Affichage des articles dont le libellé est Bãi Tư Chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bãi Tư Chính. Afficher tous les articles

samedi 10 juin 2023

Lê Xuân Nghĩa - « Đồng chí, anh em »

Phớt lờ mọi phản đối và tình đồng chí, anh em. Trung Quốc tiếp tục leo thang ở Bãi Tư Chính của Việt Nam

Theo ghi nhận vào hôm nay, Trung Quốc tăng cường thêm tàu tuần tra Zhong Goo Yu Zheng 310 và tàu tiếp vận “Tam Sa 2” xâm nhập Bãi Tư Chính ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hiện chúng đang đang di chuyển qua các mỏ dầu khí của Việt Nam ở phía bắc Bãi Tư Chính.

mardi 30 mai 2023

Nguyễn Ngọc Tư - Lạc

 

Bạn đùa, có khi cái cô quậy tưng bừng ở sân bay được China trả lương.

Thời điểm cô náo loạn sân bay và cương quyết trình bày bản năng gốc, điên cuồng hơn thua với cuộc đời, tàu Hải Dương 8 của China quay trở lại bãi Tư Chính. Nhưng dư luận đã kịp bỏ rơi hiểm họa xâm lăng, tưng bừng chạy sang phía người đàn bà hành xử không phải lẽ. “Mấy rày tụi mình bỏ lớn lấy nhỏ, hao tổn tâm tư vì cổ quá”, bạn nói, có chút bẽ bàng.

Dĩ nhiên là bạn nói cà rỡn thôi, bởi thuyết âm mưu theo kiểu đó, thì người của China đang ở khắp nơi. Họ gây đám cháy, dấy cuộc thảm sát tương tàn, xúi một câu lạc bộ bóng đá bên tận trời Âu sang mua cầu thủ của mình. Và không phải tình cờ mà ngôi sao nào đó vừa chia tay, hoa hậu nào đó sắm túi giá nửa tỉ, hết thảy họ đều cố ý chọn đúng điểm rơi, nhằm lôi kéo mọi người lạc vào ma trận tin tức mà quên khuấy mất biển đảo bị giày xéo ngoài khơi.

lundi 29 mai 2023

Võ Xuân Sơn - Sẽ đi về đâu ?

 

Mấy hôm nay, tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc quấy nhiễu chúng ta ở Bãi Tư Chính. Phản ứng của người dân trên mạng xã hội thật là yếu ớt, nếu so sánh với hồi Hải Dương Thạch Du 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

Không biết các nhà lãnh đạo của chúng ta cảm thấy như thế nào khi người dân thờ ơ với việc Trung Quốc xâm phạm bờ cõi của chúng ta?

Nếu chiếu theo những gì trước đây họ hành xử khi người dân phản ứng với Hải Dương Thạch Du 981, thì có thể họ sẽ mừng. Người dân không còn quan tâm lắm đến những chuyện liên quan đến Trung Quốc nữa. Còn tôi thì thực sự lo lắng cho vận mệnh của dân tộc.

dimanche 6 décembre 2020

AMTI : Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập Bãi Tư Chính của Việt Nam


Đăng ngày:

Một chiếc tàu hải cảnh lớn mang số hiệu 5204 đã phát tín hiệu nhận dạng (AIS) từ Bãi Tư Chính, khu vực nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam trong suốt bốn tháng. Thậm chí ngày 02/11 chiếc tàu này còn ngang nhiên tiến sát khu vực cụm nhà giàn DK1 của Việt Nam, chỉ cách có 5 hải lý, và thường xuyên lượn lờ xung quanh lô dầu khí 06-01. Sự kiện này trùng hợp với quyết định của Hà Nội hủy bỏ việc khoan thăm dò tại lô này.

Sở dĩ tàu Trung Quốc dễ dàng tiến hành vòng tuần tra mới tại Bãi Tư Chính là nhờ lập căn cứ trên Đá Chữ Thập, chiếm được của Việt Nam sau trận hải chiến Trường Sa năm 1988. Thủ đoạn quấy nhiễu của tàu hải cảnh 5204 ở Bãi Tư Chính cũng giống như việc áp sát giàn khoan của Malaysia ở bãi cạn Luconia, chứng tỏ đây là một chiến thuật hẳn hoi.

vendredi 25 octobre 2019

TS Vũ Ngọc Hoàng: Dân chủ hóa để bảo vệ chủ quyền, đất nước trường tồn

Giàn khoan JDC Hakuryu-5 và tàu hộ vệ ở ngoài khơi Vũng Tàu. Suốt ba tháng qua, các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá hoạt động giàn khoan này tại bãi Tư Chính. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2019.

Chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ mấy tháng nay vẫn ngang dọc trên bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hôm qua 24/10/2019 đã tạm rời đi, nhưng mối đe dọa xâm lấn Biển Đông vẫn luôn đè nặng.

Vừa qua tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa 11, nguyên phó ban Tuyên giáo Trung ương, đã có hai bài viết đầy tâm huyết về tình hình Biển Đông, gây tác động rộng rãi, đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng. RFI hân hạnh được trao đổi với ông Vũ Ngọc Hoàng về vấn đề này.

Kính chào tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, trước hết xin rất cảm ơn ông đã vui lòng dành thì giờ cho thính giả RFI hôm nay. Thưa ông, trong bài viết ông đã phản bác lý lẽ nếu kiện Trung Quốc sẽ tạo cớ cho Bắc Kinh gây chiến với Việt Nam…

mardi 22 octobre 2019

Dương Quốc Chính - Vì sao giáo sư Chu Hảo và tướng Lê Mã Lương bị đấu tố ?



Ngày hôm qua, VTV có đưa lên hẳn chương trình thời sự lúc 19h một đoạn clip phê phán hai ông Chu Hảo và Lê Mã Lương khá nặng nề, với cái tít là Bệnh công thần. Trước đó một ngày báo Quân đội Nhân dân cũng có một bài có nội dung gần giống, nhằm đánh ông Lê Mã Lương. Đồng thời, một số anh em bò đỏ, chắc được chỉ đạo, cùng đấu tố ông Lương với lý do tương tự.

VTV, như thường lệ, chơi kiểu đấu tố một chiều, lại cố tình làm mờ hình ảnh ông Lê Mã Lương, cũng không dám nêu tên ông, nhưng sự ám chỉ thì rất rõ ràng. 

VTV còn cố tình so sánh hai ông với ông tướng về hưu trong Cần Thơ chửi cảnh sát giao thông, với cái ý công thần là đánh lận con đen, khá dốt nát. Hai trường hợp này là hoàn toàn khác nhau. Ông tướng miền Tây là lợi dụng chức vụ cũ để ra oai, nạt nộ nhân viên công lực đang thực thi pháp luật. Còn đây là hai ông đang góp ý với đảng.

jeudi 17 octobre 2019

Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo

Ảnh vệ tinh ngày 12/05/2018 phát hiện điều được cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI (CSIS) cho là triển khai các loại vũ khí mới tại căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở Biển Đông.

Trung Quốc hôm 16/10/2019 lại kêu gọi đối thoại hòa bình, sau khi bị Việt Nam tố cáo vi phạm chủ quyền tại Biển Đông.

South China Morning Post Global Times dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo hôm qua cho biết : « Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết bất đồng trên biển thông qua đối thoại và thương lượng, nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông qua các hành động thiết thực ». 

Tuyên bố hôm qua của Bắc Kinh được đưa ra sau khi tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 15/10 đã khẳng định Việt Nam sẽ « không bao giờ nhân nhượng » trong vấn đề chủ quyền, tuy nhiên cũng cần « một môi trường hòa bình » để duy trì sự phát triển. Cũng theo ông Trọng, việc xử trí mối quan hệ giữa hai nước không hề đơn giản, nhưng không có nghĩa là nhượng bộ bất cứ thứ gì một cách vô nguyên tắc.

Lưu Trọng Văn - Đừng đùa !


Tác giả bài viết và tướng Lê Mã Lương (phải).
Có tin, cứ sau mỗi lần tướng Lương cả gan dứt khoát quan điểm của mình với giặc Tàu xâm phạm Biển Đông thì ông lại bị thế lực nào đó... tấn công.

Vụ tướng Lương chủ biên cuốn sách "Gạc Ma vòng tròn bất tử" là một điển hình. Ông bị tướng Hoàng Kiền nguyên tư lệnh Công binh chửi thậm tệ, và đại tá Khuất Biên Hòa nguyên thư ký của đại tướng Lê Đức Anh nói xấu tùm lum.

Mới đây phát biểu của tướng Lương tại Hội thảo về Bãi Tư Chính dậy sóng dư luận cả nước, khi ông kịch liệt lên án hành động láo xược đầy thách thức Việt Nam của Tập Cận Bình cho tàu xâm phạm sâu vùng biển Việt Nam.

Ông lo ngại có chỉ huy quân đội hiện nay chỉ giàu... tiền, chứ không giàu kinh nghiệm và quyết tâm chiến đấu. Ông còn cảnh báo sẽ dẫn đầu những người lính đi hỏi tội những kẻ mà ông cho là nhu nhược nếu để Bãi Tư Chính bị mất.

jeudi 19 septembre 2019

Nguyễn Trung - Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất


Hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ tổ quốc!

Hãy làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh!

           Mấy tháng nay cả thế giới lo lắng theo dõi: Chỉ cần một phát súng  định mệnh nổ ra trên Biển Đông – dù vô tình, hay vì chủ ý, do bất kể nguyên nhân gì, từ phía nào… (vì phải tự vệ, hay do khiêu khích…) – trong những đợt quần rượt, xua đuổi nhau, giữa một bên là các lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam xua đuổi những kẻ xâm phạm đến từ phía Trung Quốc, và một bên là các lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống tầu hải dương địa chất 8 và tầu cần cẩu khủng Lam Kình liên tục mấy tháng nay ngang nhiên tiến hành những hành động chỉ có thể đặt tên là xâm lược – nhiều lúc xảy ra tại những điểm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – có khi chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam 11 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 30 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở)…

           Giới nghiên cứu quân sự của NATO, EU.., hoặc của những tổ chức có tên tuổi như RAND Corporation, Học viện Hải quân (Mỹ)… cho rằng phía TQ rất cần một tia thuốc súng như thế cháy lên ở Biển Đông, để có cớ cho họ chủ động ráng cho lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam đòn chí mạng, và xúc tiến luôn thể một số việc đã rồi khác! Trung Quốc đang theo đuổi đến cùng mục tiêu này! V.v…

lundi 16 septembre 2019

Lạc - Nguyễn Ngọc Tư



(NDT 04/09/2019) Bạn đùa, có khi cái cô quậy tưng bừng ở sân bay được China trả lương. Thời điểm cô náo loạn sân bay và cương quyết trình bày bản năng gốc, điên cuồng hơn thua với cuộc đời, tàu Hải Dương 8 của China quay trở lại bãi Tư Chính. Nhưng dư luận đã kịp bỏ rơi hiểm họa xâm lăng, tưng bừng chạy sang phía người đàn bà hành xử không phải lẽ. “Mấy rày tụi mình bỏ lớn lấy nhỏ, hao tổn tâm tư vì cổ quá”, bạn nói, có chút bẽ bàng.

Dĩ nhiên là bạn nói cà rỡn thôi, bởi thuyết âm mưu theo kiểu đó, thì người của China đang ở khắp nơi. Họ gây đám cháy, dấy cuộc thảm sát tương tàn, xúi một câu lạc bộ bóng đá bên tận trời Âu sang mua cầu thủ của mình. Và không phải tình cờ mà ngôi sao nào đó vừa chia tay, hoa hậu nào đó sắm túi giá nửa tỉ, hết thảy họ đều cố ý chọn đúng điểm rơi, nhằm lôi kéo mọi người lạc vào ma trận tin tức mà quên khuấy mất biển đảo bị giày xéo ngoài khơi.

Dĩ nhiên, bạn nói giỡn thôi.

jeudi 12 septembre 2019

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay các tàu khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo, Hà Nội, ngày 25/07/2019.

Theo báo chí trong nước, bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay 12/09/2019 yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng các tàu hải cảnh đi kèm ra khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều nay tuyên bố : « Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ». 

Phía Việt Nam « yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu này ra khỏi vùng biển Việt Nam », khẳng định việc vi phạm này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 

mardi 10 septembre 2019

Biển Đông : Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil tại Texas.

Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên thông tin tập đoàn ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.

Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook : « ExxonMobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc : UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu ? »

Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh.

Trung Quốc « giết gà » Repsol để « dọa khỉ » Exxon ?

dimanche 8 septembre 2019

Vũ Ngọc Hoàng - Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông



1.
Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của Việt Nam đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu.
Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục. Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá!
Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó. Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4.000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức.

jeudi 5 septembre 2019

Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính

Các tàu hải cảnh Trung Quốc rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập ngày 05/09/2019.

Theo tài khoản South China Sea News trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.

Cách đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.

Như vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.

mercredi 4 septembre 2019

Biển Đông : Tàu cẩu khổng lồ Trung Quốc hiện diện ở lãnh hải Việt Nam

Ảnh minh họa : Tàu cẩu lớn nhất thế giới Lam Kình (Lanjing) của Trung Quốc.

Chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới Lam Kình (Lanjing) hôm qua 03/09/2019 đã đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, hiện nay các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang theo sát. Về phần chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) đã rời khỏi bãi Tư Chính một ngày trước đó.

Trang South China Sea News dẫn dữ liệu từ Marine Traffic cho biết tàu Lam Kình xuất hiện ở ngoài khơi Quảng Ngãi, cách đường cơ sở của Việt Nam khoảng 11 hải lý, cách đảo Lý Sơn 30 hải lý. Tàu này được khoảng 10 tàu hải cảnh hộ tống. 

Các nhà chuyên môn đặt câu hỏi, tàu Lam Kình đi vào lãnh hải của Việt Nam để làm gì ? Chuẩn bị lắp đặt giàn khoan hay tránh bão, hoặc vì lý do nào khác ? 

mardi 3 septembre 2019

Nguyễn Trung - Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo:Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!


       (VietStudies 02/09/2019) Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). 

         Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác của họ[1], và đồng thời uy hiếp những hoạt động ngăn cản tại chỗ của lực lượng hải cảnh và lực lượng hải quân Việt Nam. 

         Bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Việt Nam bằng con đường ngoại giao cũng như bằng những hoạt động ngăn cản, xua đuổi tại chỗ của các tầu chiến thuộc lực lượng hải cảnh và lực lược hải quân Việt Nam, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt những hoạt động phi pháp này của mình. Thậm chí đã có lúc tầu Hải Dương 8 còn tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là chỉ cách đảo Phú Quý 102 km và cách Phan Thiết 182 km[2].

Biển Đông : Hải Dương Địa Chất 8 rời bãi Tư Chính (cập nhật)



Đường đi của Hải Dương Địa Chất 8 ngày 02/09/2019 theo Marine Traffic.

Theo trang tin chuyên về Biển Đông South China Sea News, cuối ngày 02/09/2019 (theo giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với bốn tàu hải cảnh đi kèm đã rời bãi Tư Chính hướng về Đá Chữ Thập.

Đây là lần thứ nhì chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc rời đi. Trước đây tàu này rời khỏi bãi Tư Chính ngày 7/8, đến Đá Chữ Thập để tiếp liệu, rồi ngày 13/8 quay lại cùng với hai tàu hải cảnh, và liên tục quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đó đến nay.

vendredi 30 août 2019

Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung về Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải


Hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 26 đến 30/08/2019. Ảnh của GS Ryan Martinson.
Sau khi Liên hiệp Châu Âu lên tiếng, ngày 29/08/2019 ba nước Anh, Pháp, Đức đã ra tuyên bố chung về Biển Đông, bày tỏ lo ngại là tình hình hiện nay có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực. Cùng ngày, bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Pháp, Đức, Anh « kêu gọi các quốc gia ven Biển Đông có những bước đi và biện pháp làm dịu căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực ». Trong đó bao gồm cả quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của mình và quyền tự do hàng hải, hàng không trên khu vực Biển Đông.

Với tư cách là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh « nhấn mạnh mối quan tâm đối với việc áp dụng một cách phổ quát Công ước ». Điều này tạo cơ sở cho việc hợp tác trên bình diện quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Pháp, Đức, Anh nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye được đưa ra theo UNCLOS vào ngày 12/07/2016, theo đó « đường lưỡi bò » do Trung Quốc tự vẽ là không có cơ sở pháp lý.

mercredi 28 août 2019

Carl Thayer: Bắt giữ Hải Dương Địa Chất 8 thông qua Interpol ?


Giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales, Úc trong bài viết mang tựa đề « Việt Nam, Biển Đông và cộng đồng quốc tế trong đó có Úc », đăng tải hồi cuối tháng 8/2019, đề nghị Việt Nam nên tham khảo các chuyên gia pháp lý quốc tế, về tiến trình bắt giữ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8), thông qua cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.

Ông khuyến cáo cảnh sát biển Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì sự hiện diện ở bãi Tư Chính để bảo vệ chủ quyền. Song song đó, Việt Nam cần tiếp tục phản đối về mặt ngoại giao ở mọi cấp độ : đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, các lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền, quân đội Trung Quốc.

Việt Nam cũng phải tiếp tục vận động các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế để tìm kiếm sự hỗ trợ trước các hành động bức hiếp của Trung Quốc. Cần nói rõ với các nước ASEAN là không thể chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử không bảo vệ quyền lợi chính đáng của Việt Nam theo UNCLOS.

Biển Đông: Tàu khảo sát Trung Quốc tiến gần bãi Tư Chính của Việt Nam


Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) hôm nay 28/08/2019 đến gần khu vực bãi Tư Chính, với mức độ khảo sát dày đặc hơn trước, theo quan sát của các nhà chuyên môn.

Trang Đại sự ký Biển Đông cho biết trong hai ngày qua, chiếc tàu này thay vì tiến sâu vào bờ biển Việt Nam theo kiểu zig zag, đã đổi hướng đến gần bãi Tư Chính. Có lúc Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh « chỉ cách vị trí giàn khoan Hakuryu 5 tại lô 06.1 (mỏ Lan Tây - Lan Đỏ) và chân đế Sao Vàng tại mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt khoảng 55 hải lý ».

Đây là hai nơi đang diễn ra các hoạt động dầu khí liên doanh Việt Nam và một số nước đối tác. Mật độ các vòng khảo sát cũng dày đặc hơn.