Affichage des articles dont le libellé est Lê Nguyễn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lê Nguyễn. Afficher tous les articles

mardi 5 septembre 2023

Lê Nguyễn - Vẫn phải lên tiếng dù đã quá muộn màng

Tin tỉnh Bình Thuận được phép phá hủy hơn 600 hecta rừng để làm hồ thủy lợi là một quả bom tấn có sức công phá dữ dội, trong một xã hội vốn đã có quá nhiều điều bất cập.    

Sự chấn động của nguồn tin có đủ sức mạnh, để những ai đang cố tình quên đi nhiều ký ức bi thương về cuộc sống đã qua cũng phải bật dậy, ôm lấy đầu mình. Sao lại có thể như vậy được nhỉ?

Chúng ta sống trong sự ngột ngạt của một thành phố mà mật độ dân cư lên đến mức cao nhất. Có những buổi tan sở, cầm trong tay một giò lan hay một chậu hồng tỉ muội mua ở ven đường, lòng khấp khởi nỗi vui mừng, mang chút quà tặng của thiên nhiên về để trước balcon, chăm sóc, ngắm nghía mỗi buổi chiều về.

lundi 24 juillet 2023

Lê Nguyễn - Nghĩ về sự ngạo nghễ

 

Nói đến sự ngạo nghễ trong lịch sử văn học cận đại, khó có ai qua nổi lão AQ của văn hào Lỗ Tấn.

Bị chúng nắm tóc, đập đầu vào tường côm cốp, đau thấy ông bà tiên tổ. Vậy mà sau 10 giây lấy lại bình tĩnh, lão vẫn vừa đi, vừa ngạo nghễ thốt lên rằng: Cuối cùng, ta vẫn thắng lợi, chúng đập đầu ta cũng như đập đầu ông cha chúng thôi!

Đến nay, lão AQ chắc đã được Diêm vương hóa kiếp lâu lắm rồi, song đám hậu duệ của lão ở đâu bỗng xuất hiện nhung nhúc, vừa ngạo nghễ, vừa nổ như bom chùm. Phép thắng lợi tinh thần của lão được họ học tập và làm theo một cách đầy sáng tạo và đẩy mạnh các sáng kiến lên tầm cao ... ngạo nghễ! Họ làm những việc không ai trên thế giới này làm nổi, trên khắp các lãnh vực.

dimanche 18 juin 2023

Lê Nguyễn - Nhân bi kịch ở Darlac, nhắc lại đôi điều "ôn cố tri tân"

 

Tôi muốn gọi những  biến động vừa xảy ra ở Daklak (xưa viết là Darlac) là một bi kịch. Bi kịch trong mối quan hệ giữa những tộc người đã chung sống với nhau hàng ngàn năm qua, từ khi “nước sông không phạm nước giếng” đến những năm dài chan hòa cuộc sống, và gần đây là những trận đụng độ kinh hoàng.

Lịch sử ghi chép rằng cho đến thời các chúa Nguyễn, nơi sinh sống của các tộc người trên Tây Nguyên ngày nay vẫn được gọi là “nước”. Năm 1751, đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, (trích) “Thủy Xá, Hỏa Xá vào cống. Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn (khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, dòng dõi nước ấy làm vua nước Nam Bàn, cắt cho đất từ núi Thạch Bi về phía Tây), thôn lạc có hơn năm chục, giữa có núi Bà Nam rất cao, vua Thủy Xá ở phía Đông núi, vua Hỏa Xá ở phía Tây núi.

Buổi quốc sơ, vì cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức thì sắm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến. Tới đây, sai sứ sang cống. Chúa hậu tứ rồi cho về” (hết trích) (Đại Nam thực lục – Tập một – NXB Giáo Dục 2002, trang 157).

mardi 18 avril 2023

Lê Nguyễn - Vĩnh biệt anh Đặng Tiến (1940 - 17.4.2023)

 

Vĩnh biệt một tài năng trác tuyệt của đất nước. Lịch sử nền văn học Việt Nam sẽ mãi mãi ghi đậm nét tên anh.

Thương anh, trong những ngày tháng cuối cùng, anh vẫn luôn nhắc đến bạn bè trên Facebook, vẫn nhắn tin cho những người thân thiết. Anh vẫn còn yêu cuộc sống này biết bao nhiêu!

Để tưởng nhớ anh, xin mời mọi người đọc lại bài anh phân tích về tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, một trong những bài phê bình văn học tuyệt vời nhất.

LÊ NGUYỄN 17.04.2023

mercredi 5 avril 2023

Lê Nguyễn - Lại rộ lên chuyện giải cứu đồng bào Việt kẹt !

 

Chuyện này bắt đầu diễn ra cách nay đã gần 3 năm và kết thúc cũng đã cả năm rồi, thế mà đến bây giờ, chúng vẫn còn hừng hực tính thời sự trên các phương tiện truyền thông! Bởi vì danh sách số bị can bỏ túi những đồng tiền xương máu của đồng bào họ ngày càng dài thêm.

Có ông cựu Phó Giám đốc Công an thôi cũng đã bỏ túi hàng triệu USD, một thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế hốt về hàng chục tỉ đồng...Thế còn những giới chức cao hơn họ nữa thì sao?

Còn nhớ ngày 07.12.2020, mình có một status với nhan đề “khịa”: “Chúng tôi là ai?”, nhân có một kẻ nào đó kể lể trên báo chí về công lao của họ trên các “chuyến bay nhân đạo” đưa đồng bào bị kẹt ngoài nước trở về quê hương. Lời kể lể đó còn được một giáo sư mà tên tuổi đang nổi đình nổi đám là Ngô Bảo Châu vào phụ họa, cho rằng những kẻ chỉ trích các nỗ lực của họ là “vô ơn”.

dimanche 12 février 2023

Lê Nguyễn - Nghĩ lan man về sự phân biệt vùng miền

 

Loài ngạ quỷ có tàn phá nhân gian cũng chỉ đến một lúc nào đó thì chuyển hướng hành động, để còn tu tập và tái sinh qua cõi khác.

Riêng có một loại hình ma, bóng quỷ vẫn tồn tại, chập chờn đây đó suốt gần năm chục năm qua trên đất nước này, tàn phá sự thống nhất, đoàn kết dân tộc và đe dọa những tâm hồn thơ trẻ đang cần được nuôi dạy trong tình tự dân tộc, trong nghĩa lớn đồng bào.

Đó là bóng ma của sự phân biệt vùng miền.

mercredi 2 novembre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975 (2)

 

(Tiếp theo)

II) CÁC KHOẢN PHỤ CẤP

Tại miền Nam trước tháng Tư1975, chỉ có công chức độc thân và không giữ chức vụ chỉ huy mới không có các khoản phụ cấp kèm theo. Những người có gia đình, con cái hoặc giữ các chức vụ chỉ huy, ngoài lương căn bản, còn được hưởng một hay nhiều loại phụ cấp khác nhau.

Những phụ cấp dưới đây được tính vào phần lớn thập niên 1960. Đến cuối thập niên 1960 hay đầu thập niên 1970 (không nhớ rõ thời điểm), hầu hết các phụ cấp này đều được tăng gấp đôi.

A) PHỤ CẤP GIA ĐÌNH : Đây là loại phụ cấp áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất và bình đẳng nhất, không phân biệt quân nhân hay công chức, không phân biệt thâm niên, ngạch trật, cấp bậc hay chức vụ.

vendredi 28 octobre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975

Trong bình luận ở một bài trước, bạn Nguyên My (và vài bạn khác qua điện thoại, Messenger, Zalo…) có gợi ý người viết nhắc lại về chế độ lương bổng, phụ cấp của công chức, quân nhân tại miền Nam trước tháng 4.1975. 

Theo thiển ý, đây cũng là một nhu cầu hiểu biết chính đáng, vì tuy chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không còn nữa, song sự tồn tại của nó ở phân nửa đất nước trong một thời gian dài cũng có những vấn đề cần được biết để bổ sung vào ký ức chung của xã hội Việt Nam thế kỷ XX.

Trong bài viết này, tác giả cố vận dụng những gì còn sót lại trong bộ nhớ còn hạn hẹp của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, với chút hy vọng cung cấp cho các bạn một tối thiểu hiểu biết về một số sự việc đã xảy ra dưới vĩ tuyến 17 từ năm 1954 đến ngày chế độ chính trị ở đó không còn nữa.

vendredi 30 septembre 2022

Lê Nguyễn - Một thời Quốc văn Giáo khoa thư

 

(Nhân chuyện 1.000 ông bà tiến sĩ sẽ soạn sách giáo khoa, chợt nhớ).      

Thời đó qua đi hơn 70 năm rồi, mà “kỷ niệm đầu đời” vẫn còn tươi mới trong ký ức của một gã đàn ông gần đất xa trời. Những hình ảnh, câu chuyện vẫn đeo đẳng kiếp người, và khi nhìn vào nền giáo dục thời nay, ký ức vẫn mang lại niềm tiếc nhớ khôn nguôi.

Kỷ niệm của những ngày 7- 8 tuổi ấy không bao giờ phai nhạt, đặc biệt với hai quyển Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị (cours préparatoire, sau là lớp Tư, nay là lớp Hai) và Quốc văn Giáo khoa thư lớp Sơ đẳng (cours élémentaire, sau là lớp Ba, nay cũng là lớp Ba). Ấn tượng về chúng mạnh mẽ đến nổi khi lớn lên, có những lúc, mình ngồi nhớ quay quắt từng hình ảnh, từng câu chuyện trong sách.

mardi 27 septembre 2022

Lê Nguyễn - Nghĩ về sự tự hủy mình của một cô giáo

Tôi nhớ cách đây 45-46 năm, đọc trong phần cuối bộ truyện Anna Karenine, thấy văn hào Nga Leon Tolstoy có một đoạn dài miêu tả tâm trạng và những diễn biến tâm lý của nhân vật nữ.

Những suy nghĩ, dằn vặt quay cuồng trong đầu cô gái, càng lúc càng dâng cao, càng lúc càng căng thẳng. Cuối cùng cô gái chỉ còn có một chọn lựa cuối cùng là nhảy vào đoàn xe lửa đang chạy.

Dù đã gần nửa thế kỷ không  đọc lại tác phẩm này, song ấn tượng mà tôi có được từ những trang viết của văn hào Tolstoy khiến tôi nhớ mãi. Ông viết tinh tế, sâu sắc đến nỗi khi ấy, tôi tự nhủ rằng nếu mình lâm vào hoàn cảnh như cô gái kia, trong đầu mình cũng quay cuồng những suy nghĩ, những tâm trạng đó, chắc mình cũng lao đầu vào đoàn xe lửa mất!

mardi 30 août 2022

Lê Nguyễn - Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt

 

Theo tin từ các báo, năm nay lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định Thành, được tổ chức trọng thể vào các ngày 26, 27 và 28.08.2022. Lễ giỗ có sự tham dự và thắp hương tưởng niệm đức Tả quân của các vị lãnh đạo cao nhất thuộc Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, cùng nhiều viên chức cao cấp khác tại thành phố.

Những người yêu văn hóa lịch sử hy vọng đây chỉ mới là bước khởi đầu của tiến trình xác định nhận thức về công ơn của tiền nhân đối với đất nước nói chung và mảnh đất miền Nam nói riêng. Sau Tả quân Lê Văn Duyệt, sẽ còn có những bậc công thần nữa cần được khẳng định công lao giữ đất và mở đất, phát triển kinh tế -xã hội, mang cơm no áo ấm lại cho hàng triệu người dân từ tứ xứ tập hợp về miền đất phía Nam này: Trương Minh Giảng, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) ….

Nhân sự kiện trọng đại trên, xin giới thiệu lại với các bạn một bài viết về Tả quân Lê Văn Duyệt in trong quyển “Nhà Nguyễn và những vấn đề lịch sử”, xuất bản và tái bản vào các năm 2010, 2015, 2016, 2018.

samedi 9 juillet 2022

Lê Nguyễn - Thương tiếc Shinzo Abe

Mt cái chết tr thành bt t,

Hôm nay c t người trên hành tinh thương tiếc mt người.

Git nước mt rơi không phân bit đâu là biên gii,

Mi tâm tư chung mt ni ngm ngùi.

dimanche 5 juin 2022

Lê Nguyễn - Thương tiếc nhạc sĩ Cung Tiến

 

Hình như sau sự ra đi của nhà thơ Tô Thùy Yên, sự ra đi lần này của nhạc sĩ Cung Tiến mới lại gây ra một làn sóng cảm xúc ngập tràn như thế.

Nhất là với những người sinh ra và trưởng thành tại miền Nam từ những thập niên 1940-1950 trở đi, những người đang sống với bao hoài niệm cuối đời.

Ít có nhạc sĩ nào viết nhạc ở tuổi 16-17 mà tác phẩm lại khắc sâu vào lòng người, âm vang mãi trong những tâm hồn đa cảm, yêu nghệ thuật như Cung Tiến. Cũng không  có nghệ sĩ nào chỉ sáng tác một số nhạc phẩm ít ỏi mà tầm vóc và tiếng vang lại vút cao và lan rộng như thế.

mardi 1 février 2022

Lê Nguyễn - Tết của người xưa


Có thể nói Tết là một trong những phong tục tồn tại lâu nhất trong xã hội ta. Nó hiện diện ngay trong bộ sử đầu tiên của ta là bộ An Nam Chí Lược do Lê Tắc soạn thảo vào khoàng cuối thế kỷ XIII hoặc nửa đầu thế kỷ XIV. Và chúng ta cũng không ngờ rằng cách đây bảy tám trăm năm, dưới thời Trần, cổ nhân từng có những cái Tết linh đình như thế.

Sách chép rằng “Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động nhân, bái yết tiên vương.

“Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu Na” (nghĩa là đánh đuổi tà ma quỷ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cỗ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ….

mercredi 5 janvier 2022

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (5)


III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

1) Những « phó thường dân » (tiếp theo)

Trong giới xích lô bất đắc dĩ sau 1975, còn có Tô Minh Tâm (1944-2017), một người bạn chí thân của tôi trong suốt 7 năm trung học. Sau khi hết bậc trung học (1962), mỗi đứa một đường đi, Tâm tốt nghiệp ban Triết Đại học sư phạm (1967), dạy Triết học vả Công dân Giáo dục lớp đệ nhất tại trường trung học Cường Để, Qui Nhơn. Hiện nay, có một vài người bạn Facebook của tôi từng học với anh.

Tất nhiên, sau tháng 4.1975, triết học duy tâm không có chỗ đứng trong chương trình giáo dục, Tâm còn có chút may mắn, đã không phải đi cải tạo, còn được cho dạy môn sinh vật lớp 6 tại một trường trung học cơ sở ở Gia Định. Lương giáo viên thời bao cấp không đủ sống, hàng ngày anh dành cả buổi sáng để đạp xích lô, trưa về lua vội một, hai chén cơm rồi đạp xe đi dạy.

jeudi 30 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (4)


III) MỘT QUÃNG ĐỜI RIÊNG

Từ bài viết này trở đi, hồi ức mang dấu ấn cá nhân nhiều hơn, song thiển nghĩ, thân phận của một cá nhân bao giờ cũng gắn liền với xã hội mà anh ta đang sống. Vì thế không bao giờ có thể tách rời hai yếu tố con người và xã hội.

Sự thành bại, vui buồn, sướng khổ của một cá nhân bao giờ cũng xuất phát từ mối liên hệ giữa anh ta và cộng đồng xã hội. Vì thế tôi vẫn hy vọng bạn đọc tìm thấy trong hồi ức riêng tư này những gì có ích lợi chung cho mọi người.

1) Những « phó thường dân »

samedi 25 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (3)

 

III) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ” VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TPHCM

1) Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh

Ai cũng biết rằng vào ít nhất 10 năm đầu tiên sau 1975, cơ chế hoạt động của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được áp dụng trên cả nước. Hình thức bao cấp và ở không ít nơi, chủ nghĩa lý lịch, chi phối khá nhiều đời sống cộng đồng.

Vào những tháng năm đó, người xuất thân từ một chế độ đã tàn lụi sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn có rất ít cơ hội hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhất là trong cơ quan công quyền, khi mà mọi ưu tiên được dành cho những ai có công góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào thắng lợi sau cùng.

jeudi 23 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (2)

 

Do sau tháng 4.1975, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tại Sài Gòn vẫn còn cơ sở sản xuất hoạt động tốt, nên các chủ doanh nghiệp này được tập hợp trong một tổ chức có tên là Ban Liên lạc Công thương, tiền thân của Sở Thương nghiệp và Sở Công nghiệp sau này.

Người đứng đầu ban này vào năm 1982 có bí danh là Ba Nam (Trần Minh Triết), vị thứ như một Giám đốc Sở. Có thể kể một số nhà “tư sản dân tộc” được tập hợp trong Ban liên lạc công thương lúc bấy giờ như ông Trần Văn Bảy, Giám đốc Xí nghiệp đông lạnh Việt Long, ông Phùng Văn Quý, Giám đốc nhà máy sứ Thiên Thanh, ông Phạm Văn Thạnh, chủ hãng đắp vỏ xe Phạm Hiệp …

Cũng từ sự hiện diện của những doanh nghiệp như trên mà chính quyền thành phố thiết lập mô hình các công ty, xí nghiệp công tư hợp doanh, với cơ sở sản xuất và một phần vốn của tư nhân, phần khác của nhà nước, và đặt dưới sự thống nhất quản lý của nhà nước.

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (1)


Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm.

Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ.

Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động. Trân trọng.

mercredi 8 décembre 2021

Lê Nguyễn - Chút hồi ức vụn vặt về hai tạp chí Kiến thức Ngày nay và Thế Giới Mới (2)

 

II) Trong hai tờ báo tồn tại lâu dài trên thị trường báo chí, Thế Giới Mới ra đời sau (1990), khi Kiến thức Ngày nay (1988) đã có một lượng độc giả khá hùng hậu, nên tất nhiên số phát hành không nhiều bằng. Và như một hậu quả tất yếu, tiền nhuận bút trả cho cộng tác viên cũng thấp hơn.

Những năm 1992-1993, khi nhuận bút của Kiến thức Ngày nay đã ở mức trên dưới 100 ngàn đồng/trang thì nhuận bút của Thế Giới Mới còn ở mức 40-50 ngàn đồng/trang. Số trang in của Thế Giới Mới cũng thấp hơn, 96 trang thay vì 112 trang như Kiến thức Ngày nay. Còn nhớ một trong ba bài đầu tiên của tôi trên số báo Thế Giới Mới 28 (1992) dài gần 3 trang, tòa soạn trả nhuận bút 120 ngàn đồng. Khoản tiền đó lúc này cũng không phải là nhỏ.

Trong suốt nửa đầu thập niên 1990, tinh thần “chiêu hiền đãi sĩ” của ban biên tập Thế Giới Mới được nâng cao. Số người cộng tác nhiều hơn, bài viết ngày càng có chất lượng cao hơn, báo phát hành với số lượng lớn hơn trước, nhất là tại miền Bắc.