Affichage des articles dont le libellé est Công chức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Công chức. Afficher tous les articles

samedi 9 septembre 2023

Thái Vũ - Cần giáo dục và luật pháp, chứ không phải 350 ngàn tỉ

 

Đọc bài viết của TS Khuất Thu Hồng về đề xuất đầu tư 350.000 tỉ đồng để chấn hưng phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt. Có những đoạn thực và chi tiết đến mức tôi bật cười thành tiếng.

…Do không quen với thủ tục giấy tờ hoặc do cản trở ngôn ngữ nên nhiều bà con thường nhờ tôi giúp họ tới các nơi mà theo lẽ thường, ta sẽ nghĩ là rất dễ có sự quan liêu hách dịch hay tỏ ra uy quyền. Vì đó là những nơi tạm nói là ta tới "xin" và mong họ "ban phát", một cơ chế "xin-cho".

Ví dụ Sở An Sinh Xã hội (SSA), Di Trú và Nhập Tịch (USCIS), các nơi enrollment duyệt trợ cấp thực phẩm, nhà cửa, điện nước, bảo hiểm y tế, v.v... ADRC, cơ quan xét duyệt để chu cấp tài chính và các dịch vụ cho việc chăm sóc và trợ giúp người già, người khuyết tật v.v....

mercredi 2 août 2023

Huy Đức - Chính quyền đô thị : Vì phẩm hàm hay để phục vụ dân

 

Tôi không có đủ dữ liệu để bình luận về cảnh báo của Chủ tịch Trần Sĩ Thanh trước khả năng sáp nhập quận Hoàn Kiếm. Các tiêu chí do hành chánh quan liêu đặt ra thì cũng có thể dùng hành chánh mà điều chỉnh nó.

Một quận tốt không phải vì nó to hay nhỏ mà vì ở chỗ, người dân trong quận đó cả đời không cần biết đến chính quyền, nhưng hễ cứ có việc cần là chính quyền có mặt liền. Nếu xây dựng chính quyền đô thị mà chỉ quan tâm đến quy mô hoặc phẩm hàm của người đứng đầu [đô thị loại I, loại II hay cái gọi là “thành phố trong thành phố” kiểu Thủ Đức city] thay vì tìm kiếm một mô hình phục vụ dân tốt hơn thì không bao giờ lựa chọn đúng.

Tại sao, “tinh giản biên chế” từng được đưa ra từ đầu thập niên 1990 đã chưa bao giờ thành công. Thập niên 1990 là thập niên bắt đầu bung ra, nhu cầu hành chính tăng thì không thể giảm biên chế được.

lundi 10 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Giảm biên chế không phải bằng sáp nhập

 

1. LẶP LẠI SAI LẦM

Chúng ta đã có những sai lầm lớn về sáp nhập. Sau năm 1975 lấy huyện làm “pháo đài” sáp nhập 2, 3 tỉnh làm một. Đến những năm 1990 phải tiến hành tách tỉnh, trả lại nguyên trạng, gây ra bao nhiêu hậu quả tai hại.

Hậu quả tai hại không chỉ là tài chính. Mà nhiều làng xã bị di dời. Nhiều tên làng xã nổi danh toàn quốc bị xóa sổ. Văn hóa làng xã ngàn năm văn hiến bị tổn thương. Về xã không còn làng. Xã nào cũng đội (xóm) 1,2,3,4....  như một doanh trại.

Một thời muốn dời làng làm ăn lớn nhưng không phải lúc. Nên đến thời xé lẻ ruộng đất chia cho các hộ gia đình từng miếng manh mún. Nay lại thấy nhỏ lẻ, muốn tích hợp lớn hơn mà không biết bằng cách nào? Vì không biết làm thế nào nên lại sáp nhập !

lundi 5 juin 2023

Ngọc Vinh - Nghề làm…giàu

 

1) Binh đoàn 16 là một tổng công ty làm kinh tế của quân đội có 12.000 nhân viên (theo Wiki). Với quy mô như thế thì thiếu tướng tư lệnh không khó để xây một biệt phủ như trong ảnh.

Bà phó bí thư huyện ủy Cần Giờ với biệt phủ tương tự thì nhận được nhiều thắc mắc hơn, vì Cần Giờ là một huyện nghèo, không có gì ngoài... đất. Người dân ở đó nói với tôi, chẳng hiểu bà ấy làm gì mà giàu nhanh đến thế? Câu trả lời của tôi rất rõ: Làm quan.

2) Các đại biểu Quốc Hội vừa nêu thực trạng đồng lương không đủ sống của công chức nhà nước. Họ đề nghị chính phủ vay tiền để nâng lương cho công chức, mà không biết rằng đó là một đề nghị tự sát.

samedi 3 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về lương công chức Việt

 

Chiều 31-05, phát biểu thảo luận về kinh tế - xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho biết : “Mức lương trung bình công chức trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Trong khi ở Thái Lan là 56,7 triệu, Malaysia 29 triệu, Campuchia 17 triệu đồng” (tuoitre.vn, 31/05/2023).

Mức lương của công chức Việt thấp so với nước khác, rất thấp so cả với mặt bằng chi phí cuộc sống bình thường trong nước, là điều ai cũng biết. Ngoài hậu quả là những công chức mẫn cán và liêm chính, những công chức ở mức thấp hay mức không thể “kiếm thêm” gánh chịu đời sống quá khó khăn, sự so sánh mức lương không phản ánh được nhiều điều…

A) Mức lương khác với mức thu nhập. Công chức ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với dân, nơi người dân phải lui tới nộp đơn “xin” này xin nọ, mức thu nhập có thể rất khác với mức lương trung bình mà bà Mai nêu ở trên.

dimanche 26 mars 2023

Đỗ Duy Ngọc - Tự hào

 

Lạc hậu quá rồi quý vị ơi. Giờ này mà lại đưa ra quy định công chức cấp xã phải có bằng đại học. Xưa rồi Diễm!

Bây giờ cán bộ ta dù cấp xã, cấp phường cũng đều có bằng cấp cả: Đại học chuyên tu, tại chức, trung cao cấp lý luận. Phần nhiều là Cử nhân Luật. Đúng ra phải quy định là phải có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ mới phù hợp với thời đại.

Bởi giờ ra đường mấy cháu chạy Grab cũng đều Cử nhân, tốt nghiệp đại học cả. Không lẽ cán bộ nhà nước mà bằng cấp thua anh chạy xe ôm à? Đề xuất lỗi thời chứng tỏ các ngài chẳng hiểu biết gì về thực tế gì cả.

lundi 7 novembre 2022

Nguyễn Quang Thiều - Đường đến với văn minh

 

Rất lâu rồi, tôi có viết một bài báo trong đó có một câu hỏi:

- Một con gà có mỏ, móng và cựa bọc vàng và sống trong một cái chuồng sơn son thếp vàng có trở thành một con gà văn minh ?

- Không thể.

- Vì sao?

mercredi 2 novembre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975 (2)

 

(Tiếp theo)

II) CÁC KHOẢN PHỤ CẤP

Tại miền Nam trước tháng Tư1975, chỉ có công chức độc thân và không giữ chức vụ chỉ huy mới không có các khoản phụ cấp kèm theo. Những người có gia đình, con cái hoặc giữ các chức vụ chỉ huy, ngoài lương căn bản, còn được hưởng một hay nhiều loại phụ cấp khác nhau.

Những phụ cấp dưới đây được tính vào phần lớn thập niên 1960. Đến cuối thập niên 1960 hay đầu thập niên 1970 (không nhớ rõ thời điểm), hầu hết các phụ cấp này đều được tăng gấp đôi.

A) PHỤ CẤP GIA ĐÌNH : Đây là loại phụ cấp áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất và bình đẳng nhất, không phân biệt quân nhân hay công chức, không phân biệt thâm niên, ngạch trật, cấp bậc hay chức vụ.

vendredi 28 octobre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975

Trong bình luận ở một bài trước, bạn Nguyên My (và vài bạn khác qua điện thoại, Messenger, Zalo…) có gợi ý người viết nhắc lại về chế độ lương bổng, phụ cấp của công chức, quân nhân tại miền Nam trước tháng 4.1975. 

Theo thiển ý, đây cũng là một nhu cầu hiểu biết chính đáng, vì tuy chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không còn nữa, song sự tồn tại của nó ở phân nửa đất nước trong một thời gian dài cũng có những vấn đề cần được biết để bổ sung vào ký ức chung của xã hội Việt Nam thế kỷ XX.

Trong bài viết này, tác giả cố vận dụng những gì còn sót lại trong bộ nhớ còn hạn hẹp của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, với chút hy vọng cung cấp cho các bạn một tối thiểu hiểu biết về một số sự việc đã xảy ra dưới vĩ tuyến 17 từ năm 1954 đến ngày chế độ chính trị ở đó không còn nữa.

vendredi 2 août 2019

Bất chấp đe dọa, lần đầu tiên công chức Hồng Kông biểu tình

Hồng Kông : Cả ngàn người làm việc trong ngành tài chính tham gia xuống đường ngày 01/08/2019.


Trong một lá thư ngỏ, một nhóm công chức Hồng Kông kêu gọi trưởng đặc khu đáp ứng năm yêu cầu : hủy bỏ dự luật dẫn độ, không gọi người biểu tình là kẻ nổi loạn, không khởi tố những người bị bắt, lập một ủy ban điều tra độc lập và cải cách chính trị. Từ Hồng Kông, đặc phái viên Zhifan Liu tường trình :

« Đây là lần đầu tiên công chức Hồng Kông xuống đường chống lại chính quyền. Theo ước tính, tối nay có khoảng 2.000 người biểu tình tại Charter Garden, một công viên ở khu kinh doanh.