Affichage des articles dont le libellé est Human Rights Watch. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Human Rights Watch. Afficher tous les articles

mercredi 11 août 2021

HRW tố cáo đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ gây thảm họa nhân đạo ở Cam Bốt


Đăng ngày:

Đập Hạ Sesan 2, một trong những đập thủy điện lớn nhất châu Á, được xây dựng tại điểm hợp lưu của hai nhánh lớn sông Mê Kông tại đông bắc Cam Bốt. Khi khu vực thượng nguồn bị ngập nước, phương tiện mưu sinh của các cộng đồng bản địa và người thiểu số sống dựa vào ngư nghiệp và nông nghiệp bị hủy diệt. Ngoài 5.000 người bị di dời, đập thủy điện này còn ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục ngàn người khác ở thượng lưu và hạ lưu.

Phúc trình của HRW cho biết nhiều gia đình sống tại đây từ nhiều thế hệ đã bị buộc phải di dời sang những khu tái định cư khô cằn với số tiền bồi thường không đáng kể, thậm chí không được bồi thường. Trạm xá dột nát, không có nhân viên y tế, nước sinh hoạt không thể dùng để nấu ăn. Lượng tôm cá giảm mạnh có khi đến 2/3 vì luồng di cư của cá bị chặn. Một khảo sát năm 2009 cho thấy tất cả những người dân được hỏi đều phản đối dự án, nhưng nhà cầm quyền Cam Bốt chụp mũ những người phê phán hoặc không chịu di dời là phần tử gây rối.

mercredi 27 janvier 2021

HRW: Cái chết của một nhà sư trẻ cho thấy Trung Quốc đàn áp dữ dội Tây Tạng


Phát thanh RFI ngày 27.01.2021

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York trong báo cáo ngày 25/01/2021 khẳng định cái chết của nhà sư Tenzin Nyima là do tra tấn, chứng tỏ bạo lực đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Tây Tạng và các dân tộc thiểu số.

Nhà sư 19 tuổi Tenzin Nyima ở Tứ Xuyên bị bắt ngày 09/11/2019 cùng với bốn nhà sư trẻ tuổi khác vì phân phát các truyền đơn kêu gọi độc lập cho Tây Tạng, bị tù cho đến tháng 5/2020 rồi đến tháng 10/2020 lại bị tống giam lần thứ hai vì đã kể lại câu chuyện của mình trên các mạng xã hội của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Sau đó công an gọi điện thoại cho gia đình, báo tin Nyima đang hôn mê.

mercredi 6 janvier 2021

Việt Nam : Nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù


Đăng ngày:

Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước ». Các ông Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi) và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi, sinh viên) còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành bản án.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm 2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng ông Dũng khoảng 1.530 bài.

mercredi 9 décembre 2020

HRW : Nhiều người dân Tân Cương bị bắt vì phần mềm chỉ điểm


Đăng ngày:

Human Rights Watch cho biết đang nắm trong tay một danh sách 2.000 tù nhân, bị bắt từ năm 2016 đến 2018 tại Aksu, thuộc khu tự trị Tân Cương, nơi Bắc Kinh đàn áp dữ dội người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác theo đạo Hồi.

Những người này bị chính quyền đặt trong tầm ngắm sau khi bị nhận diện bởi một phần mềm có tên « nền tảng phối hợp hoạt động », chuyên phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ từ mạng lưới giám sát bao trùm lên Tân Cương.

samedi 23 novembre 2019

HRW chỉ trích việc bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng

Nhà báo Phạm Chí Dũng và giấy triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015 (RFI/Capdevielle)

Hôm nay 22/11/2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố việc bắt giữ nhà báo tự do Phạm Chí Dũng chứng tỏ Việt Nam « trấn áp không dung thứ tất cả những tiếng nói đối lập ».
Hôm qua 21/11 báo chí nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin một nhà báo ở Sài Gòn đã bị bắt giam vì các hoạt động « chống Nhà nước ». Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, 53 tuổi, cựu sĩ quan quân đội, cựu cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy, bị khởi tố vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

mardi 17 septembre 2019

HRW tố cáo chính phủ Brazil để mặc mafia phá rừng Amazon

Cháy rừng Amazon, 15/09/2019.

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) trong báo cáo công bố hôm nay 17/09/2019 tố cáo chính phủ Brazil đã thất bại trong việc bảo vệ những người đấu tranh cho môi trường; họ trở thành nạn nhân của các mạng lưới mafia phá hoại rừng Amazon.

Báo cáo mang tựa đề « Bọn mafia của rừng nhiệt đới » nhận định do kiểm soát lỏng lẻo và không hề trừng phạt, nạn phá rừng tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đã tăng gấp đôi từ đầu năm nay cho đến tháng Tám, từ 3.337 km2 lên 6.404 km2 so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết thủ phạm là các mạng lưới tội phạm, đã hành hung hoặc đe dọa những ai ngăn trở chúng. 

Theo Human Rights Watch : « Các tổ chức tội phạm có hệ thống phối hợp việc đốn cây, cưa và bán gỗ ở mức quy mô, sử dụng những kẻ vũ trang để đe dọa thậm chí giết hại những người muốn bảo vệ rừng ».

jeudi 2 mai 2019

HRW tố cáo Trung Quốc dùng công nghệ giám sát người Duy Ngô Nhĩ

Công an Trung Quốc kiểm tra thẻ căn cước một người Duy Ngô Nhĩ, trong lúc lực lượng an ninh theo dõi các hoạt động trên đường phố ở Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 24/03/2017.

Một báo cáo của Human Rights Watch (HRW) công bố hôm nay 02/05/2019 tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng một ứng dụng điện thoại di động để giám sát những hành động « hoàn toàn hợp pháp » của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
 
Bắc Kinh trở thành tâm điểm chỉ trích của thế giới do chính sách đàn áp tại Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi chiếm đa số. Khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa vào các trại tập trung cải tạo, nhân danh « đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và ly khai », tại vùng đất trên 20 triệu dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc bác bỏ con số này, ra sức biện hộ rằng đó chỉ là các « trung tâm huấn nghệ », chuyên giáo dục và dạy nghề để chống Hồi giáo cực đoan.
Xếp loại 36 cách ứng xử khác nhau

Human Rights Watch trước đây vốn đã tố cáo việc chính quyền Tân Cương sử dụng một hệ thống giám sát có tên là Integrated Joint Operations Platform (IJOP) để tập hợp các thông tin đến từ nhiều nguồn, từ các camera nhận dạng khuôn mặt cho đến các thiết bị phân tích wifi, các điểm kiểm soát của công an, thậm chí cả dữ liệu ngân hàng và khám xét nhà ở.

Nhưng trong bản báo cáo mới nhất hôm nay mang tên « Các thuật toán đàn áp của Trung Quốc », Human Rights Watch nghiên cứu việc sử dụng một ứng dụng kết nối với IJOP để giám sát thái độ ứng xử của người dân.

dimanche 10 février 2019

Thổ Nhĩ Kỳ lên án Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Một người Duy Ngô Nhĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), phản đối Trung Quốc trấn áp cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo, ngày 06/11/2018

Thổ Nhĩ Kỳ tối 09/02/2019 tố cáo việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là « nỗi nhục nhã cho nhân loại » và đòi hỏi đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương. Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của một quốc gia Hồi giáo lớn, trong khi lâu nay chỉ có các tổ chức phi chính phủ lên tiếng.

Phát ngôn viên Hami Aksoy của bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố : « Chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ một cách có kế hoạch của chính quyền Trung Quốc là nỗi nhục nhã cho nhân loại. Tình trạng trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam tùy tiện, bị tra tấn và tẩy não trong các trại cải tạo và nhà tù không còn là điều bí mật đối với bất kỳ ai nữa ». 

vendredi 25 janvier 2019

Canberra xác nhận một nhà hoạt động dân chủ Úc bị bắt tại Việt Nam

Ông Châu Văn Khảm

Chính phủ Úc hôm nay 25/01/2019 tìm cách tiếp xúc với một nhà đấu tranh dân chủ là công dân Úc gốc Việt, bị bắt cách đây gần hai tuần khi vào Thành phố Hồ Chí Minh qua ngả Cam Bốt.

Ông Châu Văn Khảm, một doanh nhân về hưu 69 tuổi được cho là đã bị bắt giữ vào ngày 13/1. AFP dẫn lời đồng nghiệp của ông tại Úc là Nguyễn Đỗ Thanh Phong, cho biết như trên. Vợ con và gia đình của ông Khảm vẫn đang ở Úc.

Bộ Ngoại giao Úc khẳng định với hãng tin Pháp là «đang yêu cầu trợ giúp lãnh sự đối với một công dân Úc bị giữ tại Việt Nam, nhưng vì lý do riêng tư nên không thể cung cấp thêm chi tiết».

jeudi 1 novembre 2018

Human Rights Watch tố cáo nạn lạm dụng tình dục phụ nữ Bắc Triều Tiên

Một phụ nữ Bắc Triều Tiên đang lấy nước bên sông Áp Lục (Yalu), gần hạt Sakchu (Ảnh chụp từ phía Trung Quốc, ngày 17/12/2014).

Phụ nữ là nạn nhân của công an và quan chức Bắc Triều Tiên, họ bị lạm dụng tình dục mà các thủ phạm hầu như chưa bao giờ bị trừng phạt. Một báo cáo của tổ chức Human Rights Watch được công bố hôm nay 01/11/2018 khẳng định như trên.

Human Rights Watch (HRW) sau khi phỏng vấn 54 người Bắc Triều Tiên đào thoát, đã tố cáo nạn cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục của các nhân viên an ninh, công an biên phòng và những người có quyền hành trong tay. 

mercredi 19 septembre 2018

Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về hồ sơ Rohingya

Ba thành viên của ủy ban quốc tế điều tra về Miến Điện họp báo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève ngày 18/09/2018.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm qua 18/09/2018 loan báo bắt đầu xem xét sơ khởi về cáo buộc Miến Điện xua đuổi người Rohingya sang Bangladesh.
Công tố viên Fatou Bensouda trong thông cáo cho biết đã quyết định như trên. Đây là giai đoạn đầu tiên của tiến trình có thể dẫn đến một cuộc điều tra chính thức của tòa án quốc tế có trụ sở tại La Haye, và cuối cùng là kết án. 

jeudi 5 avril 2018

Việt Nam xử 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền

Nhà tranh đấu Nguyễn Văn Đài (G) trong phiên tòa ở Hà Nội ngày 05/04/2018.

Tòa án Hà Nội hôm nay 05/04/2018 mở phiên xử sáu nhà tranh đấu bị cáo buộc có hoạt động với âm mưu « lật đổ chính quyền », trong bối cảnh gia tăng trấn áp các nhà ly khai. Nhiều người biểu tình đã bị công an câu lưu trước khi đến được tòa án.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng với năm người khác thuộc Hội Anh Em Dân Chủ (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Thu Hà), bị cho là « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». 

mercredi 25 octobre 2017

Sinh viên Phan Kim Khánh bị sáu năm tù

Sinh viên Phan Kim Khánh. Ảnh HRW

Sinh viên Phan Kim Khánh hôm nay 25/10/2017 đã bị tòa án tỉnh Thái Nguyên kết án sáu năm tù giam vì tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự, do đã sử dụng mạng xã hội để cổ vũ cho đa đảng và tự do báo chí. 
Các hãng tin AFP, Reuters và AP cho biết Phan Kim Khánh, 24 tuổi, còn bị thêm bốn năm quản chế. Luật sư Hà Huy Sơn nói rằng các bằng chứng dùng để buộc tội cho Khánh trong phiên tòa sơ thẩm hôm nay là thiếu cơ sở, nhưng không rõ anh có muốn kháng cáo hay không. Trên trang Facebook cá nhân, luật sư nói thêm, tuy cáo trạng khẳng định không có tình tiết tăng nặng, nhưng tại tòa Viện Kiểm sát nại ra việc « phạm tội nhiều lần » để Phan Kim Khánh không được giảm nhẹ bản án.

mardi 24 octobre 2017

Human Rights Watch đòi trả tự do cho sinh viên Phan Kim Khánh

Sinh viên Phan Kim Khánh. Ảnh FB Nguyễn Ngọc Nam Phong.

Trong thông cáo được công bố hôm nay 24/10/2017, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch yêu cầu Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do ngay lập tức cho blogger Phan Kim Khánh, sẽ bị đưa ra xét xử tại Thái Nguyên vào ngày mai vì tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự.
Phan Kim Khánh, 24 tuổi, là sinh viên khoa Quốc tế trường đại học Thái Nguyên, bị bắt vào tháng 3/2017, vì đã thành lập và điều hành hai trang blog « Báo Tham Nhũng », « Tuần Việt Nam » từ năm 2015. Ngoài ra anh còn bị cho là đã mở ba tài khoản Facebook, hai tài khoản YouTube. Chính quyền cáo buộc anh « liên tục đăng nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước, phần lớn lấy từ các trang mạng phản động khác ».

mardi 2 mai 2017

HRW : Chế độ Damas đã bốn lần sử dụng khí độc tại Syria


Quân đội Syria đã sử dụng khí độc để tấn công vào Khan Cheikhoun và trong ba vụ khác nữa. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch (HRW) ngày 01/05/2017 khẳng định như trên, cho rằng đây là tội ác chống nhân loại.
Báo cáo của Human Rights Watch nhận định, Damas « có xu hướng rõ ràng » trong việc sử dụng vũ khí hóa học, và như vậy chế độ Syria cần phải bị truy tố về tội ác chống nhân loại.

samedi 21 mai 2016

HRW : Tổng thống Mỹ cần thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam

Biểu tình tại Sài Gòn ngày 01/05/2016.

Thông cáo của tổ chức Human Rights Watch (HRW) đề ngày hôm nay, 20/05/2016, đòi hỏi tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gây sức ép, buộc Việt Nam phải chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động ôn hòa, tiến tới bầu cử tự do và công bằng.

HRW nhận định, chuyến thăm từ ngày 23 đến 25/05 là chuyến công du Việt Nam đầu tiên trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama, diễn ra ngay sau cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam vào ngày 22/05. Kỳ bầu cử này do đảng Cộng sản điều khiển - chọn lọc những ai được ứng cử, ấn định số ghế dành cho các đại biểu không phải là đảng viên.

dimanche 20 mars 2016

HRW tố cáo Nga vi phạm nhân quyền tại Crimée


Để kỷ niệm hai năm việc sáp nhập Crimée vào Nga, tổng thống Vladimir Putin hôm qua 18/03/2016 đến thăm công trường xây dựng chiếc cầu sẽ nối liền bán đảo này với lãnh thổ nước Nga, và chủ trì một hội nghị về phát triển kinh tế Crimée. Nhưng báo cáo mới đây của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tố cáo không khí sợ hãi vì bị đàn áp tại vùng đất này.
Từ Matxcơva, thông tín viên Muriel Pomponne của RFI cho biết thêm chi tiết :

mardi 27 octobre 2015

HRW : Malaysia đang trở thành Nhà nước « công an trị »

Thủ tướng Najib Razak phát biểu trước Quốc hội Malaysia.

Tổ chức Human Right Watch hôm nay 27/10/2015 tố cáo Malaysia ngày càng giống một Nhà nước công an trị, khi chính quyền sử dụng những đạo luật trấn áp để dập tắt những chỉ trích, kể cả các đòi hỏi Thủ tướng phải trả lời về những cáo buộc tham nhũng.

Tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Mỹ trong báo cáo nhận định, mặc cho những lời hứa lâu nay, Thủ tướng Najib Razak lại đẩy mạnh các vụ đàn áp, sau khi đạt được những kết quả tệ hại trong cuộc bầu cử năm 2013.