Affichage des articles dont le libellé est Hòa giải. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hòa giải. Afficher tous les articles

vendredi 26 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Dành cho quê hương

 

Sáng nay Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tổ chức giới thiệu Bộ sưu tập tranh của danh họa Lê Bá Đảng do vợ chồng nhà phê bình nghệ thuật - văn học Thụy Khuê tặng.

Khi biết nhã ý của vợ chồng nhà văn Thụy Khuê muốn bộ sưu tập tranh nghệ thuật hơn 230 bức của Lê Bá Đảng gửi tặng quê hương, ông Phan Nguyễn Như Khuê trưởng ban Tuyên giáo thành ủy TP.HCM cùng ông Trần Thế Thuận giám đốc sở Văn hóa Thông tin đã bay qua Paris trực tiếp trao đổi với vợ chồng bà Thụy Khuê, để Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM được tiếp nhận di sản mỹ thuật này.

Và hôm nay TP.HCM đã tổ chức buổi ra mắt tranh Lê Bá Đảng do ông bà Thụy Khuê tặng rất trang trọng. Ông chủ tịch Phan Văn Mãi gửi lẵng hoa chúc mừng. Ông Dương Anh Đức phó chủ tịch thành phố cùng vợ chồng bà Thụy Khuê cắt băng khánh thành.

jeudi 27 juillet 2023

Nguyễn Thông - Về một ngày...

 

Căn theo lịch hằng năm và lịch sử thời nay, cứ vào cữ tháng Bảy tây, xã hội này lại gợi mở những ký ức thời chiến tranh.

Dù chỉ có ngày 27.07 được gọi là ngày Thương binh liệt sĩ, nhưng dường như suốt cả tháng người ta chộn rộn về sự kỷ niệm. Đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ người đã khuất, gợi những nỗi đau, thậm chí cả những tủi hờn… đủ cả.

Mỗi cuộc chiến tranh, dù từng bên tự nhận mình là gỉ gì gì đi chăng nữa, cũng không thoát khỏi cái kết cục “được làm vua, thua làm giặc”, bên thắng cuộc và bên thua cuộc. Nhẽ ra đánh nhau xong thì thôi, nhất là với những cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, cần quên đau thương bi kịch đi để mà hòa hợp, xoa tay làm lành, nhưng thể chế này có vẻ không thích vậy. Mỗi năm vẫn rầm rĩ kỷ niệm Mậu Thân 68, ngày 30.04, trận này trận nọ, tạc bia dựng tượng, hội nghị hội thảo, cờ đèn kèn trống, khẩu hiệu băng rôn.

dimanche 21 mai 2023

Bông Lau - Hòa hợp hòa giải

...Ngoài trời nắng ấm và cây cối xanh tươi. Hãy tận hưởng từng giây phút bình yên đang đi qua vì ngày mai hỏng biết sẽ ra sao.

Lái xe tới thăm khu thương xá Eden của cộng đồng người Việt tị nạn ở tiểu bang Virginia. Bước vào một tiệm phở quen thuộc mười mấy năm qua. Tiệm phở này ngày xưa có tên là “Phở Xe Lửa”. Của một bác người Bắc 54, trước kia làm luật sư ở Sài Gòn. Sau 30-04-75 ổng qua Mỹ tị nạn và mở tiệm phở này. Trong tiệm của bác có một tủ sách khổng lồ trưng bày đủ loại sách tiếng Việt như một biểu tượng văn hóa Việt Nam.

Tiệm phở của ổng khá đông khách. Những khi có dịp về chơi chàng xạ thủ nhí ngày ấy thường kéo ghế ngồi một mình trong góc ăn phở và vểnh tai thỏ lắng nghe mấy ông tiền bối cao thủ của miền Nam ngày xưa quây quần ngồi đánh cờ tướng, hay kể những câu chuyện sôi nổi của quê hương ngày nào.

jeudi 4 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Zelensky muốn Tập Cận Bình làm gì?

 

Cuộc điện đàm đưa tới một kết quả cụ thể là hai bên trao đổi sứ thần. Trung Cộng chấp nhận đại sứ Ukraine mới, Pavlo Riabikin, sau khi đã bỏ trống trong hai năm.

Đại sứ Trung Quốc ở Pháp đã gây một trận bão ngoại giao khi tỏ ý nghi ngờ tư cách độc lập của các nước nằm trong Liên bang Xô Viết cũ. Ông Lữ Sa Dã (Lu Shaye, 卢沙野) nói rằng theo công pháp quốc tế thì những nước này không có “quy chế hiệu lực” để lập quốc. Chính phủ tất cả các quốc gia này đều nổi giận, phản đối. Đó là những nước trong vùng Baltic; vùng Trung Á; hoặc nằm giữa Nga và Âu châu như Georgia, Moldova hay Ukraine, vân vân. Ông Lữ Sa Dã còn nói rằng Ukraine không có quyền gì ở bán đảo Crimea cả.

Sau đó, Bắc Kinh đã phải xin lỗi các quốc gia bị xúc phạm. Tập Cận Bình điện thoại riêng cho Volodymyr Zelensky, nhân đó còn nói thêm chuyện khác quan trọng hơn.

Đoàn Bảo Châu - Tôi không hiểu là "giải phóng" cái gì khỏi cái gì?

 

Về quân sự, lính Mỹ đã rút khỏi Việt Nam từ 29.03.1973.

Về kinh tế thì nếu không "giải phóng" bây giờ mức sống của miền Nam chắc hẳn rất cao, không thua kém Singapore, Hàn Quốc.

Về giáo dục chắc chắn cũng hơn giáo dục hiện nay, bởi ngày ấy giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa đã được đánh giá cao trong khu vực.

dimanche 30 avril 2023

Lâm Bình Duy Nhiên - Vẫn còn đó vết thương và nỗi đau của dân tộc!

 

Năm nay, để “kỷ niệm” 48 năm sự kiện 30/04/1975, dường như nhà nước Việt Nam ít ồn ào hơn với những màn ăn mừng, ca nhạc ầm ĩ, duyệt binh rầm rộ như trong quá khứ.

Nhưng không phải vì họ đã thay đổi thái độ và cách nhìn về cuộc chiến, về sự kiện bi thương của dân tộc. Đơn giản, đó chỉ là vấn đề tổ chức, năm chẵn, năm lẻ, con số tròn trịa mà thôi. Cứ chờ sự kiện vào năm 2025 thì sẽ rõ. Sẽ hòanh tráng hơn thôi!

Dẫu ít náo nhiệt hơn nhưng trên thực tế, nhà cầm quyền lại tỏ ra hết sức tinh vi thông qua ban Tuyên giáo. Ngay từ tháng Hai, tháng Ba, trên hệ thống báo chí và nhất là truyền hình, đã có nhiều phim tài liệu, phóng sự, được cho là mang tính lịch sử, nhưng thật ra vẫn là những luận điệu tuyên truyền về ngày 30/04/1975. Vẫn là tội ác “Mỹ ngụy”, vẫn là “tay sai cho đế quốc”, vẫn là tội ác của một chế độ Việt Nam Cộng Hòa thối nát và tồi tệ…

samedi 29 avril 2023

Bông Lau - Còn lâu mới có hòa hợp hòa giải

 

Ở Hoa Kỳ không có nghỉ lễ ăn mừng ngày Quân đội Liên Minh miền Bắc (the Union) chiến thắng quân đội miền Nam (the Confederacy) là ngày 9 tháng Tư năm 1865. Rất ít người nhớ ngày này vì nó hỏng bị lừa bịp tuyên truyền là “ngày giải phóng” để tôn vinh kẻ chiến thắng, và đó là vết thương chung của nước Mỹ không có mấy ai muốn cổ súy.

Có một thời gian người viết làm việc ở một thành phố nhỏ miền quê ở miền Nam Hoa Kỳ. Trong lúc ăn trưa vặn radio nghe một bài hát dân ca Mỹ rất hay thì anh sếp thuộc loại “cấp tiến” Liberal thứ gộc thiên về miền Bắc nhưng lịch sự. Anh ta bước đến cười tủm tỉm đề nghị “Mày vặn nhỏ lại, bài hát này của tụi “Yankee” (người miền Bắc). Dân ở đây họ hỏng thích bài này đâu”.

Muốn hòa hợp hòa thuận sống với nhau trong cộng đồng thì phải biết khiêm cung, làm zui lòng nhau. Đừng có hách dịch nói với người thua cuộc "Chúng mày có biết bố là ai không?" là sẽ bị kỳ thị đó.

mardi 25 avril 2023

Dương Quốc Chính - Hòa giải dân tộc thế nào ?

 

Cứ đến tháng Tư là kiểu gì cũng phải nhắc tới chuyện hòa giải, vì có triệu người vui và triệu người buồn. Nhưng hòa giải thế nào?

Muốn hòa giải thì việc đầu tiên là đừng có cực đoan địch ta, rồi cứ phải ta thắng địch thua, ta luôn đúng, địch luôn sai... Nhưng để làm được điều đó thì phải có kiến thức lịch sử, chính trị, kinh tế vĩ mô đủ sâu để hiểu rằng không có danh nhân, lãnh tụ phe nào tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai, không phe nào được độc quyền yêu nước hay bán nước. Phải tôn trọng sự khác biệt về quan điểm chính trị nhưng phải phân biệt đâu là quan điểm và đâu là sự việc (opinion và fact).

Gần đây có vụ việc anh em dân chủ đấu tố anh Đoàn Bảo Châu về quan điểm của anh ấy với ông Hồ Chí Minh, là có thể thấy là còn lâu mới hòa giải được. Hai phe đều vẫn nuôi dưỡng sự thù hận. Với cách phản ứng hung hăng với nhau như vậy, thì nguy cơ tắm máu khi có cách mạng là có thể xảy ra. Bao giờ hai bên phải có sự bao dung lẫn nhau thì mới có thể coi là vết thương chiến tranh đã lành.

vendredi 21 avril 2023

Dương Quốc Chính - « Người đẹp ôm quái vật »

 

Vụ dàn hòa của em Ngọc Lan với hãng bảo hiểm, mình dự là không phải do chủ động PR để lừa đồng bào đâu. Mà là dưới sức ép của Bộ Tài chính trong việc chấn chỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm. Vụ này là mấu chốt gây chấn động ngành nên doanh nghiệp và diễn viên chơi bài dĩ hòa vi quý thôi.

Đây là lẽ thường, khi có khủng hoảng truyền thông thì thường doanh nghiệp phải xuống nước để giữ uy tín, tránh bị tẩy chay. Nhiều người cho rằng vụ này "chìm xuồng" vì cho là Ngọc Lan quay xe và sự kiện trở nên vô ích.

Mình thì cho là vụ này rất hay, vì đã đánh động dư luận, có tác dụng thông não đồng bào rất tốt, bao gồm cả mình (đã đọc lại hợp đồng bảo hiểm). Rất nhiều người đã giác ngộ được nhiều cái khi làm việc với nhân viên tư vấn bảo hiểm. Thế nên diễn viên khóc lóc trước quốc dân đồng bào cũng là điều đáng khích lệ.

lundi 10 avril 2023

Lê Xuân Nghĩa - Hãy tránh vết xe đổ lịch sử

 

Ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào tháng 5/1975, thì vào tháng 6/1975 Việt Nam đã đề nghị bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Ngày 7 tháng 5 năm 1976, Tổng thống Gerald R. Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tạm ngưng cấm vận Việt Nam trong sáu tháng để tạo điều kiện cho việc đối thoại giữa hai nước. Ngày 8 tháng 5 năm 1976, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger gửi công hàm cho Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, đề nghị thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước.

Điểm nghẽn duy nhất là Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh, khoản bồi thường là 3,25 tỉ USD (ngoài ra, Mỹ sẽ viện trợ không hoàn lại mỗi năm 650 triệu đô-la) như Ngoại trưởng Henry Kissinger đã hứa tại Hiệp định Paris.

vendredi 17 mars 2023

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình mua xa bán gần

 

Càng bành trướng sức mạnh quân sự và đe dọa vùng Á Đông thì càng khiến các nước láng giềng khác thấy cần liên kết với nhau hơn để tự đề phòng.

Tục ngữ Việt Nam khuyên: “Bán bà con xa mua láng giềng gần.” Láng giềng ở gần có thể giúp mình khi cần vay một hũ gạo, một chai nước mắm, hay cần dập tắt lửa bốc cháy trong bếp. Bà con ở xa không giúp được như vậy; cho nên kết thân với láng giềng vẫn hơn. Câu này có thể áp dụng trong bang giao quốc tế.

Ông Tập Cận Bình đã làm ngược lại. Ông vừa mới ghi một bàn thắng về ngoại giao, với hai nước ở xa, rất xa. Trong lúc các nước láng giềng kề cận với Trung Quốc đang liên kết để đối phó với Trung Cộng!

dimanche 12 février 2023

Lê Nguyễn - Nghĩ lan man về sự phân biệt vùng miền

 

Loài ngạ quỷ có tàn phá nhân gian cũng chỉ đến một lúc nào đó thì chuyển hướng hành động, để còn tu tập và tái sinh qua cõi khác.

Riêng có một loại hình ma, bóng quỷ vẫn tồn tại, chập chờn đây đó suốt gần năm chục năm qua trên đất nước này, tàn phá sự thống nhất, đoàn kết dân tộc và đe dọa những tâm hồn thơ trẻ đang cần được nuôi dạy trong tình tự dân tộc, trong nghĩa lớn đồng bào.

Đó là bóng ma của sự phân biệt vùng miền.

vendredi 25 novembre 2022

Lưu Trọng Văn - Chẳng qua vì ông thực sự thương dân

 

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu 103 tuổi kể: vừa rồi Hội Sử học Việt Nam tổ chức sinh nhật tôi và cụ Nguyễn Đình Tư, tôi bảo tên của tôi do ông bố mê hát cô đầu mà đặt tên là Đầu. Tôi cũng ngại cái tên ấy lắm, cho đến khi kết với nhà sử học Nguyễn Đình Tư thành “Đầu Tư”mới thấy êm.

Ông Võ Văn Kiệt do luôn suy nghĩ đầu tư cho trí thức nên kết với tôi. Hội nghị trí thức nào, tôi biết phận mình nên ngồi hàng dưới, thấy tôi, ông ngồi cùng không câu nệ gì. 

Một lần ông ghé tai tôi nói đến Hội thảo nhà Nguyễn ở Thanh Hóa, ông bảo TP Hồ Chí Minh nên đứng ra tổ chức hội thảo này, vì đất phương Nam trong đó có Sài Gòn có được hôm nay là nhờ công lao nhà Nguyễn.

mardi 25 octobre 2022

Khan Le - Xin được trao đổi đôi điều với TS Nguyễn Hữu Liêm

Trên Facebook của tiến sĩ có bài « Logic thương tích gặp trí tuệ nông dân », tôi có mấy điều liên quan xin được trao đổi với TS như sau.

1.Về sự hòa giải hòa hợp dân tộc

HÒA GIẢI là phương cách để các bên thương lượng phân chia quyền lợi đang bị tranh chấp một cách ổn thỏa. Một khi cuộc tranh chấp đã ngã ngũ, bởi quyền lợi đã được đồng thuận phân chia, hoặc là một trong các bên tranh chấp đã thắng tuyệt đối, thì sự hòa giải không còn giá trị sử dụng, trở thành vô dụng.

vendredi 22 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Cứ như thế này...


Gã café với Lê Kiên Thành cùng Nguyễn Anh Tuấn từ Boston mới về Saigon.

Gã kể, vừa ghé khu mộ của dòng họ Hồ ở Quỳnh Lưu Nghệ An, thấy trong gia phả dòng họ Hồ ngoài Hồ Thơm là Quang Trung Nguyễn Huệ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) còn Hồ Lê Duẩn. Gã hỏi thực hư thế nào?

Thành nói: Ông già tôi kể ông đúng là dòng họ Hồ. Cách đây nhiều đời cụ tổ Hồ Am là tiều phu ở Hà Tĩnh, đốn củi trong rừng gặp vua Lê đang đi tìm hang đá tránh nạn. Vua đi sai đường, cụ Hồ Am mới chỉ lại, đúng đường. Sau này kháng chiến thắng lợi vua Lê ban họ Lê cho cụ Hồ Am. Từ đó con cháu cụ lấy họ Lê. Một nhánh của cụ vào Quảng Trị và ông già tôi sinh ra ở Quảng Trị đó.

dimanche 1 mai 2022

Lâm Bình Duy Nhiên - Bi kịch của một dân tộc

 

30/4 là một ngày lẽ ra chính quyền không nên tổ chức ăn mừng, diễn binh, ca nhạc, pháo bông, dâng công, và nhất là khơi dậy lòng hận thù của một cuộc chiến đã khép lại từ 47 năm qua.

Thật vậy, chừng ấy thời gian dường như vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương nhức nhói trong lòng dân tộc. Hân hoan làm gì khi thành quả của cái gọi là “giải phóng” hay “thống nhất” đất nước, trớ trêu thay, lại chia rẽ một cách đáng sợ cả một dân tộc.

“Giải phóng” đồng nghĩa với tước đoạt Tự do của hàng trăm ngàn viên chức của “chế độ cũ”, những kẻ được cho là “ngụy quân, ngụy quyền”. Họ bị áp giải vào những trại học tập cải tạo, thực chất là những nhà tù khốc liệt và tàn bạo, nơi mà rất nhiều đã phải gởi tấm thân tàn nơi rừng thiêng, nước độc. Có những người vĩnh viễn ra đi, không một lần được gặp lại cha mẹ già hay vợ và những đứa con thơ!

samedi 13 novembre 2021

Thọ Nguyễn - Tưởng nhớ De Klerk, một nhà quý tộc

 

Hôm 11.11.2021 vừa qua, một ông già thầm lặng từ giã cõi đời ở Mũi Hảo Vọng (Cape Town). Ít ai biết đến ông. Tôi thì luôn nhớ đến Frederik Willem de Klerk, cựu tổng thống Nam Phi 1989-1994.

Việc chấm dứt chủ nghĩa Apartheid, chuyển sang một chế độ dân chủ ở Nam Phi năm 1994 là cuộc cách mạng duy nhất không có đổ máu ở thế giới thứ ba từ trước đến nay. Tôi đã viết nhiều về Nelson Mandela, người được toàn dân Nam Phi, cả đen lẫn trắng, coi là người cha của dân tộc.

Nhưng nếu không có ông De Klerk thì điều đó đã không xảy ra. Vị tổng thống da trắng đang cầm quyền trước đó đã quyết định trả tự do cho Nelson Mandela, công nhận Đại hội dân tộc Phi ANC của kẻ thù như một chính đảng, chấp nhận bầu cử tự do để dân chủ hóa đất nước.

samedi 8 mai 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Nhập gia tùy tục


Mấy hôm nay, Cộng đồng người Việt ở Úc (và cả trên thế giới) tỏ ra bất bình trước hành động của một thiếu niên (du học sinh từ Việt Nam) xúc phạm lá cờ biểu tượng cho Cộng đồng ngay tại khu phố có đông người Việt cư ngụ. Hành động này nếu nhìn xa một chút sẽ thấy có nhiều ý nghĩa, và con đường hòa hợp - hòa giải dân tộc còn rất xa.

Thiếu niên đó chưa đầy 18 tuổi, nhưng đã tỏ ra là một người hung hăng và bất kính. Mới có 18 tuổi mà đã chửi thề như bắp rang. Mỗi lời thốt ra là kèm theo một tiếng chửi thề tục tĩu đặc thù cách nói của người miền Bắc [1]. Mới 18 tuổi mà đầu óc đã bị tiêm nhiễm ý tưởng hận thù, hận thù một cách vô cớ. Ngôn ngữ chửi thề và xấc láo của người thiếu niên đó sử dụng thì chỉ có thể mô tả bằng ba chữ "vô giáo dục".

Thiếu niên đó rất may mắn đến Úc vào thế kỷ 21, chớ nếu vào những năm trong thập kỷ 1980 thì chưa biết chuyện gì xảy ra. 

jeudi 6 mai 2021

Hoa Nguyễn - Học vào ngày 30 tháng Tư


Ngày 30 tháng 4, trên mạng xã hội tràn ngập những dòng tin. Những nhà hoạt động xã hội kêu gọi không “ăn mừng”, những lời xin lỗi của một vài cựu chiến binh cộng sản. Những post từ một vài Kol đứng về phía cầm quyền kêu gọi tiếp tục là một ngày để “ăn mừng thống nhất ” nhấn mạnh vào giá trị “thống nhất”, và những ký ức đau đớn tủi hận được bà con miền Nam chia sẻ lại.

Việt Nam tiếp tục chia rẽ thấy rõ sau 1975. Vậy 30 tháng 4 sao có thể được gọi là “Ngày Thống Nhất”?

Năm nay do Covid mà cả nước không bắn pháo hoa và hôm qua mạng xã hội bừng bừng một khí thế kêu gọi “không ăn mừng” khác hẳn mọi năm. Mọi người đã nhân cơ hội này để cất lên tiếng nói chân thực với lương tâm. Rất nhiều câu chuyện được chia sẻ. Một dấu hiệu vô cùng tốt cho tâm lý dân tộc nói chung.

mercredi 5 mai 2021

Nguyễn Mỹ Khanh - Bi kịch Nhân-Quả


Trước khi mạng xã hội phổ biến, hầu hết những người tôi quen biết từ phía Bắc hiểu sai be bét về chính quyền Saigon. Tổng thống Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu còn bị gọi là “thằng”, từ “ngụy” được dùng triệt để, và hàng tỉ thứ tầm bậy kinh khủng khác tồn tại một cách nghiệt ngã.

Sau khi mạng xã hội phổ biến, nhiều bài viết, hình ảnh, clip đăng lên vén dần bức màn bụi, trả lại nhiều điều đúng với vị trí cũ vốn từng. Dần dà, nhiều việc sáng tỏ đầy thuyết phục, nhận thức của nhiều người chuyển biến rõ rệt, nhiều bài viết công tâm từ các bạn phía Bắc rất đáng trân trọng.

Lạ mà hay là có thứ rất phi chính trị, đầy nhân văn đã bay ngược chiều, chính là dòng nhạc trữ tình miền Nam trước 1975. Như dòng chảy tự nhiên, chẳng biết tự bao giờ đã lan rộng khắp phố phường, đồng quê miền Bắc. Không chỉ quán xá, hè phố, nơi công cộng, mà cứ bước lên xe là nghe, từ taxi cho tới xe khách, xe tải.