Affichage des articles dont le libellé est Mao Trạch Đông. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mao Trạch Đông. Afficher tous les articles

jeudi 5 décembre 2024

Võ Xuân Sơn - Quỳnh Dao người Trung Quốc đại lục ?

Chỉ có chưa đầy 24 giờ, mà có hai sự kiện có thể gọi là rất lớn, được nhiều người quan tâm.

Sự việc thứ nhất là vụ thiết quân luật ở Hàn Quốc. Đó giờ cứ tưởng trên đời chỉ có mỗi Việt Tân. Thì ra lại có cả Hàn Tân nữa. Ghê thật. Chỉ một động thái của cái ông ngồi chung ghế gãy, là chúng ta đã được thấy cái sự tương đồng chính trị. Tuy nhiên, Hàn Quốc là một quốc gia dân chủ, nên cái đám Hàn Tân hay Triều Tân gì đó bẹp ngay như con gián.

Sự việc thứ hai, mới nhìn thì khác hẳn, chẳng dính gì đến chính chị chính em gì cả. Đó là việc nữ sĩ Quỳnh Dao tự tử. Tôi nhớ không nhầm thì cách đây không lâu, bà đã có lá thư gởi các con, khẳng định rằng bà không muốn được chăm sóc y tế, không vô phòng hồi sức, không đặt nội khí quản… Không biết có phải các con bà có xu hướng không chịu nghe lời, nên bà chọn cách chủ động kết thúc cuộc sống.

samedi 19 octobre 2024

Thọ Nguyễn - Liệu những điều « Bạo chúa đỏ » từng gây ra ở Trung Quốc có thể được Tập thực hành trên toàn cầu?


Mao Trạch Đông từng được coi là « Bạo chúa đỏ ». Ông ta chỉ dùng chủ nghĩa Marx-Lenin như một bức bình phong để bảo vệ quyền lực. Ông ta chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa Marx và cũng chẳng hề muốn áp dụng nó ở Trung Quốc. Ông ta chỉ biết và chỉ muốn cai trị xứ sở như các hoàng đế tiền bối. Ngay cả Stalin phải coi Mao là « củ cải đỏ » (đỏ vỏ trắng lòng).

Mao chẳng coi sinh mạng con người là gì và đã gây ra hàng chục triệu cái chết qua các chiến dịch « Đại nhảy vọt » và « Cách mạng Văn hóa ». Về mức độ tàn bạo, có thể xếp Mao ngang hàng với Hitler và Stalin.

Vì vậy nhân loại cần phải cẩn thận với những gì đang xảy ra. Tập đang trên con đường trở thành « Bạo chúa đỏ » thứ hai ở Trung Quốc. Khi đó sự tàn phá của ông ta sẽ khác xa Mao. Thời Mao thì Trung Quốc đang ngập trong đói nghèo, phải ngửa tay xin ăn khắp nơi, nội bộ thì tanh bành vì đấu tranh phe phái.

Trung Quốc của Tập hiện đã leo lên vị trí siêu cường kinh tế thứ hai và đang phấn đấu đến năm 2050 chiếm ngôi cường quốc quân sự hàng đầu. Những gì hoàng đế Mao đã gieo rắc ở Trung Quốc sẽ có nguy cơ xảy ra trên thế giới, ít ra thì cũng trên vài khu vực. Giờ đây thông qua các liên minh mới như BRICS hay khối Thượng Hải, Tập đang tạo ra một trật tự thế giới mới theo cách nghĩ của mình.

mercredi 21 août 2024

Nguyễn Thông - Con hổ giấy

 

Thập niên 60 - 70, Mao Trạch Đông nước Tàu chê Mỹ là con hổ giấy, tức là nó chỉ hùng hổ to mồm thôi chứ thực chất chả có gì, cho mồi lửa là xong.

Tuy Mao nói thế nhưng cũng sợ hổ cắn nên rất thận trọng, mà sự kiện năm 1972 bắt tay với trùm hổ giấy Nixon và Kissinger là minh chứng. Nói gì thì nói, Tàu là chúa khôn.

Nay qua cuộc chiến Ivan Ngố với Ukraine, nếu áp câu của Mao thì đúng thật Ngố Nga là con hổ giấy, không sai tẹo nào. Hôm qua, Ukraina đã cho UAV tấn tận gần sào huyệt Kremlin của Ngố chỉ cách 40 cây số.

mercredi 29 mai 2024

Tạ Duy Anh - Lịch sử rất lằng nhằng

 

Vừa mở mắt đã thấy đập vào thông tin Campuchia đặt tên Tập Cận Bình cho con đường vành đai 3 ở thủ đô, dài 53 km, từ vốn vay của Trung Quốc và do một công ty Trung Quốc thực hiện.

Quen với truyền thống đặt tên đường, bỗng giật mình nghĩ Xi xếnh xáng sao lại ra đi đột ngột như vậy. Vô lý, vừa mới khỏe mạnh thế kia mà! Nhưng hóa ra không phải. Hú hồn! Chúc mừng ngài Xi, mong ngài bách niên giai lão.

Campuchia có truyền thống đặt tên đường các nhân vật có ảnh hưởng lớn đến đất nước của họ. Năm 1965, một con đường tại Phnompenh đã mang tên Mao xếnh xáng.

samedi 20 janvier 2024

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

mercredi 19 octobre 2022

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình với Đại hội 20

 

Thất bại ngoại giao lớn nhất của Tập Cận Bình là biến nước Mỹ thành thù địch. Trước khi Tập lên ngôi, chỉ có 40% dân Mỹ không có cảm tình với Trung Quốc, bây giờ đã có tới 82% ghét nước Trung Quốc.

Ngày Chủ Nhật tới, Đại hội thứ 20 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tôn vinh Tập Cận Bình lên “ngôi cửu ngũ.” Quyền lực đảng Cộng sản đã được định chế hóa, sẽ được thâu tóm lại trong tay một cá nhân. Dân Trung Quốc đang tập sống lại giống thời Mao Trạch Đông.

Nói về Tập Cận Bình, tuần báo Economist trích dẫn lời Machiavelli 5 thế kỷ trước, nói rằng các vị quân vương được lên thừa kế duy trì quyền lực dễ dàng hơn các chế độ mới lập, vì họ chỉ cần không đi ra ngoài “khuôn khổ đời trước” để lại. Tờ báo thấy đó là lý do Tập Cận Bình vẫn cổ động cho chủ nghĩa Mác, Lênin, đủ để bảo vệ lòng trung thành của 97 triệu đảng viên cộng sản, mặc dù trong thực tế kinh tế Trung Quốc đã tư bản hóa từ lâu.

mardi 26 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Chóe và Mao

Gã nhòm những hí họa Chóe vẽ Mao năm 1972 vừa tròn 50 năm mà nhớ Chóe.

Hãy nhớ năm 1972, nổi bật sự kiện Kissinger con thoi đến Bắc Kinh chén chú chén anh với Mao và Chu hai lãnh tụ cộng sản Trung Hoa Đỏ. Rồi Mao đi đêm cùng Nixon mua bán xương máu người Việt. Nixon bán Việt Nam Cộng Hòa, còn Mao bán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Chóe trong lòng Sài Gòn sôi động đã tung ra khắp báo Sài Gòn, báo Mỹ, báo phương Tây những bức tranh châm biếm sâu độc Mao, Nixon, Kissinger như những quả bom phẫn nộ của một họa sĩ yêu nước.

lundi 21 février 2022

50 năm cuộc gặp Nixon-Mao : Từ bạn đến thù


Đăng ngày:

Les Echos hôm nay 21/02/2022 nhận thấy « Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh che khuất kỷ niệm 50 năm cuộc gặp giữa Nixon và Mao ». La Croix cho rằng « Tình hữu nghị Mỹ-Trung chỉ là một kỷ niệm xa vời ».

Đúng vào ngày 21/02/1972, cái bắt tay giữa tổng thống Mỹ Richard Nixon và chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã đi vào lịch sử. Chuyến thăm đầu tiên này đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ với Trung Quốc cộng sản và phần còn lại của thế giới, đảo ngược thế thăng bằng địa chính trị thời chiến tranh lạnh, cô lập Liên Xô. Ngày nay một Trung Quốc ngạo nghễ cạnh tranh với Hoa Kỳ trên mọi lãnh vực, nhưng xích lại gần với…Nga.

Nhà sử học Pierre Grossier cho biết thật ra nhiều năm trước chuyến đi, không ít cố vấn và nhà Trung Quốc học Mỹ đã bênh vực cho việc giao hảo với Bắc Kinh. Ông lưu ý, lúc đó Washington muốn Bắc Kinh gây áp lực với Việt Cộng để ngồi vào bàn đàm phán trong chiến tranh Việt Nam.

mercredi 22 décembre 2021

50 năm sau chuyến đi đêm của Kissinger, Trung Quốc độc tài đe dọa thế giới


Đăng ngày:

Hồ sơ của L’Obs tuần này dành cho « Săn bắn, chủ đề luôn gây tranh cãi tại Pháp ». L’Express đăng ảnh Anne Hidalgo, đô trưởng Paris, ứng cử viên tổng thống cánh tả, gọi bà là « Nữ hoàng thảm họa ». Courrier International đặt vấn đề « Mai đây chúng ta sẽ ăn những thức gì ? ». Riêng Le Point dành hẳn một số đặc biệt cho « Trung Quốc và phương Tây », dày hơn 70 trang, công phu như một quyển sách.

Hai mươi thế kỷ lịch sử được lướt qua, từ « Kỷ nguyên vàng » với chuyến phiêu lưu của nhà hàng hải Trịnh Hòa (Zheng He) ; sang « Thời kỳ ô nhục » trong chiến tranh nha phiến, Di Hòa Viên của Từ Hi thái hậu bị bát quốc liên quân tàn phá. Cuối cùng là « Thời của sức mạnh » từ sau cuộc gặp Mao-Nixon, mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình và mưu đồ thống trị thế giới của Tập Cận Bình.

dimanche 7 novembre 2021

Kiểm soát hiện tại, Tập Cận Bình kiểm soát luôn quá khứ Trung Quốc


Đăng ngày:

 

Tập Cận Bình ra nghị quyết về lịch sử để thống trị toàn đảng

Courrier International nhận định « Tập Cận Bình muốn khống chế đảng Cộng Sản Trung Quốc ». Hội nghị Trung ương sẽ khai mạc vào ngày 08/11 tại Bắc Kinh mang tính quyết định, và tổng bí thư Tập muốn áp đặt quan điểm về lịch sử đương đại, trong đó ông ta đứng trên tất cả.

samedi 25 septembre 2021

Nguyễn Thông - Lênin toàn tập

 

Thời những năm thập niên 60 ở miền Bắc, người ta hay thấy những tấm ảnh Mao Trạch Đông. Lúc thì trên họa báo Trung Quốc bản tiếng Việt, lúc trên báo chí Việt, và có nhiều bức được in riêng cho dân chúng đem về nhà treo.

Có những bức in trên lụa, dệt bằng lụa, kỹ nghệ tinh vi, do bên Tàu làm và chúng cho không thằng em dại Việt, để theo cách nói bây giờ là "xâm lăng văn hóa", truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Còn sách Mao tuyển bìa đỏ in nổi hình Mao thì đủ cỡ, muốn xin bao nhiêu cuốn cũng được. Huy hiệu Mao cũng phát không, đi chăn trâu cũng đeo, có chiếc to bằng trôn bát ô tô.

Tấm ảnh Mao phổ biến nhất là ảnh y ngồi trước tủ sách dễ đến hàng nghìn cuốn, hàng hàng lớp lớp ngay ngắn, đều chằn chặn, cuốn nào cuốn nấy dày cỡ 2-3 đốt ngón tay. Chủ yếu sách kinh điển của Mác, Lênin, nhất là toàn tập Lênin. Tất nhiên trong đó có cả trước tác của Mao.

dimanche 4 juillet 2021

Nguyễn Đình Cống - Tai họa từ đâu ?


Đó là tai họa bạo hành trong quân đội và công an trên đất nước Việt Nam.

Trong quân đội thì sĩ quan bạo hành với chiến sĩ, cựu binh bạo hành với tân binh. Trong công an thì chiến sĩ công an bạo hành với người dân bị bắt về đồn do bị nghi ngờ hoặc bị vu oan việc gì đó. Gần đây rộ lên nhiều vụ thảm thương, mới nhất là tân binh Trần Đức Đô, 19 tuổi bị đánh chết.

Truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt không có loại bạo hành như vậy. Từ các triều đại phong kiến đến thế hệ Hồ Chí Minh vẫn giữ được tinh thần “Phụ tử chi binh” (tướng sĩ một lòng phụ tử) như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo.

mercredi 7 avril 2021

Trần Trung Đạo - Gọi tên cuộc chiến


Giới thiệu : Điểm khác nhau căn bản giữa Chủ thuyết Nixon và Chủ thuyết Truman là sự thay đổi từ ngăn chận làn sóng cộng sản (containment of communism) sang hợp tác (với Trung Cộng) và hòa hoãn (với Liên Xô). Đối với xung đột quân sự tại Việt Nam, Nixon chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).

Trong diễn văn đọc tại Guam tháng 11, 1969, Tổng thống Nixon tuyên bố Mỹ chỉ yểm trợ vũ khí và phương tiện cho các quốc gia đồng minh, nhưng bảo vệ lãnh thổ là trách nhiệm của chính phủ và nhân dân các nước đó. Theo cách hiểu của các nhà lãnh đạo Mỹ, từ khi chiến tranh bộc phát cho đến khi người lính Mỹ tác chiến cuối cùng rời Việt Nam là cuộc chiến tranh giữa Mỹ và cộng sản Việt Nam (CSVN).

Cả Mỹ và CSVN đều cố tình bỏ qua một thành phần khác, một cuộc chiến tranh khác. Đó là cuộc chiến của nhân dân miền Nam Việt Nam bảo vệ chế độ Cộng Hòa non trẻ, bảo vệ quyền được sống trong tự do, dân chủ sau gần 100 năm trong bóng tối thực dân.

mardi 19 janvier 2021

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974


Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

mardi 1 décembre 2020


Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ “máu” không đơn giản chỉ một bộ phận cơ thể hay “thiếu máu” không phải dùng để chỉ một nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như tại các nước khác, mà còn khơi dậy nỗi đau đã in sâu trong nhận thức con người.

Nhắc tới chuyện thiếu máu, không thể quên có một thời Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố. Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và cộng sản quốc tế, mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn bỗng trở nên giàu có.

James Macdonald trong tác phẩm When Globalization Fails: The Rise and Fall of Pax Americana, nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, chiến tranh Việt Nam (đúng ra nên gọi “máu Việt Nam”) đã giúp các quốc gia Đông Nam Á có thêm thời gian” để nâng cao mức sống, bởi vì nếu không, “Đông Nam Á chắc chắn đã lọt vào tay cộng sản”. [1]

dimanche 30 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Phải xóa sổ nước Tần trên đất Lâm Đồng



1. Năm 221 trước Công nguyên, Tần Doanh Chính diệt Tề thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Tần Thủy Hoàng Đế. 

Tần Doanh Chính cho nối các đoạn tường thành của các nước thời Chiến Quốc thành Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ biên giới của nước Tần. Tần Doanh Chính trở thành một bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Đúng 2170 năm sau, vào năm 1949 xuất hiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) với Hoàng đế Mao Trạch Đông còn khét tiếng hơn cả Tần Thủy Hoàng. 

jeudi 27 décembre 2018

Trung Quốc : Lãnh tụ sinh viên mác-xít bị bắt trong ngày sinh nhật Mao

Sinh viên Khưu Chiêm Huyên trong ảnh do nhóm Jasic Workers Solidarity đăng ngày 17/12/2018. Ảnh CNN

Khưu Chiêm Huyên (Qiu Zhanxuan), lãnh tụ sinh viên mác-xít nổi tiếng hôm nay 26/12/2018 bị công an Trung Quốc bắt giữ trước cổng trường, ngay trong ngày kỷ niệm 125 năm sinh nhật Mao Trạch Đông. 

Một sinh viên chứng kiến cho AFP biết, Khưu Chiêm Huyên, chủ tịch hội sinh viên mác-xít của trường đại học Bắc Kinh đã bị bảy, tám người đẩy vào một chiếc xe hơi màu đen. Anh phản đối kịch liệt, nói rằng không hề phạm luật. Nhóm người bắt sinh viên này đã chìa cho xem giấy tờ của công an khi bị những người xung quanh chất vấn.

mercredi 2 mai 2018

Mao Trạch Đông tuyệt tự ?

Ông Mao Tân Vũ (G) trong một phiên họp Quốc hội Trung Quốc năm 2017.

Cháu đích tôn của Mao Trạch Đông là Mao Tân Vũ (Mao Xinyu) có thể đã thiệt mạng trong vụ chiếc xe buýt bị tai nạn ở Bắc Triều Tiên ngày 22/04/2018, làm 32 trên 34 du khách Trung Quốc bị chết. Hãng tin UPI hôm 01/05/2018 và ban Hoa ngữ của đài RFI dẫn các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết như trên.

Mao Tân Vũ là con trai duy nhất của tướng Mao Ngạn Thanh (Mao Anqing) – người con thứ nhì của Mao Trạch Đông (đã qua đời ở tuổi 84). Ông Mao Tân Vũ, 48 tuổi, là tướng trẻ nhất của quân đội Trung Quốc, được phong cấp tướng năm 2009 lúc mới 39 tuổi, có ngoại hình rất giống ông nội Mao Trạch Đông.

samedi 28 avril 2018

Trần Trung Đạo - Mao và « Mặt trận Giải phóng Miền Nam »



Mao tiếp bà Nguyễn Thị Bình năm 1963.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva, trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960, và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.

Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”

Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.

mardi 27 février 2018

Chủ tịch Trung Quốc trọn đời Tập Cận Bình: 1,4 tỉ người vì một người

Pa-nô với chân dung và lời huấn thị của chủ tịch Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 26/02/2018.

Hầu như các báo Paris hôm nay 27/02/2018 đều chú ý đến sự kiện Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước. Le Monde chạy tựa trên trang nhất « Tập Cận Bình, chủ tịch vĩnh viễn », còn Le Figaro nhấn mạnh cũng trên trang bìa « Sự chệch hướng mao-ít của Tập Cận Bình ».
Thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh mở đầu bài viết « Tập Cận Bình, sẵn sàng trở thành ‘hoàng đế trọn đời’ của Trung Quốc » bằng lời chế giễu của một cư dân mạng : « Mẹ tôi bắt tôi hứa phải cưới vợ trước khi ông Tập Cận Bình kết thúc nhiệm kỳ, bây giờ thì tôi khỏe re rồi… ».

Bóng ma Mao lại ám ảnh : Số phận hơn 1 tỉ người nằm trong tay một người

Được nói đến từ nhiều tháng qua, giờ thì khả năng ông Tập trở thành hoàng đế Trung Quốc vĩnh viễn đã trở thành hiện thực, khiến không ít người lo ngại quốc gia này quay lại với bóng ma mao-ít. Nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay, giờ đây có thể tại vị cho đến bao giờ tùy thích. Đề nghị của Trung ương Đảng, trừ khi có « động đất », sẽ được Quốc hội thông qua.