Affichage des articles dont le libellé est Cấm đoán. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cấm đoán. Afficher tous les articles

lundi 18 mars 2024

Ngô Nhân Dụng - TikTok sẽ bị cấm hay không?

Chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh không cho các công ty Trung Quốc được phép bán các nhu liệu, kể cả các “app,” cho nước ngoài. Nếu ByteDance muốn bán TikTok cho một công ty Mỹ, cũng sẽ bị cấm.

Nhiều người khắp thế giới, nhất là giới trẻ, thích TikTok, một “ứng dụng” (app) giúp chuyển đi nhanh chóng các đoạn phim ngắn mà những công ty khác không có. Năm 2023, chính phủ Canada bắt tất cả điện thoại các công chức cấm không được dùng TikTok; theo sau Mỹ và nhiều nước trong Liên hiệp Âu châu. Nguyên nhân chính là e ngại gián điệp Trung Quốc.

Chủ nhân của TikTok là công ty ByteDance ở Trung Quốc. Ngày Thứ Tư vừa qua, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua một dự luật buộc ByteDance phải bán TikTok cho một công ty Mỹ trong thời gian 180 ngày, nếu không sẽ cấm luôn. Dự luật được chấp thuận với tỉ số 352-65, với 197 dân biểu Cộng Hòa thuận, 15 người chống, phía Dân Chủ có 155 bỏ phiếu thuận, 55 phiếu chống.

vendredi 15 mars 2024

Mạc Văn Trang - Không hiểu nổi !

 

Vợ tôi, Kim Chi dặn:

- Bữa trưa nay anh phải tùy nghi di tản. Chín giờ em đi họp mặt với các bạn học sinh miền Nam tập kết và liên hoan… 1954 - 2024, 70 năm rồi, mấy chục đứa vẫn gắn bó với bao nhiêu kỷ niệm. Toàn trên 80, U90, chắc gặp nhau được lần này.

Kim Chi chuẩn bị áo quần, quà cáp rất chu đáo, hớn hở ra đi như đứa trẻ! Chừng một giờ sau thấy quay về, mặt buồn bực:

- Chúng nó không cho đi! Hôm nay 14/03, nó tưởng mình đi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma!

jeudi 14 mars 2024

Ivan Ngố - Thấm rồi !

Giá xăng ở Nga đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào kho dầu.

Giá một tấn xăng AI-95 lần đầu tiên vượt 60 nghìn rúp sau 6 tháng (giá tính bằng đô la là 650-700 đô la với mức lương trung bình ở Nga). Các loại nhiên liệu khác cũng trở nên đắt hơn.

Dữ liệu từ Sàn giao dịch thương mại quốc tế St. Petersburg cho thấy giá xăng AI-95 đã tăng 1,88 % vào thứ Tư - mức cao nhất kể từ cuối tháng Chín, khi giá bắt đầu giảm sau khi lệnh cấm vận xuất khẩu nhiên liệu tạm thời bắt đầu được áp dụng.

samedi 9 mars 2024

Phúc Lai - Lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong sáu tháng của Nga Putox nói lên điều gì ?

(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine – 09/03/2024)

Mùa thu năm ngoái, Điện Kẩm-linh đã áp đặt một lệnh cấm tương tự rồi, và lệnh năm nay thực chất là một sự mở rộng hay kéo dài lệnh trước mà thôi. Điều này chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh vì “cây xăng của thế giới” được cho là thừa để đánh nhau với Ukraine và cả phương Tây luôn, trong một thời gian dài.

Thực sự, lệnh cấm mới này là một tín hiệu kinh tế rất xấu đối với Nga. Nửa tháng sau khi chúng chiếm được Avdiivka, điều này mang lại cho Ukraine và phương Tây một một niềm vui – to hay bé chúng ta sẽ bàn sau. Đồng thời, lệnh cấm cũng gợi ý một cách rất tinh tế rằng Kẩm-linh đang lo lắng về sự bất mãn đáng kể trong nước.

Cuộc khủng hoảng xăng dầu ở Nga phức tạp hơn những gì mà ban đầu người ta nghĩ về nó. Đây không chỉ là hậu quả trực tiếp của việc Ukraine tăng cường tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga. Nói cho đúng hơn, nó là kết quả nhiều lớp tác động từ cuộc chiến kinh tế phương Tây chống lại Nga kết hợp với đời sống chính trị trong nước Nga trước cuộc bầu cử.

mercredi 6 mars 2024

Nguyễn Thông - Chuyện phây

 

Tôi không định nói gì biên gì về vụ sập phây (búc) đêm qua. Kệ nó, nói theo kiểu những nhà cách mạng cực đoan, sập siếc không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.

Ở một xứ mà cúp điện cúp nước lia chia, cá mập cắn cáp thường xuyên, những thứ thiết yếu để làm người hình như mất hẳn, thì chuyện phây bị sập mạng dăm ba tiếng chả là cái đinh gì.

Nhưng chính “nó” lại buộc tôi phải có mấy nhời. Nó không hề biết rằng gã Mao bên Tàu đã từng tuyên bố “mi không đụng đến ta thì ta không đụng đến mi”. Tôi không đụng đến nó, nhưng nó gây sự.

mardi 20 février 2024

Đỗ Trung Quân - 17-2 -1979

Chuyện từ một tờ báo được “tam ban triều điển“ của Triều đình. Phó ban tuyên giáo Huỳnh Thanh Hải khi ấy nói “Chuyện người ta muốn quên các anh cứ khơi lại, nhắc mãi …“

Để Mị nhắc cho mà nhớ:

Năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài Biên Giới Tháng Hai của nhà báo Huy Đức trên cụm trang Góc nhìn số ra ngày thứ Hai 09.02.2009. Bản online của bài này được đăng lên website sgtt.vn ngay sau đó.

Đến trưa ngày 09.02.2009 bài này bị “trển” bắt rút khỏi website, và bản báo giấy thì bị điểm mặt chỉ tên lưu “sổ bìa đen” trong cuộc họp giao ban với ở “trển” vào thứ Năm tuần đó.

Mạc Văn Trang - Phim "Phản bội" bị phản bội!

 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung cộng đem hơn nửa triệu quân xâm lược nước ta suốt 6 tỉnh biên giới, gây bao tội ác dã man... Nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy nhớ lạị:

... "Vào dịp này năm ấy, tôi cùng nhóm làm phim cũng có mặt ở mặt trận Tam Đường, Lào Cai, rồi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên...ghi hình trực tiếp. Ác liệt, tàn bạo và man rợ vô cùng.

Với sự trực tiếp giúp đỡ đặc biệt của ông Nguyễn Cơ Thạch, tôi đã cho ra "Phản bội", bộ phim tài liệu (Đen Trắng) dài nhất trong lịch sử Hãng Phim tài liệu Trung ương cho đến thời điểm đó: 90 phút.

lundi 19 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

jeudi 1 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (4)

Năm 1977, tôi vào miền Nam nhận việc. Nhiều lần ngang dọc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thấy sự làm ruộng, trồng lúa, làm ra hạt gạo khác hẳn ngoài Bắc. Ruộng đồng bát ngát, phì nhiêu, thời tiết khí hậu cực kỳ thuận lợi, người trồng lúa làm ruộng cứ như chơi.

Vẫn biết vẫn hiểu có được vậy là do điều kiện “trời cho”, nhưng càng thèm sự nhẹ nhàng, thong thả ấy, lại càng thương thày bu mình, bà con mình nông thôn ngoài quê mình. Ở đây chả gieo mạ nhổ mạ, cấy kiếc chi sất, cứ căn vào con nước mà sạ lúa, cũng chẳng phải tát nước làm cỏ gì.

Tôi hỏi ông cậu vợ, ở xã Bình Phước Xuân, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, An Giang), sao không gieo mạ mà cấy cho đỡ tốn thóc giống, ông cười, ai mà bày vẽ bây ơi, đờn bà trong này chỉ đi gặt thôi, đâu biết cấy, chẳng mạ miếc chi hết.

lundi 1 janvier 2024

Huy Đức – Năm 2023 vẫn là năm của Bộ Thông tin Truyền thông

Chỉ số tự do báo chí của Việt Nam 2023 đứng ở mức 178/180, chỉ trên Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tôi vốn rất ít khi dẫn các số liệu của RSF không phải vì Chế độ vẫn xếp họ vào hàng “thế lực thù địch”, mà bởi họ không thực sự hiểu Việt Nam.

Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên và, nếu như Trung Quốc kiểm soát tự do ngôn luận có mục tiêu, có chiến lược, thì Việt Nam lại chưa bao giờ nhất quán. Điểm xếp hạng tự do ngôn luận của Việt Nam đôi khi bị đánh tụt chỉ vì sự ấu trĩ của một vài lãnh đạo và những âm mưu vặt vãnh của những người sau lưng họ.

Nhưng, thứ hạng của năm 2023 không phải không có lý do của nó.

dimanche 10 décembre 2023

Thọ Nguyễn - Cam tươi, CAM ảo, CAM không não

 

Mấy tuần rồi hắn rao bán cam riết nên từ "Thọ Củi“ thành "Thọ Cam“. Thật ra thằng tiều phu từng bị mang tiếng là CAM từ lâu rồi.

Đó là vào những năm 2005-2009, khi Internet 2.0 mới ra đời. Công nghệ 2.0 cho phép tương tác, tạo ra tiền đề cho mạng xã hội hôm nay. Một số sinh viên Việt Nam ở nước ngoài liền lập ra các trang "Dân Luận“, "Tathy“, "Thanh niên xa mẹ“ để nói chuyện đời, chuyện học.

Ở trong nước không thể thuê server hoặc lấy tên miền cho các trò này. Chỉ cần nghe thấy từ "Diễn đàn“, Forum, "Mở cửa“ v.v... là bị cấm. Chỉ có sinh viên Việt nước ngoài mới làm được. Sinh viên vì đám đó rỗi hơi và có nhiều nhu cầu trao đổi, bồ bịch. Tất nhiên những diễn đàn này thu hút người trong nước như ong ngửi thấy mùi đường.

lundi 4 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (3)

 

Những tác phẩm gò đồng mà nhà thơ-người thợ tài hoa Phạm Xuân Trường đề nghị nhà chức việc xét duyệt là tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải thứ chính trị thô thiển để rồi muốn cấm thì cấm. Mà ngay cả dưới góc độ chính trị-xã hội, sự cấm ấy cũng rất đáng lên án.

Trong bản danh sách đã được sở duyệt, rất nhiều chân dung bị cấm treo lại là những tên tuổi lẫy lừng đã làm vẻ vang cho đất nước, dân tộc, nhân dân, người Việt, văn hóa Việt. Đám quan chức Sở Văn hóa thủ đô và cả những quan thầy họ đã làm chính trị một cách rất phi chính trị.

Qua vụ “án treo” này, đã đến lúc nhà cầm quyền bỏ ngay cái thói “để lâu cứt trâu hóa bùn”, lờ đi rồi cũng xong, đâu sẽ vào đấy. Phải làm rõ ngô khoai, phạt những kẻ cố tình làm sai.

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (2)

 

Biên ngắn gọn vụ việc thế này, theo chính lời kể của “đương sự” nạn nhân Phạm Xuân Trường:

Bác ấy tổ chức buổi triển lãm tác phẩm của mấy chục năm sáng tạo, những bức gò đồng thể hiện chân dung/gương mặt “người nổi tiếng và bạn bè” tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Bác Trường, theo đúng quy định đã gửi danh sách 185 tác phẩm cho Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội duyệt.

Sở duyệt, gạt bỏ 31 tác phẩm, tức là chân dung của 29 người (bởi có 2 tác phẩm thể hiện nhiều người), cấm, không cho treo. Gọi vụ này là “án treo” bởi vậy.

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (1)

 

Hai hôm nay, dư luận xã hội, nhất là giới văn nghệ sĩ, văn hóa văn nghệ, dậy sóng vụ Phạm Xuân Trường và “án treo”.

Xã hội nóng vậy nhưng tịnh không thấy một tờ báo mậu dịch quốc doanh nào hó hé nửa lời. Chắc còn chờ chỉ đạo. Làm thân phận “chim trong lồng” nó khổ thế đấy. Đó là thực chất của tự do báo chí ở xứ này.

Phạm Xuân Trường là ai? Bác ấy - nhà điêu khắc, nhà văn nhà thơ, cũng thuộc hàng danh sĩ ở đất Hải Phòng. Nhắc tới đất Phòng thời hiện đại đừng quên những Bùi Ngọc Tấn, Đào Trọng Khánh, Thi Hoàng, Nguyễn Thụy Kha…, dĩ nhiên có cả Phạm Xuân Trường. Tôi chỉ vinh dự là đồng hương bác Trường chứ chưa được gặp, trò chuyện bao giờ, còn các “cụ” kia thì mình từng hầu chuyện.

Bùi Chí Vinh - Vài lời với một bức chân dung bị cấm

 

Hà Nội vừa có cuộc triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ tiêu biểu làm bằng gò đồng. Nhưng Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội đã cấm trưng bày chân dung 31 vị, trong đó có tôi.

Tôi xin nói thật, từ lâu tôi đã một mình một cõi không muốn dây dưa vào giới văn nghệ và với bất cứ ai. Cũng vì quá nể nhà thơ kiêm nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường (mà tôi chưa gặp mặt) nòi tình đồng điệu nên tôi mặc nhiên để ông sáng tạo những gì ông thích.

Tuy vậy khi ông điền tôi vô danh sách triển lãm là tôi đã thấy ái ngại. Xin lỗi, ngoài 31 nhân sự bị cấm, không ít nhân sự còn lại tôi còn không muốn bắt tay huống hồ gì treo tranh chung.

Nguyễn Thành Phong - Vì sao Sở Văn hóa Hà Nội cấm ?

 

Phạm Xuân Trường - Một thi sĩ tài hoa, một nghệ sĩ điêu khắc độc đáo với thể loại tranh gò đồng khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam đương đại. Ông sống và sáng tác ở Hải Phòng.

Dịp này, thi sĩ, nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường đang bày triển lãm tranh tại Hà Nội. Điều bất ngờ đến sửng sốt là: Có hơn 180 bức chân dung gò đồng được ông trình Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Hà Nội để xin cấp giấy phép triển lãm nhưng chỉ có 154 bức chân dung được cấp phép.

Còn lại, Sở VHTTDL Hà Nội, sau khi thẩm định, đã cấm treo rất nhiều bức. 

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

 

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Hôm nay (và sẽ còn nhiều ngày sau) mạng xã hội tràn ngập thông tin về cuộc triển lãm, kèm theo những lời bày tỏ đủ các sắc thái tình cảm về hành động lạ lùng, rất phản văn hóa, của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chắc chắn sự kiện này sẽ ghim vào lịch sử như một vết đen, gắn với Hà Nội, không dễ tẩy xóa.

mardi 14 novembre 2023

Thọ Nguyễn - Nghe đài địch (2)

 

Máy thu hình còn có chỗ để tháo các “kênh đen”, nhưng máy thu thanh thì vô phương. Khi vặn núm dò sóng người ta lướt qua mọi tần số, không theo kênh như ti vi.

Công an Đông Đức muốn phá sóng cũng không được, vì CHDC Đức là thành viên của liên minh viễn thông quốc tế, phải tôn trọng các tần số được phân bổ. Thế là các bạn Stasi nghĩ ra biện pháp gài một loại sóng có tần số thấp, phát xen vào đài phát thanh “địch”. Máy thu vẫn bắt được đài địch kèm tiếng ù ù tần số thấp, không đến nỗi khó chịu, nhưng đủ để Stasi nghe thấy. Xe săn đài địch đi đến đâu nhận được tiếng ù ù này thì biết là trong nhà đang ăn trái cấm.

Sau một vài thắng lợi ban đầu, kế hoạch này của Stasi cũng đổ bể. Thứ nhất là nó rất tốn tiền. Nghe đâu nhà nước phải xây rất nhiều đài phát sóng kiểu này đặt ở khắp mọi nơi. Thứ hai là vì nó chỉ nhận biết tiếng ù ù qua sóng âm, nên chủ nhà chỉ cần đóng cửa sổ lại là xe Stasi bị điếc. Hơn thế nữa, có lúc chiếc xe đứng trong một khu phố mà có quá nhiều nơi phát ra tiếng ù ù thì nó bó tay trước thế trận chiến tranh nhân dân.

samedi 11 novembre 2023

Thọ Nguyễn - Nghe đài địch (1)

 

Một cô bạn nhắn tin cho tôi:  Hôm nọ em có nghe một kênh YouTube đọc bài của anh nhưng họ nhầm anh với ông Trần Văn Thọ ở Nhật Bản.

Khổ thân tôi, hết bị nhầm với tay nhà văn Thọ “Muối” ít tóc, giờ lại bị nhầm với ông giáo sư Thọ tóc dài ở Nhật.

Nén đau khổ, tôi bảo cô: Anh đâu có biết ai copy bài anh, đã thế lại còn nhầm.

dimanche 29 octobre 2023

Trần Quyết Thắng - Khi tặng xe đạp cho học sinh nghèo cũng bị cấm!

 

Xuất phát từ ý tưởng tái chế, phục chế xe đạp cũ để tặng cho những học sinh nghèo có phương tiện đi học, đồng thời bảo vệ môi trường cũng như lan tỏa các giá trị nhân văn trong cộng đồng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã dồn tâm huyết vào công việc này, đưa đến tay hàng nghìn học sinh trên khắp mọi miền đất nước những món quà xe đạp.

Nhưng, điều lạ lùng là, cũng suốt từng ấy năm, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp khó khăn. Cái khó khăn không phải chỉ bởi công việc vất vả gian nan, mà oái oăm thay: do bị ngăn trở từ phía chính quyền, lúc nhiều - lúc ít.

Riêng lần này, theo thông tin phản hồi từ phía các công tác viên và nơi tiếp nhận, tại Nghệ An, cách hành xử rất thô bạo.