jeudi 29 février 2024

Ngô Nhân Dụng - Nikki Haley sẽ còn lì

Tiểu bang South Carolina vốn là “căn cứ địa” của bà Haley, đã hai lần bầu bà làm thống đốc, vậy mà bà thất bại.

Bà Nikki Haley chắc không biết Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng bà cũng theo một phương châm như cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa: Làm chính trị thì phải lì.

Thứ Bảy vừa qua bà Haley thua ông Donald Trump một lần thứ tư sau 6 tuần lễ giao đấu, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Ông Trump là ứng cử viên Cộng Hòa đầu tiên, dù không ngồi trong Tòa Bạch Ốc, đã thắng bốn trận bỏ phiếu sơ bộ trong đảng ở Iowa, New Hampshire, Nevada, và South Carolina và luôn luôn đạt được số phiếu trên 50 phần trăm.

Dương Quốc Chính - Sự tiến hóa của chế độ thực dân

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ...là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

Nguyễn Chí Tuyến - Viết cho người anh em

 

(Bài viết khi blogger Nguyễn Lân Thắng sắp ra tòa)

Này người anh em, chỉ vài giờ nữa là họ đưa người anh em ra “xử kín” với tội danh “chống nhà nước”. Nghĩ tới mấy từ này là tôi lại bật cười.

Tôi cười vì họ có đầy đủ mọi thứ trong tay, họ có cả hệ thống quyền lực trong tay mà sao lại e dè, rón rén đến như vậy. Phàm ở đời, chỉ có làm việc gì khuất tất mới phải “kín”, chứ đường đường chính chính ai lại thế, phỏng ạ!

À mà thôi, việc họ cứ để họ diễn. Mình nói về chuyện của mình thôi. Ta sinh ra không phải là anh em (theo huyết thống) mà chỉ là những người xa lạ trong xã hội. Vậy ta quen biết nhau từ khi nào nhỉ? À, khà khà, mùa hè đỏ lửa 2011. Nhoắng cái đã gần 12 năm rồi đấy, chưa đầy 1 tháng nữa là tròn 12 năm.

Nguyễn Anh Tuấn - Blogger Nguyễn Chí Tuyến bị bắt !

 

Ngay lúc này đây, rất nhiều công an thường phục và sắc phục đang khám nhà blogger Nguyễn Chí Tuyến, được biết đến với tên thân mật là Anh Chí.

Một nguồn tin ở hiện trường cho biết khả năng cao là sẽ có lệnh bắt.

[Cập nhật: Anh Chí đã bị công an đưa đi]

Phạm Thành Nhân - « Lắng nghe mạng xã hội », hãy bắt đầu từ căn cước

 

Chiều 27/2, Sở 4T Xì phố ra mắt phần mềm "Lắng nghe mạng xã hội", tức là cái gì bạn nói, viết trên mạng đều sẽ được lắng nghe, được đọc hết đó.

Giáo làng tui mừng quá, thế là bây giờ những gì giáo tui nói, giáo tui viết đều được chính quyền lắng nghe cả; nên giáo tranh thủ góp ý liền về vụ cái Căn cước.

Tuy nhiên, trước khi góp ý nghiêm túc, giáo phải nói ví von cái này đã.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

Hà Phan - Đổi Ga tàu thủy thành Bến trong hôm nay!

 

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1) - nơi "biến" bến thành ga cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh, thay đổi bảng hiệu "ga tàu thủy" thành "bến tàu" tại các bến đón, trả khách của tuyến buýt sông số 1 ngay trong ngày hôm nay 29/2.

Trong ảnh là Ga tàu thủy Thủ Thiêm đã bị gỡ mấy chữ Ga tàu thủy để chuẩn bị thay bằng Bến!

Ông Toản giải thích tên gọi "ga tàu thủy" có từ lúc tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.02.2024


 

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 28/02/2024

 

1. Tin chiến sự từ bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, đến 11 giờ trưa ngày 28/02 theo giờ Hà Nội.

- Trong khu vực chịu trách nhiệm của khu vực phòng thủ Khortytsia theo hướng Kupyansk, lực lượng phòng thủ đã đẩy lùi 13 đợt tấn công của địch tại các khu định cư Sinkivka và Tabaivka của tỉnh Kharkiv.

- Theo hướng Lyman, các chiến sĩ của chúng ta đã đẩy lùi 11 đợt tấn công của địch tại các khu định cư Terna và Rozdolivka của vùng Donetsk.

Mai Quốc Việt - Một status buồn

 

Chẳng cần xem, bằng trải nghiệm của một nhà hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam tôi biết chính xác phim Đào, Phở và Piano nói gì? Đào & Phở là của Hà Nội, còn Piano là của người Pháp... Phim đánh nhau phải rõ ai ta ai địch.

Một kỷ niệm buồn. Năm 1998 thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.

Ai cũng thừa biết người Pháp đã xây Sài Gòn. Liệt kê nhé, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn, qui hoạch phố cổ Catinat, Nhà hát thành phố, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, ga xe lửa Sài Gòn, cầu Đỏ, Thảo Cầm Viên, khách sạn năm sao Continental, khách sạn năm sao Majestic, cảng Ba Son, cảng Sài Gòn, công viên Tao Đàn, các trường học…

Phan Châu Thành - Nga đang đánh nhau với ai vậy ?

 

Mình đợt này hơi bận, nhưng thấy anh em phóng viên thân Nga được thể gáy kinh quá, mình chỉ xin nhẹ nhàng kéo áo hỏi:

Thưa các anh em, nếu thực sự Nga bắt được tù binh nhiều như họ nói, hay "đã loại khỏi vòng chiến tới 444.000 lính Ukraina" - như Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố - tức là 1,5 lần lực lượng ban đầu mà Ukraina có (trước khi cuộc xâm lược nổ ra Ukraina có 250.000 lính) thì hiện giờ quân Nga đang đánh nhau với ai trên chiến trường vậy ?

Đội quân số 2 thế giới, sức mạnh quân sự áp đảo, vũ khí tối tân... với gần 500.000 quân thường trực trên chiến trường Ukraina (nguồn từ chính Putin). Mà hai năm qua hết tiến lại lùi, nào "thể hiện thiện chí", "nào rút lui chiến thuật"... để rồi bây giờ mừng rú như lên đồng khi chiếm được một thành phố, vài ngôi làng hay thậm chí mấy căn nhà ?

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Bùi Chí Vinh - Lại thêm một sự thay tên đổi họ ngu xuẩn

 

T nh tôi đã chp hình Bến Bch Đng

Ba má tôi không bao gi gi đó là "Ga Tàu Thy"

Dân Sài Gòn không xut thân t kh

T rng v chí chóe đi thay tên

Huỳnh Duy Lộc - Bến tàu hay ga tàu thủy?

 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, bến tàu trên sông Bạch Đằng gần cảng Saigon được người dân Saigon gọi là “bến tàu” hoặc “bến Bạch Đằng” sau ngày 30.4.1975.

Vào thời Pháp thuộc, bến sông từ công trường Mê Linh đến cảng Ba Son lúc đầu mang tên Primauguet, đến năm 1920 đổi thành Quai d’Argonne (trong tiếng Pháp, quai có nghĩa là “bến tàu”).

Mới đây, bến tàu này được đặt một cái tên mới là “ga tàu thủy Bạch Đằng”, dấy lên những lời châm biếm của cư dân mạng. Ga là từ tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp “gare” có nghĩa là một trạm dừng trên đường sắt. Ga có liên quan gì tới tàu thủy?

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

Đặng Chương Ngạn - Ga nước quê hương!

- Ông tổng biên tập! Sao trong cuốn tiểu thuyết của tôi các ông biên tập kỳ thế: Tất cả các từ Ga nội địa Tân Sơn Nhất, Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, các ông sửa thành Bến nội địa, Bến quốc tế? Ông có hiểu nghĩa từ "BẾN" không?

- Hiểu chứ! Theo từ điển tiếng Việt: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước; nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa...Vậy, anh có hiểu nghĩa từ "GA" không?

- Tất nhiên, cũng theo từ điển: Công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hỏa, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hóa...

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.02.2024


 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 733, 27-02-2024

1. Quân Ukraina tiếp tục phải rút khỏi 2 làng ở ngoại ô thành phố Avdiivka là Sieverne và Stepove, rút về tuyến phòng ngự tiếp theo:

mardi 27 février 2024

Dương Quốc Chính - Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra như thế nào ?

Mình mới đọc được comment của một người hình như là thày giáo dạy sử, như ảnh đính kèm, khi bạn này bình luận về quân Pháp vào thời điểm họ tấn công vào phía Việt Nam. Comment tuyệt đối đúng sách giáo khoa, mà thày được học và đi dạy!

Xét thấy quan điểm này quá phổ biến đối với người Việt và được coi là quan điểm chính thống, yêu nước, nên người ta mặc sức tuyên truyền một cách vô tri. Mình tin là rất hiếm người được hoặc cố gắng tìm đọc thông tin nhiều chiều, nên cũng mặc nhiên coi quan điểm này là tuyệt đối đúng.

Theo những gì mình tìm hiểu lâu nay, người Pháp trước thời điểm bị Nhật đảo chính năm 45 có cách hành xử rất khác với người Pháp quay trở lại Đông Dương với vai trò giải giáp Nhật đại diện đồng minh. Ban đầu là thay thế người Anh ở Nam vĩ tuyến 16, sau Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 thì tiếp tục thay thế quân Tưởng ở Bắc vĩ tuyến 16.

Đỗ Duy Ngọc - Về quê

"Tết nhìn thiên hạ trở về quê

Tôi chẳng có quê để được về"

Nói thế cũng hơi ngoa chăng, ai lại không có quê. Thật ra, tôi cũng có quê, nơi giòng họ nhà tôi đã qua hơn mười đời ở đó, gia phả ghi rõ vậy. Tôi thuộc đời thứ chín. Như thế, tôi cũng có quê chứ. Vùng đất đó có nhiều thắng cảnh, nhiều hang động nổi tiếng thế giới. Cũng là nơi sản sinh nhiều danh nhân đất Việt. Miền quê ấy có tên là Quảng Bình.

Đó là nơi ông nội tôi được sinh ra và lớn lên. Thời trai trẻ, ông nội đi Tây, lúc trở về lại Việt Nam, mới sinh ra ba tôi. Sau đó, ông nội tôi qua Lào làm ăn, mất ở Paksé, cho đến giờ cũng chưa tìm thấy mộ.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Nga-Ukraine sau hai năm

Ngày 24/02, cuộc chiến này đã diễn ra được tròn hai năm. Diễn biến của nó không khác nhiều so với dự đoán ở status của mình viết một năm trước.

Đầu tiên, cần điểm lại vài biến cố lớn trong năm vừa qua. Đó là việc Ukraine chuyển sang thế tấn công và Nga chủ động phòng thủ ở vùng Donbas (hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk) mà họ đã sáp nhập.

Tuy nhiên, khi đôi bên lật ngược lại vai trò (năm đầu thì Nga công, Ukraine thủ) thì Ukraine bị rơi vào thế bất lợi. Bởi vì về nguyên tắc chiến tranh thì thường bên tấn công phải có quân số gấp khoảng 5 lần bên phòng thủ, và/hoặc phải có vũ khí mạnh hơn.

Đặng Chương Ngạn - Ấn để làm gì !

 

Nghe nói dân quanh vùng Nam Định, thức suốt đêm, tìm mọi cách để rước ấn về nhà mong sẽ vinh hoa, phú quý, tiến quan...nên mỗ tôi kể chuyện này.

Quê cụ Trạng Trình lừng danh nghe nói ở Vĩnh Lại. Dân Vĩnh Lại hiếu học, trọng khoa cử...nhưng hầu như không đỗ đạt. Họ mới kéo đến nhà Trạng chất vấn.

Cụ Trạng không nói gì, nhưng làm một con ngựa đá, khắc mấy chữ, dịch nghĩa là: "Bao giờ ngựa đá sang sông, thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng", rồi đặt bên này bờ sông.

Thái Vũ - Có nên áp đặt ngôn từ miền Bắc cho miền Nam ?

"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".

Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.

Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.

Hoàng Nguyên Vũ - Khi Trấn Thành nói chữ

 

Trấn Thành trở thành đạo diễn nghìn tỉ: kệ Trấn Thành. Tôi không xem phim Trấn Thành nên cũng không có gì để khen hay để chê.

Trấn Thành có hàng triệu fan, kệ Trấn Thành và các fan của cậu ta. Gió tầng nào mây tầng đó, của ba đấng người ba loài, nó là điều bình thường của xã hội. Mà bình thường thì kệ họ đi.

Nhưng hôm nay Trấn Thành nói chữ, đành hóng hớt tí.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (2)

- Cảng: Cũng theo từ điển Hoàng Phê, là nơi công trình cho tàu thuyền, ghe, ca nô ra vào neo đậu xếp dỡ hàng hóa hoặc hành khách lên xuống.

Cảng là từ chỉ chỗ dùng của các loại phương tiện giao thông thủy. Nơi có nước mới là cảng, chẳng hạn bờ sông, bờ biển. Ven sông thì cảng sông, ven biển thì cảng biển. Ví dụ cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đình Vũ, cảng Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài hát “Bến cảng quê hương tôi”, “khi xuân sang trên bến cảng, đàn hải âu tung cánh bay rợp trời”. Không có cảng nào nằm trên đất không sông không biển bao giờ. Gọi những chỗ trung chuyển hàng từ cảng biển cảng sông về là “cảng trung chuyển” là hết sức bậy.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (1)

Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ). Nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.

Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực. Mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận.

Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.02.2024


 

lundi 26 février 2024

Nóng : Tổng thống Pháp không loại trừ khả năng gởi quân sang Ukraina

 

(Reuters & AFP 26/02/2024) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai 26/02/2024 tuyên bố không loại trừ bất cứ điều gì để ngăn cản Nga chiến thắng, ngay cả việc gởi bộ binh sang Ukraina, trong phần bế mạc hội nghị được tổ chức tại Paris với các nhà lãnh đạo châu Âu để bàn bạc về việc hỗ trợ quân sự và tài chánh cho Kiev.

Trong cuộc họp báo sau hội nghị, Emmanuel Macron cho hay : « Hôm nay không có sự đồng thuận để gởi bộ binh sang một cách chính thức, có trách nhiệm. Nhưng không loại trừ điều gì, chúng tôi sẽ làm tất cả để Nga không thể thắng được ». Ông nhấn mạnh : « Tôi hoàn toàn không nói là Pháp không ủng hộ (việc đưa quân sang) ».

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 26/02/2024

1. Tình hình Robotyne

Bác NTT hôm kia nhắn cho tôi là Nga tấn công Robotyne dữ quá, có thể quân Ukraine không giữ được. Tôi trả lời do mấy hôm bận viết bài tổng kết hai năm chiến tranh nên không theo dõi tình hình cụ thể. Tuy nhiên để phát triển kết quả có được sau The Battle of Avdiivka thì chúng nó tấn công mạnh là đúng rồi.

Tôi lên mạng thì thấy cũng nhiều nhiều tin về Robotyne. Anh phi công Denys Davydov bảo: Nga tấn công vào làng theo hai hướng: tây nam và chính nam, nhưng bị quân Ukraine đón đánh bằng UAV cùng pháo kích ngay cổng làng nên bọn Nga như bị sập bẫy, liên tục bị tiêu diệt hết đợt này đến đợt khác.

Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga – Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov đã đến thăm sở chỉ huy Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 58 của Quân khu phía Nam trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt.

Lê Xuân Nghĩa - Chúc mừng Tổng thống Putin, chúc mừng Kremlin!

 

Thụy Điển chính thức gia nhập NATO và trở thành thành viên thứ 32 của Tổ chức này.

Cuối cùng thì Quốc hội Hungary hôm nay cũng đã thông qua tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, sau hơn một năm “câu giờ”.

Thủ tướng Thụy Điển ra tuyên bố: “Một ngày lịch sử. Nghị viện của tất cả các nước NATO hiện đã bỏ phiếu tán thành tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Chúng tôi sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đảm bảo an ninh của NATO.”

Nguyễn Sỹ Tuyến - Tháng Hai…

 

Năm 1979, Trung Quốc tiến hành "chiến dịch xạ kích tự vệ" hay "Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến" (Cuộc chiến tự vệ đánh trả Việt Nam).

Người "anh cả Đỏ" từng là "đồng chí" một thời ra tay "dạy bài học" cho người "anh em" một cách tàn bạo sau nhiều năm căng thẳng với đủ trò phá hoại: cấm vận, "bảo vệ người Hoa", xê dịch cột mốc, mồ mả; thu gom rễ cây, móng trâu bò...

Trước đó, người Ba Lan (1939) còn đau thương hơn nhiều, bởi cả hai cường quốc bắt tay nhau xâu xé với Hiệp ước Molotov-Ribbentrop ( Đức Quốc xã và Liên Xô), rồi người Phần Lan (1939-1941), Tiệp Khắc (1968)...vô cùng thấu hiểu.

Đặng Chương Ngạn - Hội thề của thái giám !

 

Cái ông bạn Nguyễn Thế Sỹ hay kể chuyện tiếu lâm. Hôm trước, uống rượu với bạn bè hắn kể như thật:

« Ngày trước, hàng năm ở sân cung đình, ngày rằm tháng Giêng có tổ chức một hội thề lớn, tên của hội thề là: Hội thề không hiếp dâm các cung nữ ».

Nghe vậy, tôi bảo hắn:

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

Hiệu Minh - "Mai", "Đào" và nói láo về phim

Thấy mạng xã hội bàn luận ầm ĩ về hai phim “Mai” tư nhân và “Đào, Phở và Piano” nhà nước.

Có ông còn dùng thống kê dân ta cỡ 100 triệu, bao nhiêu ở thành phố, bao nhiêu hay đi xem phim. Rồi ông kết luận cái rầm, trong hơn chục ngày mà có hơn 4 triệu đi xem phim “Mai” của Trấn Thành…có mà bốc phét.

Nhưng trong 4 triệu đó không có lão, vì nhớ thần đồng thơ Trần Đăng Khoa viết nhiều bài hay hồi nhỏ, nhưng thành hội viên Hội Nhà văn thì lão ấy được mỗi câu này ngang sấm Trạng Trình “Ngồi nhà cởi cúc xem chim//Còn hơn ra rạp xem phim nước mình”.

Hoàng Nguyên Vũ - Sư ơi, đừng lên cơn sân với cái nhà tiến sĩ Đoàn Hương ạ!

Giới áo sòng lại được một phe xôn xao khi cái nhà tiến sĩ Đoàn Hương vỗ một phát xanh rờn: Một số nhà sư làm tiền, sống xa hoa khiến đi tu trở thành một nghề.

Các sư anh sư cụ sư cô sư bác xôn xao, cho rằng đây là nhận định chủ quan, vơ đũa cả nắm.

Khoan, giận dữ là không hay rồi, sai tinh thần đạo Phật rồi. Bởi tham lam, giận dữ, si mê, hay gọi tắt là tham sân si, luôn được các sư lấy làm nằm lòng là phải từ bỏ. Các sư giảng đạo lý từ chùa tới nhà rồi ròng rã trên mạng xã hội việc bỏ ba thứ này. Vậy thì, các sư cứ thực hành trước, bớt nóng.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

Nguyễn Thông - Tại sao không đổi?


Mặc dù việc đổi "Căn cước công dân" sang "Căn cước" là tự nguyện khi Căn cước công dân chưa hết hạn sử dụng, như lời ông đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết. Nhưng tôi sẽ không đổi, bởi những lý do sau:

- Cái tấm thẻ "Căn cước công dân" mà tôi đang dùng mặc dù tên của nó rất sai (thiếu chữ thẻ, thừa chữ công dân) nhưng hồi năm 2022 họ thúc giục phải làm để thay tấm "Chứng minh nhân dân" (cái tên này cũng sai luôn, thiếu chữ thẻ hoặc chữ thư, thừa chữ nhân dân) nên tôi đành thay.

Nhưng "Căn cước công dân" gắn chip tôi đang dùng ghi rõ "Có giá trị đến: Không thời hạn" nên giá trị sử dụng vĩnh viễn, không cần phải đổi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.02.2024


 

dimanche 25 février 2024

Tạ Duy Anh - Hai năm Nga xâm lược Ukraina

 

Hôm nay là đúng hai năm kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện và tàn khốc vào Ukraine. Một vài cái mốc và sự kiện cần được nhắc lại.

Trước khi cuộc xâm lược diễn ra một tháng, người Mỹ liên tục cảnh báo, với ý định rõ ràng nhằm gây chú ý dư luận, hy vọng nhờ thế Pu chùn tay.

Hầu hết các nguyên thủ của những nước lớn ở châu Âu, đều đến gặp Putin, thuyết phục ông ta cho đối thoại hòa bình một cơ hội. Hình ảnh Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp cóm róm ngồi cách xa Pu đại đế cả chục mét, cho thấy châu Âu đã cúi thấp nhất có thể, trước gấu Nga. Nhiều người khi ấy nghĩ: Thật đáng đời các ông!

Phan Châu Thành - Tình hình thế giới trong ngày kỷ niệm 2 năm cuộc xâm lược của Putin vào Ukraina, 24-02-2024

 

1. Sau phát biểu của đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasilij Nebenzja, như thường lệ, cáo buộc Ukraina trên mọi phương diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski đã phát biểu, dùng ngôn từ rất ngắn gọn, đơn giản, loại bỏ tất cả các giọng điệu tuyên truyền từ phía Nga:

"Tôi lấy làm kinh ngạc trước giọng điệu và nội dung bài phát biểu của đại sứ Nga. Đại sứ Nebenzja gọi Kyiv là khách hàng của phương Tây, trong khi trên thực tế, Kyiv đang chiến đấu để không phụ thuộc vào bất kỳ ai cả.

Ông ta gọi chính quyền Kyiv là chế độ độc tài. Trên thực tế, chính phủ Ukraina được bầu ra từ cuộc bỏ phiếu dân chủ, công bằng. Ông ta gọi họ là phát xít. Hãy xem, họ có tổng thống là người Do Thái, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người theo đạo Hồi và không hề có tù nhân chính trị trong các nhà tù của họ. Còn Ukraina đầy rẫy tham nhũng ư ? Hãy xem những phim của chính trị gia Aleksy Nawalny để thấy tổ quốc của ông ta liêm khiết và trung thực thế nào".

Phan Châu Thành - Hai năm chiến tranh và những chuyến xe viện trợ của người Việt cho Ukraina

 

Hôm nay, 24-02-2024, là kỷ niệm đúng hai năm ngày Putin phát động cuộc xâm lược không báo trước vào Ukraina. Thậm chí chỉ 10 ngày trước đó, 14-02-2022, ông ta vẫn còn leo lẻo: "Nga không hề có ý định tấn công Ukraina !", trong sự hoài nghi của các nước phương Tây. Quả nhiên.

Cũng ngày này hai năm trước, một cậu người Ukraina xin nghỉ để lên biên giới đón gia đình chạy tị nạn. Chiều hôm đó, cậu trở về, nói đã xin nghỉ tiếp rồi hỏi mượn chiếc xe thùng của công ty mình "để mang cà phê, trà... lên cho những người chạy trốn chiến tranh", đang xếp hàng rồng rắn dưới nhiệt độ -8 độ C, toàn người già, trẻ con phụ nữ.

Bởi có sẵn, mình hỗ trợ cậu ấy luôn một xe thực phẩm thiết yếu và đề nghị gửi báo cáo tình hình. Khi những hình ảnh đáng lo ngại từ biên giới được chuyển về, mình đã chuyển lên trang Uwaga - Người Việt ở Ba Lan. Ngay lập tức, cả cộng đồng người Việt tại Ba Lan chuyển động. "Cần phải giúp họ !".

Lưu Trọng Văn - Dân soi…

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính là người xông xáo, hoạt động với cường độ cao nhất trong các đời thủ tướng xưa nay.

Ngày nào truyền thông cũng đưa tin về hoạt động của ông, hết nước này đến nước khác, hết tỉnh này đến tỉnh khác, hết công trường này đến nhà máy khác. Đó là chưa kể các hội nghị, hội họp mà ông phải trực tiếp chỉ đạo.

Vừa rồi bẵng đi ba bốn ngày không thấy ông xuất hiện. Sự khác thường này lập tức xôn xao tin đồn rất chi tiết: ông bị tai nạn dẫn đến tay bị tổn thương. Chả biết đúng sai thế nào.