Affichage des articles dont le libellé est Nhật Tiến. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhật Tiến. Afficher tous les articles

dimanche 27 septembre 2020

Michael Bui - Bố tôi

 


Mẹ tôi người làng Hành Thiện, Nam Định. Ông nội của mẹ tôi chống Pháp bị chém đầu chung với Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám vào năm 1913. Mẹ tôi có người anh cả là bác Quỳnh đi theo Việt Minh cũng chống Pháp.

Việt Minh trong giai đoạn này là liên minh chính trị cánh tả mang danh nghĩa trung lập, với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái để chống thực dân Pháp". Về sau bác Quỳnh bị Việt Minh thủ tiêu vì không phải là người Cộng Sản mà bác đi theo Đảng Tân Dân Chủ.

Lớn lên khi dọn về Hà Nội, gia đình Mẹ rất khá giả vì ông ngoại tôi là nhà thầu cho mỏ than Hòn Gai tại Quảng Ninh. Sau khi Việt Minh chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp Định Đình Chiến Geneve 1954 được ký kết, ông ngoại tôi tức tốc bán tống bán tháo tài sản để di cư vào Nam, tránh bị đấu tố khi đã biết quá rõ bản chất của người Cộng Sản là gì.

Phạm Công Luận - Lời tiễn biệt thầy Nhật Tiến

 


Tin buồn lại đến khi biết tin nhà văn Nhật Tiến giã biệt cõi đời, chỉ sau cô Đỗ Phương Khanh hơn hai tuần. Riêng tôi, cảm thấy mình như vừa mất đi người thân. 

Thế hệ 6X ở miền Nam sẽ không quên bộ tuần báo Thiếu Nhi do thầy chủ biên, in ấn đẹp, bài vở thiết thực và tính giáo dục đậm đà. Cũng không quên cuốn sách “Thềm hoang” của thầy mà học trò trung học Đệ nhất cấp đã phải thuyết trình trước lớp. 

Tôi vẫn nhớ nhiều chi tiết cuốn sách đặc sắc “Thuở mơ làm văn sĩ”, gần như là hồi ký mà thầy kể về thời học trò tập tành làm báo ở Hà Nội. Cuốn sách này đã thúc giục tôi đi vào con đường làm báo sau này. Những cuốn sách đó, cùng cuốn “Những người áo trắng”, vở kịch “Người kéo màn”, khi gặp nhau, thầy đều tặng cho vợ chồng tôi, luôn ghi trang trọng: “Tặng cô chú….”, dù chúng tôi chỉ ở tuổi con của thầy.