Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Hoàng Sa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Hoàng Sa. Afficher tous les articles

lundi 20 janvier 2025

Thái Bá Tân - Một dân tộc không cần biết lịch sử ?

 

Hôm qua nhân 51 năm trận Hải chiến Hoàng Sa, tôi đăng lại ở cả hai trang mấy bài đau đớn viết hơn chục năm trước về sự kiện này.

Sáng dậy lướt xem thấy chỉ lèo tèo mấy người đọc, nhất là trang Thơ Thái Bá Tân - Bài học cuộc sống với 85 nghìn người theo dõi. Ở trang này còn có người mắng tôi là phản động, bằng những lời gay gắt, tục tĩu (tôi xóa rồi).

Tự nhiên ngồi đuỗn mặt với cảm giác đau buồn nặng trĩu, đến mức chẳng muốn viết gì nữa.

Thái Bá Tân - Ngụy Văn Thà


Khi mt người tun tiết

Vì bin đo Hoàng Sa,

Thì cho dù cng sn

Hay Vit Nam Cng Hòa,

Người y đáng được trng,

Đáng tôn làm anh hùng.

Hoàng Dũng - Bất tri vong quốc hận

Đôi lời : Thụy My có nhận được thư của ông Thềm Sơn Hà, tác giả cuốn sách « Sự Thật Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974 ». Ông cho biết danh sách Tử Sĩ Hoàng Sa đã bị viết nhầm ở hàng thứ 7 là HQ Thiếu Úy Lê Văn Đơn thay vì HQ Trung Úy Lê Văn Đơn. Tác giả đã sửa sai từ ngày 03/01/2022, và xin chuyển lời cáo lỗi, đính chánh với gia đình cố Hải Quân Trung Úy Lê Văn Đơn (Liên Đoàn Người Nhái, hy sinh trên đảo Quang Hòa và mang xác về HQ 5).

TM xin phép thay danh sách chính xác và chân thành cảm ơn tác giả Thềm Sơn Hà.

“Hà Nội chiều nay thanh bình” như xưa quân Tùy Văn Đế đánh vào tới kinh đô, mà vua quan không ai biết nước đang mất. Trần Hậu Chủ vẫn còn say túy lúy với mỹ nhân và quần thần trên lầu Ỷ Kết, vẫn ca hát, đắm đuối với khúc “Hậu đình hoa” tình tứ. Đỗ Mục cảm thán trong bài “Bạc Tần Hoài”:

“Thương nữ bất tri vong quốc hận / Cách giang do xướng Hậu đình hoa”

Các chiến sĩ ngã xuống dưới làn đạn giặc xâm lược, mà chẳng ai hay, trừ người mẹ: “Buổi sáng ấy, chỉ mẹ tôi nhìn thấy / Có đàn chim đẫm máu về trời”.

dimanche 19 janvier 2025

Bùi Chí Vinh - 51 năm sau trận Hải chiến Hoàng Sa

 

Đã 51 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa qua trận hải chiến quá chênh lệnh với Việt Nam Cộng Hòa ngày 19-01-1974. Mối thù này không đội trời chung.

Đối với thi sĩ và nhân dân chỉ có một thái độ duy nhất : Không để chuyện mất đất mất đảo biến thành một dòng tin bị quên lãng giữa dòng đời.

51 NĂM SAU TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

"Đã 48 năm Ngy Văn Thà, Hm trưởng chiến hm Nht To b t trn Hoàng Sa"

Dòng tin lt thm gia tin, tình, tù, ti

Cuc hi chiến mi ngày nào còn nóng hi

Gi ngui dn đi trước s h hng người đi

Võ Xuân Sơn - Bao giờ lấy lại được Hoàng Sa ?

 

Hôm nay, nhiều người nhắc đến ngày 19-01-1974, ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Có người còn lo lắng, rằng có thể sẽ không còn nhiều người nhớ những ngày như 19-01-1974, 17-02-1979, và 14-03-1988, là những ngày Trung Quốc tấn công chúng ta.

Tôi thì không lo người dân sẽ quên. Thế nào thì cũng sẽ có người nhắc cho họ nhớ. Nhưng vấn đề là nhớ những ngày đó để làm gì? Bữa trước có bạn đề xuất một cách nhắc nhở, kiểu như hẹn nhau “Sang năm gặp lại tại Hoàng Sa”. Đó là một kiểu nhắc nhở để nhớ, chứ thực ra, không biết bao giờ mới đến “sang năm”.

Cù Mai Công - Một buổi hầu chuyện nhân chứng Hoàng Sa

 

Nhân 51 năm Hải chiến Hoàng Sa (19-1-1974/19-1-2025)

0 giờ đêm 16 rạng 17-01-1974, 25 tháng Chạp. Còn vài ngày nữa tết. Vùng Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón tết Giáp Dần 1974 thì ít nhất bốn cư dân vùng Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa, bước vào cuộc Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 bi hùng.

Bốn vị đó là : Hải quân trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm hiện đại nhất của Việt Nam Cộng Hòa, HQ-4 Trần Khánh Dư, nhà ở ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám).

Lê Đức Dục - Hoàng Sa và lời nhắc hãy luôn coi chừng Trung Quốc !

 

Đúng 14 năm trước, cũng sáng này, 19-01-2011 mình từ Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bảo chú Võ Quang Sơn : “Mi chở anh tới trụ sở Sở Nội Vụ Đà Nẵng với".

- Chi vậy anh ?

- Anh đi tưởng niệm Hoàng Sa. 

- Ủa, có ai tổ chức mô ?

- Anh tự tưởng niệm !

Nguyễn Đình Bổn - Tổ quốc buồn

 

T quc đã bao mùa tang tóc

Trùng khơi tin d c bay v

T quc đã bao ln nh l

Xây m cho nhng đa con yêu

samedi 20 janvier 2024

Đào Dân - Bài nói chuyện trong buổi ra mắt sách ‘’Sự thật Hải chiến Hoàng Sa" của Thềm Sơn Hà ngày 11 tháng 1 năm 2015

 

Kính thưa ông cựu thứ trưởng, kính thưa quý liệt vị quan khách, kính thưa quý niên trưởng, kính thưa quý chiến hữu và kính thưa tất cả các bạn.

Tôi là một cựu sĩ quan Hải Quân, xuất thân khóa 18 của Hải Quân Nha trang, là khóa đàn em của Niên trưởng Thềm Sơn Hà, là tác giả của tập sách “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974 ”mà một số quý vị đang cầm trên tay.

Sở dĩ mà tôi có được cái vinh dự hôm nay đứng đây nói chuyện với quý vị là vì tôi đã tham dự vào trận hải chiến này, dù một cách tình cờ. Tình cờ bởi vì chỉ chưa đầy hai tháng trước trận chiến, Sau khi tốt nghiệp khóa 2/73 Trung cấp Hải Quân ở Trung Tâm huấn luyện Hải Quân Sài gòn thì đáng lẽ theo thứ tự ưu tiên, tôi được quyền chọn một đơn vị khác, không tác chiến, và ở gần Sài Gòn.

Trương Nhân Tuấn - Loạt bài Hoàng Sa nhằm đâm sau lưng Việt Nam ?

 

Trên BBC có đăng một loạt bài nói về chủ đề 50 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa. Nhiều người Việt khen "hay", riêng tôi thì thấy "đắng cay thế nào"!

Họ khen hay vì họ không thấy con dao găm pháp lý mà BBC đang đâm sau lưng Việt Nam.

Về sự kiện "ai nổ súng trước" ?

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

vendredi 19 janvier 2024

Vĩnh Quyền - Nhớ và nghĩ trong Ngày-Hoàng-Sa-của-chúng-ta

 

Năm 2008, vào một cuối chiều se sẽ sương thu, là thứ chẳng mấy khi chạm vào vùng tiểu khí hậu ven biển như Đà Nẵng, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc từ Sài Gòn về quê, đến thăm nhà mới của tôi.

Cuộc trò chuyện ngẫu hứng giữa hai anh em văn nghệ biến thành bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên sau đó. Tựa đề rút từ một câu trong cuốn nhật ký đi biển loằng ngoằng của tôi: "Hãy nhớ lấy những cái tên không được phép lãng quên". Là tên quần đảo Hoàng Sa đã bị cướp.

Cũng là lần đầu tiên trên mặt báo chính thống xuất hiện dòng chữ tưởng như đương nhiên từ buổi cha ông mình mở nước, "bởi quân xâm lược Trung Quốc".

Lưu Trọng Văn - Năm mươi năm nỗi đau dân tộc

 

Vậy là tròn 50 năm Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm.

1. Gã nhớ như in ngày 27.07.2011, lần đầu tiên giới trí thức Sài Gòn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Khi luật gia Lê Hiếu Đằng mời gã phát biểu, lời thưa đầu tiên của gã là: Thưa bà Huỳnh Thị Sinh vợ của hải quân thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, người đã chỉ huy hạm tàu Nhật Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng ở Hoàng Sa.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 4

 

HẦU CHUYỆN “NHỮNG TRAI HÙNG ĐI GIÚP NON SÔNG” NĂM XƯA

(Trích "Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó" tập 2 - đã phát hành)

Anh Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư vẫn nóng tính như ngày nào tham chiến, chỉ huy hành quân Hải chiến Hoàng Sa 1974 khi “yêu cầu” lính cũ của mình là giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy : “Bảy cố gắng mời bằng được CMC, hàng xóm vùng Ông Tạ của anh, cho anh được vui cuối đời".

Tôi mạo muội gọi anh San là anh vì cụ Soạn, ba anh và ba tôi cùng lứa ở Ông Tạ, dù cụ hơn tuổi ba tôi. Đúng ra về tuổi, anh San là bậc cha chú tôi. Nhưng vì anh là con trưởng trong nhà, tôi là con thứ, gần út nên kém anh San gần 30 tuổi.

Trong cuộc hải chiến bi hùng ấy, tàu HQ-4 vùng vẫy, tung hoành giữa vòng vây hai tàu lớn của TQ là 271, 274. Hải quân Trung Quốc tưởng HQ-4 là soái hạm nên tập trung hỏa lực tấn công, kèm chặt. 

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 3

 

CHÍ KHÍ VIỆT LẪM LIỆT TRÊN SÓNG BIỂN HOÀNG SA

Sáu giờ sáng 19-1, hải đoàn Việt Nam Cộng Hòa chia hai phân đoàn. Phân đoàn Một gồm hai tàu tốt nhất HQ-4, HQ-5 đổ bộ các nhóm biệt hải, hải kích (tấn công biển) tái chiếm đảo Quang Hòa (HQ-4 chỉ huy). Phân đoàn Hai gồm HQ-10, HQ-16 yểm trợ hải pháo, ngăn chặn tàu địch (HQ-16 chỉ huy).

Theo thượng sĩ giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy, “Khi đến gần đảo Quang Hòa, bằng ống dòm và mắt thường, chúng tôi phát hiện doanh trại mới toanh có cờ Trung Quốc. Ở phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc đổ bộ ào ạt lên. Chúng núp sau các tảng đá chĩa súng vào các biệt đội... Và rồi quân Trung Quốc đã nổ súng. Lúc 8 giờ 30, đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình nhóm hải kích Việt Nam. Họ đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Hai  binh sĩ Việt Nam tử thương, hai bị thương”.

Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San yêu cầu: Tất cả sĩ quan, binh lính sẵn sàng quân trang, quân dụng chiến đấu với nón sắt, áo giáp, áo phao, giày không cột dây...

Quốc Việt - Chiến hạm Nhật Tảo, những giờ cuối cùng

 

20 giờ ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ ...

Chuyến hành quân cuối cùng

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!". Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

jeudi 18 janvier 2024

Huy Đức - Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa

 

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt.

Gồm có: Năm cựu binh của Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974, và bốn người con của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến này.

Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 2

 

HOÀNG SA TRƯỚC 6 GIỜ SÁNG 19-1-1974

Quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát nằm rải rác trên 5.800 dặm vuông trên Biển Đông, cách gần đều cảng Đà Nẵng của Việt Nam (200 hải lý) và đảo Hải Nam của Trung Quốc (162 hải lý).

Diện tích của toàn quần đảo (chỉ tính mặt đất) khoảng ba dặm vuông. Hầu hết các đảo hợp thành nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) về phía đông bắc và nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm (Crescent Group) về phía tây, cách nhau khoảng 39 hải lý. Đảo Phú Lâm (Woody island) thuộc nhóm An Vĩnh lớn nhất trong các đảo thuộc Hoàng Sa, có diện tích khoảng hơn 5 km2 (530 hecta).

Việt Nam Cộng Hòa tiếp quản nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm từ năm 1954.  Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo An Vĩnh và đảo Phú Lâm vào năm 1956. Năm 1959, với hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, ngư dân Trung Quốc từng đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan) nhưng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã xua đuổi họ đi.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 1

 

NGƯỜI ÔNG TẠ TRONG HẢI CHIẾN HOÀNG SA 

(Một phần được trích trong “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó” tập 2 - đã phát hành)

0 giờ đêm 16 rạng 17-01-1974, 25 tháng Chạp, còn vài ngày nữa là tết. Vùng Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón tết Giáp Dần 1974 thì ít nhất bốn cư dân vùng Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa.

Bốn vị đó là Hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San, nhà ở ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám); thợ máy tàu HQ-800 (cơ xưởng hạm nổi chuyên sửa chữa tàu ngoài khơi) Nguyễn Xuân Hiển nhà gần ngã tư Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) - Trương Minh Ký (Lê Văn Sỹ); Hải quân trung úy Vũ Đình Huân của tàu HQ-10, có gia đình ở khu Cầu Sạn - Ông Tạ, sau đó riêng anh về khu nhà thờ Hầm ở Thăng Long, Phú Thọ  (anh Huân vừa đính hôn xong, chuẩn bị sau khi đi trận về sẽ làm lễ cưới); Hải quân trung sĩ điện tử HQ-10 Nguyễn Quang Xuân, trong nhà và hàng xóm gọi là Sinh. Hai anh sau cùng xứ Tân Chí Linh của tôi.

lundi 15 janvier 2024

Ngô Nhân Dụng - Hoàng Sa: Không bao giờ quên

Trong thời gian đó, báo chí Hà Nội không loan một tin tức gì về vụ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.

Ngày 19 tháng Giêng là ngày giỗ 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa chống cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc. Trong đó có Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ trên hộ tống hạm HQ-10.

Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bị hư khẩu pháo chính 76 li trước mũi tàu; tàu bị bắn xối xả, bốc cháy tại chỗ. Đại úy Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng vẫn cố điều khiển HQ-10 húc vào tàu đối phương, cho thủy thủ nhảy xuống biển trước khi ông qua đời.