Affichage des articles dont le libellé est Toàn cầu hóa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Toàn cầu hóa. Afficher tous les articles

lundi 19 décembre 2022

Việt Nam được lợi nhiều nhất trong kỷ nguyên phi toàn cầu hóa


Đăng ngày:

Courrier International  L'Obs cùng đặt câu hỏi « Ukraina, bước ngoặt trong cuộc chiến ? ». L'Express đăng ảnh tổng thống Nga ở trang bìa, trên một cái nền âm u, chạy tựa « Vladimir Putin, vì sao ông ta có thể bại trận » và dành trọn hồ sơ cho chủ đề chiến tranh Ukraina. Đặc biệt Le Point tuy hồ sơ kỳ này về khí hậu, nhưng có đến ba trang báo được dành cho bài viết « Phạm Nhật Vượng, Elon Musk của Việt Nam ».

« Elon Musk » Phạm Nhật Vượng được chế độ ưu ái

dimanche 22 novembre 2020

Bầu cử tổng thống Mỹ, chiến thắng đắng cay cho Biden


Đăng ngày:

Le Point đăng ảnh ba nhà khoa học với câu hỏi « Hậu vaccin : Khi nào và làm sao chúng ta có thể thoát nạn ». L’Express thở phào  « Cuối cùng cũng đã có được hy vọng », với bức ảnh tượng trưng là một lọ thuốc và ống chích trên trang bìa. L’Obs tuần này dành chủ đề cho cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Courrier International chạy tựa « Hồi giáo cực đoan, thách thức của dân chủ ». Ở trang trong, các tuần báo Pháp tiếp tục bàn tán về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và mối quan hệ với Trung Quốc, bên cạnh đó là tình hình bi thảm ở Armenia.

Chiến thắng mang vị đắng cho Biden

L’Obs phàn nàn về « Chiến thắng đắng nghét ở Hoa Kỳ » : làn sóng xanh Dân Chủ được cho là sẽ tràn ngập Florida hay Texas đã không diễn ra, chiến thắng khít khao của Joe Biden tại các swing state khiến phải mỏi mòn chờ đợi kết quả chung cuộc. Ông Donald Trump, cứ ngỡ sẽ đại bại vì Covid, đã chống chọi mạnh mẽ hơn dự đoán.

mercredi 4 novembre 2020

Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Donald Trump


Đăng ngày:

Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020).

Le Figaro : Ông Donald Trump có tài gây ra thù ghét hoặc say mê cuồng nhiệt của người hâm mộ. Sau bốn năm quan sát, ông có nhận xét thế nào ?

Walter Russel Mead : Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Tôi chỉ biết Donald Trump qua truyền thông, và tính cách của ông có thể tạo ra cách tiếp cận đầy cảm xúc. Trump là một người hành động trên cơ sở trực giác thay vì lý trí. Đó là điều khác biệt so với Ronald Reagan.

lundi 13 avril 2020

Gaël Giraud : Khủng hoảng corona xua tan các huyền thoại về kinh tế

Khải Hoàn Môn Paris trong mùa dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 01/04/2020. © REUTERS/Pascal Rossignol
Đăng ngày:


L’Obs : Cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể so sánh với những cú sốc kinh tế trước đây không ?

Gaël Giraud : Không, vì nó là duy nhất. Ngược với sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 và khủng hoảng tín dụng thứ cấp (subprimes) năm 2008, nó đánh ngay và trước hết vào trung tâm nền kinh tế thực. Bộ máy sản xuất bị ngưng lại, các chuỗi giá trị toàn cầu chậm đi hoặc khựng lại, lao động bị đình công bất đắc dĩ. Đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng theo như Keynes là cầu không đủ, mà còn khủng hoảng cả về cung.

Đại dịch đánh dấu việc bước vào một thời kỳ mới, xuyên qua các nguy cơ có liên quan đến hiện tượng hâm nóng khí hậu, và mở rộng thêm bởi một chủ nghĩa tư bản quá thiên về chứng khoán, làm chúng ta trở nên hết sức dễ tổn thương trước sự hữu hạn của thế giới.

lundi 16 mars 2020

Huỳnh Ngọc Chênh - Cuộc chiến giữa toàn cầu hóa và đại cách ly



Chuyện tình thời virus corona ở Ý: "Juliette, có phải nàng đó chăng?"

Kinh Thánh nói rằng ngày xưa loài người trên toàn cầu nói chung một thứ tiếng, đoàn kết với nhau, từ đó đồng lòng xây dựng ra tháp Babel cao đến tận trời. Trời không đồng ý, đánh sụp tháp rồi phân tán loài người ra thành từng nhóm nhỏ bất đồng tiếng nói, bất đồng quan điểm, phải sống cách ly nhau ra thành từng bộ lạc hoặc từng quốc gia riêng.

Nhưng đến thế kỷ 21, nhờ vào phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, loài người gần như vượt qua được rào cản bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách vật lý. Rồi do nhu cầu trao đổi hàng hóa, phân công lao động, loài người càng ngày càng xích lại gần nhau và toan tính đến việc toàn cầu hóa.

Các nước tiên tiến và giàu có nhất trên thế giới đã có kế sách tiến đến toàn cầu hóa theo kiểu của họ.

lundi 2 mars 2020

Khi Việt Nam bị 'ốm': Số phận một dân tộc giữa những trận dịch


(PN 02/03/2020) Chúng ta nói nhiều về một Việt Nam cường tráng. Đó là Việt Nam anh dũng, tài hoa, nhân văn, với địa linh nhân kiệt… Nhưng thực tế, bên cạnh những ngày khỏe mạnh, Việt Nam cũng có lúc ốm đau.

LTS: Sau COVID-19, dịch bệnh nào sẽ được gọi tên? Liệu lịch sử thế kỷ XXI có chứng kiến sự trở lại của những “cái chết Đen” trong quá khứ? Hay lại là một biến chủng khác trong bối cảnh toàn cầu hóa, khiến chúng ta phấp phỏng âu lo, đợi chờ? Đằng sau ống kính lịch sử dịch bệnh, những con số, những sử liệu “biết nói” nhiều hơn những điều chúng ta nghĩ. Và thứ quá khứ phức tạp và nhiều ẩn số ấy, luôn vẫy gọi, để ta truy cầu chính ta; cho ta một kiến giải thú vị về hôm nay. Hơn cả một cảm giác lịch sử, là một cảm giác rất đương đại.

Trí nhớ xã hội (cũng như của tất cả chúng ta) cố quên đi lúc đau ốm, yếu ớt, mà chỉ nhớ về những ngày khỏe mạnh vui tươi. Nhưng dù có muốn nhớ về nó hay không, thì bệnh tật luôn là một phần của quá khứ. Việc chúng ta học được gì từ những ngày ốm là cực kỳ hữu ích, vì nó giúp nhận thức sự mẫn cảm sinh học của Việt Nam để có cách thức phòng tránh trong tương lai.

jeudi 12 décembre 2019

Marko Nikolic - Phẩm chất người Việt


(VnExpress 11/12/2019) Tôi thấy ấm lòng mỗi khi cả nước ''nhuốm đỏ'' cờ tổ quốc để tiếp lửa cho đổi tuyển Việt Nam và một lòng yêu nước bùng nổ sau mọi chiến thắng.

Tình đoàn kết này là điều mà chúng tôi hình như ngày càng thiếu tại châu Âu, nơi mà không ít quốc gia phải đối mặt với bất ổn chính trị hay thậm chí phong trào ly khai trong khi tương lai của Liên Minh châu Âu trông ngày càng bấp bênh. Bản thân tôi đã sinh ra tại Nam Tư, một Cộng hòa liên bang đã sụp đổ và tan rã thành sáu quốc gia độc lập sau nội chiến đẫm máu vào thập niên 90.

Theo tôi, tình đoàn kết là một trong những thành tựu lớn của Việt Nam, một đất nước hơn chín mươi triệu dân đã duy trì ổn định về mặt chính trị và xã hội bất chấp một quá khứ đầy biến động và những chiến tranh khốc liệt.

mardi 10 avril 2018

Trần Trung Đạo - Đừng nhắm mắt “cuồng” hay “chống” mà nên theo dõi và vận dụng


Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Boao, 10/04/2018.

Nếu chọn lựa giữa xung đột quân sự và xung đột thương mại, xung đột thương mại là mặt trận hữu hiệu nhất để đẩy nền kinh tế Trung Cộng vào suy thoái trầm trọng. 

Những gì xảy ra sau khủng hoảng kinh tế tại Trung Cộng tùy thuộc vào mức độ đối kháng giữa các mối mâu thuẫn trong nội bộ Trung Cộng. 

Trong bài diễn văn 40 phút đọc tại Boao Forum for Asia Annual Conference ngày hôm nay 10 tháng 4, 2018, Tập Cận Bình tỏ ra hòa hoãn và cam kết mở rộng thị trường Trung Cộng cho hàng hóa nước ngoài. Tập tránh nhắc đến khả năng chiến tranh thương mại với Mỹ hay các biện pháp trả đũa mức tăng thuế nhập cảng do tổng thống Trump vừa đưa ra. 

mercredi 7 février 2018

«Con đường tơ lụa mới» : Toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc

Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển.

Les Echos hôm nay 07/02/2018 có bài phân tích mang tựa đề « Con đường tơ lụa mới : Kế hoạch thực sự của Tập Cận Bình ». Theo tác giả Michel De Grandi, không nên bị choáng ngợp trước kế hoạch đại quy mô này mà quên đi những nguy cơ đang đe dọa, vì ẩn giấu phía sau là tham vọng của Bắc Kinh : nhào nặn một quá trình toàn cầu hóa theo kiểu Trung Hoa.
Kế hoạch thật là vĩ đại với ngân sách khoảng 1.000 tỉ đô la, các dự án trải rộng trên tất cả các châu lục, từ vận chuyển trên bộ lẫn trên biển. Về mặt tài chính, có sự tham gia của nhiều quỹ, một ngân hàng phát triển tập hợp khoảng 60 nước : Con đường tơ lụa mới có những con số gây chóng mặt. 

jeudi 19 janvier 2017

Cựu ngoại trưởng Đức : Trung Quốc sẽ hưởng lợi lớn với trật tự thế giới mới

Tập Cận Bình thăm bảo tàng Olympic tại Lausanne, Thụy Sĩ ngày 18/01/2017.

Cựu ngoại trưởng Đức trong Joschka Fischer từng lãnh đạo ngành ngoại giao bảy năm, phân tích trên tuần san Le Point về tương quan lực lượng mới trên toàn cầu. Theo ông, Trung Quốc sẽ thủ lợi lớn, và sẽ thế chỗ của Mỹ trong tự do thương mại thế giới và biến đổi khí hậu. 
Ai sẽ hưởng lợi trước thế trận mới trên thế giới : Nga hay Trung Quốc ?

Joschka Fisher : Chắc chắn là Trung Quốc. Nga dù là cường quốc nguyên tử, vẫn quá yếu. Trên lãnh vực kinh tế, tình hình của Nga giống như một quốc gia Tây Phi. Ngược lại, Trung Quốc đang cất cánh, đang hiện đại hóa về mọi mặt, khác hẳn với Nga. Vấn đề là sự tiến triển của Trung Quốc sẽ diễn ra qua việc hợp tác hay đối đầu.