Affichage des articles dont le libellé est Rumani. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Rumani. Afficher tous les articles

mardi 26 juillet 2022

Câu chuyện về địa ngục và đường đi mới của lúa mì Ukraina


Đăng ngày:

Putin « nhổ vào mặt Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ »

La Croix và Les Echos tóm tắt : Được ký kết với sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, thỏa thuận, kéo dài bốn tháng và tự động gia hạn, rất được cộng đồng quốc tế chờ đợi, vì Nga và Ukraina cung cấp 30 % lượng lúa mì trên thế giới. Đây là một bước tiến ngoại giao, cho dù Ukraina khẳng định không ký trực tiếp bất kỳ văn bản nào với Nga, mà mỗi bên chỉ cam kết với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

mardi 19 avril 2022

Lưu Trọng Văn - Tuần dương Moskva bị đắm, thêm một nguồn tin về sự thật

 

Trên trang của nhà khoa học Nguyễn Bá Anh, một người  làm việc lâu năm ở Nga, vừa dẫn những thông tin từ Nga về Tuần dương hạm "Moskva" bị đắm.

Gã xin chia sẻ những thông tin rất nóng này để chúng ta cùng tham khảo.

1. Vì sao tàu tuần dương nằm ở gần cảng Odessa và Rumani?

Cách đây một năm, một trạm radar mới mảng pha định vị tầm quét khoảng 500 km đã được lắp cho tàu tuần dương.

jeudi 24 février 2022

Các nước láng giềng chuẩn bị tiếp đón làn sóng người tị nạn Ukraina

 

Trước chiến sự đang diễn ra, các nước láng giềng với Ukraina hôm nay 24/02/2022 chuẩn bị đón tiếp hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người dân chạy loạn tràn sang. 

Ba Lan vốn có đường biên giới dài với Ukraina và đã có 1,5 triệu người Ukraina sinh sống, bày tỏ sự ủng hộ Kiev và muốn giúp đỡ. Bộ Nội vụ Ba Lan cho biết đã chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với khủng hoảng nhân đạo, ngay trước khi Nga công nhận độc lập các vùng ly khai, và có khả năng cung cấp hậu cần, y tế…cho một triệu người tị nạn Ukraina. Thanh thiếu niên Ukraina sẽ được nhận vào các trường trung tiểu học, đại học Ba Lan. Nếu cần thiết, Liên hiệp Châu Âu (EU) có thể hỗ trợ.

Slovakia, có biên giới phía đông giáp với Ukraina, đã chuẩn bị bốn trại tị nạn và có thể tăng cường thêm khi cần. Rumani, một trong những nước nghèo nhất châu Âu, cũng sẵn sàng đón nhận nửa triệu người Ukraina tại các trung tâm tị nạn ở những thành phố lớn dọc theo đường biên giới dài 650 kilomet.

vendredi 25 décembre 2020

Trần Trung Đạo -Từ Rumani đến Việt Nam


Ngày 25 tháng 12 cũng là ngày đánh dấu sự sụp đổ của chế độ cộng sản Romania (Rumani) độc ác.

Ai chịu trách nhiệm cho khoảng 170 ngàn trẻ em mồ côi trong tổng số nửa triệu trẻ mồ côi trong cả nước đã bị chế độ cộng sản bỏ rơi ? Dĩ nhiên là vợ chồng Nicolae Ceaușescu. Nhưng chưa đủ.

Trách nhiệm, ngoài ra còn đặt trên lương tâm của những lãnh đạo chính phủ biết rất rõ tội ác của vợ chồng Nicolae Ceaușescu và có thể can thiệp, nhưng vì quyền lợi đã làm ngơ mặc cho Nicolae Ceaușescu thao túng. Đó cũng là một nhắc nhở cho thực tế cộng sản tại Việt Nam :

dimanche 29 novembre 2020

Trần Trung Đạo - Mảnh giấy lộn của Churchill và số phận bảy nước Đông Âu


Hôm đó là ngày 9 tháng 10, 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Moscow gặp Joseph Stalin để bàn về tương lai của các quốc gia vùng Balkan.

Bán đảo Balkan là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia ở phía nam Châu Âu giữa Biển Adriatic và Địa Trung Hải, trong đó có những quốc gia nằm hẳn hay nằm một phần trong bán đảo như Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ v.v...

Chuyến viếng thăm lịch sử này được ghi lại trong cuốn thứ sáu của bộ sách về Thế Chiến Thứ Hai của Winston Churchill (The Second World War. Volume VI, Triumph and Tragedy by Winston Churchill).

lundi 23 décembre 2019

Rumani tưởng niệm nạn nhân cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản 1989


Nến được thắp tối 22/12/2019 gần một đài kỷ niệm các liệt sĩ trong cuộc Cách mạng Rumani năm 1989 tại thủ đô Bucarest. Inquam Photos/Octav Ganea via REUTERS
Đăng ngày:

Khoảng một ngàn người hôm qua 22/12/2019 đã xuống đường tại Bucarest để tưởng niệm những người Rumani bị chết trong cuộc cách mạng tháng 12/1989, đòi hỏi đưa ra ánh sáng các sự kiện đẫm máu sau khi nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị lật đổ.

Những người biểu tình dành một phút mặc niệm tại quảng trường Cách Mạng, rồi thả hàng trăm quả bóng màu trắng tượng trưng cho « linh hồn của 1.142 người đã bị sát hại » cách đây 30 năm. Sau đó tên của các nạn nhân được đọc và chiếu lên tường của tòa nhà từng là trụ sở của Trung ương Đảng Cộng Sản Rumani
 AFP dẫn lời một người biểu tình cho biết « chính nhờ những người đã bị chết hồi tháng 12/1989 mà nay người Rumani được sống trong một đất nước tự do ». Một người khác bày tỏ lòng biết ơn đối với « những thanh niên vô tội đã bị sát hại tàn nhẫn », « một ngày nào đó sự thật sẽ được sáng tỏ ».

lundi 28 octobre 2019

Thiếu lao động: Rumani, Hungary mở cửa cho nhân công Việt và châu Á

Công nhân Việt Nam làm việc tại một công trường xây dựng ở Bucarest, ngày 26/10/2019.

Vụ 39 người trong đó có thể có nhiều người Việt bị chết trong chiếc xe tải được phát hiện ở hạt Essex (Anh) cuối tuần qua, đã khiến truyền thông châu Âu rúng động. Mạng xã hội ở Việt Nam dày đặc những thông tin chia sẻ, ý kiến nhiều chiều về những may rủi của việc vượt biên, giấc mơ châu Âu và những ảo vọng…

Con đường nhập cư lậu thường là sang Trung Quốc hoặc Nga rồi qua các nước Đông Âu, sau đó vào Tây Âu, và hướng đến ưa thích là Anh quốc. Nhiều gia đình đã vay mượn những số tiền lớn, đóng cho các đường dây để cho con ra đi, hy vọng được đổi đời, đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An…

Tuy nhiên có một điều mà người dân ít biết, và tất nhiên những kẻ buôn người không tiết lộ, là nhiều nước Đông Âu đang rất thiếu nhân công, đang mở cửa cho lao động từ châu Á. Hãng tin Pháp AFP trong bài phóng sự hôm nay 28/10/2019 mang tên « Do thiếu lao động, Rumani và Hungary tuyển mộ tận châu Á », đã mô tả rõ hơn tình hình này.

dimanche 11 août 2019

Rumani: Hơn 20.000 người biểu tình đòi chính phủ từ chức

Trên 20.000 người biểu tình ở Bucarest, Rumani đòi chính phủ từ chức. Ảnh 10/08/2019.

Tại Rumani hôm 10/08/2019, trên 20.000 người biểu tình ở thủ đô Bucarest đòi chính phủ cánh tả từ chức. Sự kiện này diễn ra sau vụ hai thiếu nữ bị sát hại, và đúng một năm sau một cuộc biểu tình bị cảnh sát đàn áp thô bạo.

Theo hãng tin Agerpres, khoảng 24.000 người đã tập hợp trước trụ sở chính phủ, hô vang « Quân trộm cắp », « Hãy từ chức ! ». Người biểu tình cũng tưởng niệm Alexandra và Luiza, hai cô bé bị bắt cóc và giết chết, gây phẫn nộ cho người dân Rumani. 

Riêng Alexandra, 15 tuổi, hôm 25/7 đã gọi đến số điện thoại khẩn cấp 112 đến ba lần để cầu cứu do bị bắt cóc và hãm hiếp, cho biết địa điểm đang bị giam giữ, nhưng cảnh sát không hành động gì. Đến 19 tiếng đồng hồ sau nhân viên công lực mới đến nơi, thì nạn nhân đã bị phân thây và phi tang xác một cách dã man. 

mardi 13 septembre 2016

Rumani hy vọng tham gia không gian Schengen

Tổng thống Rumani Klaus Iohannis (P) tiếp đồng nhiệm Pháp François Hollande, Bucarest, ngày 13/09/2016.

Tổng thống Pháp François Hollande viếng thăm chính thức Rumani hôm nay 13/09/2016, với khoảng 30 doanh nghiệp tháp tùng. Bên cạnh mối quan hệ song phương, đây còn là dịp để ông Hollande điểm lại tình hình với chính quyền Rumani, ba ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh hậu Brexit tại Bratislava.
Từ Bucarest, thông tín viên RFI Anastasia Becchio cho biết Rumani đang chờ đợi những tín hiệu tích cực về hồ sơ xin gia nhập không gian Schengen của nước này :

mardi 9 juin 2015

Quốc hội Rumani bác yêu cầu tước quyền đặc miễn của Thủ tướng Victor Ponta

Đăng ngày 09-06-2015


Thủ tướng Rumani Victor Ponta bị cáo buộc tham nhũng, hôm nay 09/06/2015 đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội gồm đa số thuộc phe trung tả của ông. Tổng thống Rumani cho rằng đây là một quyết định « vô trách nhiệm ».
Các dân biểu với 231/120 phiếu đã bác bỏ yêu cầu của Viện Kiểm sát Chống tham nhũng (DNA) đòi hỏi tước quyền đặc miễn của Thủ tướng để tiến hành điều tra về xung đột lợi ích. Tuy vậy kết quả này chưa thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng hiện nay tại Rumani, một trong những nước nghèo nhất Liên hiệp Châu Âu.

mercredi 20 mars 2013

Noël đẫm máu của Ceausescu (2)

Chiếc trực thăng chở vợ chồng Ceausescu chạy trốn.

« Con chim » (mật danh điện đàm của chiếc trực thăng) đáp xuống lần đầu tiên ở Snagov, phía bắc thủ đô, rồi 20 phút sau lại cất cánh để đi tìm một nơi trú ẩn an toàn. Nicolae Ceausescu chọn Targoviste, thành phố công nghiệp nằm cạnh một khu vực dầu khí, dưới chân núi Carpates. Cuối cùng chiếc trực thăng đậu lại giữa một cánh đồng nằm dọc quốc lộ số 7 ở Salcuta, cách một đơn vị quân đội vài cây số.

Lần đầu tiên đôi vợ chồng Tổng bí thư Rumani, trong trang phục sang trọng, giầy đánh véc-ni bóng loáng, mới thực sự tiếp xúc với thực tế của đất nước mà tài nguyên đã bị xuất khẩu để trả nợ, dân chúng đói khát. « Tôi đã cố lục soát trí nhớ, nhưng ngay cả trong một nước Pháp bị quốc xã chiếm đóng, tại Liên Xô hay một đất nước cộng sản nào khác mà tôi đã đến thăm, tôi chưa từng thấy cảnh khổ sở như thế ». Jean-Marie Le Breton, vào thời đó đang là đại sứ Pháp ở Rumani đã viết như thế trong cuốn sách « Hồi kết của Ceausescu, lịch sử một cuộc cách mạng ».

mercredi 26 décembre 2012

Noël đẫm máu của Ceausescu (1)

Cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Ceausescu tại Rumani năm 1989.

(LND : Cuốn « Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài » do tuần báo L’Express và NXB Perrin phối hợp phát hành vào tháng 10/2012, tập hợp 24 bài viết chọn lọc của các nhà sử học và nhà báo nổi tiếng của Pháp, do Diane Ducret và Emmanuel Hecht chủ biên. Từ Mussolini, Hitler, Stalin cho đến Mao Trạch Đông, Tito, Ceausescu, Pôn Pốt, Saddam Hussein, Ben Ali…cuốn sách phác họa lại một nửa thế kỷ với những cuộc đảo chính, nổi dậy, âm mưu, các cuộc tàn sát, sự dối trá của các chế độ cầm quyền, và đặc biệt là sự cáo chung của các nhà độc tài. Trước hết xin phép giới thiệu với độc giả bài viết của Marion Guyonvarch và Eric Pelletier về mùa Noël đầy khói lửa năm 1989 tại Rumani).

Năm 1989, khi các « cuộc cách mạng nhung » liên tiếp diễn ra ở Đông Âu, « Conducator » Ceausescu vẫn điều hành Rumani với bàn tay sắt. Nhưng các cuộc nổi dậy ở Bucarest ngày 21/12/1989 đã làm đảo lộn tất cả. Bốn ngày sau đó, nhà độc tài và vợ đã bị xử bắn sau một phiên xử chớp nhoáng.