-5 năm Minh Mệnh thứ 15 [1834] vẫn còn được giữ ở Cục Lưu trữ Quốc gia 1. Nhưng điều quan trọng là hàng trăm năm sau đó, lịch sử làng Hoành không ghi nhận vi phạm nào trong “quản lý đất đai” cả.

Trong Địa bạ, không chỉ từng thửa đất đều phải “khai rõ giáp giới 4 mặt, kích thước mẫu, sào, thước tấc cụ thể”, mà còn phải “khai rõ từng loại điền thổ; các loại đất công, đất tư, đất hồ, đất ở, ao vườn…”

dimanche 18 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện làng

 

Hết tết.

Cả nước cũng như một cái làng. Một nửa làng lại mau mắn cặm cụi đi làm, "dĩ công vi tiên" để nuôi cả làng. Một nửa làng vẫn xúng xính quần này áo nọ đèn nhang vui cười hớn hở đi lễ hội đi chùa tới hết tháng giêng tháng hai tháng ba, "dĩ nhởi vi tiên", gọi là để kích cầu, đậm sắc màu văn hóa dân tộc.

Người còng chăm chỉ phải gánh cho đứa thẳng lưng chơi bời, mà tỉ lệ 82 % là ví dụ rõ nhất.

samedi 3 février 2024

Mai Bá Kiếm - Áp giải Ngọc Trinh mang tính thị uy, áp giải quan chức mang tính ước lệ ?

 

So sánh hình ảnh công an áp giải bị cáo đến tòa, có lẽ Ngọc Trinh là tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nên còng số 8 trên tay bị phơi bày, với 6 viên công an kè sát.

Còn, Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh là tội phạm không nguy hiểm cho xã hội, nên được tế nhị che khuất cái số 8 phản cảm, và 2 viên công an kèm hai bên cho đủ ước lệ tố tụng.

Ngọc Trinh dám đứng, nằm trên mô tô và buông tay lái, có dám biểu diễn chạy thoát tại sân tòa không?

Dương Quốc Chính - Ngọc Trinh án treo, đồng phạm thì 1 năm tù ?

 

Dư luận quan tâm đến mức án của Ngọc Trinh vì em nó nổi tiếng, nhưng lại quên mất người thày của em là cậu Đông.

Cậu này vẫn dính 1 năm rưỡi tù ngồi. Sáu tháng tù vì làm giả giấy tờ xe thì không nói, nhưng thực ra hành vi này quá phổ biến ngoài xã hội. Dân mua xe ăn cắp và xe nhập lậu hầu như dùng giấy tờ giả như vậy.

Nhưng án 1 năm tù do gây rối trật tự công cộng là oan, bởi cậu này chỉ là kẻ giúp sức cho Ngọc Trinh. Viện Kiểm sát đã xác định Ngọc Trinh mới là chủ mưu, rủ Đông làm cùng. Ngọc Trinh được hưởng án treo nhưng thằng đồng phạm lại tù ngồi tận 1 năm?

lundi 29 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (3)

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển tây là Kiên Giang và biển tây nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo không lồ đủ sức nuôi cả nước.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy mà có những năm dài, bên thắng cuộc nhìn miền Tây Nam Bộ xem như vùng sâu vùng xa, chỗ chỉ để khai thác, vơ vét (lương thực, thực phẩm, rau quả, sức lao động…), nơi thí cho thứ gì là ban ân huệ thứ ấy, chứ không quan tâm đầu tư phát triển.

dimanche 21 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Án tù 9 năm và 3 năm

 

Vụ án Trần Hùng rồi sẽ còn là dấu ấn khó xóa, khó phai mờ trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Và vụ án Chu Ngọc Anh cũng vậy.

Trần Hùng - người hùng chống thế lực buôn bán sản xuất hàng lậu, hàng giả - từng tuyên bố sẽ cởi áo nếu khoan nhượng với bọn buôn bán, sản xuất hàng lậu, hàng giả, từng dám công khai thề: Nếu tôi tham nhũng, nhận hối lộ, tôi sẽ bị sỉ nhục đến chết.

Trong lịch sử thể chế Việt Nam hiện nay chưa một ai dám thề độc như vậy, trừ mấy bác trưởng thôn trong hội thề chống tham nhũng của một làng ở Hải Phòng.

lundi 8 janvier 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Tiền tỉ !

Công nhận các quan chức, cán bộ cộng sản/đày tớ nhân dân, giờ nhiều tiền tỉ thật!

Nên mới có chuyện nộp tiền tỉ để “khắc phục hậu quả” nhằm thoát khỏi hoặc chịu những bản án nhẹ nhàng hay không bị cảnh tù tội.

Lương bổng thì có bao nhiêu nhưng cứ tiền tỉ đút túi. Từ quan chức, cán bộ, đại biểu hay công an các cấp, ai cũng tích lũy hàng tỉ, hàng chục tỉ thậm chí hàng trăm tỉ. Chưa kể mua bán bất động sản hay đất đai, những người này mau chóng trở thành những kẻ giàu có, đại gia và có cả quyền lực trong xã hội, trong mọi cấp độ của xã hội.

jeudi 4 janvier 2024

Nguyễn Thông - Che còng, hay là che mắt thế gian?

 

Một khi pháp luật, tòa án, lực lượng thực thi pháp luật, cảnh sát tư pháp... còn công khai sự thiên vị, "nhất bên trọng, nhất bên khinh" thì đừng mong họ thay mặt công lý.

Ấy là tôi nói tới việc họ ra cái điều nhân đạo lấy thứ này thứ khác (báo, khăn, áo...) che còng cho bọn tội phạm. Lão hàng xóm nhà tôi bực bội bảo "đ*o mẹ, đã còng lại còn che, giả dối, nhố nhăng".

Nếu đã quy định phải còng thì cứ còng (đề phòng chúng nó trốn, cướp "pháp trường") dù cảnh sát đã tầng tầng lớp lớp con ruồi bay không lọt. Từ thằng to nhất tới đứa dân đen, nếu đã vi phạm pháp luật bị đưa ra tòa đều phải còng. Và không phải che, để chúng thấy sự ê chề nhục nhã về hành vi của mình.

mardi 2 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (6)

Nhắc chuyện buôn chè của mấy ông sinh viên giỏi buôn hơn học, lại bần thần nhớ hồi bu tôi buôn chè, xé rào, bươn chải bằng mọi cách để sống sót trong một nền kinh tế ngày càng lụn bại những năm thập niên 70 - 80 ở miền Bắc.

Nhà tôi làm ruộng, đất đai bị trưng thu, góp hết vào hợp tác xã (thực chất là cướp, rồi mấy chục năm sau hợp tác xã tan rã vẫn không được trả lại một mét nào).

Sau năm 1975 nhà nước tiếp tục áp dụng cách cướp này ở nông thôn miền Nam, với tên gọi tập đoàn sản xuất (thay cho hợp tác xã đã quá nhiều tiếng xấu) để tiến lên nền nông nghiệp sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. May mắn thay, nông dân miền Nam không mặn mà với trò hình thức nên nó bị chết yểu.

dimanche 31 décembre 2023

Nguyễn Ngọc Chính - Nghệ sĩ đường phố ngày cuối năm

 

Người ta thường nói, đối với những người “tay ngang”, khi chụp hình thường dựa vào yếu tố may mắn để ghi lại những hình ảnh đặc biệt.

Có lẽ những tấm hình dưới đây mà tôi chụp được sáng nay không có gì đặc biệt về “kỹ thuật” như ánh sáng, bố cục… nhưng tôi vẫn thấy đáng chú ý về nhân vật và thời điểm.

Nhân vật là một “ca sĩ đường phố” với chiếc đàn guitar và chiếc khẩu cầm (harmonica) gắn trước miệng. Đầu anh đội một chiếc mũ “cao bồi”, và anh thổi bản nhạc Happy New Year quen thuộc của Abba.

mardi 10 octobre 2023

Hoàng Linh - Có bao nhiêu con em cán bộ lãnh đạo đi lính?

 

Trông người, ngẫm ta, chiến sự ở Israel buộc Việt Nam phải nhìn lại mình và lo ngại.

Tác giả Duan Dang chia sẻ: “Có một điều đáng ngưỡng mộ là khi đất nước lâm vào tình trạng chiến tranh, hầu như không có người Israel nào tìm cách chạy ra nước ngoài.

Trái lại, hàng chục ngàn người Israel ở ngoại quốc, là quân nhân dự bị hoặc người bình thường, hối hả tìm mọi cách về nước càng sớm càng tốt để trình diện và tham gia chiến đấu. Có người bỏ lại cả gia đình ấm êm cùng vợ con ở nước ngoài để thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc.

jeudi 14 septembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - 56 người chết trong "chung cư mini" ở Hà Nội

 

Năm mươi sáu người chết cháy khi hỏa hoạn xảy ra từ một "chung cư mini" ở Hà Nội. Những cái chết gây nhiều xót xa và nhức nhối. Nhà nước đang điều tra, còn rất nhiều người đang cấp cứu ở bệnh viện. Chủ chung cư mini đã bị bắt.

Trong vụ cháy với quá nhiều người chết giữa thủ đô Hà Nội, ai là người có lỗi. Đương nhiên đầu tiên là người gây ra vụ cháy, thế nhưng những cơ quan, ban ngành liên quan ở địa phương cũng phải có trách nhiệm.

Khi hoàn công một căn nhà đông người ở như thế này, cơ quan Phòng cháy chữa cháy thường đến kiểm tra và kiểm tra định kỳ nhưng thiếu trách nhiệm khi không yêu cầu chủ nhà phải có cửa và cầu thang thoát hiểm. Nhà chức trách địa phương cũng phải có trách nhiệm khi căn nhà xây thêm mấy tầng không giấy phép. Không phải các cán bộ của các ban ngành không biết mà chẳng qua biết mà lơ đi vì lý do tế nhị nào đó? Khi hậu quả xảy ra, chẳng có ai nhận tội.

vendredi 11 août 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Ai 'nuôi' trường đại học?

 

Ở quê tôi, một làng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước 1975, được vào đại học là một dấu hiệu của thành tựu khoa bảng.

Thời đó, cứ 100 học sinh thi tú tài, chỉ 30-40 người đậu, và trong số người đậu, chỉ 5-10 % vào được đại học. Làng tôi chỉ cách thị xã Rạch Giá chừng 20 cây số, nhưng số người đậu tú tài đếm đầu ngón tay, số tốt nghiệp đại học càng hiếm. Một người tốt nghiệp đại học, cả làng tự hào.

Phải đến cuối thập niên 1990, cánh cửa đại học mới mở rộng. Mấy năm trước về quê ăn Tết, tôi nghe kể một danh sách dài con cháu của những người nông dân hàng xóm đã tốt nghiệp, một số đang phục vụ tại các bệnh viện ngoài Rạch Giá. Trong số đó, có không ít người gốc Khmer và nghèo khó. Tôi thầm nghĩ chính sách giáo dục đã phần nào thành công, làm ngắn "khoảng cách đại học" giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và nghèo.

mercredi 19 juillet 2023

Tạ Duy Anh - Ai tước liêm sỉ ở họ ?

 

Theo dõi vụ án, tôi có nhận xét thế này:

Cái đám cán bộ mang danh trí thức, được ăn học, có danh có chức, nhưng họ đánh mất sạch liêm sỉ.

Chỉ xin dẫn hai trường hợp là ông Tô Anh Dũng và bà Nguyễn Thị Hương Lan.

Một người nhận tới 25 tỉ đồng, mà vẫn nói như đang báo cáo về kết quả học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ăn đến rỗng túi đồng bào, mà vẫn "coi họ như ruột thịt" thì còn hơn cả sự kinh tởm.

Cù Mai Công - Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar

 

Phiên tòa “chuyến bay giải cứu” mới tạm xong phần đề nghị mức án sau khi "cập nhật" tiền khắc phục hậu quả. Một số báo chí, truyền thông rút tít: Tòa đang tạm dừng để các bị cáo “Nộp tiền khắc phục vụ án”.

Trước hết đây là lỗi câu cú do muốn rút tít gọn vì vụ án đang diễn ra; đúng/sai, hay/dở chưa rõ thì có gì phải khắc phục nó. Phải ghi rõ “Nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án”.

Nhưng nếu ghi “Nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án”, tức đã nói hậu quả thì buộc phải nói đến bị hại, nạn nhân đầu tiên, trực tiếp của vụ án này: những người mua vé “chuyến bay giải cứu” cao chót vót là đối tượng chính đáng, đầu tiên, duy nhất nhận lại tiền khắc phục hậu quả gây ra với họ này.

Mai Quốc Ấn - Những kẻ máu lạnh

 

Cuộc “đốt lò” không phải gần đây, nó đã kéo dài hơn 6 năm!

Trước khi có đại dịch, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng thành “củi”.

Nhưng các phe nhóm vẫn bàn kế hoạch rồi ăn chia trên nỗi đau thân phận, trên xác người suốt mấy năm đại dịch. Họ bàn kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ngay giữa kinh kỳ-trung tâm chính trị quốc gia.

Họ không sợ hãi cuộc “đốt lò”?

mardi 18 juillet 2023

Nguyễn Anh Tuấn - Đặc ân cuối cùng

 

Một chi tiết ít người để ý trong trong phiên tòa chuyến bay giải cứu, là các bị cáo đều đeo khẩu trang khi bị dẫn giải.

Trong khi, cảnh sát dẫn giải lại không.

Lạ hơn, khi đứng lên khai báo, các bị cáo vốn là quan chức này có khi vẫn đeo khẩu trang, dù ai cũng biết nói qua khẩu trang thường khó nghe hơn nhiều. Và cảnh sát trong phòng xử cũng vẫn không đeo.

Vậy lý do là gì?

lundi 19 juin 2023

Lưu Trọng Văn - Đâu là sự thật ở Đắc Lắc ?

Cảm giác buồn, rất buồn khi đang đêm một loạt sĩ quan an ninh ở huyện Cư Kuin bị giết hại. Tất cả còn quá trẻ.

Kèm với nỗi buồn, rất buồn ấy là nỗi đau: Đắc Lắc, vùng đất trù phú tươi đẹp của Đất nước, nơi Đất lành chim đậu hội tụ 44 dân tộc anh em lại một lần nữa máu đổ.

Chưa có nguồn tin, bài báo, thông báo chính thức nào về sự việc và sự thật xảy ra đêm 11.06 bi ai ấy. Chỉ có con số người bị giết, bị thương và người bị bắt, người ra đầu thú. Các con số lạnh lùng chỉ nói tính vô cùng nghiêm trọng của sự cố, nhưng không nói được cái lõi của sự thật.

dimanche 18 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (kỳ 3)

 

Nói tiếp về từ “đối tượng”. Như đã kể, ngoài việc để chỉ những người, nhóm người được các tổ chức chính trị (đảng), chính trị xã hội (đoàn, đội, hội, mặt trận) để ý nhằm kết nạp, thì nó trong rất nhiều năm, nhất là thập niên 60 - 80 ở miền Bắc được dùng nói về người đang được yêu, bất kể trai hay gái.

Thêm nghĩa nữa cũng rất phổ biến trong chính quyền cộng sản, nhất là vào thời hậu chiến, từ đối tượng để chỉ những nhóm người được ưu tiên, gọi là “đối tượng chính sách”.

Ném biết bao xương máu vào cuộc chiến ý thức hệ nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, sau khi chiến thắng, bên thắng cuộc đã bù đắp cho phe mình bằng sự ưu tiên. Họ gọi đó là công bằng, nhân văn, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng cần nói rằng đã ưu tiên thì sẽ vứt bỏ quy định chung, thứ quy định mà tất cả mọi người đều phải tôn trọng.