Affichage des articles dont le libellé est Nhân văn Giai phẩm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhân văn Giai phẩm. Afficher tous les articles

mardi 3 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Ai trung thực và quả cảm ?

Anh em vừa rồi rộn ràng về cái câu của chủ tịch nước "cần tiếng nói trung thực, quả cảm". Nhiều anh còn nhận luôn đang là người như thế!

Thực ra anh em nhận vơ, vì đọc mỗi tít báo. Chứ thực ra anh Thưởng cần nhà văn (coi như có cả nhà thơ nữa) trung thực, quả cảm thôi, chứ đâu cần các ông nghề khác, các ông phản động không phải nhà văn đâu?

Chuyện này làm mình liên tưởng đến vụ Nhân văn Giai phẩm, nó sát sườn luôn. Cũng là nhà văn đó. Nhà nước cũng khuyến khích anh em cứ chém đi, còn cho ra báo Nhân văn và Giai phẩm, cũng bóng gió này kia về "ông bình vôi":

mardi 29 août 2023

Tạ Duy Anh - Bia mạng

 

Chuyện các nhà văn, nhà thơ biến bút thành lưỡi lê xọc vào tim đồng nghiệp, sẽ còn được nhắc tới. Thậm chí là được nhắc tới mãi mãi.

100 năm Văn Cao, rồi sẽ đến 100 năm Trần Dần, 100 năm Nguyễn Hữu Đang. Rồi tiếp đến là 100 năm Lê Đạt, Phùng Quán...

Cứ mỗi dịp kỷ niệm ấy, những tên tuổi đi kèm, sẽ lại được nhắc tới, như chúng ta đang thấy.

lundi 21 août 2023

Nguyễn Tuấn Khoa - Thăm nhạc sĩ Văn Cao

 

(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao)

Hồi trẻ tôi mong có ngày ra Hà Nội để đi thăm hai tượng đài của tôi: nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Hoàng Dương. Cái ngày đó rồi cũng đã đến.

Năm 1992, tôi đường đột ghé thăm nhà nhạc sĩ Văn Cao ở phố Yết Kiêu. Ông mở cổng hỏi:

- Cậu tìm ai? 

- Cháu muốn gặp bác Văn Cao.

dimanche 29 décembre 2019

Lưu Trọng Văn - Nghi lễ của Nhân Dân


Đồng chí Trần Long Ẩn, chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TP.HCM, trưởng ban tang lễ đọc điếu văn. Mỗi lần nhắc đến tên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là kèm thêm Giải thưởng Hồ Chí Minh để khẳng định và chằm chặp lôi kéo ông nhạc sĩ này là người của đảng, người của cách mạng.

Khi đồng chí Ẩn nói: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nghe theo lời khuyên của N nhạc sĩ Lưu Hữu Phước "tránh xa tụi Nhân văn ra ", và nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã chỉ say sưa sáng tác ca khúc ngợi ca...Gã đang sụt sịt bỗng bật... cười.

Cười vì thương cho ông bạn Trần Long Ẩn một thời chịu chơi với Dân lắm, giờ không hiểu nghễnh ngãng thế nào lại nói trật lất chuyện của Dân vậy.

Nguyễn Thông - Nhân chuyện “Dư âm”, nhớ lại…


Cụ nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vừa qua đời, thọ 94 tuổi. Trong đội ngũ sáng tác nhạc sau Cách mạng tháng 8 đứng về phía “cách mạng” thì cụ là nhạc sĩ nổi tiếng, thậm chí thuộc hàng top 5, top 10 của nền nhạc này.

Cụ Tý từng được giải thưởng Hồ Chí Minh của chế độ năm 2001, còn được xét trao trước cả nhạc sĩ Phạm Tuyên, không cần phải đặc cách, ưu tiên, xin xỏ gì. 

Ngay cả giai thoại cụ có dính tới nhóm Nhân văn Giai phẩm cũng không ảnh hưởng bao nhiêu tới việc xét giải, mà thực ra, theo như tôi biết, cũng chả dính bao nhiêu. Bây giờ, trong mắt và suy nghĩ của dân chúng, những văn nghệ sĩ Nhân văn Giai phẩm có thể được xem như những anh hùng, những con người có khí tiết, tử tế, đáng kính trọng nhất của một thời bi kịch văn nghệ.

vendredi 27 décembre 2019

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-2019), ra đi để lại một dư âm



Chiều ngày 26/12/2019, tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời đem lại không ít ngậm ngùi cho người hâm mộ. Ông mất ở tuổi 94, sắp tròn một thế kỷ đời, để lại rất nhiều bài hát. Nhưng nổi tiếng nhất và được người yêu nhạc hát lại nhiều nhất, vẫn là bài hát Dư Âm, viết năm 1950. 

Từ sau năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sống trong hiu quạnh giữa lòng xã hội âm nhạc thương mại. Những bạn bè, người hâm mộ khi gặp ông, đều nhìn thấy ông tiếc nhớ tháng ngày vàng son của mình, nhắc bài hát Dư Âm về số phận của nó sau khi ra đời, cũng mối tình chớm nở của tuổi thanh xuân.

Khi nhắc, mắt ông hấp háy nhìn người đối diện, rồi có lúc lặng người, như nhìn xuyên qua cả không gian để thấy lại những ngày tháng đẹp nhất của mình.